Trên thế gian chỉ có 4 kiểu người, cựu đặc vụ FBI tiết lộ “nguyên tắc bạch kim” giúp giành được lòng tin của bất cứ ai

0

Hãy thôi đánh đồng mọi người đi và nhớ rằng không phải ai cũng giống hệt như bạn.

Trong suốt quá trình làm việc cho FBI, đôi khi Robin Dreeke đã quên lãng “nguyên tắc vàng” từ một câu ngạn ngữ cổ nói rằng bạn nên đối xử với người khác như cách bạn muốn họ đối xử với bạn.

Ông thay thế nó bằng hướng dẫn khác, hướng dẫn này từ tác giả, diễn giả Tony Alessandra, được gọi là “nguyên tắc bạch kim”: Đối xử với mọi người theo cách họ muốn được đối xử. Nói về những điều quan trọng với họ, theo cách họ dễ dàng hiểu được và họ sẽ có xu hướng cung cấp cho bạn thông tin bạn muốn.

Dreeke tốt nghiệp Học viện Hải quân, là một cựu lính thủy, từng là người chịu trách nhiệm cho chương trình phân tích hành vi của chính phủ liên bang, và hiện là một đặc vụ FBI. Gần đây ông đã cùng Cameron Stauth đồng sáng tác “The Code of Trust”.

Trong sách, Dreeke và Stauth chia sẻ về hệ thống mà Dreek đã phát triển để thực hiện nguyên tắc bạch kim hiệu quả nhất: Tóm tắt dữ liệu kiểu truyền thông.

Hệ thống gói gọn gồm 4 kiểu giao tiếp. Nhiệm vụ của bạn là tìm ra bạn đang trò chuyện cùng kiểu người thế nào, và lợi dụng hiểu biết đó để dẫn dắt cuộc đối thoại. Bốn kiểu đó là:

1. Trực tiếp, định hướng công việc

2. Trực tiếp, định hướng con người

3. Gián tiếp, định hướng công việc

4. Gián tiếp, định hướng con người

Khi ông đến thăm văn phòng Business Insider vào tháng 8, Dreeke đã nói rằng sẽ rất có ích nếu tìm ra ai đó là kiểu định hướng con người hay công việc.

Nếu ai đó thiên về định hướng con người hơn, “họ lợi dụng sự cá nhân hóa, sử dụng nhiều đại từ, nhiều câu chuyện và giai thoại cá nhân hơn. Nếu bạn muốn có một cuộc đối thoại và thu hút ai đó, hãy lợi dụng những thứ trên.”

Mặt khác, Dreeke nói, người định hướng công việc hơn sẽ “quan tâm đến quá trình, các thủ tục, và cách làm việc gì đó, hơn là làm với ai.”

Bước thứ hai là đánh giá xem người đó là kiểu người giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp.

Cũng theo cuốn sách thì người giao tiếp trực tiếp nghĩ gì nói nấy: “Những người thẳng thắn thích trao đổi bằng lời nói, có xu hướng cởi mở với suy nghĩ của người khác, và thấy bản thân thực sự có lợi nếu ai đó thay đổi suy nghĩ của họ về thứ gì đó.”

Người giao tiếp gián tiếp nói chung thường nghĩ kỹ trước khi nói: “Họ thực lòng tin rằng họ sẽ được bạn tôn trọng nếu cân nhắc lựa chọn ngôn từ kỹ càng, mà không làm lãng phí thời gian cho những đối thoại vô nghĩa, không có kết quả.”

Dreeke và Stauth nhanh chóng lưu ý rằng phong cách giao tiếp của một cá nhân có thể thay đổi – và trên thực tế, “gắn liền với một phong cách duy nhất sẽ làm giảm khả năng lan truyền niềm tin của bạn.”

Cứ cho là bạn nghĩ sếp của mình là một người giao tiếp trực tiếp theo kiểu định hướng công việc. Gửi cho sếp bản phác thảo các bước để hoàn thành dự án của bạn có thể là một việc khôn ngoan – và bạn sẽ không bị xúc phạm khi họ kéo bạn vào cuộc tranh luận liệu tiến trình này có là tốt nhất không.

Nếu sếp của bạn là một người giao tiếp gián tiếp định hướng con người, bạn có thể muốn giải thích cho họ lý do bạn thực sự chìm đắm vào dự án gần đây của mình – và lắng nghe thật kỹ không sót chữ nào những phản hồi của họ.

Hãy thôi đánh đồng mọi người đi và nhớ rằng không phải ai cũng giống hệt như bạn. Nếu bạn muốn khuyến khích mọi người trở nên giống bạn và tin tưởng bạn, tốt nhất là nên trò chuyện với họ bằng ngôn ngữ của họ.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: cafebiz.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ