Nghịch lý về phẩm cách: Đàn ông tốt thì bị trầm cảm, đàn ông xấu đều thành công
Mặc dù mọi thứ đều có nhân quả báo ứng, nhưng có một hiện thực đáng buồn đó là: những người đàn ông tốt dường như đều bị trầm cảm, còn những người đàn ông xấu dường như lại rất thành công!
Vài hôm trước, tôi nhận lời một người bạn đi tham gia một buổi tụ tập với bạn bè của cậu ấy.
Ấn tượng sâu sắc nhất về ngày hôm đó là có một người đàn ông khá thành công, chia sẻ vấn đề liên quan tới việc “đàn ông tốt đều trầm cảm, đàn ông xấu lại thành công!”
Anh ấy nói rằng, trong xã hội, đàn ông chỉ có “xấu” thì mới “tốt” lên được. Còn bản thân anh ấy cũng là một gã đàn ông “xấu”.
Anh ấy chia sẻ câu chuyện trưởng thành của mình và những trải nghiệm cảm xúc suốt hơn 10 năm trên thương trường.
Anh ấy nói hai mươi mấy năm trước anh ấy cũng là một thanh niên lương thiện, sôi nổi và chính trực, nhưng vì nhiều lần bị người khác hại nên tinh thần bị sụp đổ, trầm cảm mất 5 năm.
Dùng lời của anh ấy mà nói thì anh ấy thực ra rất cảm ơn quãng thời gian đó, chính quãng thời gian đó đã giúp anh ấy nhìn nhận lại đồng thời nhân thức ra được sự khốc liệt của xã hội.
Trong vài năm trời, anh ấy tự khép mình lại, cứ một thân một mình, chuyển tới 7,8 thành phố, hầu như không về nhà, đồng thời trong quãng thời gian đó cũng đã trải qua hơn 20 công việc, tích lũy được không ít kinh nghiệm.
Anh ấy còn nói, thực ra trong ngần đó năm phấn đấu, anh ấy đã có lỗi với rất nhiều người, thậm chí còn từng có sự phản bội, còn những thành công và cơ hội của anh ấy lại đến từ những lần phản bội đó.
Trong đó, có một công ty mà anh ấy từng “phục vụ”, anh ấy ở đó làm 3 năm, làm từ nhân viên cấp thấp nhất trong công ty làm lên, lãnh đạo đặc biệt đề bạt anh làm quản lý, trước khi anh ấy xin thôi việc, ông chủ thậm chí còn lấy chức phó tổng và cổ phần công ty để giữ anh lại.
Sau khi rời đi, anh ấy đã mang theo tới hơn 60% nguồn khách hàng của công ty đi, khiến công ty cũ rơi vào tình trạng khó khăn.
Anh ấy còn kể câu chuyện lúc mới khởi nghiệp. anh ấy nói, mọi chi phí bồi dưỡng và chi tiêu hàng ngày của công ty đều tới từ công ty mà anh ấy xin nghỉ việc đó.
Mặc dù tiền không nhiều, nhưng đối với một công ty khởi nghiệp mà nói, đó là bước khởi đầu vô cùng quan trọng.
Quãng thời gian đó, anh ấy không chỉ đường đường chính chính lĩnh một mức lương vô cùng cao mà còn lấy đi rất nhiều khách hàng và nghiệp vụ kinh doanh của công ty cũ. Thậm chí còn tiếp tục như vậy cho tới khi công ty riêng của mình vận hành ổn định, đi vào quỹ đạo, sau đó, vì cảm thấy ngại khi cứ dựa vào bên công ty bên đó như vậy nên đã xin từ chức để chính thức ra ngoài khởi nghiệp.
Ngoài ra còn vấn đề hôn nhân. Anh ấy nói thực ra mình không yêu người vợ trước, xét về ngoại hình và năng lực, cô ấy đều không xứng với anh, sở dĩ lấy cô ấy, lại còn điên cuồng theo đuổi là bởi vì bối cảnh gia đình của cô gái đó, bởi lẽ khi đó, anh thực sự rất cần tới sự giúp đỡ của cô ấy.
Cuối cùng, anh ấy tổng kết ra 3 điểm mấu chốt để thành công:
Thứ 1, nhảy việc nhiều lần, để có thể tích lũy được những vốn ban đầu cho khởi nghiệp.
Thứ 2, thừa nhận mình là một người xấu, phải biết ăn nói, kiểu gì cũng dám nói.
Thứ 3, đừng tin vào tình yêu, càng không để hôn nhân và gia đình trói buộc.
Cá nhân tôi nhận thấy, anh ấy tự nói mình “xấu” có lẽ xuất phát từ bản năng bảo vệ của bản thân. Anh ấy cần thông qua hình tượng của một người đàn ông xấu để ám chỉ cho những đối thủ cạnh tranh xung quanh rằng mình không phải là một người dễ “dây”.
Vì vậy, nếu không đứng từ góc độ nhân cách thì anh ấy thực ra chính là kiểu người “khôn lỏi”.
Chính vì sự khôn lỏi này mà anh ấy nhìn thấu được lòng người, nhìn thấu được xã hội này, rằng thực ra đôi khi, bạn phải “xấu xa” trước rồi mới có thể “tốt đẹp” lên được, đồng thời chỉ có cách “làm người xấu thì mới bảo vệ được bản thân.”
Đối lập với loại đàn ông xấu này là một kiểu đàn ông tốt.
Họ tốt bụng, thật thà, chân thành, có lương tâm, biết chịu khổ, có trách nhiệm với gia đình, không muốn cha mẹ chịu khổ, cũng không muốn vợ con chịu thiệt thòi, mọi vất vả của gia đình và sự nghiệp đều một mình gánh lấy.
Nhưng thứ mà họ có được lại là nghèo khó, lo lắng, mệt mỏi và trầm cảm, không những không phát nổi tài, không thành nổi nghiệp, mà còn phải chịu thiệt thòi mọi lúc mọi nơi, thậm chí đến cả gia đình người thân cũng coi thường.
Có lẽ chúng ta không thể nào lấy cái tiêu chuẩn phiến diện như vậy để so sánh hai loại đàn ông này. Nhưng tôi cho rằng, sự uy hiếp của xã hội không đến từ ngoại cảnh bên ngoài mà đến từ chính những người đang trở nên tồi tệ hơn trong xã hội này.
Rất nhiều người vì tiền bạc mà bất chấp tất cả, đạo đức, lương tâm, không đặt ra giới hạn nhân cách cho bản thân, theo đuổi lợi ích một cách mù quáng, rồi còn ra vẻ ta đây rất có quyền, rất thành công, ta chính là một người xấu.
Những người như vậy luôn đặt lợi ích lên trên tất cả, đi theo chủ nghĩa vật chất, họ không tin vào báo ứng, đối diện với trời đất và lòng người cũng không có cái gọi là tôn trọng hay sợ hãi.
Thành thực mà nói, cái chúng ta cần sợ không phải là người xấu, mà là những người xấu không nhận thức được mình là người xấu, thậm chí đó còn là những người vô cùng giàu có, có địa vị xã hội, được người khác yêu mến.
Có lẽ có rất nhiều ý kiến trái chiều nhưng có một điều chúng ta cần phải đối mặt đó là hiện thực xã hội.
Mặc dù mọi thứ đều có nhân quả báo ứng, nhưng có một hiện thực đáng buồn đó là: những người đàn ông tốt dường như đều bị trầm cảm, còn những người đàn ông xấu dường như lại rất thành công!
Tuy nhiên, làm sao nhìn nhận đàn ông tốt, đàn ông xấu và thành công, câu hỏi này vẫn cả xã hội trả lời.
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nguồn: cafebiz.vn