Tương lai của cơ cấu tổ chức (Phần 1)

0

Sự biến chuyển của bản chất công việc trong chuỗi giá trị đang đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc cải tạo nhà máy sản xuất mang tính lịch sử. Ông Jeff Immelt, CEO của công ty General Electric, từng nói rằng mọi công ty công nghiệp đều cần phải trở thành công ty phần mềm. Câu nói này của ông phản ánh một sự thật là phần mềm đang dần trở thành bộ phận quan trọng của sản phẩm. Hơn thế nữa, các công ty phần mềm đã bắt đầu thực hiện những bước đầu trong công cuộc cạnh tranh các sản phẩm thông minh, như thiết kế thường xanh, nâng cấp khả năng điều khiển từ xa, và những mô hình sản phẩm dịch vụ.

Thế nhưng sự biến chuyển này sẽ còn to lớn hơn những gì các công ty phần mềm đang phải trải qua. Ngoài việc kết hợp chặt chẽ phần mềm, đám mây, và các phân tích dữ liệu, doanh nghiệp sản xuất còn phải duy trì phát triển việc thiết kế, sản xuất, và hỗ trợ những sản phẩm vật lý phức tạp.

Những khía cạnh nào trong cơ cấu tổ chức sẽ bị ảnh hưởng? Như Jay W.Lorsch và Paul R.Lawrence đã tranh cãi trong cuốn sách kinh điển Tổ chức và Hoàn cảnh “Organization and Environment” rằng mỗi cơ cấu tổ chức phải kết hợp được 2 yếu tố cơ bản: Sự phân tách và Sự thống nhất. Những công việc không giống nhau như giữa sales và kỹ thuật, thì cần được “phân tách” hoặc tổ chức thành từng nhóm riêng. Nhưng cùng lúc, hoạt động của các nhóm tách biệt này cần phải được “thống nhất” để phối hợp và liên kết họ lại với nhau. Do đó sản phẩm thông minh có ảnh hưởng to lớn trong cả sự phân tách lẫn sự thống nhất trong việc sản xuất.

Nhà sản xuất sẽ cần thống nhất các đội ngũ nhân viên có công việc và hoàn cảnh khác nhau thành một thể.

Trong cơ cấu cổ điển, một doanh nghiệp chế tạo sản xuất được chia theo đơn vị chức năng, như phòng nghiên cứu, phòng chế tác, phòng logistics, phòng sales, phòng marketing, phòng dịch vụ hậu-mãi, phòng tài chính, và phòng công nghệ thông tin. (Trong khi còn có yếu tố địa lý trong cơ cấu tổ chức khiến chúng có thêm phần phức tạp, thế nhưng các sản phẩm thông minh thường ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố này.) Những đơn vị chức năng này được hưởng quyền tự trị khá đáng kể. Mặc dù sự thống nhất giữa các đơn vị là trọng yếu, sự thống nhất này lại có xu hướng xảy ra theo từng đợt và có kế hoạch cụ thể. Song song với việc đạt được sự liên kết trong chiến lược và kế hoạch kinh doanh nói chung, các đơn vị chức năng cần phối hợp với nhau để quản lý những cuộc bàn giao quan trọng trong vòng đời sản phẩm (từ thiết kế đến chế tác, từ sales đến dịch vụ, và còn nữa) và thu nhận góp ý từ nhiều mảng giúp cải thiện quá trình cũng như sản phẩm (thông tin về những lỗi sai, phản ứng khách hàng). Sự thống nhất giữa đơn vị chức năng phần lớn xảy ra ở team lãnh đạo đơn vị doanh nghiệp và ở khâu thiết kế quy trình chính thức cho phát triển sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng, xử lý đơn hàng, và những khâu tương tự khác, và các khâu này có những vai trò quan trọng nhất định.

Dù với sự xuất hiện của sản phẩm thông minh, mô hình điển hình này vẫn sụp đổ. Nhu cầu phối hợp qua các khâu như thiết kế sản phẩm, vận hành đám mây, cải tiến dịch vụ, và tương tác khách hàng vẫn diễn ra và sẽ không bao giờ ngừng lại, kể cả sau khi sản phẩm đã được bán. Việc bàn giao theo chu kì sản phẩm đã không còn thỏa mãn những điều này được nữa. Sự phối hợp diễn ra liên tục, có cường độ mạnh trở nên cần thiết ở nhiều khâu, gồm thiết kế, vận hành, sale, dịch vụ, và công nghệ thông tin. Các vai trò chức năng chồng chéo lên nhau và trở nên hòa lẫn vào nhau. Thêm vào đó, những khâu hoàn toàn mới và quan trọng xuất hiện – chẳng hạn như khâu quản lý dữ liệu và quản lý các mối quan hệ không hồi kết với khách hàng. Ở cấp độ rộng nhất, thì lượng dữ liệu dồi dào và phản hồi ở thời gian thực đến từ sản phẩm thông minh thách thức mô hình quản lý tập trung chủ yếu vào chỉ thị-kiểm soát truyền thống, đồng thời ủng hộ các lựa chọn có tính phân bổ nhưng độ tích hợp cao cũng như những cải tiến liên tục.

Trên cả việc này, các nhà sản xuất phải tiếp tục chế tạo và hỗ trợ những sản phẩm thông thường, và điều này không có khả năng sẽ thay đổi trong nhiều thập kỷ tới. Kể cả trong những công ty sản xuất tiến bộ và lâu đời, sản phẩm thông minh chỉ tương ứng ít hơn phân nửa số sản phẩm bán ra. Và sự song song tồn tại của cũ và mới này sẽ gây rắc rối cho cơ cấu tổ chức.

Vậy tổ chức sản xuất mới sẽ trông như thế nào? Cơ cấu tổ chức đang trong thời kỳ thay đổi nhanh chóng, kể cả những nơi sản xuất sản phẩm thông minh hàng đầu. Tuy nhiên, một số những biến chuyển quan trọng đang trở nên minh bạch. Đầu tiên là sự cộng tác và thống nhất giữa IT và R&D (Nghiên cứu và Phát triển) ngày càng nhiều và có chiều sâu. Qua thời gian, những đơn vị đó, cả những đơn vị khác, có thể sẽ dần sáp nhập. Thêm nữa, các công ty bắt đầu tạo thành ba khái niệm đơn vị mới: tổ chức hợp nhất dữ liệu, nhóm DevOps (Phát triển và Vận hành – Development and Operations), và đơn vị quản lý thành công của khách hàng. Trong khi đó, công cuộc bảo mật sản phẩm và dữ liệu mở rộng nhanh chóng và hiện tại đã ảnh hưởng lên nhiều đơn vị, dẫu điều này vẫn chưa làm sáng tỏ cơ cấu nào sẽ dần xuất hiện. Cuối cùng thì hầu như mọi khâu truyền thống sẽ cần được tái cơ cấu, dựa trên việc tổ chức lại các công việc và vai trò một cách đáng kể.

 

Sự cộng tác giữa IT và R&D

Thông thường, nhóm R&D sẽ chế tạo sản phẩm, trong khi công việc chủ đạo của IT là ước tính cơ sở hạ tầng và quản lý công cụ phần mềm mà các khâu khác sử dụng, như thiết kế hỗ trợ máy tính, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, và quản lý quan hệ khách hàng. Dù có sự giúp đỡ của sản phẩm thông minh, IT vẫn phải gánh vác một vai trò trung tâm. IT phần cứng và phần mềm đang phải ôm rất nhiều sản phẩm và toàn bộ chồng công nghệ. Câu hỏi đặt ra là, giữa IT, R&D hoặc sự kết hợp của cả 2, ai mới là người chịu trách nhiệm cho cơ sở hạ tầng công nghệ mới này?

Dạo gần đây thì chỉ có IT mới đủ kỹ năng để hỗ trợ công nghệ phần mềm và các cơ sở hạ tầng có liên quan mà sản phẩm thông minh cần phải có. Về phần R&D, họ có kỹ năng trong việc phát triển và kết hợp các bộ phận cơ, điện, và có vài nơi đã thuần thục công việc đầy thách thức như kết hợp phần mềm vào sản phẩm. Trong khi một số tổ chức R&D khác thì có kinh nghiệm lâu năm trong việc cấu tạo và quản lý các thành phần dựa trên đám mây của chồng công nghệ. Giờ đây, IT và R&D phải thống nhất các hoạt động với nhau trên cùng cơ sở có tính liên tiếp nhau. Thế mà 2 đơn vị này có rất ít lịch sử hợp tác để phát triển sản phẩm, ở vài tổ chức 2 đơn vị còn thù ghét lẫn nhau.

Đa dạng các mô hình tổ chức dành cho mối quan hệ mới này đang xuất hiện ngày một nhiều. Vài công ty thì gắn nhóm IT vào bộ phận R&D, các tổ chức khác thì thành lập nhóm thiết kế sản phẩm đa chức năng bao gồm đại diện IT trong khi vẫn duy trì việc báo cáo riêng biệt. Ví dụ như Hệ thống Y tế Ventana, một nhà chế tạo thiết bị phòng thí nghiệm thông minh, nhóm IT và R&D làm việc cùng nhau để phát triển sản phẩm, trọng trách của IT là lựa chọn chức năng nào nên đưa vào đám mây và khi nào thì cần cập nhật phần mềm. Còn với công ty Thermo Fisher Scientific, người đi đầu trong công cụ khoa học, các thành viên của bộ phận IT làm việc trực tiếp trong R&D, báo cáo dựa trên các mối quan hệ và mục tiêu chung. Điều này đã giúp Thermo Fisher cải thiện hiệu quả trong việc định nghĩa và chế tạo đám mây của sản phẩm; nắm bắt, phân tích và dự trữ dữ liệu sản phẩm một cách an toàn; và còn phân phối dữ liệu trong cả nội bộ khách hàng.

Tổ chức dữ liệu thống nhất

Do sự gia tăng khối lượng công việc, sự phức tạp, và tầm quan trọng mang tính chiến lược của dữ liệu, nó đã không còn là mong muốn hoặc thậm chí là khả thi cho mỗi khâu tự quản lý dữ liệu của mình, tự tạo khả năng phân tích dữ liệu, hay tự xử lý việc bảo mật dữ liệu. Để có thể tận dụng tối đa nguồn dữ liệu mới, nhiều công ty đã lập ra nhóm dữ liệu chuyên dụng để thu thập, tổng hợp, và phân tích dữ liệu, cũng như chịu trách nhiệm cung cấp dữ liệu và thông tin cho các đơn vị chức năng và doanh nghiệp. Công ty nghiên cứu Gartner dự đoán cho tới năm 2017, một phần tư các doanh nghiệp lớn sẽ có cho mình đơn vị dữ liệu chuyên dụng.

Các tổ chức dữ liệu mới thường được dẫn dắt bởi nhân sự cấp C, trưởng bộ phận dữ liệu là người sẽ báo cáo với CEO (tổng giám đốc), thỉnh thoảng với CFO (giám đốc tài chính) hoặc CIO (giám đốc công nghệ thông tin). Người này có trách nhiệm quản lý dữ liệu thống nhất, giáo dục tổ chức cách áp dụng nguồn dữ liệu, giám sát quyền và truy cập dữ liệu, và thúc đẩy việc áp dụng phân tích dữ liệu tiên tiến vào toàn bộ chuỗi giá trị. Lấy ví dụ như nhà sản xuất ô tô Ford, gần đây đã bổ nhiệm một giám đốc phân tích dữ liệu để phát triển và thực hiện tầm nhìn cho toàn công ty trong mảng phân tích dữ liệu. CDO (giám đốc dữ liệu) là mũi nhọn của doanh nghiệp sử dụng dữ liệu từ sản phẩm thông minh để hiểu được sở thích khách hàng, cấu thành chiến lược tương lai cho xe hơi kết nối, và tái cơ cấu quy trình nội bộ.

Dev-Ops – Phát triển và Vận hành

Sự hỗ trợ và vận hành liên lục của sản phẩm, và cập nhật phát triển liên tục là những nhu cầu để thiết kế sản phẩm thường xanh. Chúng tạo ra nhu cầu về một nhóm chức năng mới, thỉnh thoảng được gọi là dev-ops (thuật ngữ này xuất phát từ ngành công nghiệp phần mềm, nơi nó hay được dùng để gọi một phương pháp phát triển và triển khai phần mềm cộng tác, đa chức năng.) Đơn vị dev-ops chịu trách nhiệm quản lý và tối ưu hóa tính liên tục của hiệu suất ở sản phẩm thông minh sau khi chúng rời nhà máy. Nó tập hợp các chuyên viên kỹ thuật phần mềm từ những tổ chức phát triển sản phẩm truyền thống (“dev” từ chữ development – phát triển) cùng đội ngũ nhân viên IT, sản xuất, và dịch vụ, những người sẽ chịu trách nhiệm cho sự vận hành của sản phẩm (“ops” từ chữ operation – vận hành)

Bộ phận dev-ops tổ chức và dẫn dắt nhóm rút ngắn vòng đời phát triển sản phẩm, quản lý cập nhật và những lỗ hổng trong sản phẩm, cung cấp các dịch vụ và nâng cấp mới sau sale. Nó giám sát việc đăng tải thường xuyên của những thay đổi của các lô hàng nhỏ được thử nghiệm kỹ càng lên trên đám mây chung, không gây gián đoạn cho những sản phẩm hiện có và người dùng trong lĩnh vực này. Tổ chức dev-ops cũng dẫn dắt công việc để nâng cấp mô hình dịch vụ phòng ngừa và bảo trì sản phẩm.

Quản lý thành công của khách hàng

Đây là một đơn vị tổ chức mới thứ ba, cũng có một điểm tương tự trong công nghiệp phần mềm, chịu trách nhiệm quản lý trải nghiệm khách hàng và đảm bảo rằng khách hàng tận dụng được mọi chức năng của sản phẩm. Công việc này có tính quyết định đối với sản phẩm thông minh, đặc biệt là đảm bảo các đổi mới trong mô hình sản phẩm dịch vụ. Đơn vị quản lý thành công khách hàng không nhất thiết phải thay thế sale hay đơn vị dịch vụ, mà trách nhiệm chính là mối quan hệ khách hàng sau sale. Đơn vị này thực hiện những vai trò mà tổ chức sale và dịch vụ truyền thống không được trang bị và không có động cơ để thực hiện: giám sát sử dụng sản phẩm và hiệu suất dữ liệu để đánh giá giá trị mà khách hàng thu được và xác định phương thức để gia tăng nó. Đơn vị mới này không vận hành như một silo khép kín mà phối hợp cùng với marketing, sale, và dịch vụ.

Đơn vị thành công của khách hàng đang dần thay đổi việc quản lý các mối quan hệ khách hàng. Trên phương diện lịch sử, khảo sát khách hàng và tổng đài là những cách mà công ty thu thập thông tin về lượt sử dụng sản phẩm và xác định khi nào thì mối quan hệ với khách hàng lâm vào nguy hiểm. Công ty nghe về sản phẩm nhiều nhất từ khách hàng điển hình là khi có gì đó không ổn, và thường thì không có gì cho đến khi quá muộn.

Với sản phẩm thông minh, bản thân sản phẩm trở thành một máy cảm biến có thể đánh giá giá trị mà khách hàng đang nhận được. Thông qua dữ liệu mà nó tạo ra, một sản phẩm có thể cho công ty biết được nhiều điều về trải nghiệm khách hàng: về lượng tiêu thụ sản phẩm, sở thích khách hàng, và sự hài lòng của khách hàng. Những thông tin này có thể ngăn chặn việc thất thoát khách hàng và tiết lộ khách hàng hưởng lợi từ các tính năng và dịch vụ của sản phẩm bổ sung ở đâu.

An ninh mạng là trách nhiệm chung.

Ở hầu hết các công ty, an toàn giám sát vận hành đang trong giai đoạn thay đổi. Bộ phận an ninh sẽ báo cáo với CIO, CTO (giám đốc công nghệ), CDO, hoặc với Giám sát Trưởng.

Dù cơ cấu lãnh đạo có như thế nào, an ninh mạng vẫn tác động lên việc phát triển sản phẩm, dev-ops, IT, nhóm dịch vụ từng lĩnh vực, và những đơn vị khác. Đặc biệt là sự phối hợp giữa R&D, IT, và tổ chức dữ liệu là trọng yếu.

Tổ chức dữ liệu, bên cạnh IT, thông thường sẽ chịu trách nhiệm cho việc bảo mật dữ liệu sản phẩm, xác định rõ lượt truy cập dữ liệu và quyền giao thức, cũng như nhận dạng và tuân thủ các quy định.

Nhóm R&D và dev-ops sẽ dẫn dắt để giảm thiểu những yếu điểm ở sản phẩm. IT và R&D thường sẽ làm việc cùng nhau, chịu trách nhiệm việc bảo trì và bảo vệ đám mây cũng như kết nối của đám mây đó đến sản phẩm. Tuy nhiên, mô hình tổ chức cho việc quản lý an ninh mạng vẫn chưa hoàn thiện.

Để biết thêm về những phương pháp thiết thực nhằm phòng ngừa những cuộc tấn công nguy hiểm này, xin vui lòng liên hệ với Vina Aspire Cyber Security để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi rất vui được giúp bạn.

Tel: +84 944004666 | Fax: +84 28 3535 0668
Website: www.vina-aspire.com | Email: info@vina-aspire.com

 

Thegioibantin.com | Vina-Aspire News

Nguồn: How Smart, Connected Products Are Transforming Companies

(Dịch bởi Vina Aspire)

Nguồn bài viết hbr.org
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ