Theo nghiên cứu khoa học: Thói công kích người khác khiến cuộc đời bạn sụp đổ nhanh nhất, đáng buồn quá nhiều người mắc phải
Rất nhiều người cho rằng bản thân mình không biết giao tiếp, quan hệ xã giao không tốt, nghĩ rằng nguyên nhân là vì bản thân mình chưa đủ xuất sắc. Thật ra đấy chỉ là nguyên nhân bên ngoài, còn nguyên nhân cốt yếu bên trong xuất phát từ việc trong hầu hết các tình huống xã giao, chúng ta đều không biết cách kết nối với người khác.
Giao tiếp là một bộ môn nghệ thuật. Không phải bạn muốn nói cái gì thì nói cái đó, muốn thể hiện cảm xúc gì liền thể hiện cảm xúc đó. Trong quá trình nói chuyện, rất nhiều người tự cho bản thân đang tiến hành giao tiếp với người khác, nhưng thực tế là họ đang tiến hành “công kích” người khác! Nếu để ý kĩ, bạn có thể nhận ra những cuộc tán gẫu vui vẻ và sôi nổi hiện nay đến từ việc châm biếm một cá nhân nào đó. Đây cũng chính là con dao 2 lưỡi, bởi nếu bạn không khéo léo, bạn rất có thể làm mất lòng người khác và khó xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp.
Rất nhiều người biến giao tiếp thành vỏ bọc cho sự công kích. Khi bạn nói với một người khác rằng: “Bạn nói như vậy là đang nói xấu tôi”, nghe thì có vẻ có chút kỳ cục, nhưng nếu cẩn thận suy nghĩ kỹ, điều này cũng không hẳn là sai.
Theo quan điểm của nhà phân tích tâm lý học Sigmund Freud, tính công kích của con người xuất hiện ở khắp mọi nơi. Trong quá trình trị liệu cho những người gặp trở ngại giao tiếp, có một nửa thời gian được dành để nghiên cứu về tính chất của sự công kích cùng với các biểu hiện của chúng. Việc làm này nhằm hỗ trợ các bệnh nhân xử lý tính công kích đang bị đè nén trong bản thân mình, hoặc giúp họ đối phó với những công kích từ bên ngoài mà chưa được giải quyết.
Sau đây, chúng ta sẽ xem xét về một ví dụ:
Hôn nhân của Trang gần đây xuất hiện một vài vấn đề. Mối quan hệ vợ chồng căng thẳng khiến cô cảm thấy vô cùng phiền muộn. Khi được tôi tư vấn tâm lý, cô ấy nói rằng, chồng cô kiên quyết muốn ly hôn với cô. Mặc dù cô biết chồng mình rất yêu cô ấy, nhưng không hiểu tại sao gần đây cô cảm thấy mình không thể hiểu nổi người chồng của mình. Trong nhiều việc, anh thể hiện mình là một người đàn ông vô trách nhiệm.
Thông qua tìm hiểu, tôi biết rằng bọn họ đã kết hôn với nhau được năm năm, có với nhau hai người con trai. Trong mắt người khác, bọn họ là một gia đình kiểu mẫu. Nhưng chỉ có người trong cuộc mới hiểu những vấn đề gặp phải trong mối quan hệ này. Cô ấy thật sự không muốn ly hôn, nhưng chồng cô chỉ cho cô hai sự lựa chọn: “Thuận tình ly hôn, hoặc đơn phương ly hôn.”
Trên đây, chúng ta cũng đã nói qua rằng, mối quan hệ không tốt chỉ là biểu hiện bên ngoài, phải đi sâu tìm hiểu mới có thể biết được nguyên nhân gốc rễ. Sau vài lần tâm sự với cô ấy tôi mới biết, tính cách của cô rất nóng nảy, hở ra là tức giận. Chuyện tuy nhỏ, nhưng cô ấy có thể làm ầm lên thành chuyện lớn. Chồng cô đã không thể chịu nổi điều này nữa và có những góp ý nhất định, nhưng cô lại cho rằng bản thân chưa từng công kích anh ấy. Cô nghĩ rằng việc đòi ly hôn của chồng chính là hành vi vô trách nhiệm, điều này càng khiến chồng cô thêm quyết tâm ly hôn với cô.
Trong tâm lý học, công kích không đơn thuần chỉ là một lời nói, một hành vi mà bạn có thể nhận biết được, ví dụ như tôi đánh bạn, hành hạ bạn, mắng chửi bạn…, công kích có thể xuất hiện một cách tự nhiên đến mức bạn không thể nhận biết. Trong mối quan hệ giữa người với người, ngôn ngữ có ở khắp mọi nơi, vậy nên công kích tiềm tàng trong mọi cuộc nói chuyện giữa người với người.
“Cậu phải . . . Ít nhất cậu phải. . . “
Khi một người A nói với một người B rằng cậu phải làm như thế này, phải làm như thế kia, tức là A đang giới hạn quyền lựa chọn của người B.
“Phải” là một cách nói rất thông thường, không phải trong tất cả mọi trường hợp nó đều mang tính công kích. Nhưng trong một vài tình huống đặc thù nào đó, nó sẽ khiến người nghe có cảm giác bị công kích. Công kích không chỉ dành cho người khác, mà còn có thể dành cho chính bản thân mình. Những suy nghĩ tiêu cực là một trong những cách ta tự công kích bản thân và là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh về tâm lý.
Với vai trò là bác sĩ tư vấn, tôi gặp rất nhiều người có vấn đề về tâm lý và có những niềm tin phải nói là hão huyền, tự làm khó cho bản thân. Họ cảm thấy mình phải bằng mọi giá phải đạt được kết quả mà mình mong muốn, hoặc người khác có nghĩa vụ phải phải làm đúng theo những yêu cầu mình đặt ra.
Ví dụ tôi rất muốn làm thế này, nhưng bạn lại vẫn cứ cố chấp nói với tôi rằng, tôi không nên làm thế này, mà tôi phải làm thế kia. Bạn không nghĩ đến cảm nhận của tôi, không đứng ở vị trí của tôi mà suy ngẫm xem lựa chọn của tôi có ý nghĩa gì đối với tôi, bạn chỉ nói rằng, tôi “cần phải” làm gì đó. Mà từ “cần phải” này, thật ra chính là điểm nhìn từ lập trường của bạn. Như vậy lúc bạn nói “cần phải”, bạn đang áp đặt tư tưởng và quan điểm của bạn lên tôi. Hơn nữa, khi những điều “cần phải” bạn dành cho tôi cứ lặp đi lặp lại, bạn càng củng cố niềm tin của mình, và mặc nhiên cho rằng những điều tôi nói là vô lý.
Nếu một người lúc nói chuyện thích nói “cần phải”, cách biểu đạt của người này đã thể hiện ra rằng họ là kiểu người cố chấp và thích kiểm soát. Kiểu cố chấp và thích kiểm soát này, trên thực tế, chính đang nằm trên ranh giới của sự công kích cá nhân, cho dù khoác lên vỏ bọc đạo đức, đạo lý, chính nghĩa thì cũng vậy.
Vậy nên, trong quá trình giao tiếp với người khác, phải cố gắng ít dùng từ “cần phải”, để tránh vô tình khiến người khác có cảm giác bạn đang công kích họ.
Thegioibantin.com | Vina Aspire News