45 tuổi muốn đạt được tự do tài chính, không thể chỉ dựa vào việc TIẾT KIỆM TIỀN!
Đối với đầu tư tài chính, Khánh là trang giấy trắng không hơn không kém. Cho dù tài sản hiện tại là gần 1 tỷ đồng và mỗi tháng dư ra 60 triệu đồng, Khánh muốn gửi tất cả số tiền vào tài khoản ngân hàng.
Sau 5 năm làm việc, Khánh được thăng chức lên làm Tổng giám đốc trong một công ty âm nhạc ở thành phố Hồ Chí Minh, thu nhập mỗi tháng là hơn 70 triệu đồng; đồng thời công việc tay trái giúp thu nhập của Khánh mỗi tháng tăng thêm hơn 30 triệu đồng. Thu nhập bình quân mỗi tháng của Khánh tương đối tốt, cộng với việc không thuê nhà ở thành phố Hồ Chí Minh, anh đã dư dả về mặt kinh tế rồi.
Nhưng, các khoản chi mỗi tháng lại không ít, chủ yếu ở 3 khoản: công việc, du lịch và sinh hoạt hằng ngày. Công việc bận rộn, mỗi ngày chỉ có 5-6 tiếng ngủ nghỉ, anh không chấp nhận được sự thật phải đi bộ 15 phút từ nhà tới trạm xe buýt, nên chọn bắt xe công nghệ. Như vậy, Khánh không chỉ tiết kiệm thời gian, còn có thể ngủ bù trên xe, vị chi mỗi tháng tốn 7 triệu đồng tiền xe.
Việc xây dựng mối quan hệ đối với một người làm cao như Khánh chắc chắn rất quan trọng, nên anh tự trích ra mỗi tháng khoảng 10 triệu đồng cho các bữa ăn, buổi gặp gỡ xã giao. Tiền mua đồ và các loại sinh hoạt phí, mỗi tháng anh cố gắng trong tầm 10 triệu đồng. Anh cho rằng các khoản chi này không thể giảm hơn được nữa.
Mỗi năm anh tính mình chỉ có thể dư ra 700 triệu đồng, vì thế anh đã dự tính sẽ gửi vào ngân hàng số tiền còn dư từ năm 2012. Nhưng đi kèm với tuổi tác tăng, hôn nhân đang gần kề, bố mẹ tuổi cao và đang dần xuất hiện khó khăn trong sự nghiệp, Khánh bắt đầu “ngửi” thấy mùi vị của áp lực tài chính, nhưng anh lại chẳng khác gì một trang giấy trắng.
Để thực hiện mục tiêu dài hạn, Khánh định tự mình quản lý tài sản, và dành hết thời gian chủ yếu để phát triển sự nghiệp. Bản thân anh muốn phát triển thêm nữa và biết mình cần phải “leo lên” vị trí giám đốc thị trường. Khánh tự biết là rất khó, không biết phải chuẩn bị “bước đệm” này như thế nào. Suy nghĩ về lâu về dài, anh hy vọng mục tiêu sự nghiệp cuối cùng của mình sẽ là nhà đầu tư và muốn học cách tích luỹ từ thời điểm hiện tại.
Dưới đây là những lời khuyên đến từ những chuyên gia/những người làm trong ngành tài chính dành cho anh Khánh:
Bước 1: Sắp xếp đầu tư
Trần Xuân H. – Nhà quy hoạch và quản lý tài chính thuộc doanh nghiệp A: Nên đầu tư tích cực
1. Thu nhập mỗi tháng (56 triệu đồng) và đã có tài sản (1 tỷ đồng) để gửi vào ngân hàng mỗi kỳ, với mức lãi như hiện nay là 0.36%, anh Khánh sẽ phải đối mặt với áp lực nghiêm trọng vì trên thực tế, giải pháp này chỉ giúp tiết kiệm được khoản chi thường ngày từ 3-6 tháng, tương đương từ 200 – 300 triệu đồng. Khoản tiền còn dư nên chuyển sang đầu tư vào thứ khác.
2. Khánh muốn thực hiện tỷ lệ thu lãi mỗi năm là 10% thì phải chấp nhận rủi ro nhất định. Bất kỳ rủi ro và lãi của sản phẩm quản lý tài chính chắc chắn phải tỷ lệ thuận với nhau. Nếu có thể chấp nhận rủi ro, tôi đề nghị phân tán tiền vốn, đầu tư vào một vài sản phẩm có cơ cấu quản lý tài chính, ví dụ như sản phẩm quản lý tài chính kiểu tập trung của các công ty môi giới.
Bước 2: Dự tính đến bảo hiểm
Trần Xuân H.: Phải có bảo hiểm thương mại
Bảo hiểm ngoài ý muốn: thật sự cần thiết, một là giải quyết vấn đề ngoài ý muốn của khách hàng, hai là thể hiện trách nhiệm đối với người nhà.
Bảo hiểm dưỡng lão: Khánh muốn tự do tài chính ở tuổi 45, giả sử tuổi thọ là 80 tuổi, vậy thì 35 năm từ 45 – 80 tuổi kia cần phải chuẩn bị tốt tiền dưỡng lão, tốt nhất là chọn bảo hiểm lãnh theo số năm hoặc độ tuổi.
Bước 3: 45 tuổi thực hiện tự do tài chính
Lưu Hùng V. – Tổng giám đốc công ty giải trí M ở nước ngoài: Đầu tư thu lãi “giữ 8 tranh 10”
1. Giả sử CPI thường nằm ở mức 3% không đổi, khoản chi mỗi tháng hiện tại là 61 triệu đồng (không tính tiền nhà), sau 20 năm mỗi tháng thực tế chi ra 110 triệu đồng.
2. Theo dự toán của Khánh, trạng thái thu lợi lý tưởng của năm sau là 10%, mỗi năm đầu tư cố định khoảng 672 triệu đồng, cơ hồ có thể có được tự do tài chính theo nhu cầu là 46 tỷ đồng. Theo tình hình đa dạng hóa tài chính trong tương lai, Khánh có thể thực hiện quy hoạch tài chính bao gồm tiêu dùng, đầu tư… cho dù đầu tư thu lợi giảm xuống 8% và cũng có thể đạt tự do tài chính ở tuổi 45.
Bước 4: Quy hoạch nghề nghiệp
Diễm L. – Nhân viên hướng dẫn quy hoạch nghề nghiệp công ty HD.: Trong thời gian ngắn chuyển nghề sang giám đốc thị trường là không phù hợp
Đầu tiên cần phải cân nhắc tính khả thi của mục tiêu. Khánh muốn từ giám đốc âm nhạc sang giám đốc thị trường rồi chuyển đổi làm nhà đầu tư thiên thần, như vậy khả năng thực hiện bước nhảy là bao nhiêu?
Từ góc độ thu nhập mà nói, hiện nay Khánh có thu nhập tương đương giám đốc thị trường của công ty quảng cáo 4A. Nhưng hiển nhiên, nếu Khánh chuyển ngành sang giám đốc thị trường ở công ty 4A, khi cân nhắc đến yếu tố chuyên ngành và kinh nghiệm, anh ấy rất khó nhận được việc. Nếu thật sự muốn “nhảy việc” đến các công ty quảng cáo nước ngoài để tích lũy kinh nghiệm cho vị trí giám đốc thị trường, Khánh nên cân nhắc tới việc lương có thể giảm khoảng 50%.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : https://cafebiz.vn/45-tuoi-muon-dat-duoc-tu-do-tai-chinh-khong-the-chi-dua-vao-viec-tiet-kiem-tien-20220109124548038.chn