Mỗi sáng vứt bỏ 1 món đồ không dùng tới trong suốt 30 ngày, tôi nhận ra: Càng tinh giản vật dụng, chúng ta càng hưởng thụ cuộc sống cao cấp hơn

0 450

Khi được tinh giản đúng cách, cuộc sống không hề trở nên đơn điệu, nhàm chán mà ngược lại, nó càng trở nên cao cấp hơn về chất lượng.

Joshua Becker năm nay 32 tuổi, là quản lý phụ trách 150 cửa hàng của hệ thống bán lẻ lớn, giữ mức thu nhập lên tới bảy con số, có một người vợ xinh đẹp, mua được một căn nhà giữa thủ đô của Hoa Kỳ và sở hữu một chiếc xe hơi sang trọng.

Mặc dù trong mắt mọi người, anh là người rất thành công nhưng kỳ thực, cuộc sống của Joshua Becker vẫn liên tục gặp nhiều rắc rối. Mỗi dịp năm mới, anh đều gửi tặng bố mẹ những món quà đúng giờ, nhưng lại bỏ lỡ giây phút nhắm mắt xuôi tay cuối cùng của họ. Mỗi lễ kỷ niệm, anh đều mua nhiều hàng hóa xa xỉ cho vợ con nhưng cô vẫn nộp đơn đề nghị ly hôn ra tòa. Giờ đây, ngay cả sức khỏe của Joshua Becker cũng tệ đi trông thấy, ngày nào anh uống cần uống thuốc mới ngủ được. Có thể nói rằng, ngoài việc kiếm tiền, anh chưa từng trải qua bất cứ thành công nào khác.

Sau đó, Joshua bắt đầu suy ngẫm và dần phát hiện ra rằng: Khi mải mê theo đuổi vật chất quá nhiều, chúng ta không những không có được hạnh phúc, mà còn mất đi những hạnh phúc thực sự đang có trong tay. Do đó, anh đã suy nghĩ rất kỹ rồi đưa ra quyết định trọng đại trong đời đó là nghỉ việc tại tập đoàn bán lẻ, tạm biệt mức thu nhập lên tới cả triệu đô mỗi tháng, dành thời gian để nghỉ ngơi ở nhà.

Việc đầu tiên anh làm trong thời gian nghỉ ngơi chính là tinh giản lại toàn bộ cuộc sống, bắt đầu từ chính những vật dụng trong nhà. Nếu bắt buộc phải dọn dẹp và vứt bỏ một lúc quá nhiều thứ thì rất khó, vì thế, Joshua quyết định lập cho mình một thói quen trong 30 ngày, mỗi hôm anh sẽ cố gắng bỏ đi một món đồ thực sự không cần thiết.

Đó có thể quần áo không mặc tới, đồ đạc không sử dụng, các thiết bị đã cũ… ví dụ như các loại giấy hộp, chai lọ rỗng, các đồ vật giảm giá mua về mà không dùng, các sản phẩm khuyến mại được tặng kèm khi mua đồ… Món nào không dùng được, anh sẽ đem ra khu phân loại rác, món nào còn có thể sử dụng, anh đem bán cho các cửa hàng đồ cũ để tránh lãng phí.

Thói quen này dần dần kéo dài trong nhiều tháng cho đến khi, cả ngôi nhà chỉ còn lại 288 vật dụng phục vụ đời sống cá nhân. Trong quá trình đó, Joshua cũng nhận ra, một cuộc sống tối giản như vậy không những không khiến anh cảm thấy trống rỗng, mà ngược lại, nó giúp anh nâng cấp bản thân hơn hẳn so với trước kia.

Từ bỏ công việc bận rộn, đi lại tăng ca suốt ngày, anh có nhiều thời gian cho bản thân hơn để tự nấu cho mình những bữa ăn ngon lành bổ dưỡng, rảnh rỗi rủ bạn bè cùng đi câu cá, đi uống trà chiều, mỗi ngày lại bớt ra vài giờ để đi dạo và tập thể dục. Thậm chí, anh cũng đã có thời gian để cầm bút viết, thực hiện những giấc mơ thời thơ ấu của mình, đó là trở thành một nhà văn.

Khi được tinh giản đúng cách, cuộc sống không hề trở nên đơn điệu, nhàm chán mà ngược lại, nó càng trở nên cao cấp hơn về chất lượng.

Đó là lý do mà Marie Kondo, nữ tác giả viết sách và nhà tư vấn sắp xếp nội thất người Nhật Bản được mệnh danh là “thánh nữ dọn nhà”, từng nhận xét: “Cái gọi là dọn dẹp không chỉ là một kỹ thuật để đóng gói đồ đạc. Dọn dẹp là một quá trình tái tạo tâm lý, thông qua việc đối mặt và giao tiếp với các vật dụng xung quanh để thay đổi, nâng tầm cách sống của bản thân.”

Theo học giả người Nhật Nobutsuna Sasaki, người đầu tiên được chính phủ Nhật Bản trao tặng Huân chương Văn hóa và được bổ nhiệm trở thành nhà thơ chính thức của hoàng gia Nhật Bản, ông cho rằng: “Chỉ có những người thực sự hiểu rõ nhu cầu của bản thân mới có thể sống theo chủ nghĩa tối giản. Họ không vì bận tâm ánh mắt người đời mà theo đuổi ham muốn vật chất. Họ cũng biết điều gì thực sự cần thiết đối với chính mình. Mà chính vì nắm rõ tầm quan trọng, họ sẽ càng quý trọng chất lượng cuộc sống hiện tại, nỗ lực giảm thiểu số lượng đồ vật có thể khiến cuộc sống hiện tại rối loạn xung quanh.

Người được coi là “cha đẻ” của mỹ học Trung Quốc, Tưởng Huân (Chiang Hsun) chính là một ví dụ điển hình cho lập luận này. Ông từ bỏ cuộc sống thành thị phồn hoa, chỉ mang theo bút viết, giấy mực, một vài cuốn sách yêu thích và hành lý đơn giản để chuyển tới sống trong một ngôi nhà nhỏ ở vùng nông thôn.

Căn nhà nhỏ chỉ có một cái bàn, một chiếc ghế và tủ sách đơn giản. Mỗi ngày, ông có thể ngồi trước bàn đọc sách, vẽ tranh hoặc viết lách. Những chuyện tưởng chừng như giản đơn nhưng giúp Tưởng Huân từ từ phát hiện ra rằng:

“Khi còn thơ ấu, thứ gì tôi cũng chẳng có, nghĩ đó là khổ. Sau này lớn lên, mọi thứ dần dần có được trong tay, cuộc sống sung túc, điều kiện đủ đầy, tưởng đó là sướng. Nhưng bây giờ, khi một lần nữa quay trở lại cuộc sống như thời tuổi thơ của mình, tôi mới biết, hóa ra những thứ sau này có được cũng chẳng quan trọng đến thế. Tôi hoàn toàn có thể không cần tới nó, bỏ lại tất cả ở chốn thành thị kia, chẳng có gì trong tay nhưng lại cảm thấy mình rất giàu. “

Khi khẩu hiệu “Less is more” (Đơn giản là nhất) trở nên nổi tiếng hơn trong cộng đồng, người bắt đầu được chứng kiến thời đại hạnh phúc khi theo đuổi vật chất đã trôi qua. Chúng ta đang dần dần chuyển hóa mục tiêu và lý tưởng sang quá trình theo đuổi sự phong phú về tinh thần.

Có thể thấy rằng, theo đuổi sự phong phú về tinh thần giúp mọi người dễ dàng cảm nhận niềm hạnh phúc hơn. Nếu biết cách tinh giản lại những vật dụng cá nhân cũng như đời sống và tư duy của chính mình, vứt bỏ những vật dụng thừa thãi, những ý nghĩ không cần thiết, chúng ta sẽ càng có nhiều không gian và thời gian để tập trung vào những giá trị cần thiết hơn. Phát triển đúng giá trị quan trọng mới giúp chúng ta nâng cao chất lượng và năng suất của mình.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: cafef.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ