GPTS – Những ngày đầu gian khó

0

Năm 2019, Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Dầu khí (GPTS) – tiền thân của Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) – tròn 30 năm kể từ ngày thành lập. Người lao động GPTS và PTSC qua các thời kỳ không bao giờ quên những ngày đầu vô vàn gian khó nhưng cũng thật hào hùng của GPTS.

PTS được thành lập theo Quyết định số 195/TC-DK ngày 22-3-1989 của Tổng cục Dầu khí với nhiệm vụ chính là tiếp tục triển khai công tác địa vật lý và làm dịch vụ chuyên ngành dầu khí. Ông Nguyễn Xuân Nhậm, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học – Kỹ thuật Tổng cục Dầu khí được điều về làm Giám đốc GPTS.

Đến ngày 3-5-1989, GPTS ổn định tổ chức, trụ sở công ty được đặt ở Chùa Vẽ, Hải Phòng. Tại thời điểm này, GPTS đang trong tình trạng rất khó khăn vì tất cả vốn liếng và tài sản chỉ vỏn vẹn có vài triệu đồng cùng hơn 10 chiếc xe UAZ cũ, 1 tàu pha sông biển T50 và 1 xà lan B66 rách nát, chờ thanh lý. Lúc đó, tàu địa chấn Bình Minh đã không còn làm nhiệm vụ sản xuất nữa mà phải chuyển sang làm tàu bảo vệ. Cán bộ, nhân viên văn phòng GPTS gần 200 người không nhận được lương 4 tháng liền, khó khăn, túng thiếu, công ty phải cho hàng trăm cán bộ, nhân viên tạm về quê sản xuất trong lúc chờ việc và nộp bảo hiểm bằng 40kg thóc/tháng/người.

Đứng trước hoàn cảnh gian nan đó, ban lãnh đạo GPTS đã thể hiện bản lĩnh và ý chí vượt khó, cùng nhau bàn bạc, khẩn trương thực hiện ngay hai nhiệm vụ cấp bách, mang tính giải pháp tình thế để giải quyết khó khăn trước mắt:

Tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 1

Thứ nhất, lãnh đạo GPTS cử ông Vũ Bách, Phó giám đốc, về Thái Bình vay tiền của Công ty Dầu khí I để trả lương cho cán bộ, nhân viên. Bằng tình người dầu khí “thương người như thể thương thân”, giúp nhau khi khó khăn hoạn nạn, Công ty Dầu khí I cho GPTS vay 75 triệu đồng – số tiền có giá trị rất lớn vào thời điểm năm 1989 – đã giúp GPTS nhanh chóng giải bài toán “yên dân”, củng cố lòng tin của người lao động, chung tay chèo chống cho con thuyền GPTS vượt qua thử thách. Nghĩa cử và ân tình này của Công ty Dầu khí I mãi mãi được GPTS ghi nhớ và trân trọng.

Thứ hai, lãnh đạo GPTS xác định cần phải vừa thực hiện công tác địa vật lý do Tổng cục Dầu khí giao, vừa “bung ra” làm dịch vụ để tìm lối thoát. GPTS đã huy động mọi nguồn lực vật chất ít ỏi hiện có, động viên toàn bộ lực lượng lao động nhanh chóng mở mang một số khâu dịch vụ có ít nhiều lợi thế như tàu bảo vệ cho các tàu địa chấn và giàn khoan; cung ứng nhân lực, vật tư, nhu yếu phẩm cho các trạm định vị; cung ứng công nhân khoan cho các giàn khoan biển…

Cuối năm 1989, GPTS liên tiếp giành được các hợp đồng cung cấp tàu bảo vệ ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, đồng thời khai thác nhiều phương tiện thủy nhàn rỗi của lực lượng Hải quân như các tàu HQ 702, HQ 706, HQ 707, HQ 710, HQ 686, các tàu Visal của Xí nghiệp Trục vớt cứu hộ miền Nam, các tàu đánh cá của Xí nghiệp Thủy sản Tây Nam, tàu Biển Đông của Viện Nghiên cứu hải sản… để cung cấp cho các nhà thầu dầu khí nước ngoài.

Các hợp đồng cung ứng lao động cho các giàn khoan biển ngày càng nhiều, đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động trong GPTS và giúp cho đội ngũ công nhân khoan của Công ty Dầu khí I có được việc làm, được trưởng thành trong môi trường cạnh tranh quốc tế.

Nhân viên kỹ thuật tại Trạm định vị Lộc Hải, Lăng Cô, Thừa Thiên Huế, Tết 1990

Để đáp ứng các tiêu chí của các nhà thầu khoan, GPTS đã tập trung đào tạo nhiều đợt cho công nhân tại cơ sở Quán Toan (Hải Phòng) về an toàn trong khoan biển, kết hợp bổ túc cấp tốc ngoại ngữ, trước khi cử ra làm việc trên giàn khoan. Đội khoan biển đầu tiên của GPTS làm việc trên giàn khoan tại Vịnh Bắc Bộ do ông Đặng Thế Hưởng, kỹ sư khoan khai thác dầu khí, làm Đội trưởng. Nhờ được chuẩn bị kỹ từ các lớp đào tạo trên bờ nên số công nhân khoan Việt Nam do GPTS cung cấp có khả năng rèn luyện tay nghề khá nhanh, được nhà thầu đánh giá tốt, dần dần thay thế nhiều vị trí trước kia do người Philippines, Indonesia đảm nhận.

Định vị cũng là thế mạnh của GPTS vì nhiều người đã được làm quen những công việc tương tự khi thực hiện công tác địa vật lý bằng tàu Bình Minh trước đây. Chỉ sau vài tháng làm việc, đã có trường hợp được Công ty định vị Racal Survey cho làm trợ lý trạm định vị. Nhân lực định vị do GPTS cung cấp có mặt khắp bờ biển Việt Nam, bất cứ nơi đâu có hoạt động dầu khí.

Thực tế sau này đã khẳng định, những biện pháp cấp bách của GPTS là hoàn toàn đúng đắn. Chỉ sau hơn 7 tháng hoạt động, GPTS như có luồng gió mới, không còn cảnh nợ lương và người lao động đã được nhận tiền thưởng Tết lần đầu tiên, đã có lòng tin vào tương lai của công ty.

Đặc biệt, lãnh đạo GPTS đã sớm nhìn ra hướng xây dựng các căn cứ cảng dịch vụ dầu khí để phục vụ cho các công ty dầu khí nước ngoài và thăm dò dầu khí tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Có 3 căn cứ được GPTS xây dựng thành công, làm tiền đề cho PTSC phát triển sau này, đó là:

Căn cứ Phà Rừng được khẩn trương triển khai và hoạt động liên tục ngày đêm phục vụ hoạt động khoan của Total ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, đem lại nguồn thu đáng kể cho GPTS.

Căn cứ Đà Nẵng được thiết lập trên một phần bến cảng và kho bãi thuê của Nhà máy Sửa chữa tàu biển hải quân X50. Công ty Shell bắt đầu khoan giếng ở Lô 112 với yêu cầu rất khắt khe về thiết bị nâng hạ, vận chuyển và thông tin liên lạc. Lãnh đạo GPTS đã mạnh dạn đầu tư thiết bị hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn của Shell. Nhờ vậy, sau giếng khoan đầu tiên của Shell, căn cứ Đà Nẵng đã gây được tiếng vang lớn và dịch vụ căn cứ GPTS đã bắt đầu có thương hiệu trong cộng đồng dầu khí ở Việt Nam. Thành công của căn cứ Đà Nẵng đã đúc kết thành kinh nghiệm vô cùng quý báu, góp phần vào sự phát triển sau này của PTSC.

Căn cứ thứ ba là Vũng Tàu GPTS. Năm 1991, Công ty BP chuẩn bị khoan Lô 06 ở bể Nam Côn Sơn. Sự tin tưởng của BP với dịch vụ căn cứ của GPTS ở Đà Nẵng đã tạo tiền đề thuận lợi cho GPTS đưa ra quyết định đề nghị BP xem xét sử dụng GPTS cung cấp dịch vụ căn cứ ở Vũng Tàu. Giữa năm 1992, GPTS tiến hành khảo sát, tìm kiếm và tiếp xúc với nhiều đối tác tại địa bàn, cuối cùng đã thuê được của Liên doanh Vietsovpetro bãi phế liệu sắt thép dài khoảng 300m, chiều rộng có chỗ chỉ có 50m. Từ kinh nghiệm đúc rút của căn cứ Phà Rừng, căn cứ Đà Nẵng, GPTS đã mua 2 khung kho của Tiệp Khắc và nhanh chóng chuyển bằng đường sắt, đường bộ vào Vũng Tàu trong vòng 7 ngày. Ngay sau đó, GPTS tiến hành thuê thiết bị xây dựng, nhân công, mua vật liệu, tự tổ chức thi công các hạng mục, nạo vét vùng nước trước cảng, mở cổng riêng vào căn cứ Vũng Tàu… Tất cả đã hoàn tất chỉ trong vòng 20 ngày. Sự ủng hộ to lớn của lãnh đạo Vietsovpetro cùng với tinh thần xả thân, quyết liệt của tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên GPTS đã sớm đưa căn cứ Vũng Tàu vào hoạt động.

Lần lượt BP rồi Shell, 2 công ty dầu khí quốc tế danh tiếng hàng đầu trên thế giới, đã ký hợp đồng sử dụng căn cứ của GPTS ở Vũng Tàu.

Năm 1992 đánh dấu một bước tiến kỷ lục của GPTS trong lĩnh vực quản lý và khai thác dịch vụ căn cứ cảng dầu khí. Căn cứ của GPTS ở Vũng Tàu đã giành được hợp đồng cung cấp dịch vụ cho 8 trên tổng số 10 giếng khoan trong năm 1992, để lại dấu ấn đáng nhớ trong thời kỳ ban đầu tạo dựng cơ nghiệp của GPTS.

Với một ban lãnh đạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, GPTS đã trải qua thời kỳ lịch sử mang tính bước ngoặt trong quá trình xây dựng, phát triển, trở thành nền tảng và kinh nghiệm quý báu cho PTSC sau này.

Năm 1992 đánh dấu một bước tiến kỷ lục của GPTS trong lĩnh vực quản lý và khai thác dịch vụ căn cứ cảng dầu khí. Căn cứ của GPTS ở Vũng Tàu đã giành được hợp đồng cung cấp dịch vụ cho 8 trên tổng số 10 giếng khoan.

 

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: petrovietnam.petrotimes.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ