Có một ngành nghề dạy người ta biết nhẫn nhịn mang tên “ngành dịch vụ”

0

Bắt đầu từ năm 11 tôi đã đi làm thêm, cho đến tận cuối năm hai đại học đã làm nhân viên phục vụ của ba nhà hàng thức ăn nhanh. Ba nơi đều có môi trường khác nhau, tiền lương cũng khác, nhưng khởi điểm cũng chỉ là con số mười mấy nghìn đồng.

Và sau mấy năm đi làm nhân viên phục vụ bán thời gian, tôi đã nhận ra được rất nhiều thứ, có khi còn thay đổi con người của mình nữa, đặc biệt là làm ngành dịch vụ.

Ngày trước bạn ở nhà, làm mọi thử thỉnh thoảng còn hời hợt, mẹ gọi mãi mới chịu dọn cơm ra bàn, rửa chén bát cũng lề mề. Nhưng khi đi làm rồi, bạn phải nhanh tay nhanh chân làm mọi thứ.

Sai lần một, sẽ có người nhắc nhở, sai nhiều lần nhất định sẽ bị khiển trách. Có khi còn bị nặng lời.

Ngày trước bố mẹ mắng bạn một hai câu, bạn liền gào lên cãi lại. Bây giờ đi làm, không chỉ bị quản lý nặng lời, mà còn gặp nhiều khách hàng khó tính. Yêu cầu đủ thứ với bạn, có khi còn bị khách mắng oan, nhưng lại không thể lớn tiếng cãi lại, chỉ có thể nhẹ nhàng, mỉm cười giải thích.

Ngày trước đi học, luôn có bạn bè cùng nhắc nhở, cái gì cũng có bạn bè bên cạnh. Bây giờ đi làm, môi trường khác lạ, nếu bạn không chịu mở miệng hỏi, nhất định sẽ mù tịt. Đến khi bị quản lý kiểm tra, kiểu gì cũng sẽ bị khiển trách.

Ngày trước tâm trạng không vui, có quyền bưng cái mặt buồn rầu ra ngoài đường. Tâm trạng buồn bực, có quyền cau mày nhăn mặt với người khác. Bây giờ dù trong lòng có bức bối, trái tim có mỏng manh, đôi mắt muốn rướm lệ cũng phải mỉm cười thật tươi, miệng dịu dàng dạ dạ thưa thưa.

Cãi nhau với bạn bè, đi làm vẫn phải niềm nở vui tươi với khách hàng; bị bồ đá, buồn thúi cả ruột gan, gặp khách hàng vẫn phải cười thật tươi như ngày mai được lấy vợ, gả chồng.

Vì ngành dịch vụ quan trọng nhất là cách thể hiện chuyên nghiệp cùng nụ cười thiện cảm, dù trong lòng có muốn đóng vai ác đến đâu cũng phải hoá thiên sứ giáng trần.

Làm ngành dịch vụ, bạn còn rèn giũa được sự kiên nhẫn của bản thân. Ngày trước tôi là một người cả thèm chóng chán, nhưng kể từ khi đi làm, cảm thấy cải thiện bản thân hẳn. Đối mặt với đủ kiểu người ngoài xã hội, gặp đủ kiểu khách hàng, mới thấy được, bản thân mình có tính cam chịu rất bền bỉ.

Gặp khách hàng yêu cầu cao lại khó tính, chọn món ăn thì đòi lấy cái này, bỏ cái kia, đừng quá mặn mà cũng đừng quá nhạt, sau lại sai bạn đi 7749 vòng để lấy cái này cái nọ, miệng cũng mỉm cười hồn nhiên, dạ thưa đàng hoàng.

Gặp khách hàng “Một cơm bò trứng hồng đào nhưng lòng đỏ đừng sống nha em”, hay như “Cho chị một matcha latte nhưng đừng bỏ sữa”, bạn cũng phải thân thiện mỉm cười nhiệt tình giải quyết yêu cầu của họ một cách thông minh.

Ở nhà có cái toilet mà ngại rồi lười biếng không muốn chà cho sạch, vậy mà đi làm có cái toilet thì lau đến lau lui một ngày bốn năm bận, vẫn phải dạ dạ vâng vâng chạy đi lau sáng bóng. Sàn nhà vừa lau sạch loáng, khách đi dẵm tới dẵm lui, cũng cười tươi dịu dàng đi lau lại lần nữa.

Thực tế mà nói, chắc chẳng có ngành nào dạy dỗ con người biết chịu đựng được sự khắc nghiệt của cuộc đời và những bản tính ẩm ương khó chiều của loài người như ngành dịch vụ, đặc biệt là nhân viên nhà hàng.

Nếu bạn muốn rèn giũa tâm tính, hoặc muốn thử sức chịu đựng của bản thân thì hãy thử một lần trong đời đi làm phục vụ. Bảo đảm, bạn sẽ thay đổi rất nhiều. Và còn biết được cảm giác cùng trải nghiệm câu cửa miệng mà nhiều người truyền tai nhau “Khách hàng là Thượng Đế, không được đánh Thượng Đế” là như thế nào.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: KIEN THUC KINH TE

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ