Bảo đao “danh bất hư truyền” nặng 25kg của vua Mạc Thái Tổ được bảo vệ ngày đêm

0 612

Vật thái bảo dài 2,55m, trong đó lưỡi đao dài 0,95m, cán làm bằng sắt rỗng vừa được công nhận bảo vật quốc gia đầu năm nay.

Thanh long đao được lưu giữ tại khu di tích tưởng niệm Vương triều Mạc (xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng).
Mở cửa hậu cung nhà Thái miếu, ông Ngô Minh Khiêm, Trưởng Ban quản lý Khu tưởng niệm Vương triều Mạc cho biết, thanh long đao được bảo vệ ngày đêm, chỉ những ngày quan trọng mới mở cửa cho nhân dân vào.
Cũng theo ông Khiêm, thanh long đao được gọi là Định Nam đao của vua Mạc Đăng Dung làm bằng sắt, bị han gỉ nham nhở, đặt trong tủ kính ngay dưới ngai thờ vị vua dựng lên triều Mạc.
Vật thái bảo này nặng 25,6kg, dài 2,55m, trong đó lưỡi đao dài 0,95m, cán làm bằng sắt rỗng. Dọc sống đao có nhiều nét hoa văn rất lạ, đến nay vẫn chưa lý giải được.
Trải qua hàng trăm năm, thanh long đao đã bị han gỉ và sứt mẻ song vẫn giữ được hình dáng khá nguyên vẹn.

Một hình đầu rồng bằng đồng thau che kín phần cuối lưỡi đao tiếp vào cán đao thay thế cho khâu đao. Chỗ hình đầu rồng có “cá” chốt chặt lưỡi đao vào cán đao.
Sống đao chỗ dày nhất 1,3cm.
Một số chuyên gia về binh khí cổ ở Việt Nam cho rằng, thanh long đao lúc ban đầu có thể cân nặng hơn 30kg.
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ ở Việt Nam khẳng định, đây là một trong hai thanh long đao của quân vương ở châu Á còn tồn tại đến nay, cùng với thanh long đao của Tống Thái Tổ (Triệu Khuông Dẫn), vị vua sáng lập ra nhà Bắc Tống (Trung Quốc).

[box type=”shadow” align=”aligncenter” ]Theo nhiều tài liệu, thanh long đao này được cho là vũ khí của Mạc Thái Tổ – Mạc Đăng Dung (1483 – 1541). Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kim Môn, trấn Hải Dương, nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng. Tương truyền, thanh long đao từng giúp Mạc Đăng Dung đoạt chức vô địch trong cuộc thi tuyển dũng sĩ tại Giảng võ đường ở Thăng Long thời Lê sơ. Ông đã trúng Đô lực sĩ xuất thân (Võ Trạng nguyên) và được xung quân túc vệ. Thời còn là tướng dưới triều Lê sơ, Mạc Đăng Dung đã sử dụng thanh long đao này để xông pha trận mạc và thắng lớn trong nhiều trận dẹp quân phản loạn. Khi người băng hà, thanh long đao được thờ ở thái miếu Thăng Long, sau đó được rước về lăng miếu Cổ Trai. Thông tin với báo chí, Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, Uỷ viên Hội đồng di sản quốc gia, nhận định, thanh long đao là hiện vật cổ, độc bản, có hình thức độc đáo, trang trí tỉ mỉ, tinh tế. Thanh long đao có giá trị biểu tượng bởi gắn liền với dòng họ Mạc và truyền thuyết về vua Mạc Đăng Dung – người gây dựng nên vương triều, tạo ra được nhiều thành quả cho đất nước, có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Một số nhà nghiên cứu phân tích, vũ khí này mang ý nghĩa biểu tượng sức mạnh, vương quyền của một triều đại hơn là thanh đao chiến trận thực sự, vì chiều dài và cân nặng của thanh long đao ít có khả năng được dùng làm vũ khí trong thời phong kiến vì nặng tới hơn 25kg. Còn ông Ngô Đăng Lợi – nguyên chủ tịch Hội khoa học lịch sử Hải Phòng, cho rằng, “Mạc Thái Tổ có sức khỏe hơn người, giỏi võ nghệ và sử dụng binh khí này đánh trận trên lưng ngựa”.[/box]

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn: 24h.com.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ