Muốn làm lãnh đạo tốt, hãy tăng chỉ số EQ của bản thân!

0

Bên cạnh chỉ số IQ, chỉ số EQ cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc trở thành một lãnh đạo giỏi.

nha lanh dao

Lần đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, tôi rất vui nhưng chưa hề chuẩn bị tốt cho việc đó. Thực tế do tay nghề tốt nên tôi mới được cất nhắc vào vị trí trên chứ không phải vì tôi có kĩ năng quản lý tốt.

Còn nhớ ngày đầu tiên ngồi vào vị trí lãnh đạo, một trong những nhân viên dưới quyền tôi quản lý trực tiếp đến gặp và nói rằng cô ấy có chuyện gấp cần nói với tôi.

Cố gắng để trở thành một vị sếp tốt, tôi đã lịch sự mời cô ấy vào văn phòng và hỏi xem có vấn đề gì đã xảy ra. Thực tế tôi đã chờ đợi được nghe các vấn đề về kỹ thuật, sự hài lòng của khách hàng hoặc dự án mới nhất của chúng tôi đã bị chậm tiến độ.

Nhưng thực tế những gì cô ấy nói khiến tôi “câm nín”. Cô nhìn thẳng vào mắt tôi và nói “Tôi có một khối u trong vú, có thể tôi đã bị ung thư, tôi không biết phải làm gì bây giờ cả.”

Mặc dù tôi đã học qua một vài khóa đào tạo lãnh đạo và kĩ năng quản lý, nhưng chẳng khóa học nào hướng dẫn tôi xử sự thế nào với tình huống trên. Lãnh đạo là một doanh nhân, và trí tuệ cảm xúc ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ có chút lợi thế hơn đàn ông trong lĩnh vực này, và tôi muốn giúp đỡ khắc phục sự cân bằng đó bằng cách cho bạn mười lời khuyên để cải thiện chỉ số cảm xúc của bạn, phục vụ tốt cho công tác quản lý.

1. Lắng nghe nhiều hơn

Bà tôi luôn nói với tôi rằng, cháu có 2 tai nhưng chỉ có một cái miệng, đó cũng chính là tỉ lệ chúng ta dùng nó trong cuộc sống này.

Khi chúng ta lắng nghe nhân viên của mình, chúng ta thể hiện sự tôn trọng đối với họ và cho thấy giá trị của họ. Điều đó giúp giải tỏa những áp lực cũng như muộn phiền ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của họ.

Đôi lúc chẳng cần làm gì mà chỉ cần lắng nghe là đủ. Ngoài ra, khi lắng nghe chúng ta sẽ có được những thông tin giá trị, hiểu được những khó khăn của nhân viên và giúp kéo gần khoảng cách giữa nhân viên với lãnh đạo.

2. Đáp lại chứ không phản ứng

Có một sự khác biệt nhỏ nhưng rất quan trọng giữa hai thái độ “đáp lại” và “phản ứng” và với cương vị lãnh đạo bạn cần phải hết sức thận trọng. Phản ứng chính là hành xử một cách vô thức khi gặp phải một vấn đề nào đó. Ví dụ khi bị phê bình trong cuộc họp, bạn phản ứng lại bằng thái độ bất hợp tác. Đó là vấn đề không quản lý tốt cảm xúc bản thân.

Tuy nhiên, “đáp lại” là hành động có suy tính sau khi vấn đề được đề cập. Bạn có thể không cần trả lời câu hỏi, chất vấn của nhân viên ngay mà lịch sự yêu cầu họ chờ khoảng 10 – 15 phút khi chúng ta đang bận rộn.

3. Đặt mình vào vị trí của người khác

Cách tốt nhất để hiểu và thông cảm cho vấn đề của ai đó là chúng ta phải hiểu hoàn cảnh, vị trí của họ. Khi hiểu rõ vấn đề, việc đồng cảm sẽ giúp chúng ta giao tiếp với họ hiệu quả hơn và mang lại kết quả tốt hơn.

4. Hãy xin lỗi trực tiếp nếu bạn có lỗi

Không gì giúp xây dựng lòng tin và mối quan hệ nhanh hơn nhận lỗi và xin lỗi. Thông thường, mọi người “săm soi” đổ lỗi cho người khác, nhưng điều này sẽ phá hủy lòng tin và các mối quan hệ. Nếu đó là lỗi của bạn, hãy nhận lỗi, xin lỗi chân thành.

5. Đừng ngắt lời hoặc thay đổi chủ đề

Đừng tự cho rằng mình là sếp thì có thể ngắt lời nhân viên hoặc chuyển chủ đề theo ý thích. Điều này sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của người khác. Dù là nhân viên của bạn, họ cũng có những nguyên tắc làm việc của bản thân.

6. Thông cảm với người khác

Ai cũng có những vấn đề của riêng mình, khó khăn trong cuộc sống cần đối mặt. Khi nhân viên của mình gặp khó khăn trong cuộc sống, hãy thông cảm với họ và nếu có thể hãy giúp đỡ trong khả năng của mình. Đó cũng là một trong những bí quyết để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và giữ người tài.

7. Tạo môi trường làm việc tích cực

Chúng ta có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn chỉ bằng cách mỉm cười nhiều hơn. Khi chúng ta cười, endorphins khiến chúng ta cảm thấy ít căng thẳng và thoải mái hơn. Ngoài ra, nụ cười còn có tính “lây lan”. Khi chúng ta mỉm cười với một người nào đó, họ mỉm cười lại. Dù công việc căng thẳng, nhưng sếp tươi cười vui vẻ cũng giúp nhân viên bớt căng thẳng.

8. Hãy biết cách khen ngợi

“Hãy bắt đầu bằng lời khen” – Câu nói nổi tiếng của ông vua thép Dale Carnegie trong cuốn best seller đã được 15 triệu độc giả khắc cốt ghi tâm. Đó là một bí quyết vô cùng đơn giản trong giao tiếp nhưng đem lại hiệu quả cao. Bởi lời khen là đường dẫn thu hút những gì bạn muốn từ người khác. Lời khen được sử dụng rộng rãi khắp nơi và được chứng minh là một trong những cách hiệu quả nhất để nhận được những gì người ta muốn.

Với tư cách lãnh đạo, nhìn nhận đúng thực lực của nhân viên và đưa ra những lời khen đúng lúc để khích lệ tinh thần làm việc của họ được coi là một trong những bí quyết của những nhà quản trị thành công.

Nguồn: cafebiz, Thụy Dương

Theo Trí Thức Trẻ/BI

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ