Bận rộn nhưng bạn vẫn có thể đọc 120 cuốn sách mỗi năm với phương pháp ai ai cũng có thể áp dụng
Dù thời gian biểu hàng ngày có vẻ kín nhưng vẫn luôn có những khoảng nhỏ thường bị bỏ phí. Vài phút nhàn rỗi giữa các công việc hay cuộc họp đủ để đọc sách.
Năm ngoái, tôi đã đọc được 120 cuốn sách. Khi có người hỏi làm cách nào tôi đọc được nhiều sách như vậy, họ thường mong được hướng dẫn một kỹ thuật đọc nhanh nào đó, để họ có thể đọc được nhiều sách trong một thời gian ngắn.
Bí mật giúp tôi đọc được nhiều sách hơn cho bạn. Đó là…
Ta cần dành nhiều thời gian hơn để đọc sách.
Tôi dành rất nhiều thời gian để đọc vì đó là một phần công việc của tôi. Để chuẩn bị cho chương trình radio của mình, tôi sẽ đọc trước sách của các khách mời. Khi viết báo, tôi sẽ đọc sách để nghiên cứu. Đọc đơn giản là một phần tất yếu trong công việc của tôi. Tuy vậy, ngoài sổ sách tôi đã đọc để viết bài, tôi còn đọc từ 2 đến 3 cuốn sách trong mỗi tháng để giải trí, tức là hơn 20 cuốn sách không liên quan đến công việc trong 12 tháng. Đó là một con số mà tôi cho là hầu hết mọi người, dù có thời gian biểu bận rộn đến thế nào, vẫn có thể đạt được trong một năm.
Vậy làm cách nào để tìm được đủ thời gian để đọc nhiều sách hơn:
– Đưa việc đọc sách vào thời gian biểu. Trên thực tế, bạn không thể tìm thời gian mà phải dành thời gian để đọc sách. Cách tốt nhất để dành thời gian làm việc nào đó là đưa chúng vào thời gian biểu mỗi ngày. Bạn không cần bỏ ra cả tiếng đồng hồ để đọc sách. Hãy dành 30 phút buổi sáng và 30 phút buổi tối để đọc. Thậm chí, nếu 30 phút vẫn có vẻ dài thì chỉ cần 20 phút một lần thôi. Bạn sẽ kinh ngạc với số sách mình đọc trong một tháng chỉ bằng cách này.
– Tận dụng thời gian nhàn rỗi. Dù thời gian biểu hàng ngày có vẻ kín nhưng vẫn luôn có những khoảng nhỏ thường bị bỏ phí. Vài phút nhàn rỗi giữa các công việc hay cuộc họp đủ để đọc sách. Bạn đang đứng xếp hàng ở bưu điện? Hãy đọc sách. Ngồi chờ đến lượt vào gặp nha sĩ? Hãy đọc sách. Đang chờ bạn? Hãy đọc sách. Chờ đón con tan học về? Hãy đọc sách.
– Tránh đọc sách trên điện thoại. Việc đọc sách trên điện thoại, bạn rất dễ phân tâm. Bạn sẽ đọc trong 5 phút, rồi ngứa ngáy muốn kiểm tra email hay Facebook. Bạn sẽ kiểm tra nhanh các ứng dụng khác và sau đó quay lại đọc tiếp. Năm phút sau bạn lại làm vậy. Vì thế, bạn sẽ không bao giờ tập trung đọc được sách trên điện thoại cả.
Hơn thế, các nghiên cứu cho thấy khi ta đọc sách giấy, khả năng đọc hiểu của ta sẽ cao hơn so với khi ta đọc sách trên các thiết bị số. Nguyên nhân có thể đơn giản là vì bạn sẽ tập trung hơn. Khi dùng sách giấy, bạn cũng dễ đánh dấu và ghi chú hơn so với dùng thiết bị số.
Dù cố ưu tiên việc đọc sách giấy, sách điện tử vẫn có chỗ trong thời gian biểu đọc sách của tôi. Tôi dùng ứng dụng Kindle để đọc khi tôi rảnh rỗi được vài phút mà thôi. Những khoảng thời gian nhàn rỗi đó thường kéo dài từ 5 đến 15 phút, hoặc đến lúc tôi bắt đầu phân tâm và muốn xem một ứng dụng khác trên điện thoại.
– Tận dụng thời gian di chuyển. Nếu bạn đi làm bằng tàu điện ngầm hoặc xe buýt, hãy dùng thời gian đó để đọc. Việc tận dụng thời gian đi lại đó để giúp bạn đọc xong vài cuốn sách. Bạn cũng có thể đọc sách khi trên máy bay. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mình có thể đọc nhiều đến mức nào trong một chuyến bay dài 2 tiếng khi không bị Internet làm phân tâm.
– Có chiến lược đọc nhanh. Các khóa dạy đọc nhanh sẽ cam đoan với bạn rằng bạn sẽ có khả năng đọc hiểu tuyệt vời với tốc độ 1 triệu từ/phút. Không có chuyện đó đâu. Đúng là nếu luyện tập thật nhiều, ta sẽ có thể tăng tốc độ đọc mà vẫn duy trì khả năng đọc hiểu. Tuy vậy, vẫn sẽ không tránh khỏi bỏ sót thông tin khi đọc quá nhanh.
Có một số loại sách phù hợp cho việc đọc nhanh. Cụ thể là sách kinh doanh và sách phát triển bản thân. Các loại sách này có hình thức trình bày giúp dễ đọc lướt: nhiều tiêu đề, câu đầu in đậm, các gạch đầu dòng được sử dụng rất nhiều. Bạn có thể đọc lướt khá nhanh loại sách này mà vẫn hiểu được nội dung. Các đoạn văn dài còn lại thường không bổ sung gì cho ý chính; mà chỉ đơn giản kể những câu chuyện bổ sung cho ý chính. Những câu chuyện thì có vẻ thú vị, nhưng thường chỉ là để nhồi nhét cho đầy trang thôi.
Ghi chú để nhớ những gì đã đọc
Nếu đọc sách giấy, tôi sẽ gạch dưới các câu, đánh dấu ngoặc đơn các đoạn mấu chốt; và nếu có điểm nào tôi cho là thật sự quan trọng, tôi sẽ vẽ một ngôi sao bên cạnh. Sau khi đọc xong một cuốn sách, tôi sẽ đọc lướt qua nó một lần nữa và ôn lại các ghi chú của mình.
Nếu đọc bằng Kindle, tôi sẽ chỉ đánh dấu đoạn văn đó và ôn lại sau khi đọc xong. Đôi khi tôi cũng tải những đoạn được đánh dấu đó xuống và lưu trữ lại trong máy tính.
Vậy làm cách nào để nhớ được tất cả những gì mình đã từng đọc?
Tôi không thể nhớ hết được và bạn cũng chẳng cần nhớ hết. Bạn chỉ cố gắng nhớ những điều quan trọng với mình mà thôi. Quan trọng nhất là phải tổng hợp và áp dụng những gì mình đã đọc càng sớm càng tốt. Mỗi lần bạn thấy lại những ý tưởng và thông tin bạn từng đọc được thông tin đó sẽ được khắc sâu hơn trong trí nhớ bạn.
Vì vậy, nếu bạn muốn nhớ được những gì mình đã đọc, hãy tìm cách tổng hợp, áp dụng và sớm nói về nó sau khi đọc. Bạn có thể viết một bài tóm tắt và liệt kê những điểm chính hoặc giới thiệu một số phần từ cuốn sách cho bạn bè nghe.
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nguồn: cafebiz.vn