Chết với muôn kiểu hút thuốc lá

0

Chẳng phải ngẫu nhiên khi ngày 31.5 hàng năm được tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn là Ngày thế giới không thuốc lá, vì có hơn 7 triệu người chết mỗi năm do tệ nghiện hút này. Sự thật như thế, nhưng thuốc lá vẫn được đốt khắp nơi, giết chết người hút lẫn không hút.

Bệnh nhân phẫu thuật điều trị tại khoa lồng ngực mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM thuộc nhiều bệnh khác nhau, trong đó có ung thư phổi.


Trẻ em cần được sống trong một môi trường trong lành, không ô nhiễm không khí.

Khoa quá tải nên những giường bệnh được kê sát nhau đến mức không thể sát hơn nữa. Một ngày sau khi được chuyển từ phòng hồi sức lên trại sau mổ cắt một phần phổi vì ung thư, bà T., 62 tuổi, đến từ Vũng Tàu, chốc chốc than đau vết mổ. Đầu năm nay, sau khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ phát hiện bà bị ung thư phổi, dù khi đó bà vẫn thấy khỏe mạnh.

Hút thuốc thụ động

Bà nói: “Bác sĩ hỏi tôi có hút thuốc không. Tôi nói không nhưng chồng tôi thì có. Ông ấy hút 20 năm, mỗi ngày hút gần một gói trước khi bỏ thuốc cách đây vài năm. Nghe thế, bác sĩ nói ngay chứng ung thư phổi của tôi nhiều khả năng do hút thuốc thụ động (second-hand smoking), tức hít khói thuốc lá chồng tôi hút. Tôi không nghĩ nguyên nhân gây ra bệnh của mình lại như thế”.

Từ ngày bị ung thư phổi, bà T. trang bị cho mình nhiều kiến thức bệnh tật, chứ trước đó không mấy quan tâm đến tác hại của thuốc lá chứ đừng nói đến hút thuốc thụ động. Cũng không lạ, vì khảo sát của một nhóm sinh viên khoa Kinh tế – ĐH Quốc gia TP.HCM vào năm 2010 cho thấy 43% người hút thuốc cũng không hề biết tác hại của thuốc lá. Người ta cứ hút thuốc lá vô tư và một ngày đẹp trời nào đó trở thành nạn nhân của nó. Oái oăm thay, người hút chết vì thuốc lá đã đành, người không hút cũng chết. Họ chết vì hít khói thuốc lá, điều mà người ta gọi là hút thuốc thụ động.

Báo cáo của WHO cho thấy mỗi năm thế giới có hơn 600.000 ca tử vong, trong đó có 165.000 trẻ em, vì hút thuốc thụ động. Phần lớn những cái chết này do nhồi máu cơ tim, sau đó do nhiễm trùng hô hấp dưới, hen suyễn và ung thư phổi. Đáng lưu ý hai đối tượng bị thiệt thòi nhiều nhất của thuốc lá lại là nữ giới và trẻ em, 47% nữ và 28% trẻ em tử vong so với 26% nam.

Theo tổ chức Nghiên cứu ung thư Anh quốc (Cancer Research UK), khói thuốc có hai dòng, dòng khói chính (mainstream smoke) và dòng khói phụ (sidestream smoke). Dòng khói chính do người hút thuốc hít vào và thải ra qua gốc điếu thuốc. Dòng khói phụ là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy tỏa vào không khí. Người hút thuốc thụ động hít cả hai dòng khói. Tuy nhiên, dòng khói phụ lại gây độc gấp bốn lần dòng khói chính dù người ta hít nó ở dạng bị pha loãng nhiều hơn. Lý do vì dòng khói phụ chứa nhiều độc chất và chất sinh ung thư trong thuốc lá, ít nhất khí carbon monoxide gấp ba lần, các nitrosamine gấp 10 – 30 lần và ammonia gấp 15 – 300 lần.

Hút thuốc cận thụ động

Tám giờ tối ngày 13.5, trước cửa phòng cấp cứu bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM, nhiều người đứng, ngồi lố nhố chờ tin người thân đang được cấp cứu bên trong. Chờ đợi căng thẳng, một người đàn ông mang thuốc lá ra hút dù cách đó vài mét là tấm bảng cấm hút thuốc trong bệnh viện.

Không chịu được khói thuốc, một phụ nữ lớn tuổi cằn nhằn: “Hút cho cố rồi mình và vợ con đi bệnh viện cấp cứu”. Người đàn ông nói lại: “Tôi hút mấy chục năm nay rồi, tôi và gia đình vẫn khỏe re mà (!?)”. BS Nguyễn Xuân Bích Huyên, nguyên trưởng khoa hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, có lần nói: “Người Việt có câu “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, chẳng ai tin vào tác hại của thuốc lá vì nó diễn tiến rất chậm”. Đáng lo là trong khi hút thuốc chủ động và thụ động chưa được quan tâm thì giờ đây y học còn nói đến một tác hại khác, hút thuốc cận thụ động (third-hand smoking). Trong một hội thảo về phòng chống ung thư vừa qua, TS Phan Minh Liêm, trung tâm Nghiên cứu ung thư MD Anderson (Hoa Kỳ), cho biết trong những nguyên nhân gây ung thư liên quan đến lối sống, thuốc lá đứng hàng đầu.

Ông nói: “Hút thuốc thụ động ai cũng biết, nhưng hút thuốc cận thụ động chưa được ai quan tâm. Thí dụ đồng nghiệp chúng ta thèm thuốc lá và bước ra khỏi phòng làm việc để hút thuốc. Hút xong, họ quay lại công việc, cả họ và chúng ta nghĩ như thế là an toàn. Nhưng không phải như thế. Khi hút thuốc, khói thuốc bám vào quần áo, và khi bước vào phòng kín có máy lạnh, các độc chất sẽ khuếch tán ra môi trường và gây độc”.

Nghiên cứu cho thấy những độc chất có nguy cơ gây hại cho người hút thuốc cận thụ động là hydrocyanic acid – sử dụng để chế vũ khí hóa học, toluene – dùng chế tạo sơn, arsenic, chì, carbon monoxide, và cả polonium-210 – chất sinh ung thư cực mạnh. Một số nghiên cứu đã đánh giá hút thuốc cận thụ động có thể ảnh hưởng lên khả năng đọc của trẻ em, làm tăng nguy cơ ung thư phổi của chúng lên 25%.

TS Liêm nói: “Ai có bạn đời hoặc người sống chung trong nhà hút thuốc thì bằng mọi giá phải nói họ bỏ thuốc lá”.

Có thể bạn chưa biết

– Hơn 4.000 hóa chất được nhận diện trong khói thuốc lá, trong đó ít nhất 250 chất gây hại và hơn 50 chất gây ung thư.

– Một số nghiên cứu cho thấy không khí trong những phòng kín cho phép hút thuốc có mức độ ô nhiễm cao hơn khu vực có mật độ giao thông cao, gara xe hơi đóng kín và đám cháy lớn.

– Độc chất trong thuốc lá tồn tại nhiều tuần, nhiều tháng trong phòng kín sau khi người hút bỏ đi, ngay cả khi mở cửa và dùng máy lọc không khí. Độc chất lâu ngày sẽ tích tụvà bám vào các bề mặt trong phòng hoặc vật dụng của người hút, rồi nhả ra ngoài không khí tạo ra tình trạng hút thuốc cận thụ động.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: baomoi.com

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ