Thai nhi tuần 14

0 1.275

Khi có thai được 14 tuần thì hẳn bạn đã đến vài cuộc hẹn khám thai rồi. Một phần không thể thiếu trong quy định khám thai ở giai đoạn đầu là xét nghiệm máu. Nếu bạn chưa được làm những xét nghiệm này, hoặc vì lý do nào đó mà bị bỏ qua thì hãy nói chuyện và kiểm tra lại với bác sĩ của bạn. Điều quan trọng là bạn cần phải được kiểm tra, xác định về nhóm máu, công thức máu, và miễn dịch đối với một số bệnh, cũng như kiểm tra sức khỏe của thai nhi.

Nếu bạn rơi vào trường hợp nguy cơ thai nhi có vấn đề về nhiễm sắc thể, bạn có thể sẽ được đề nghị làm CVS (Chorionic Villus Sampling- lấy mẫu nhau thai để kiểm tra), hoặc chọc dò nước ối. Thường thì có thể thực hiện CVS trước 12 tuần, hoặc cũng có thể trễ hơn một chút. Chọc ối thì thường vào khoảng tuần thứ 14-16, hoặc sau đó một chút. Cả hai phương thức kiểm tra này đều yêu cầu siêu âm tại chỗ để xác định vị trí cụ thể của nhau thai và em bé trong tử cung.

Mình cần phải làm gì?

Đây là giai đoạn mà bạn bắt đầu cảm thấy thực tế rõ ràng hơn. Bạn đã lấy lại được năng lượng và có thể tập trung vào những việc cần thiết, hơn là chỉ để ý đến trạng thái mệt mỏi như trong thời gian đầu. Bây giờ bạn nên bắt đầu tìm hiểu về chế độ nghỉ thai sản của mình, và lên kế hoạch sẽ quản lý chi tiêu thế nào nếu quỹ lương của bạn bị giảm đi một phần.

Đây cũng là thời gian để bạn tranh thủ tìm hiểu về các dịch vụ chăm sóc trẻ nếu như bạn sẽ cần nó. Bạn cũng có thể bắt đầu suy nghĩ về việc tổ chức lại phòng ốc trong nhà mình. Đâu sẽ là phòng của em bé? Bé có phải chung phòng với anh chị không? Tất cả những việc này đều cần thời gian để thảo luận và sắp xếp.

Những thay đổi về mặt thể chất

  • Vào tuần này thì chóp trên của tử cung bạn sẽ cao hơn so với xương chậu khoảng 16cm. Điều này có nghĩa là bụng bạn bắt đầu nhô ra rõ và sẽ rất dễ dàng nhận ra bạn đang có thai.
  • Bạn có thể thấy nướu răng mình nhạy cảm hơn và dễ chảy máu khi đánh răng. Nên thay đổi bàn chải đánh răng thường hơn và chỉ nên sử dụng loại mềm. Đánh răng mỗi ngày hai lần, sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, và đừng quên vệ sinh vùng mặt lưỡi vì đó là nơi dễ sinh ra vi khuẩn. Vệ sinh răng miệng là cực kỳ quan trọng, và bạn cần phải khám răng ít nhất một lần trong suốt thai kỳ, vì các chứng viêm lợi, viêm nướu răng, là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ sinh non.
  • Bạn vẫn dễ bị táo bón hoặc khó đi tiêu. Nước, chất xơ, trái cây, rau, ngũ cốc, và tập thể dục đều là những biện pháp tự nhiên hiệu quả để giữ cho ruột làm việc bình thường.
  • Dịch âm đạo có thể tiết ra nhiều hơn, gây khó chịu nhưng không nhất thiết là dấu hiệu của nhiễm trùng. Khi bạn có thai thì dịch này thường là màu trắng đục, hoặc trong, không có gì phải lo lắng trừ khi nó gây ngứa hoặc có mùi. Các tế bào sản xuất chất nhầy trong âm đạo của bạn đóng một vai trò bảo vệ chống viêm nhiễm.
  • Lúc này, bạn có thể thấy bị đau nhói mạnh ở hai bên bụng. Đó là do các dây chằng và các cơ có nhiệm vụ hỗ trợ tử cung to ra của bạn đang làm việc cật lực và đôi khi chúng tỏ dấu hiệu phản kháng. Hãy cố gắng tránh di chuyển bất ngờ, cố ngồi khi có thể, và tránh đứng quá lâu. Nếu điều này gây ảnh hưởng đến công việc của bạn, hãy trao đổi với cấp trên xem có cách thay đổi nào phù hợp hơn để bạn có thể thoải mái hơn một chút.

Những thay đổi về cảm xúc

  • Bạn cảm thấy như thể em bé đang chiếm hết cơ thể của bạn, đó là chưa kể đến tâm trí. Bạn thấy thật khó tập trung vào công việc ở công sở cũng như khi về nhà, bởi vì tất cả tâm trí bạn đều đổ dồn vào đứa bé trong bụng. Đừng lo lắng cho rằng mình là người duy nhất như vậy, đó thực sự là một tình trạng phổ biến ở các bà bầu.
  • Nếu như việc có thai của bạn là ngoài kế hoạch thì đến lúc này bạn sẽ có thể bắt đầu cảm thấy đỡ căng thẳng hơn. Nhiều bà bầu cho rằng vào thời điểm họ cảm nhận được chuyển động của thai nhi trong bụng, tức vào khoảng 17-18 tuần, là họ đã bắt đầu chấp nhận thực tế về em bé. Đừng quá lo lắng nếu bạn không tràn ngập với những cảm xúc làm mẹ. Điều quan trọng ở giai đoạn này là bạn biết cách chăm sóc tốt cho bản thân mình và không để những rủi ro không đáng có gây nguy hiểm cho bạn hoặc thai nhi.
  • Có con cũng có thể mang đến những thay đổi trong mối quan hệ của bạn với chính cha mẹ mình. Bạn có thể hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình, nhớ lại từng kỷ niệm, từng cảm giác đã có ảnh hưởng sâu sắc đến bạn. Tất cả điều này là hoàn toàn bình thường, nó phản ánh một cột mốc quan trọng trong cuộc sống của một người phụ nữ: trở thành mẹ.

Những thay đổi của em bé

  • Tuần này, em bé của bạn bắt đầu có thể thực hiện những chuyển động mắt qua hai bên. Tuy mí vẫn còn khép kín để bảo vệ mắt, nhưng các cơ kiểm soát mắt thì đã bắt đầu làm việc. Chúng tác động lên mắt mỗi khi có khi ánh sáng mạnh chiếu xuyên qua thành bụng của bạn và trở thành ánh ửng đỏ.
  • Tuần này thai nhi có thể có rất nhiều chuyển động, tuy nhiên, bạn vẫn có thể chưa cảm nhận được chúng trừ khi bạn đã từng có thai trước đây.
  • Thai nhi đã có thể mở miệng và di chuyển đôi môi bé xíu của mình. Các chuyển động thở và nuốt vẫn tiếp tục được thực hành, để đảm bảo nước ối liên tục được xử lý vào và ra. Mặc dù lúc này chỉ có tương đương khoảng một tách nước ối bao xung quanh, nhưng đó cũng đủ để bảo vệ và hỗ trợ cho em bé.
  • Tuần này, em bé của bạn cũng đã có thể phát hiện ra dây rốn của mình và nắm lấy nó. Bạn đừng lo là việc nắm quá chặt dây rốn khiến lượng máu đang lưu thông bị hạn chế, bé sẽ tự buông ra trước khi xảy ra nguy cơ đó.

week-16

Có thể bạn chưa biết

Những gợi ý cần thiết

  • Nếu bạn mang thai đúng vào những tháng bệnh cúm phổ biến thì hãy nghĩ đến việc chủng ngừa. Vắc-xin sẽ không có hại cho thai nhi, và có tác dụng bảo vệ phụ nữ mang thai.
  • Bạn có thể muốn chụp để lưu lại một loạt hình ảnh mang thai của mình, để xem bụng mình phát triển ra sao trong vài tháng tới. Đây chắc chắn sẽ là một kỷ niệm đẹp. Và đừng quên chụp chung với ông xã, anh ấy là một phần trong “phi vụ” này. Quay phim cũng là một cách dễ thương để ghi lại nhật ký thai kỳ, nó sẽ cho những hình ảnh sinh động nhất về quá trình phát triển của bụng bầu.
  • Nếu bạn đã có những đứa con lớn thì lúc này là thời gian để nói với chúng về em bé sắp ra đời. Chẳng bao lâu nữa các anh chị sẽ có thể nhận ra em bé đang đá hoặc di chuyển trong bụng mẹ. Nguy cơ sẩy thai ở giai đoạn này cũng thấp đi nhiều, và điều quan trọng là các anh chị của bé có cơ hội để xây dựng tình cảm gắn bó với thành viên mới sắp chào đời.
  • Đừng quên sử dụng kem chống nắng! Bạn sẽ thấy các hắc tố (melanin) trên da mình làm cho các đốm tàn nhang và nốt ruồi trở nên sậm màu hơn. Hầu hết các loại kem chống nắng đều an toàn để sử dụng khi mang thai và sẽ không gây hại cho bạn và thai nhi. Bạn hãy tìm mua loại có thành phần bảo vệ chống cả UVA (tia gây lão hóa) và UVB (tia đốt nóng), và sử dụng theo hướng dẫn đi kèm.

Nguồn: huggies.com.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ