Những đóng góp của cựu thủ tướng Shinzo Abe khi còn đương nhiệm

0 385

Shinzo Abe là ai?

Shinzo Abe (安倍 晋三) là chính trị gia, là Thủ tướng tại nhiệm lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản. Ông sinh năm 1954 tại Tokuo, trong một gia đình có truyền thống làm chính trị. Ông ngoại của ông là Nobusuke Kishi, Thủ tướng Nhật giai đoạn 1957-1960, và cha là Shintaro Abe từng giữ chức ngoại trưởng.

Ông Shinzo Abe (trái) chụp ảnh cùng cha, mẹ và anh trai năm 1957. Ảnh: Getty

Shinzo Abe tham gia chính trường Nhật Bản từ khi còn rất trẻ, gắn bó với công việc này suốt 40 năm. Ông giữ chức Thủ tướng Nhật Bản 4 nhiệm kỳ từ năm 2012 – 2020, tổng cộng là 7 năm 265 ngày. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) từ 2012 đến 2020, Chánh Văn phòng Nội các từ năm 2005-2006.

Liên tục tạo dấu ấn trong chính trường Nhật Bản dù còn rất trẻ

Ông Shinzo Abe tốt nghiệp ngành Khoa học Chính trị tại Đại học Nam California (Mỹ), sau đó trở về Nhật Bản và tham gia vào đảng Dân chủ Tự do (LDP). Năm 1982, ông trở thành thư ký cho cha, khi đó là Ngoại trưởng Nhật Bản Shintaro Abe. 

Năm 1993, khi mới 39 tuổi, ông được bầu làm hạ nghị sĩ trẻ nhất Nhật Bản. Vào thời điểm đó, ông đứng ra đã đề xuất và đứng đầu một dự án về giáo dục giới tính, trái ngược với tư tưởng truyền thống của xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ.

Thủ tướng Abe khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội năm 2007. Ảnh: Getty

Ông liên tục có những đóng góp nổi bật cho LDP, nhờ đó được chỉ định làm Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Koizumi Junichiro, một nhiệm kỳ thành công với những kết quả về kinh tế tốt. Đây cũng là bước đệm giúp ông bước lên vị trí Thủ tướng Nhật lần đầu tiên vào năm 2006. Khi đó, Shinzo Abe mới 52 tuổi, trở thành người đứng đầu chính phủ trẻ nhất của nước Nhật kể từ sau Thế chiến 2.

Dù vậy, Abe đã phải tuyên bố từ chức đúng 1 năm sau vì lý do sức khỏe. Điều này đã để lại một khoảng trống lớn trên chính trường Nhật, với 5 vị thủ tướng trong 5 năm tiếp theo. Giới chuyên gia đánh giá, đó là giai đoạn hết sức khó khăn cho nước Nhật, khi rơi vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Sự trở lại của nhà lãnh đạo quyết đoán

Sau khi hồi phục sức khỏe, ông Abe bắt đầu trở lại con đường chính trị, vượt qua cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru để trở thành Chủ tịch LDP lần thứ hai. Tháng 12/2012, sau chiến thắng áp đảo của LDP trong cuộc tổng tuyển cử, ông trở thành Thủ tướng đầu tiên tái nhiệm kể từ Yoshida Shigeru năm 1948.

Kế hoạch phục hưng nền kinh tế Nhật Bản của ông – được gọi là “Abenomics” – đã làm bật dậy nền kinh tế già cỗi của Nhật Bản. Ảnh: Foreign Affairs

Theo Wall Street Journal, cựu Thủ tướng Shinzo Abe được đánh giá là người đã định hình lại nước Nhật thời hiện đại, bao gồm phục hưng nền kinh tế Nhật từ tình trạng trì trệ những năm 1990. Kế hoạch phục hưng nền kinh tế Nhật Bản của ông – được gọi là “Abenomics” – đã làm bật dậy nền kinh tế già cỗi của Nhật Bản.

Đó là sự kết hợp giữa nới lỏng định lượng, kích thích tài khóa thông qua chi tiêu chính phủ và cải cách cơ cấu kinh tế. Chưa kể, ông đưa ra nhiều cải cách xã hội quan trọng như  trao quyền cho phụ nữ đồng thời tăng trợ cấp nghỉ phép, cải thiện tính minh bạch về giới, cải cách lao động đã dẫn đến sự tham gia kỷ lục của lao động nữ (tăng tới 71% trong 5 năm) tạo nên động lực mới cho xã hội Nhật Bản đang bước sang giai đoạn già hóa. Cứ 2 năm/lần, ông lại tổ chức các cuộc cải tổ nội các để làm mới chính quyền của mình, giúp xóa nhòa hình ảnh về một nước Nhật già cỗi, bảo thủ.

Di sản đối ngoại đáng nể

Không chỉ gây dấu ấn trong chính sách đối nội, ông Shinzo Abe còn là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn ngoại giao chiến lược. Với 4 nhiệm kì kéo dài gần 10 năm, ông là vị thủ tướng có nhiều chuyến công du nhất trong lịch sử Nhật Bản. 

Thậm chí, ngay cả trong nhiệm kỳ đầu tiên ngắn ngủi, ông cũng có những bước đi cải thiện mối quan hệ với hai nước láng giềng có nhiều mâu thuẫn lịch sử là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Thử tướng Shinzo Abe hội đàm cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để phát triển mối quan hệ giữa hai quốc gia. Ảnh: AP

Chẳng hạn, trong chuyến công du đầu tiên sau khi nhậm chức tháng 9/2006, ông Abe đã chủ động tới Bắc Kinh gặp Chủ tịch Trung Quốc khi đó là ông Hồ Cẩm Đào. Lần gặp gỡ này với tiêu chí “mối quan hệ hai nước không nên dựa trên cảm xúc” đã giúp hai nền kinh tế hàng đầu châu Á xích lại gần nhau. 

Năm 2018, lần đầu tiên sau 7 năm, Shinzo Abe lại có chuyến thăm tới Bắc Kinh. Tại đây ông hội đàm cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để phát triển mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Đối với Hàn Quốc, tuy có lúc căng thẳng do vấn đề Triều Tiên hay những bất đồng về lịch sử, ông Abe vẫn luôn giữ vững mối quan hệ này, giúp cho nước Nhật vẫn giữ được đồng  minh quan trọng ngay bên cạnh.

Ngoài ra, cựu Thủ tướng Nhật Bản cũng lường trước những thách thức có thể xảy ra khi Trung Quốc lớn mạnh. Từ năm 2007, ông Abe đã chủ động nâng cấp quan hệ với Ấn Độ và thiết lập mối quan hệ thân thiết với Úc, những nước lớn trong khu vực.

Tổng thống Trump, Thủ tướng Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hội nghị G20 ở Nhật vào năm 2019. Ảnh: CNN

Một trong những dấu ấn chính trị lớn mà ông Shinzo Abe để lại là nỗ lực nhằm định hình liên minh “tứ giác kim cương” với Ấn Độ, Úc và Mỹ. Khái niệm Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) được ông Abe nhắc đến từ năm 2006, sau đó được đẩy mạnh sau khi ông đắc cử lần 2.

Theo chuyên san The Diplomat, đây là chiến lược nhằm sắp xếp lại bàn cờ địa chính trị, bảo vệ hoạt động hàng hải trải dài từ Ấn Độ Dương đến tây Thái Bình Dương. Chưa kể, Indo-Pacific còn giảm ảnh hưởng của Trung Quốc, phù hợp với lợi ích và định hướng chiến lược của cả 4 bên.

Bên cạnh đó, cựu Thủ tướng Abe còn là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hồi sinh của Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). PGS Stephen Robert Nagy, ĐH Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản nhận định: “… Với chính trường quốc tế, ông là một nhà lãnh đạo lão luyện trong việc ứng xử và đối phó với các lãnh đạo khó tính và nhiều quyền lực như ông Donald Trump – Tổng thống Mỹ, Vladimir Putin – Tổng thống Nga, ông Tập Cận Bình – Chủ tịch nước Trung Quốc.

Ông Shinzo là một nhà lãnh đạo lão luyện trong việc ứng xử và đối phó với các lãnh đạo

Thủ tướng Abe ‘xoay trục’ hiệu quả khi Mỹ rút khỏi TPP rồi cùng lèo lái để xây dựng nên CPTPP, rồi đạt nhiều hiệp ước kinh tế đa phương. Trong số các thủ tướng Nhật Bản từ sau Thế chiến 2 đến nay, ông là người có chính sách đối ngoại hiệu quả nhất…”

Dấu ấn sâu đậm trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản

Từ lần đầu tiên trở thành Thủ tướng, ông Shinzo Abe đã sớm nhận ra tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam. Khi đó, hai bên đã nhất trí đưa ra Tuyên bố chung “Hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược” trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đến năm 2014, 1 năm sau khi ông Abe tái đắc cử thủ tướng, hai nước bên đã thiết lập khuôn khổ “Đối tác chiến lược sâu rộng” khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Nhật.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Abe Shinzo dạo phố cổ Hội An trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng. Ảnh: TTXVN

Dưới thời ông Abe, Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng nhất với Việt Nam. Đây là nước tài trợ vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA) lớn nhất của Việt Nam, là nhà đầu tư có tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều thứ hai tại Việt Nam (lũy kế), là đối tác du lịch thứ ba của Việt Nam, và là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam và Nhật Bản thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong chương trình nghị sự ở Liên Hiệp Quốc, ASEAN, hợp tác sông Mekong… Ngoài ra, Nhật Bản cũng hỗ trợ Việt Nam tích cực và hiệu quả, như hỗ trợ lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam, mà gần nhất là việc xúc tiến dự án giao 6 tàu tuần tra cho Hà Nội.

Ông Abe cười rất tươi khi mặc áo dài chuẩn bị chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2006 ở Hà Nội. Ảnh: REUTERS

Trong thảm họa sóng thần và động đất năm 2011 tại Nhật Bản, người Việt Nam không ngần ngại quyên góp tiền và hiện vật giúp Nhật vượt qua thảm họa. Đáp lại, trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, chính quyền của Thủ tướng Abe đã hỗ trợ tài chính cho các thực tập sinh Việt Nam gặp khó khăn, bị kẹt lại ở nước này. Họ cũng hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế, cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ theo nhu cầu của Việt Nam.

Từ chức vì lý do sức khỏe

Tháng 8/2020, ông Shinzo Abe xác nhận thông tin rằng mình sẽ từ chức Thủ tướng Nhật Bản vì lý do sức khỏe. Nguyên nhân là vì chứng bệnh viêm loét đại tràng kinh niên tái phát. Trong một cuộc họp báo được Đài Truyền hình NHK phát sóng trực tiếp, ông đã phát biểu: “Tôi đã phải vật lộn với chứng bệnh của mình và cần phải được điều trị. Sức khỏe không tốt không nên gây ảnh hưởng tới các quyết định chính trị…

Tháng 8/2020, ông Shinzo Abe xác nhận thông tin rằng mình sẽ từ chức Thủ tướng Nhật Bản vì lý do sức khỏe.

Tôi không tự tin đáp lại lòng tin của người dân một khi đang phải đối phó với chứng bệnh của mình cùng quá trình điều trị, và sức khỏe của tôi hiện không tốt… Tôi gửi lời xin lỗi từ sâu thẳm trong tim vì dù nhận được sự ủng hộ của người dân Nhật, tôi vẫn phải rời khỏi vị trí này trong khi nhiệm kỳ của tôi vẫn còn một năm nữa, ngay trong bối cảnh virus corona”.

Ông là Thủ tướng tại nhiệm lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, tổng cộng 7 năm 265 ngày. Thủ tướng kế nhiệm ông là ông Suga Yoshihide – Chủ tịch LDP.

Bất ngờ bị bắn khi đang phát biểu

Ông Abe phát biểu trước đám đông ngay trước khi bị tấn công. Ảnh: Asahi

Theo nguồn tin từ NHK, ông Shinzo Abe bất ngờ bị bắn vào ngực khi đang phát biểu tại trên đường phố thành phố Nara, tỉnh Nara, Nhật Bản. Khi đó, ông đang phát biểu để vận động cho đảng trước cuộc bầu cử thượng viện, có khoảng 30 người đang có mặt.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno thông báo: “Cựu thủ tướng Abe bị bắn ở Nara vào khoảng 11h30 (9h30 giờ Hà Nội). Một người đàn ông, nghi là tay súng, đã bị bắt. Hiện chưa rõ tình trạng của cựu thủ tướng”.

Cựu Thủ tướng ngã quỵ và chảy máu sau khi bị tấn công. Ảnh: Asahi

Các phóng viên tại hiện trường khẳng định họ đã nghe thấy 2 âm thanh giống tiếng súng. Một số nguồn tin cho biết cựu thủ tướng đã bị thương, chảy máu sau khi trúng đạn vào ngực và được đưa lên trực thăng tới bệnh viện gần đó. Đài NHK thông tin: “Một sở cứu hỏa địa phương cho biết cựu thủ tướng Abe dường như đang trong tình trạng ngừng tim”. Đây là  thuật ngữ được sử dụng ở Nhật Bản để chỉ người có nguy cơ tử vong trước khi bác sĩ xác nhận.

LDP và cảnh sát địa phương chưa lên tiếng về vụ việc. Hiện chưa rõ tình trạng của ông Shinzo Abe ra sao.

Tổng hợp theo CAND, Đại đoàn kết, Zing, Thanh Niên, VnExpress

Xem thêm: “Warren Buffett Nhật Bản” Wahei Takeda hé lộ bí mật số 1 giúp ta thành công và hạnh phúc

Thế giới bản tin | Vina Aspire News

Nguồn : https://songdep.com.vn/348-nhung-dong-gop-cua-cuu-thu-tuong-shinzo-abe-khi-con-duong-nhiem-d14588.html

Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ