YouthMentor – Đặc trưng các Trường Đại học
Đại học Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân Hàng và Học viện Tài Chính, chắc hẳn 4 cái tên này không còn xa lạ với sinh viên, mỗi trường một đặc điểm riêng và đều là niềm tự hào của sinh viên mỗi trường, nhưng đã bao giờ bạn thử so sánh đặc điểm của các trường với nhau chưa? Nếu chưa hãy cùng Youthmentor làm một vài phép so sánh nhỏ về những đặc điểm hay ho khác biệt của mỗi trường nhé.
Nhắc đến các trường, đâu là hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu bạn?
Cùng là các trường thuộc khối ngành kinh tế, nổi tiếng âm thịnh dương suy, nhưng trong khi FTU và BA lẻ bóng thậm chí phải cạnh tranh với hàng loạt các đối thủ nặng ký khác như Ngoại Giao, Luật, Công đoàn,.. thì NEU và AOF lại có lợi thế hơn hẳn khi nghiễm nhiên trở thành hoa khôi khu vực. Thử ngẫm mà xem, NEU thì như kho báu cạnh 2 trường đại học lớn vốn nổi tiếng “ thiếu nữ” là Bách Khoa và Xây dựng, còn AOF tuy nằm ở vùng sâu vùng xa nhưng bên cạnh đã có đại học Mỏ địa chất. Thế là BA và FTU vốn đã ít trai ( trai lại còn yêu nhau) nay còn phải lẻ bóng đi về.
#1: FTU
Nằm trên phố Chùa Láng cùng khu vực với nhiều trường ĐH khác như: Học viện Ngoại giao, Học viện Thanh thiếu niên,ĐH Luật , lại là tuyến đường huyết mạch rẽ ra Đường Láng -Cầu Giấy hay đi Nguyễn Chí Thanh ,dường như con phố nhỏ này không lúc nào ngớt dòng xe cộ tấp nập.Đặc biệt, vào những khung giờ cao điểm luôn cần có người điều phối giao thông.
#2: BA
Nếu muốn đến Học viện Ngân hàng ,bạn phải đi qua Chùa Bộc.Đây cũng là một con phố nhỏ “ kẹt xe có tiếng”Vào buổi sáng ( khoảng 8h-9h30) và lúc chiều tan tầm (khoảng 17h-19h30) việc kẹt xe là điều tất nhiên ở đây đấy nhé.
#3: NEU
Gồm 2 cổng vào trên mặt đường Trần Đại Nghĩa và Giải Phóng, tuy nhiên sinh viên NEU thường chọn cổng vào ở mặt đường Trần Đại Nghĩa vì đoạn đường Giải Phóng -Bệnh viện Bạch Mai tỉ lệ kẹt xe luôn cao hơn.Ngược lại, mặt đường Trần Đại Nghĩa khá rộng và thuận tiện di chuyển,tuy vậy chỗ qua Ngã 4 Lê Thanh Nghị có hơi đông và tắc một chút vào những cao điểm.
#4:AOF
Không giống những khu vực trên,đoạn đường qua Học viện Tài chính khá thuận tiện cho việc di chuyển; tỉ lệ kẹt xe ở đây luôn ở mức thấp
Về số ngành đào tạo, ĐH Kinh tế Quốc dân là một trong những trường Đại học có số lượng ngành đào tạo lớn nhất với tổng số 37 ngành đào tạo hệ chính qui.
Tuy có số lượng ngành ít hơn, với 11 ngành đào tạo nhưng ĐH Ngoại Thương (Hà Nội) lại gây “choáng” với điểm chuẩn khá cao ở tất cả các ngành.
Cùng với đó là Học viện Ngân hàng với 11 ngành và Học viện Tài chính với 8 ngành đào tạo. Vì đều là các trường ĐH trong lĩnh vực kinh tế nên các trường đều có chung các ngành như: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Tài chính ngân hàng,..
Ơ đã đi hết trường rồi á”, “Sân trường là nhà xe mở rộng à?”… Không ít những câu hỏi như vậy được đặt ra bởi các bạn tân sinh viên hay người đến FTU tham quan lần đầu. Nói về diện tích, FTU và BA thuộc top những trường đại học nhỏ có tiếng, trái lại NEU hay AOF lại sở hữu khuôn viên rộng rãi, đi mòn đi mỏi mà chẳng thấy điểm dừng.
Thegioibantin.com | VinaAspire News
Jack Bui, YouthMentor
————————–