Bí quyết tư duy triệu phú – T. Harv Eker

0 413
“Bí quyết Tư Duy Triệu Phú” chỉ rõ tại sao một số người nhất định sẽ giàu có, thành công trong khi số khác phải suốt đời vật lộn với khó khăn. Nếu bạn muốn biết gốc rễ của thành công, hãy đọc sách này”
 Tu duy trieu phu
Bí quyết Tư Duy Triệu Phú
 Làm chủ thế giới nội tâm về tiền bạc
 T. Harv Eker
Nhận xét về T.Harv Eker và “Bí quyết Tư Duy Triệu Phú”
“Bí quyết Tư Duy Triệu Phú” chỉ rõ tại sao một số người nhất định sẽ giàu có, thành công trong khi số khác phải suốt đời vật lộn với khó khăn. Nếu bạn muốn biết gốc rễ của thành công, hãy đọc sách này”.
Roberrt G.Allen, tác giả của “Đa thu nhập” và “Nhà Triệu phú Một phút”
“T.Harv Eker cho ta bản kế hoạch làm giàu và các công cụ để xây dựng lâu đài sự thịnh vượng, từ trong ra ngoài, vì thế nó sẽ vượt qua thử thách của thời gian và hoàn cảnh”.
Dr. Denis Waitley, tác giả cuốn “Hạt giống của sự vĩ đại”
“T.Harv Eker là bậc thầy trong việc làm cho việc làm giàu có trở nên đơn giản. Cuối cùng, các nguyên tắc đầy sức mạnh của ông ta ñược trình bày trong cuốn sách tuyệt vời này.”
Marci Shimoff, đồng tác giả cuốn “Chicken soup for the Woman’s Soul”
“T.Harv Eker đã nói rõ hết. Nếu bạn muốn tiếnh nhanh lên bậc thành công mới, tôi khuyên bạn hãy nhớ từng câu nhà triệu phú này chia sẻ trong cuốn sách này. Hãy làm những gì ông ta nói, và bạn sẽ đến với thành công”.
Linda Forsythe, người sáng lập và CEO của Tạp chí Mentors
“Hãy đọc sách này như thể cuộc sống của bạn phụ thuộc vào nó… và cuối cùng có thể sẽ là như vậy!”
Anthony Robbins, Nhà đào tạo tiềm năng con người số 1 thế giới.
“Đây là cuốn sách đầy sức mạnh, thuyết phục và thực tế nhất về việc học để thành công mà bạn chưa bao giờ được đọc.”
Brian Tracy, tác giả cuốn “Làm giàu theo cách của bạn.”
“Tôi hết sức khuyến cáo mỗi người và tất cả mọi người, những ai ñang tìm cách nâng cao kết quả tài chính và chất lượng cuộc sống của mình, hãy đọc cuốn sách này. Chương trình của T.Harv Eker đã được kiểm chứng và hiệu quả không thể tin nổi!”
Jack Canfield, đồng tác giả cuốn “Chicken Soup for the Soul”
“Bí quyết Tư Duy Triệu Phú” đã miêu tả rõ cái mắt xích còn thiếu giữa mong muốn thành công và hành động thành công của mỗi người!
Lời giới thiệu
Viết một cuốn sách thường là công việc của cá nhân, nhưng thực ra là nếu bạn muốn nó được hàng ngàn hay hàng triệu người đọc, công việc đó cần nỗ lực của cả một đội ngũ. Tôi muốn trước tiên cảm ơn vợ tôi, Rochelle, con gái tôi, Madison, và con trai tôi, Jesse. Cảm ơn vì ñã dành cho tôi môi trường ñể làm những công việc tôi sinh ra để làm. Tôi cũng muốn được cảm ơn cha mẹ tôi, Sam và Sara, cũng như chị tôi, Mary, và anh rể tôi, Harvey, vì tình yêu và sự ủng hộ không bao giờ hết. Tiếp theo, tôi rất cảm ơn Gail Balsillie, Michelle Burr, Shelley Wenus, Robert và Roxanne Riopel, Donna Fox, A.Cage, Lorry Kouwenberg, Kris Ebbesen, và toàn thể nhân viên của Peak Potentials Trainning vì cố gắng và sự tận tụy trong công việc tạo ra những ñóng góp tích cực cho cuộc sống con người cũng như trong việc làm cho Peak Potentials trở thành công ty ñào tạo nhân lực phát triển nhanh nhất thế giới.
Cảm ơn đại lý xuất bản tài giỏi của tôi, Bonnie Solow, vì sự trợ giúp và ñộng viên liên tục, và vì đã hướng dẫn tôi mọi ngóc ngách trong ngoài của nghề làm sách. Cảm ơn sâu sắc nữa là dành cho nhóm làm việc tại Harper Business: người xuất bản Steve Hanselman, người đã có một tầm nhìn cho dự án này và đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức vào đó; cho người biên tập tuyệt vời của tôi, Herb Schaffner; cho giám ñốc tiếp thị keith Pfeffer; và cho giám ñốc quan hệ công chúng Larry Hughes. Một sự cảm ơn đặc biệt dành cho các bạn tôi, Jack Canfield, Robert G.Allen, and Mark Victor Hansen vì tình bạn và sự ủng hộ không ngừng từ đầu.
Cuối cùng, tôi cảm ơn chân thành và sâu sắc tất cả học viên đã tham gia các buổi đào tạo của Peak Potentials, nhân viên hỗ trợ và các đối tác trong các sự kiện chung. Không có các bạn, sẽ không có các buổi đào tạo làm thay ñổi cuộc sống.
T.Harv Eker
MỤC LỤC
Nhận xét
Lời giới thiệu
T.Harv Eker là ai, và tại sao tôi nên đọc cuốn sách này?
Phần I: KẾ HOẠCH THỊNH VƯỢNG TRONG TÂM THỨC BẠN
Tại sao kế hoạch thịnh vượng trong tâm thức lại quan trọng Gốc rễ tạo nên hoa trái
Bốn thế giới của Con người
Lời tuyên bố: Công cụ bí mật đầy sức mạnh để thay đổi
Kế hoạc thịnh vượng trong tâm thức bạn ñã hình thành thế nào
Yếu tố định hình thứ nhất: qua lời nói
Yếu tố định hình thứ hai: làm theo khuôn mẫu
Yếu tố định hình thứ ba: những sự kiện cá nhân
Vai trò của kế hoạch tài chính trong tâm thức
Phần II: SUY NGHĨ THỊNH VƯỢNG
Mười bảy cách người giàu suy nghĩ và hành động khác người nghèo
Người giàu tạo ra cuộc sống của họ
Người giàu chơi để thắng trong cuộc chơi tiền bạc
Người giàu quyết tâm làm giàu
Người giàu suy nghĩ lớn
Người giàu tập trung vào các cơ hội
Người giàu ngưỡng mộ những người giàu có và thành công
Người giàu kết giao với người giàu và thành công
Người giàu sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ
Người giàuđứng cao hơn các vấn đề của họ
Người giàu luôn biết đón nhận
Người giàu chọn được trả công theo kết quả
Người giàu suy nghĩ “cả hai”
Người giàu tập trung vào tổng tài sản của họ
Người giàu quản lý tốt tiền bạc của họ
Người giàu bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ cho họ
Người giàu hành động bất chấp sợ hãi
Người giàu luôn học hỏi và phát triển
“Vậy tôi phải làm gì bây giờ?”
 
Millionaire Mind Intensive Seminar
T. Harv Eker là ai, và tại sao tôi nên đọc cuốn sách này?
Mọi người thường bị sốc khi bắt đầu các buổi đào tạo của tôi, khi một trong những điều đầu tiên tôi nói với họ là: “ðừng tin một lời nào tôi nói.” Tại sao tôi đề nghị thế? Bởi vì tôi chỉ có thể nói theo kinh nghiệm của bản thân. Không một phương án, ý tưởng mà tôi chia sẻ là mặc nhiên thật hay giả, đúng hay sai. Chúng chỉ phản ánh các kết quả của riêng tôi, và các kết quả kỳ diệu tôi ñã thấy trong cuộc sống của hàng nghìn và hàng nghìn học viên của tôi. Nói vậy, dù sao tôi cũng tin rằng nếu bạn sử dụng những nguyên tắc bạn học được trong cuốn sách này, bạn sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc đời của mình. ðừng chỉ đọc sách này. Hãy nghiền ngẫm nó như thể cuộc sống của bạn phụ thuộc vào nó. Rồi hãy áp dụng những nguyên tắc đó cho bản thân. ðiều nào hiệu quả, hãy tiếp tục. ðiều nào không hiệu quả, bạn hãy vứt bỏ chúng.
Tôi biết tôi có thể bị cho là thiên vị, nhưng khi nói về tiền bạc, đây có thể là cuốn sách quan trọng nhất bạn từng đọc. Tôi hiểu rằng đó là một tuyên bố nghiêm túc, nhưng sự thực là, cuốn sách này cung cấp những mối liên hệ còn thiếu giữa khát vọng thành công của bạn với thành tựu đã đạt được của bạn. Như bạn bây giờ có thể nhận ra, đó là hai thế giới khác biệt.
Tất nhiên là bạn đã đọc những cuốn sách khác, nghe những băng cassette hay đĩa CD, tham dự các khóa học, và nghe về hàng lô các phương cách làm giàu, có thể là trong kinh doanh bất động sản, chứng khoán, hoặc làm doanh nghiệp. Nhưng chuyện gì đã xảy ra? Với đa số người, không gì ghê gớm xảy ra cả! Họ chợt tỏa sáng năng lượng rất ngắn ngủi rồi lại trở về trạng thái cũ.
Cuối cùng, đã có câu trả lời. Nó đơn giản, nó là qui luật, và bạn không thể trốn tránh nó. Tất cả qui về một điều: nếu kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn không ñược “cài đặt” cho thành công, tất cả những gì bạn học được, những gì bạn biết, và những gì bạn làm cũng sẽ không giúp gì hơn cho bạn được cả!
Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ chỉ rõ cho bạn tại sao một số người sẽ đi tới đích giàu có và số khác lại như hướng tới cuộc sống đầy khó khăn. Bạn sẽ hiểu cội rễ của thành công và nghèo hèn, hay thất bại tài chính và sẽ bắt đầu thay đổi tương lai tài chính của bạn sao cho tốt hơn. Bạn sẽ hiểu tại sao thời thơ ấu lại ảnh hưởng sâu sắc lên kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn và sự ảnh hưởng đó có thể dẫn đến những suy nghĩ và thói quen tự hại bản thân thế nào. Bạn sẽ thử nghiệm những tuyên bố mạnh mẽ để giúp bạn thay thế những cách nghĩ không hỗ trợ bằng cách nghĩ thành công “Wealth File” sao cho bạn nghĩ và thành công như người giàu. Bạn cũng sẽ thực tập chiến lược từng bước để nâng cao thu nhập và xây dựng sự thịnh vượng.
Trong Phần I cuốn sách, chúng tôi sẽ giải thích mỗi chúng ta thường suy nghĩ và hành động theo điều kiện đặt trước khi liên quan đến tiền bạc như thế nào. Chúng tôi cũng trình bày rõ chiến thuật bốn bước để điều chỉnh kế hoạch tài chính vô thức của chúng ta.
Trong Phần II, chúng ta sẽ xem xét sự khác nhau trong cách nghĩ giữa người giàu, trung lưu và người nghèo. Chúng tôi sẽ cung cấp mười bảy cách suy nghĩ, thái độ và hành động cần làm để có thể dẫn đến thay đổi bền vững trong cuộc sống tài chính và thành công của bạn.
Qua cuốn sách chúng tôi cũng chia sẻ một số ví dụ từ hàng nghìn lá thư và emails tôi nhận được từ các học viên đã tham gia các khóa học Chuyên sâu về Tư Duy Triệu Phú và đã đạt những kết quả to lớn trong cuộc sống của họ.
Còn kinh nghiệm của tôi thì sao? Tôi từ đâu đến? Có phải bao giờ tôi cũng thành công? Tôi ước vậy!
Như phần lớn các bạn, tôi được đánh giá là có nhiều tiềm năng nhưng lại thể hiện được rất ít ỏi. Tôi đọc mọi cuốn sách, nghe mọi băng đĩa, tham gia mọi khóa học có thể. Tôi rất, rất, rất muốn mình trở nên thành công. Tôi không biết đó là vì tiền bạc, vì sự tự do, vì bản thân chữ thành công hay chỉ vì muốn chứng tỏ mình giỏi giang trong con mắt của cha mẹ tôi, nhưng đúng là tôi như bị mê mẩn với việc trở nên thành công. Khi ngoài hai mươi, tôi đã bắt ñầu vài công việc kinh doanh, mỗi lần ñều với ước mơ làm nên cơ nghiệp lớn, nhưng kết quả của tôi đều rất buồn nản hay tệ hơn nữa.
Tôi vượt qua thất bại và luôn cố vươn lên ngay sau đó. Tôi bị nhiễm bệnh “con quái vật hồ Loch Ness”:  Tôi chỉ nghe thấy khái niệm lợi nhuận, nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy nó. Tôi luôn nghĩ, “Chỉ cần mình tìm ra ñúng việc kinh doanh, lên đúng “con ngựa” của mình, mình sẽ làm được”. Nhưng tôi ñã sai. Không có gì trôi chảy cả, ít nhất là với tôi. Và phần sau của câu trên ñã làm tôi gục ngã. Tại sao người khác thành công trong đúng công việc tôi đã làm, còn tôi thì phá sản? Chuyện gì xảy ra với “Ngài Tiềm năng”?
Vậy nên tôi bắt đầu nghiêm túc rà soát tâm thức mình. Tôi kiểm tra các niềm tin của mình, và nhận ra dù tôi ñã nói tôi thực sự muốn giàu có, trong sâu thẳm tôi lại lo lắng về điều đó. Tôi luôn lo ngại. Tôi lo ngại rằng mình sẽ thất bại, tệ hơn, rằng sẽ thành công song lại để mất tất cả. ðó mới thực sự là đồ bỏ. Tệ hơn nữa, tôi bắt đầu nghi ngờ ñiều mọi người nhận xét về tôi, câu chuyện rằng tôi có mọi tiềm năng ấy. ðiều gì xảy ra nếu tôi phát hiện ra rằng tôi không hề có chúng và số phận của tôi sẽ là gian khó và thất bại?
Và, như một kẻ may mắn thường gặp, tôi nhận được lời khuyên từ một người bạn cực kỳ giàu có của cha tôi. Ông ta đến nhà cha mẹ tôi chơi bài với các bạn, và khi qua sân thì nhận ra tôi. ðấy là lần thứ ba tôi trở về nhà, và sống trong tầng hầm. Tôi đoán cha tôi đã than phiền với ông ấy về sự tồn tại thiểu não của tôi, bởi vì khi thấy tôi ông ấy có ánh mắt rất thông cảm thường dành cho một ñám tang.
Ông nói: “Harv, tôi đã từng bắt đầu giống như cậu, hoàn toàn thất bại.” Tuyệt, tôi nghĩ, điều đó làm tôi cẩm thấy đỡ tệ hơn. Tôi nên cho ông biết rằng tôi đang bận… nhìn những mảng sơn bong ra trên tường.
Ông ta tiếp: “Nhưng rồi tôi nhận được vài lời khuyên làm thay đổi cuộc đời tôi, và tôi muốn truyền nó lại cho cậu”. Ồ không, lại một bài giảng cha-con nữa đây, và ông ta thậm chí không phải cha tôi! Cuối cùng, ông ấy nói: “Harv, nếu công việc kinh doanh không tốt như cậu muốn, tất cả có nghĩa là có gì đó cậu không biết”. Là một gã trẻ tuối ương bướng khi đó, tôi nghĩ tôi đã biết tất cả, nhưng khốn nỗi, tài khoản ngân hàng của tôi lại nói điều khác hẳn. Vì vậy, cuối cùng tôi bắt đầu lắng nghe. Ông ta tiếp: “Cậu có biết rằng hầu hết người giàu suy nghĩ theo những cách rất giống nhau?”
Tôi nói: ”Không, cháu thực sự chưa từng cân nhắc điều đó”. Ông đáp: “ðó không phải một khoa học chính xác, nhưng trong phần lớn trường hợp, người giàu suy nghĩ theo một cách nhất định, còn người nghèo suy nghĩ theo cách hoàn toàn ngược lại, và chính những cách suy nghĩ đó quyết định hành động của họ, và vì thế quyết định kết quả của họ.” Ông tiếp: “Nếu cậu nghĩ theo cách của người giàu và làm cái người giàu làm, cậu có tin cậu cũng sẽ trở nên giàu có?” Tôi nhớ là mình ñã trả lời với tất cả sự tin tưởng “cháu nghĩ thế”. “Vậy thì,” ông ấy nói, “tất cả những gì cháu cần phải làm là sao chép cách nghĩ của người giàu.”
Vẫn còn rất hoài nghi lúc ñó, tôi nói: “Thế bác nghĩ gì ngay lúc này?” Và ông ấy trả lời: “Tôi nghĩ rằng người giàu luôn giữ lời cam kết, và cam kết của tôi là với cha cậu vừa rồi. Giờ thì mấy ông bạn đang ñợi tôi, chào cậu”. Dù ông ấy đã bỏ đi, những gì ông nói đã lắng lại trong tôi.
Không gì trôi chảy trong đời tôi khi đó, nên tôi nhận thức ra vấn đề và dồn nhiệt huyết vào việc nghiên cứu người giàu và họ suy nghĩ thế nào. Tôi học tất cả những gì có thể về hoạt ñộng bên trong trí óc con người, nhưng tập trung hàng đầu vào tâm lý học liên quan đến tiền bạc và thành công. Tôi phát hiện rằng đó là sự thật: người giàu đúng là suy nghĩ khác người nghèo, thậm chí khác giới trung lưu. Tình cờ, tôi nhận ra những suy nghĩ của chính tôi đã kéo tôi lại, xa khỏi sự giàu có thế nào. Quan trọng hơn, tôi đã học được một số kỹ năng và phương pháp để có thể điều chỉnh trí óc mình sao cho tôi có thể suy nghĩ theo đúng cách như người giàu nghĩ.
Cuối cùng, tôi nói: “Tu luyện thế đủ rồi, hãy đưa chúng vào thử nghiệm” Tôi quyết định khởi đầu một việc kinh doanh mới. Tôi đã mở một trong những trung tâm rèn luyện sức khỏe đầu tiên ở Bắc Mỹ. Tôi không hề có tiền, nên đã phải vay 2000 ñôla vào Visa card để triển khai việc kinh doanh. Tôi bắt đầu áp dụng những gì tôi học được bằng cách làm theo người giàu, cả trong nguyên tắc kinh doanh và trong suy nghĩ chiến lược. ðiều đầu tiên tôi làm là cam kết thành công và tham gia cuộc chơi để thắng. Tôi thề tôi sẽ tập trung và sẽ không cân nhắc bỏ việc kinh doanh này trước khi tôi trở thành triệu phú hoặc hơn thế. ðiều đó hoàn toàn khác so với các cố gắng của tôi trước ñó, khi mà, vì tôi luôn suy nghĩ ngắn hạn nên luôn vô tình vướng víu vào những “cơ hội” khác hoặc vào những khó khăn ngoài lề.
Tôi cũng bắt đầu thử thách tinh thần mình mỗi khi tôi nghĩ về vấn đề tài chính một cách tiêu cực hay không hỗ trợ. Trước ñó, tôi tin rằng trí óc tôi nói gì đều là đúng. Rồi tôi học được là trong nhiều trường hợp, trí óc tôi chính là cản trở đến thành công lớn nhất. Tôi chọn không suy nghĩ theo những cách không làm tôi tăng sức mạnh hướng tới thành công nữa. Tôi áp dụng từng nguyên tắc và tất cả những nguyên tắc đó bạn sẽ học trong cuốn sách này. Có hiệu quả không ư? Bạn ạ, có hiệu quả!
Việc kinh doanh của tôi đã thành công ñến mức tôi đã mở thêm mười trung tâm trong chỉ có hai năm rưỡi. Rồi tôi bán lại một nửa cổ phần cho một công ty trong danh sách 500 Fortune với giá 1,6 triệu đô la.
Sau đó, tôi chuyển đến San Diego đầy nắng. Tôi dành vài năm để trau chuốt lại các chiến lược của mình rồi bắt đầu làm tư vấn kinh doanh cho từng người, từng người một. Tôi cho rằng điều đó khá hiệu quả vì họ liên tục mang bạn bè, ñối tác, liên danh tới các buổi tư vấn của chúng tôi. Không lâu sau đó tôi đã đào tạo cho các nhóm mười, có khi hai mươi người cùng lúc.
Một khách hàng của tôi gợi ý rằng tôi có thể mở hẳn một trường học. Tôi cho rằng đó là ý tưởng hay, nên đã thực hiện. Tôi lập Trường Kinh doanh Thông minh ðường phố và dạy hàng nghìn người khắp bắc Mỹ về chiến lược kinh doanh “street-smart” để thành công nhanh.
Khi đi lại dọc ngang lục địa ñể thực hiện các khóa dạy của mình tôi để ý thấy một điều lạ: bạn có thể thấy hai người ngồi cạnh nhau trong một lớp, học chính xác cùng những nguyên tắc và chiến lược kinh doanh, một người sẽ dùng các công cụ ñó và đi thẳng tới thành công. Nhưng bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra với người ngồi bên cạnh? Câu trả lời là: không nhiều!
ðó là khi mọi điều chỉ rõ rằng dù cho bạn có thể có công cụ tuyệt vời nhất thế giới trong tay, nhưng nếu bạn có lỗ rò rỉ trong “hộp dụng cụ” (cái đầu bạn, trí óc bạn), bạn vẫn sẽ có vấn ñề. Vì vậy, tôi thiết kế một chương trình gọi là chuyên sâu về tư duy làm giàu (Millionaire Mind Intensive) dựa trên mục tiêu tinh thần nội tâm của thành công và tiền bạc. Khi tôi kết hợp mục tiêu tinh thần nội tâm (trí óc bạn) với các mục tiêu bên ngoài (những kỹ năng), thường là kết quả của mọi người đều tăng vọt vượt trần! Và đó là điều bạn sẽ học trong cuốn sách này: làm sao làm chủ được mục tiêu tinh thần của thành công và tiền bạc để chiến thắng các mục tiêu của tiền bạc – làm sao suy nghĩ giàu có để trở nên giàu có!
Mọi người thường hỏi tôi, thành công của tôi ñến một lần hay liên tục. Tôi xin trả lời thế này: dùng chính xác những nguyên tắc tôi dạy, tôi đã thu được hàng triệu và hàng triệu đô la và tôi ñã là nhiều-nhiều lần triệu phú. Dường như mọi ñầu tư và kinh doanh của tôi ñều tăng vọt. Một số người nói là tôi có “Bàn tay Midas”, tất cả những gì tôi tham gia ñều biến thành vàng. Họ ñúng, nhưng ñiều họ không nhận ra là có Bàn tay Midas chỉ đơn giản là cách nói khác của việc có kế hoạch tài chính trong tiềm thức thành công. ðó chính là ñiều bạn sẽ biết khi bạn học được các nguyên tắc và áp dụng chúng.
Khi vào đầu các khóa học Millionaire Mind của chúng tôi, tôi thường hỏi mọi người, “Bao nhiêu người trong số các bạn đến để học?”  ðó là một câu hỏi bẫy bởi vì như tác giả John Billings ñã nói, “Không phải cái chúng ta không biết ngăn chúng ta thành công; Chính cái chúng ta biết mà như không biết là cản trở lớn nhất của chúng ta”. Cuốn sách này không phải chủ yếu nói về việc học mà là về việc không được học! Việc bạn nhận ra cách bạn suy nghĩ và hành động bấy nay đã đưa bạn đến tình trạng chính xác của bạn hiện nay như thế nào, là rất quan trọng.
Nếu bạn rất giàu có và hạnh phúc, thật tuyệt. Nhưng nếu không, tôi xin mời bạn cân nhắc lại một số khả năng có thể không phù hợp với những gì bạn cho là đúng hoặc thậm chí chấp nhận được đối với bạn.
Mặc dù tôi đề nghị các bạn không tin những gì tôi nói và tôi muốn bạn thử lại các giả thiết ñó trong chính cuộc sống của bạn, tôi sẽ yêu cầu bạn tin tưởng những ý tưởng bạn sẽ đọc. Không phải vì bạn quen biết tôi trực tiếp, mà vì hàng nghìn và hàng nghìn người đã thay ñổi cuộc đời họ nhờ kết quả của các nguyên tắc trong cuốn sách.
Nói về sự tin tưởng, nó nhắc tôi nhớ đến một trong những câu chuyện yêu thích của tôi. ðó là về một người đàn ông đi trên vách đá và bất ngờ mất thăng bằng, trượt chân và ngã xuống. May mắn, anh ta kịp tỉnh táo bám vào mép đá, và treo lơ lửng ở đó. Anh ta bị treo ở đó, và cứ bị treo ở đó mãi, cuối cùng kêu lên: “Có ai trên đó có thể cứu tôi không?” Không có trả lời. Anh ta cứ gọi, và gọi mãi. Cuối cùng, có một giọng từ phía trên bầu trời vọng xuống trả lời: “Ông Trời đây. Tôi có thể giúp anh. Hãy thả tay ra và hãy tin tưởng.” Tiếp theo bạn nghe thấy: “Có ai khác trên đó có thể giúp tôi không?”
Bài học thật đơn giản. Nếu bạn muốn tiến lên một nấc cao hơn trong cuộc sống, bạn phải sẵn sàng từ bỏ một số cách nghĩ và cách sống cũ để chấp nhận cái mới. Kết quả sẽ tự nó trả lời.
 
Phần I:  KẾ HOẠCH LÀM GIÀU TRONG TÂM THỨC BẠN
Chúng ta sống trong thế giới của những khái niệm đối lập nhau như lên và xuống, sáng và tối, nóng và lạnh, trong và ngoài, nhanh và chậm, phải và trái… ðây chỉ là một vài trong số hàng ngàn ví dụ thái cực đối lập nhau. Muốn cực này tồn tại thì bắt buộc cực kia phải tồn tại. Có thể nào mà chỉ có mặt phải mà không có mặt trái? Không thể.
Tương tự, nếu đã có những quy luật bên ngoài của đồng tiền thì ắt sẽ có những quy luật bên trong của nó. Những quy luật bên ngoài này bao gồm các lĩnh vực như: kiến thức kinh doanh, quản lí tiền tệ, và các chiến lược đầu tư. Những yếu tố này rất cần thiết. Song những quy luật bên trong cũng giữ vai trò quan trọng không kém. Cũng như người thợ mộc và các món dụng cụ của anh ta vậy. Có trong tay những dụng cụ tốt nhất đã là điều quan trọng, nhưng anh ta có phải là một người thợ mộc xuất sắc có thể sử dụng những dụng cụ một cách thành thạo hay không ñó mới là điểm còn quan trọng hơn.
Tôi vẫn nói: “Cho dù bạn đã vào đúng vị trị thuận lợi và đúng thời điểm, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Bạn còn phải là người hội tụ những yếu tố cần thiết, ở đúng vị trí thuận lợi và đúng thời điểm”.
Vậy bạn là ai? Bạn suy nghĩ như thế nào? Niềm tin của bạn là gì? Thói quen và cá tính của bạn ra sao? Bạn thật sự cảm nhận như thế nào về bản thân? Bạn tự tin đến mức nào? Bạn có hoà hợp với những người xung quanh hay không? Bạn đặt niềm tin vào những người khác ở mức độ nào? Bạn có thực sự cảm thấy mình xứng đáng giàu có? Khả năng hành động của bạn bất chấp nỗi sợ hãi, lo lắng, bất chấp sự khó khăn và không thuận tiện đến đâu? Bạn có thể hành động khi bạn không ở trong tâm trạng tốt?
Sự thật là tính cách, cách tư duy và những niềm tin của bạn là một trong những yếu tố cơ bản quyết ñịnh mức ñộ thành công của bạn.
Một tác giả yêu thích của tôi, Stuart Wilde, đã nêu điều đó thế này: “Chìa khoá của sự thành công là phải biết huy động tất cả những nỗ lực của bạn; khi bạn làm vậy mọi người sẽ tự nhiên bị cuốn hút ñến bạn. Và khi họ ñến, hãy khiến họ tự trả tiền!”
Qui tắc Thịnh vượng số 1:
 
Thu nhập của bạn chỉ tăng trưởng đến giới hạn những gì bạn làm!
 
Tại sao Kế hoạch thịnh vượng trong tiềm thức lại đóng vai trò quan trọng?
Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện về những người phát tài nhanh chóng chưa? Bạn đã từng sở hữu rất nhiều tiền của nhưng rồi lại trở nên trắng tay, hay có người dường như đã gặp các cơ hội tuyệt vời nhưng chính họ đã để cơ hội đó vuột khỏi kẽ tay không? Nếu chỉ quan sát từ bên ngoài thì sự thất bại ấy có vẻ như sự không may, một sự thoái trào trong kinh tế, một đối tác không nghiêm chỉnh, đại loại thế. Tuy nhiên, khi phân tích vấn đề từ bên trong, bạn sẽ nhận ra một điều hoàn toàn khác. Nguyên nhân sâu xa ở đây là nếu bạn chợt có trong tay một khoản tiền lớn trong khi trong thâm tâm bạn chưa hề sẵn sàng để đón nhận nó, có nguy cơ là tài sản của bạn chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn mà thôi và bạn sẽ mất nó.
Phần lớn chúng ta không có đủ “năng lực bên trong” để tạo ra những khoản tài sản khổng lồ và giữ gìn chúng tồn tại qua những thách thức luôn tăng lên không ngừng vốn luôn song hành với sự thành công và giàu có. Cái đó, thưa các bạn, là nguyên nhân chính làm họ không giàu có.
Ví dụ phù hợp nhất là những người trúng xổ số. Nghiên cứu cho thấy hầu hết những người trúng số cuối cùng lại trở về tình trạng tài chính ban đầu, với số tiền mà họ có thể quản lý một cách thoải mái. Trong khi đó, điều ngược lại thường xảy ra với những nhà triệu phú tự tay làm nên cơ nghiệp. Khi các nhà triệu phú này bị mất tiền, họ thường nhanh chóng kiếm lại số tiền ấy. Và Donald Trump là một ví dụ điển hình nhất. Trump từng có hàng tỉ đô la trong tay, rồi ông bị phá sản rồi mất trắng. Vậy mà chỉ trong vài năm, ông đã kiếm lại ñược số tiền ấy và thậm chí còn nhiều hơn thế.
Tại sao sự diệu kỳ đó xảy ra? Bởi vì mặc dù một số triệu phú tự làm nên có thể mất tiền, họ không bao giờ mất thành tố quan trọng nhất đã đưa họ đến thành công: trí óc tư duy làm giàu của họ. Tất nhiên trong trường hợp Donald Trump, đó là cách tư duy của nhà tỷ phú. Bạn có biết Donald Trump không bao giờ chấp nhận mình chỉ là một triệu phú. Nếu Donald Trump có tài sản trị giá 1 triệu đô la, bạn nghĩ ông ấy sẽ cảm thấy thế nào về tình trạng tài chính đó? Phần lớn mọi người sẽ đồng ý rằng ông ta có lẽ sẽ cho rằng mình bị phá sản, xem đây là một thất bại tài chính!
Đó là do “nhiệt kế” tài chính của Donald Trump ñược cài ñặt con số hàng tỉ chứ không phải hàng triệu. Trong khi đó, nhiệt kế tài chính của mọi người đều ñược cài đặt con số hàng ngàn, chứ không phải hàng triệu; thậm chí nhiệt kế tài chính của một số người chỉ được cài đặt con số hàng trăm, chứ không phải hàng nghìn; và vẫn có những nhiệt kế tài chính của một số người được đưa về dưới mức không. Họ cứ thế chịu đựng sự băng giá mà không hiểu căn nguyên đích thực gây nên tình trạng khốn khó của mình.
Thực tế là hầu hết chúng ta đều không đạt được khả năng cao nhất của mình. Phần lớn mọi người không thành công. Nghiên cứu chỉ ra rằng 80 phần trăm cá nhân sẽ không bao giờ có tự do tài chính theo cách họ muốn, và 80 phần trăm sẽ không bao giờ cho rằng mình thật sự hạnh phúc. Lý do rất đơn giản. Phần lớn mọi người không ý thức được vấn đề. Họ dường như hơi buồn ngủ trong guồng quay. Họ làm việc và suy nghĩ trong mức độ…của cuộc sống – chỉ hoàn toàn dựa trên những gì họ có thể nhìn thấy. Họ sống hoàn toàn chỉ trong thế giới có thể nhìn thấy được.
Gốc rễ tạo nên Hoa trái
Hãy hình dung một cái cây. Chúng ta hãy giả định cây đó tượng trưng cho cuộc sống. Trên cây đó có hoa trái. Trong cuộc sống, hoa trái đó gọi là thành quả mà chúng ta đạt được. Chúng ta nhìn vào giỏ hoa trái (thành quả của chúng ta), và cảm thấy không hài lòng; số hoa trái ấy còn quá ít, chúng quá nhỏ bé hoặc hương vị không thơm ngon.
Vậy chúng ta dự định sẽ làm gì? Phần lớn chúng ta sẽ tập trung chú ý vào hoa trái, vào kết quả của chúng ta. Nhưng cái gì thực sự tạo nên hoa trái đó? ðó chính là hạt giống và gốc rễ đã tạo nên hoa trái.
Như vậy là cái nằm dưới mặt đất tạo nên những cái trên mặt ñất. Là cái vô hình tạo nên cái hữu hình. ðiều đó có nghĩa gì? Có nghĩa là, nếu bạn muốn thay đổi hoa trái, bạn phải thay đổi gốc rễ trước đã. Nếu bạn muốn thay đổi cái hữu hình trước hết bạn phải thay đổi cái vô hình.
Quy tắc Thịnh vượng số 2:
Nếu bạn muốn thay đổi hoa trái, bạn phải thay đổi gốc rễ trước đã.
Nếu bạn muốn thay ñổi cái hữu hình, trước hết bạn phải thay đổi cái vô hình.
Tất nhiên, một số người nói rằng nhìn thấy mới tin tưởng được. Câu hỏi tôi dành cho những người đó là “Tại sao bạn phải trả hóa đơn tiền điện?” Mặc dù bạn không thể nhìn thấy điện năng, bạn có thể nhận ra và sử dụng năng lượng của nó. Nếu bạn còn nghi nghờ sự tồn tại của nó, hãy gí ngón tay bạn vào ổ cắm ñiện, và tôi sẽ đảm bảo rằng sự hoài nghi của bạn sẽ biến mất ngay.
Theo kinh nghiệm của tôi, điều bạn không nhìn thấy trong thế giới này có sức mạnh lớn hơn nhiều bất kỳ điều gì bạn có thể nhìn thấy. Bạn có thể đồng ý hay không với câu tuyên bố này, nhưng liên quan đến những gì bạn làm, đừng quên áp dụng nguyên tắc này trong cuộc sống của bạn, nếu không bạn sẽ bị tổn hại. Tại sao? Bởi vì bạn đi ngược với qui luật của tự nhiên, nơi những gì dưới mặt đất tạo ra những gì trên mặt đất, nơi những gì vô hình tạo nên những cái hữu hình.
Là con người, chúng ta là một phần của tự nhiên, không phải trên nó. Hệ quả là, khi chúng ta tuân theo quy luật của tự nhiên và tập trung vào gốc rễ – thế giới tinh thần bên trong chúng ta – cuộc sống của chúng ta sẽ trôi chảy, hòa thuận. Khi chúng ta không theo qui luật tự nhiên, cuộc sống sẽ có lắm thác ghềnh.
Trong mỗi cánh rừng, mỗi trang trại, mỗi khu vườn trên trái đất, cái bên dưới nền đất đều tạo ra cái bên trên. ðó là lý do tại sao tập trung chú ý của bạn vào hoa trái là vô ích. Bạn không thể thay đổi hoa trái đã đơm kết trên cây. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi hoa trái của ngày mai. Nhưng để làm điều đó, bạn phải đào xuống dưới đất và làm khỏe bộ rễ.
BỐN THẾ GIỚI của Con người
Thế giới MENTAL – TÂM LINH
Thế giới EMOTION – CẢM XÚC
Thế giới SPIRITUAL – TINH THẦN
Thế giới PHISICAL – VẬT CHẤT
Một trong những điều quan trọng nhất bạn cần biết là chúng ta không chỉ sống trong thế giới thực tại này. Chúng ta hiện đang sống trong ít nhất bốn thế giới khác nhau cùng một lúc, đó là: thế giới Vật chất, thế giới Tinh thần, thế giới Cảm xúc và thế giới Tâm linh.
Tuy nhiên, có rất ít người nhận ra rằng thế giới vật chất chỉ là hệ quả, là dấu vết của ba thế giới còn lại.
Ví dụ, giả thiết bạn vừa viết một lá thư trên máy tính của mình. Bạn nhấn vào phím in và lá thư sẽ chạy ra khỏi máy in của bạn. Bạn nhìn vào bản in và phát hiện một lỗi đánh máy. Thế là bạn vớ lấy cục tẩy và xóa nó trên tờ giấy. Sau ñó bạn nhấn phím in một lần nữa và lại xuất hiện lỗi đánh máy cũ.
Lạ quá, sao lại có thể như thế này được chứ? Bạn vừa tẩy nó đi rồi mà! Lần này bạn lấy một cục tẩy lớn hơn rồi chà sát mạnh hơn và lâu hơn. Bạn lại nhấn phím in và lại xuất hiện một lần nữa! Bạn thốt lên vì sững sờ pha lẫn kinh ngạc “có chuyện gì thế này? Hay là mình bị hoa mắt?”.
“Chuyện” ở đây là bạn không thể thật sự thay đổi vấn đề nếu chỉ sửa chữa “sản phẩm in ra” tức là thế giới vật chất; mà bạn chỉ có thể thay đổi “chương trình in”, tức là thế giới tâm linh, cảm xúc và tinh thần.
Tiền bạc là kết quả, của cải là kết quả, sức khỏe là kết quả, bệnh tật là kết quả ñến cân nặng cũng là kết quả của chế ñộ dinh dưỡng và lối sống của bạn. Chúng ta sống trong một thế giới nhân quả.
Quy tắc Thịnh vượng số 3:
Tiền bạc là kết quả, của cải là kết quả, sức khỏe là kết quả, bệnh tật là kết quả đến cân nặng cũng là kết quả của chế độ dinh dưỡng và lối sống của bạn. Chúng ta sống trong một thế giới nhân quả.
Bạn đã từng nghe ai đó nói không có tiền là một vấn đề? Giờ bạn hãy nghe: Không có tiền không phải và không bao giờ là vấn đề cả! Việc không có tiền chỉ là dấu hiệu, triệu chứng của điều gì đó đã xảy ra bên dưới hiện tượng đó.
Không có tiền là hiệu quả, nhưng cái gì là nguyên nhân gốc rễ? Nó nhắc lại điều đó: cách duy nhất ñể thay đổi thể giới bên ngoài là thay đổi thế giới bên trong.
Dù những thành quả mà bạn gặt hái được có thế nào đi chăng nữa, dù nhiều hay ít, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, thì bạn hãy luôn nhớ rằng thế giới bên ngoài chỉ là một hình ảnh phản chiếu của thế giới bên trong. Nếu cuộc sống bên ngoài của bạn không suôn sẻ thì đó chính là do cuộc sống nội tâm của bạn chưa được suôn sẻ. Chỉ đơn giản vậy.
Lời tuyên bố: Công cụ bí mật đầy sức mạnh để thay đổi
Trong các khóa học chúng tôi sử dụng các kỹ thuật phối hợp cho phép bạn học nhanh hơn và nhớ nhiều hơn những điều ñược học. Chìa khóa là sự “tham gia”.  Cách tiếp cận của chúng tôi dựa  theo câu nói xưa: “Những gì bạn nghe thấy, bạn sẽ quên; những gì bạn nhìn thấy, bạn sẽ nhớ; những gì bạn làm, bạn sẽ hiểu”.
Vì vậy tôi yêu cầu bạn mỗi lần bạn đọc đến cuối mỗi Qui tắc Thịnh vượng cơ bản của cuốn sách, hãy đưa tay lên ngực trái, rồi nói một lời tuyên bố, rồi chỉ lên đầu bạn bằng ngón tay trỏ và thực hiện một tuyên bố khác. Lời tuyên bố gì? ðó chỉ là một sự khẳng định tích cực và chính thức một việc mà bạn sẽ thực hiện, một cách mạnh mẽ, rõ rang và kiên quyết.
Tại sao những lời tuyên bố là công cụ giá trị như vậy? Bởi vì tất cả được tạo ra bởi một thứ: năng lượng. Toàn bộ năng lượng luôn chuyển động theo những tần suất và dao động. Vì vậy, mỗi tuyên bố bạn thực hiện đều mang theo tần số dao động của nó. Khi bạn nói to lên lời tuyên bố, năng lượng sẽ rung động qua khắp từng tế bào cơ thể bạn, và vì cơ thể bạn bị tác động, lúc đó bạn có thể cảm thấy sự cộng hưởng đặc biệt của nó. Những tuyên bố không chỉ gửi những thông điệp đặc biệt vào vũ trụ, chúng còn gửi một thông ñiệp mạnh mẽ vào tiềm thức của bạn.
Sự khác biệt giữa lời tuyên bố với lời khẳng định khá nhỏ, nhưng rất mạnh mẽ. ðịnh nghĩa của lời khẳng định là “một sự tuyên bố tích cực giả định rằng mục tiêu bạn muốn đạt được đã xảy ra”.  ðịnh nghĩa của lời tuyên bố là “một sự khẳng định chính thức” một quyết tâm thực hiện một hay hàng loạt hành động ñể ñạt ñược một tình trạng thay đổi nào đó”.
Một lời khẳng định nói rằng mục tiêu đã được thực hiện. Tôi không điên khùng đến mức cứ thường xuyên khẳng định những điều chưa có thực, có một tiếng nói cứ thì thầm nhắc tôi trong ñầu: “ðiều đó không thật, điều đó là bịa”.
Mặt khác, một lời tuyên bố không nói ñiều gì không có thật, nó chỉ nói rằng chúng ta có ý định làm một việc gì đó hay là một ñiều gì đó. ðó là vị trí mà tiếng nói thì thầm trong ta có thể ủng hộ ta, bởi vì chúng ta không bắt ñầu làm điều đó ngay bây giờ, mà ñó là một dự định của ta cho tương lai.
Lời tuyên bố, theo định nghĩa, cũng là chính thức. ðó là một cam kết chính thức của năng lượng gửi vào vũ trụ và thông suốt qua cơ thể bạn.
Một từ khác quan trọng trong định nghĩa trên là hành động. Bạn phải thực hiện mọi hành động cần thiết để làm cho dự định của bạn thành hiện thực.
Tôi khuyên rằng bạn thực hiện lời tuyên bố một cách mạnh mẽ hàng ngày vào mỗi buổi sáng và buối tối. Thực hiện tuyên bố khi nhìn vào gương sẽ làm cho việc này càng hiệu quả hơn.
Bây giờ tôi phải thú thực rằng khi lần đầu nghe ñược những điều trên tôi đã nói: “Không đời nào! Cái kiểu tuyên bố này với tôi thật là ngớ ngẩn”. Nhưng bởi vì tôi là kẻ tay trắng khi đó, nên tôi đã quyết, “Cũng chẳng sao cả, nó không có thể hại gì”, và ñã bắt đầu thực hiện chúng. Bây giờ tôi đã giàu có, và không có gì là bất ngờ nữa khi tôi tin rằng những lời tuyên bố đã rất hiệu quả.
Nói cách khác, tôi thà rằng mình là kẻ rất ngớ ngẩn và rất giàu có hơn là người rất tỉnh táo và không có gì cả. Còn bạn thì sao?
Lời tuyên bố: “Thế giới nội tâm của tôi tạo ra thế giới bên ngoài của tôi.”
Rồi đưa tay chạm lên đầu và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú”.
Kế hoạch thịnh vượng trong tâm thức bạn là gì và kế hoạch đó đã hình thành như thế nào?
Khi xuất hiện trên đài phát thanh hay truyền hình, tôi nổi tiếng vì thường đưa ra lời khẳng định sau: “Hãy cho tôi năm phút, tôi có thể tiên đoán tương lai tài chính cho cả cuộc đời còn lại của bạn”.
Bằng cách nào? Qua một cuộc trò chuyện ngắn, tôi có thể xác định được cái gọi là “kế hoạch tài chính và thành công trong tâm thức” của bạn. Mỗi chúng ta đều có  kế hoạch tài chính và thành công được cài sẵn trong tiềm thức. Và bản kế hoạch đó, hơn mọi thứ khác và hơn tất cả những thứ khác kết hợp lại sẽ quyết định cái đích tài chính của cuộc đời bạn.
Kế hoạch tài chính và thành công trong tâm thức là gì? Tương tự như đối với một ngôi nhà, bản thiết kế của ngôi nhà chính là kế hoạch thành công của ngôi nhà đó. Cũng theo cách đó, kế hoạch tài chính trong tâm thức bạn đơn giản là chương trình được cài đặt trước về cách sống liên quan đến tiền bạc của bạn.
Tôi muốn giới thiệu với bạn một công thức tối quan trọng. Công thức này quyết định cách bạn sẽ tạo ra cuộc sống và thành công của mình. Nhiều vị giáo sư đáng kính trong lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng con người đã và đang sử dụng công thức này làm nền tảng cho những bài giảng của họ. ðược gọi là Quá trình Hiển hiện, công thức đó có dạng như sau:
        T    =>      F    =>        A      =         R
Suy nghĩ      Cảm xúc     Hành động = > Kết quả
Qui tắc Thịnh vượng số 4:
Suy nghĩ sinh ra Cảm xúc, Cảm xúc đưa đến Hành động, Hành động tạo ra Kết quả.
Kế hoạch tài chính trong tâm thức bao gồm một sự kết hợp những suy nghĩ, những cảm xúc, và những hành động của bạn trong lĩnh vực tiền bạc.
Vậy Kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn hình thành như thế nào? Câu trả lời rất đơn giản. Kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn bao gồm chủ yếu là những thông tin và lập trình bạn nhận được trong quá khứ, và đặc biệt trong tuổi thơ của bạn.
Những ai đã là cơ sở cơ bản của sự lập trình hay ra điều kiện đó? ðối với phần lớn chúng ta, danh sách đó bao gồm cha mẹ, anh chị em, bạn bè, những nhân vật có uy tín, thầy cô giáo, phương tiện thông tin đại chúng, lãnh đạo tôn giáo, văn hóa của bạn, và đó chỉ là một vài tên trong danh sách.
Hãy bàn một chút về khía cạnh văn hóa. Có phải mỗi nền văn hóa có một cách suy nghĩ và xử lý các vấn đề tiền bạc, trong khi nền văn hóa khác có cách tiếp cận vấn đề hoàn toàn khác?  Bạn có nghĩ một đứa trẻ vừa sinh ra đã có sẵn thái độ, cảm nhận về tiền bạc, hay bạn tin rằng đứa trẻ ñược dạy cách xử lý tiền bạc? Chắc chắn là như vậy rồi. Mọi đứa trẻ đều ñược dạy cách tư duy và hành động liên quan đến tiền bạc.
Những sự ràng buộc đó là có thật với bạn, với tôi, với tất cả. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy cách suy nghĩ và hành động những vấn đề liên quan đến tiền. Những lời chỉ dạy đó dần trở thành phản xạ vô điều kiện và điều khiển bạn suốt cả cuộc ñời. Tất nhiên, trừ khi bạn chủ động can thiệp và điều chỉnh các “hồ sơ tài chính” trong trí óc mình. ðây chính là những gì mà chúng ta sẽ thực hiện trong cuốn sách này, cái chúng tôi làm với hàng nghìn người hàng năm, với cấp độ sâu hơn và mức độ bền vững hơn tại các khóa học Suy nghĩ Làm giàu.
Như đã đề cập ở trên rằng suy nghĩ quyết định cảm giác, cảm giác đưa đến hành động và hành ñộng tạo ra kết quả. Thế nên ở đây nảy ra một câu hỏi khá thú vị: Suy nghĩ của bạn xuất phát từ đâu? Tại sao bạn lại suy nghĩ khác người ngồi ngay bên cạnh mình?
Suy nghĩ của bạn bắt nguồn từ “hồ sơ thông tin” bạn có trong những ngăn lưu trữ của trí não bạn. Vậy những thông tin này đến từ đâu? Thông tin này xuất phát từ những lập trình của bạn đã được định hình trong quá khứ. ðúng thế, những khuôn mẫu quá khứ quyết định từng suy nghĩ lóe lên trong trí óc bạn.  Do đó, nó thường được nhắc đến như là những suy nghĩ có điều kiện.
Để thể hiện điều này, chúng ta có thể bổ sung “Quá trình Hiển hiện” trên như sau:
      P      =>     T     =>     F     =>     A        =>     R
Quá khứ    Suy nghĩ    Cảm xúc    Hành ñộng => Kết quả
Lập trình quá khứ của bạn tạo ra các suy nghĩ của bạn, suy nghĩ tạo ra những cảm xúc của bạn, cảm xúc tạo nên những hành động của bạn, và hành động tạo nên những kết quả của bạn.
Vì vậy, giống như ta có thể làm với máy tính cá nhân, bằng cách sửa ñổi việc lập trình bạn đã đi một bước tiến quan trọng ñể thay đổi kết quả của mình.
Thế giới quan của chúng ta được áp ñặt như thế nào? Cách thức tư duy của chúng ta về mọi lĩnh vực trong cuộc sống, kể cả về tiền bạc, được định hình một cách áp đặt trong quá khứ theo ba cách chính sau đây:
Thông qua lời nói: Bạn đã nghe được gì khi còn nhỏ?
Làm theo khuôn mẫu: Bạn đã nhìn thấy gì khi còn nhỏ?
Sự kiện cá nhân cụ thể: Bạn đã trải nghiệm những gì khi còn nhỏ?
Hiểu rõ ba yếu tố khuôn mẫu định hình cách tư duy trên là điều vô cùng quan trọng, vì thế bạn hãy dành thời gian để suy nghĩ và nghiên cứu chúng thật tỉ mỉ, chi tiết. Trong Phần I của cuốn sách này, bạn sẽ tìm hiểu cách định hình cách tư duy của mình để vươn đến sự giàu có và thành công.
Yếu tố định hình suy nghĩ thứ nhất: Qua lời nói
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình định hình cách suy nghĩ thông qua những điều nghe thấy. Từ nhỏ đến khi trưởng thành bạn đã nghe thấy những gì về tiền bạc, thành công và người giàu?
Có phải bạn đã từng nghe những câu như:
• Tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi;
• Hãy dành dụm phòng khi túng thiếu;
• Người giàu rất tham lam;
• Người giàu hay phạm pháp;
• Giàu là tội lỗi;
• Phải làm việc nặng nhọc mới có tiền;
• Tiền không phải từ trên trời rơi xuống;
• Bạn không thể vừa giàu vừa có lý tưởng;
• Tiền không thể mua được hạnh phúc;
• Người có tiền nói gì cũng được;
• Tiền của không bao giờ được xem là đủ;
• Người giàu sẽ càng giàu và người nghèo ngày càng nghèo;
• Cái đó không phải cho chúng ta;
• Không phải ai cũng giàu được;
• Giàu không bao giờ là   đủ;
• Và nổi tiếng nhất là: Chúng ta không thể mua được cái đó!
Khi còn ở nhà, mỗi khi tôi hỏi cha để xin ông tiền, tôi sẽ nghe thấy ông hét toáng: “Thân tao làm bằng tiền chắc?” Tôi đùa lại: “Con ước là như vậy. Con sẽ lấy một cánh tay, một bàn tay thôi, thậm chí là một ngón tay thôi.” Những lúc như vậy, ông không bao giờ cười lấy một lần.
Khúc mắc chính là ở chỗ này. Tất cả những câu nói liên quan đến tiền bạc mà bạn nghe từ khi còn nhỏ vẫn đọng lại trong tiềm thức của bạn, là một phần của kế hoạch tài chính trong tâm thức và chính là cái đang điều khiển cuộc sống tài chính bạn.
Những khuôn mẫu định hình cách suy nghĩ qua lời nói có sức mạnh cực kỳ lớn. Ví dụ, khi con trai tôi, Jesse, lên ba, nó chạy đến gặp tôi và hồ hởi nói: “Cha, chúng ta hãy đi xem phim Ninza Rùa. Nó đang được diễn gần nhà ta.” Suốt đời, tôi không thể tưởng tượng được con rùa đó lại có thể đi vạn dặm như vậy. Vài giờ sau tôi có câu trả lời từ một quảng cáo trên TV có đoạn kết: ”Hiện đang diễn tại nhà hát gần nhà bạn”.
Một ví dụ khác về sức mạnh của việc định hình suy nghĩ thông qua lời nói là vấn đề chi tiêu của Stephen, một trong những người tham dự khóa học của tôi. Stephen không có khó khăn trong việc kiếm tiền, nhưng luôn khó khăn trong việc giữ tiền.
Vào thời điểm tham dự khóa học, mỗi năm Stephen kiếm được hơn 800.000 đô la và đã có thu nhập như thế chín năm liền. Thế nhưng anh cứ phung phí, cho mượn hoặc mất, hoặc đầu tư sai lầm hết. Dù là lý do nào thì kết quả là tài sản của anh ta dành dụm được rất ít, chính xác là zero!
Stephen nhớ lại lúc anh còn nhỏ, lúc nào mẹ anh cũng bảo: “Những người giàu rất tham lam. Người giàu luôn kiếm tiền trên mồ hôi nước mắt của người nghèo. Con chỉ nên kiếm ñủ tiền thôi, chứ nếu nhiều tiền hơn thì con cũng sẽ trở thành con heo như họ thôi.”
Không cần phải là nhà thông thái để nhận ra chuyện gì đã xảy ra trong tiềm thức của Stephen. Không ngạc nhiên rằng anh ta đã phá sản. Anh ta đã được định hình suy nghĩ thông qua niềm tin của bà mẹ rằng người giàu rất tham lam. Vì thế, trí óc anh ta đã kết nối người giàu với sự tham lam, tức là với cái xấu. Vì không muốn là người xấu, anh ta trong tiềm thức đã không thể là người giàu.
Stephen rất yêu mẹ và không muốn làm bà thất vọng. Thông thường, dựa trên những niềm tin của bà, nếu anh ta trở nên giàu có, bà sẽ không tán thành. Vì vậy, việc duy nhất anh có thể làm là tống khứ đi thật nhanh bất kì khoản tiền nào vượt mức “vừa đủ xài” ñể khỏi trở thành một “con heo”!
Vâng, bạn có thể cho rằng, việc chọn lựa giữa trở nên giàu có hay được mẹ hay bất kỳ ai chấp nhận, phần lớn chúng ta sẽ chọn việc trở nên giàu có. Nhưng không, không hề có khả năng đó! Trí óc chúng ta đơn giản là không hoạt động theo cách đó. Chắc chắn là sự giàu có mới là sự lựa chọn logic, hợp lý. Nhưng khi tiềm thức bạn phải lựa chọn giữa một bên là những cảm xúc đã bám rễ sâu xa và một bên là tính hợp lý, thì cảm xúc hầu như bao giờ cũng thắng.
Qui tắc Thịnh vượng số 5
 
Khi tiềm thức phải lựa chọn giữa một bên là những cảm xúc ñã bám rễ sâu xa và một bên là tính hợp lý thì hầu như cảm xúc bao giờ cũng thắng.
Trở lại câu chuyện của chúng ta. Trong chưa tới mười phút áp dụng các kỹ thuật thực hành cực kỳ hiệu quả, kế hoạch tài chính trong tâm thức của Stephen đã hoàn toàn thay ñổi. Chỉ hai năm sau, anh ta trở thành triệu phú.
Tại khóa học, Stephen bắt đầu hiểu ra rằng những niềm tin tai hại kia là của mẹ anh, hình thành từ những lập trình quá khứ của bà, chứ không phải của anh. Thế là chúng tôi đi xa hơn nữa, giúp anh xây dựng một chiến thuật cá nhân sao cho anh không mất sự tán thành của mẹ nếu anh ta giàu có. ðiều đó khá đơn giản.
Biết mẹ rất thích Hawaii, Stephen liền mua một căn nhà ngay bên bờ biển Maui và đưa mẹ tới đó nghỉ suốt mùa đông. Bà như được ở trên thiên đường, nên anh cũng thế. ðầu tiên, bà thật sự vui mừng khi anh trở nên giàu có và bà tự hào khoe với mọi người về sự hiếu thảo và giàu có của anh. Tiếp theo, anh không còn phải lo cho bà suốt sáu tháng mỗi năm. Thật tuyệt!
Trong cuộc đời mình, sau sự khởi đầu chậm chạp, tôi cũng đã bắt đầu kinh doanh khá hơn, nhưng không bao giờ kiếm được tiền từ chứng khoán. Khi đã biết về kế hoạch tài chính trong tâm thức, tôi nhớ ra khi tôi còn bé hàng ngày sau giờ làm việc cha tôi thường ngồi bên bàn ăn với tờ báo kiểm tra những trang chứng khoán, cha tôi hay đấm nắm tay lên bàn và kêu: ‘Những cổ phiếu chết tiệt!” Rồi ông dành nửa giờ sau ñó phàn nàn về những hệ thống ngu xuẩn của thị trường chứng khoán, và rằng ông có cơ hội kiếm tiền dễ hơn trong các sòng bạc ở Las Vegas.
Bây giờ, khi bạn hiểu sức mạnh của sự định hình cách suy nghĩ qua lời nói, bạn có thấy không ngạc nhiên khi tôi không kiếm ñược xu nào từ chứng khoán? Tôi đã được lập trình ñể thất bại, được lập trình một cách vô thức để chọn sai cổ phiếu, với giá sai và vào sai thời ñiểm. Tại sao ư? Vì trong vô thức khi đánh giá cổ phiếu, kế hoạch trong tiềm thức của tôi đã chọn: những cổ phiếu chết tiệt!
Tất cả những gì tôi có thể nói là, bằng cách đào xới hết lên khu vườn tài chính trong tâm thức mình, tôi bắt đầu nhận được nhiều những hoa trái không ngờ! Ngay sau ngày tôi điều chỉnh tâm thức bản thân, những cổ phiếu tôi chọn bắt đầu vọt lên, và tôi tiếp tục thành công trong chứng khoán cho đến hôm nay. ðiều đó có vẻ rất lạ, nhưng khi bạn thực sự hiểu bản kế hoạch tài chính trong tâm thức hoạt ñộng thế nào, điều đó hoàn toàn có lý.
Tiềm thức chi phối suy nghĩ của bạn. Suy nghĩ của bạn chi phối những quyết định của bạn, và những quyết định chi phối những hành ñộng của bạn, và cuối cùng hành ñộng chi phối thành quả của bạn.
Có bốn yếu tố chính tạo ra sự thay đổi, trong ñó bất kỳ yếu tố nào cũng ñều rất thiết yếu cho việc lập trình lại kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn. Những yếu tố này rất đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng lớn lao.
• Yếu tố đầu tiên là sự Nhận thức: Bạn chỉ có thể thay đổi thứ mà bạn biết chắc nó đang tồn tại.
• Yếu tố thứ hai là sự Hiểu biết: Khi hiểu được “cách suy nghĩ của mình” bắt đầu từ đâu, bạn sẽ nhận ra rằng nó được định hình từ những yếu tố bên ngoài.
• Yếu tố thứ ba là Sự tách biệt: Một khi nhận ra “cách suy nghĩ” này không phải của mình, bạn có thể tách bản thân ra khỏi chúng trong thực tại và lựa chọn xem có nên giữ lại chúng hay bỏ chúng đi – dựa vào việc bạn là ai hôm nay, và bạn đang ở ñâu, và bạn muốn ở đâu ngày mai. Bạn có thể quan sát cách suy nhĩ đó và xem xét nó theo thực chất của nó. Chính cái “hồ sơ” thông tin được lưu trữ trong tâm trí bạn từ rất lâu rồi có thể không còn phù hợp hay không còn giá trị đối với bạn nữa?
• Yếu tố thứ tư để thay đổi là ðịnh hình lại suy nghĩ: Chúng ta sẽ đề cập đến quá trình này trong Phần II của cuốn sách, nơi tôi sẽ giới thiệu những “hồ sơ trong tâm trí” tạo nên sự giàu có và thành công.
Các bước tạo ra sự thay đổi thông qua việc định hình suy nghĩ bằng lời nói
Nhận thức: Viết ra tất cả các câu nói có liên quan đến tiền bạc hay sự sung túc, giàu có và người giàu mà bạn từng nghe được từ khi còn nhỏ.
Hiểu biết: Viết ra mức độ tin tưởng của bạn vào những câu nói này và đánh giá xem chúng đã tác động như thế nào đến đời sống tài chính của bạn hiện nay.
Tách biệt: Bạn có thể nhận ra rằng những cách suy nghĩ đó chỉ là biểu hiện của những điều bên ngoài mà bạn đã học được và chúng không phải là quan điểm của bạn, không phải là chính con người bạn? Bạn có thể thấy rằng ngay lúc này đây bạn hoàn toàn có cơ hội lựa chọn để thay đổi?
Tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực trái và nói to:
“Những điều người khác nói với tôi về vấn đề tiền bạc không nhất thiết đúng. Tôi sẽ chọn cho mình những cách suy nghĩ mới có thể giúp tôi có được hạnh phúc và thành công.”
Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“Tôi có Tư duy Thành công!”
Yếu tố định hình suy nghĩ thứ hai: Làm theo khuôn mẫu
Cách thứ hai để suy nghĩ của chúng ta được định hình là làm theo khuôn mẫu, hay bắt chước. Cha mẹ và những người có ảnh hưởng lên bạn yêu thích hay căm ghét gì trong lĩnh vực liên quan đến tiền bạc trong khoảng thời gian bạn đang lớn? Ai trong cha mẹ bạn hay cả hai đều quản lý tốt tiền bạc hoặc họ không biết quản lý tiền bạc? Họ là những người tiết kiệm hay có thói quen chi tiêu nhiều? Họ là những nhà đầu tư khôn ngoan hay không hề quan tâm đến lĩnh vực này? Họ là những người chấp nhận mạo hiểm hay những người bảo thủ? Tiền bạc luôn có sẵn trong nhà bạn hay thất thường? Tiền bạc có dễ ñến trong nhà bạn hay nó đến rất khó khăn? Tiền bạc có là nguồn vui trong nhà bạn hay là nguyên nhân của những tranh cãi cay đắng?
Tại sao những thông tin này lại quan trọng như vậy? Có lẽ bạn đã nghe câu này: “Bắt chước như khỉ”. Vâng, con người cũng không khác là bao. Khi còn là những đứa trẻ, chúng ta đã học hỏi hầu như mọi thứ từ thế giới xung quanh bằng cách bắt chước.
Mặc dù phần lớn chúng ta không thích công nhận điều này, nhưng đó hoàn toàn là sự thật trần trụi trong câu châm ngôn cổ: “Quả táo không rơi quá xa gốc cây táo”.
Tôi nhớ câu chuyện về một phụ nữ rán thịt chuẩn bị cho bữa tối luôn bằng cách cắt bớt một chút ở hai đầu miếng thịt. Trông thấy vậy, người chống tỏ ra ngạc nhiên và hỏi nguyên nhân tại sao cô lại làm như thế. Cô đáp: “ðó là cách mẹ em vẫn thường làm”. Tình cờ hôm ấy mẹ cô đến ăn tối, và họ hỏi bà tại sao bà cắt đi hai đầu của miếng thịt trước khi cho vào chảo rán. Bà mẹ đáp: “Bà ngoại các con vẫn làm như vậy”. Thế là họ quyết định gọi điện cho bà ngoại để hỏi tại sao. Trả lời của bà ngoại? “Bởi vì cái chảo của bà quá nhỏ!”
Điểm đáng lưu ý ở đây là nói chung, chúng ta hay có xu hướng trở nên giống hệt cha hoặc mẹ mình, hoặc là sự kết hợp của cả hai trong lĩnh vực tiền bạc.
Ví dụ, cha tôi là một doanh nhân. Ông làm trong lĩnh vực xây dựng. Ông tham gia thực hiện những công trình xây dựng cỡ khoảng từ một tá đến khoảng một trăm ngôi nhà cho một dự án. Mỗi công trình ngốn một khoản đầu tư khổng lồ. Cha tôi thường phải dồn hết mọi thứ ông có và còn phải vay nặng lãi thêm từ ngân hàng cho đến khi những ngôi nhà được bán hết và tiền mặt chảy về suôn sẻ. Vì vậy, trong khoảng thời gian bắt đầu mỗi công trình, chúng tôi thường không có tiền và thường ngập “đến cổ” trong nợ nần.
Bạn có thể hình dung, trong những thời gian đó cha tôi thường không trong tâm trạng vui vẻ lắm, cũng như không giữ thái độ hào phóng như bình thường ông vốn thế nữa. Nếu tôi hỏi xin tiền ông ñể mua bất cứ thứ gì dù chỉ vài xu, câu trả lời thông thường của ông là: “Tôi là gì hả, người tôi làm bằng tiền chắc?” hoặc “Con có điên không đấy?”. Tất nhiên, tôi không được xu nào, nhưng cái mà tôi cảm nhận được là  ánh mắt “ðừng bao giờ nghĩ đến việc xin tiền nữa”. Tôi chắc là các bạn cũng biết điều đó.
Kịch bản đó thường kéo dài một hoặc hai năm cho đến khi những căn nhà cuối cùng cũng được bán hết. Khi đó, chúng tôi quay cuồng trong vui sướng. Hoàn toàn nhanh đến bất ngờ, cha tôi trở nên khác hẳn. Ông thật hạnh phúc, dễ thương, và cực kỳ hào phóng. Ông có thể đến và hỏi xem tôi có cần tiền không. Tôi chỉ muốn “trả” ông ánh mắt nọ, nhưng tôi đã không dại dột đến vậy nên chỉ nói, “Vâng, cảm ơn cha”, và sáng mắt lên.
Cuộc sống thật tuyệt vời… chođến khi ngày đó đến, khi cha tôi trở về nhà và thông báo, “Tôi tìm thấy miếng đất tốt. Chúng ta sẽ lại xây nhà.” Tôi trả lời theo phản xạ tự nhiên: “Tuyệt, thưa cha, chúc may mắn”, nhưng tim tôi chìm xuống, biết rằng những ngày gian khó lại bắt đầu.
Công thức đó kéo dài từ khi tôi có thể nhớ, khi tôi lên khoảng 6 tuổi, cho đến khi tôi hai mươi mốt, thời điểm tôi dời đi hẳn khỏi nhà cha mẹ. Và nó dừng lại như thế, hay ít ra là tôi nghĩ thế.
Ở tuổi hai mốt, tôi nghỉ học và trở thành, bạn đoán đúng đấy, nhà xây dựng. Tôi bước vào vài việc kinh doanh khác nhau theo dạng dự án. Không hiểu do đâu, tôi kiếm được một tài sản nho nhỏ, nhưng rất nhanh sau đó, tôi mất sạch. Tôi lại lao vào công việc khác và tin là mình đã ở trên đỉnh cao của thế giới lần nữa, để rồi lại đụng đáy một năm sau đó.
Cái công thức thu nhập lên-và-xuống lặp đi lặp lại gần mười năm trước khi tôi nhận ra có thể đó không phải do loại hình công việc tôi đã chọn, không phải do đối tác tôi ñã làm chung, không phải do tình trạng của nền kinh tế hay do tôi đã quyết định rút ra sớm quá khi mọi thứ đang tiến triển tốt. Cuối cùng tôi cũng nhận thấy có thể, chỉ có thể thôi, tôi đã sống một cách vô thức theo công thức thu nhập lên-và-xuống của cha tôi.
Tất cả những gì tôi có thể nói là, nhờ tôi học được những ñiều các bạn sẽ học trong sách này tôi đã có thể ñiều chỉnh lại bản thân, vượt ra khỏi các khuôn mẫu thu nhập “lên- xuống” đó để có nguồn thu nhập bền vững và luôn tăng trưởng.
Hôm nay, mong muốn thay đổi của tôi vẫn còn thôi thúc, mặc dù mọi thứ đang rất tốt ñẹp. Nhưng hiện giờ trong ñầu tôi là những bộ hồ sơ tâm thức hoàn toàn khác đang theo dõi cảm xúc của tôi và nói: “Cảm ơn đã chia sẻ. Giờ chúng ta hãy tập trung vào công việc.”
Một ví dụ khác từ một trong những cuộc hội thảo của tôi tổ chức ở Orlando, Florida. Như thường lệ, mọi người lần lượt đứng lên các bậc thềm để chụp ảnh và nói lời thăm hỏi hay tạm biệt nhau. Tôi sẽ không thể quên một người đàn ông tuổi cao vì ông ta bước lên mà vẫn run bần bật. Ông ta thở một cách nặng nhọc và liên tục lau nước mắt bằng cái khăn mùi-xoa của ông. Tôi hỏi xem liệu có thể giúp gì cho ông không. Ông tâm sự: “Tôi năm nay đã 63 tuổi rồi. Tôi thường xuyên đọc sách và tham dự các buổi hội thảo từ khi chúng ñược nghĩ ra. Tôi đã gặp nhiều diễn giả và cố gắng áp dụng mọi điều họ ñã dạy. Tôi đã thử mua cổ phiếu, đầu tư vào bất ñộng sản, tham gia hàng tá lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tôi thậm chí còn quay lại trường đại học và lấy ñược tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh. Tôi có nhiều kiến thức hơn mười người bình thường cộng lại, vậy mà tôi chưa bao giờ làm được như vậy trong kết quả tài chính. Tôi thường có sự khởi đầu luôn rất thuận lợi nhưng sau đó lại kết thúc với hai bàn tay trắng. Suốt những năm đó tôi không hiểu tại sao vậy. Tôi nghĩ tôi thật vô dụng, tôi là lão già ngu ngốc…cho đến tận hôm nay.”
“Cuối cùng, sau khi nghe những phân tích của anh, và làm theo các bước của quá trình, tôi chợt hiểu ra mội điều. Tôi đã không làm gì sai cả. Chỉ vì kế hoạch tài chính trong tâm thức của cha tôi đã ăn sâu vào đầu tôi và trở thành trở ngại của tôi. Cha tôi đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất của cuộc đại suy thoái. Mỗi ngày ông đều phải cố tìm việc làm hoặc bán hàng gì đó, nhưng ông vẫn thường trở về tay không. Tôi ước tôi hiểu về quá trình định hình suy nghĩ qua khuôn mẫu từ 40 năm trước. Thật là phí thời gian biết bao, phí bao nhiêu công sức học hành và bao kiến thức gom nhặt được”. Rồi ông bắt đầu khóc thành tiếng.
Tôi nói: “Kiến thức ông học được sẽ không phí, nó chỉ được giữ lại và chờ cơ hội để phát huy hiệu quả. Bây giờ, khi ông đã lập lại một kế hoạch thành công trong tâm thức mới cho mình, mọi thứ mà ông từng học sẽ trở nên hữu ích và ông sẽ tiến rất nhanh ñến thành công”.
Với phần lớn chúng ta, khi nghe một điều chúng ta hiểu rõ, chúng ta biết nó là lời nói thật. Nhẹ lòng vì được chia sẻ, ông thở sâu hơn. Rồi một nụ cười rạng rỡ xuất hiện trên gương mặt của ông. Ông ôm rất chặt vai tôi và nói: “Cảm ơn, cảm ơn anh rất nhiều”.
Lần cuối tôi biết tin từ ông là tất cả đều bùng nổ: ông đã dành dụm ñược nhiều tài sản trong vòng mười tám tháng gần đây hơn cả mười tám năm trước đó cộng lại. Tôi rất vui mừng!
Như vậy, bạn có thể có mọi kiến thức và kỹ năng của thể giới này, nhưng nếu “kế hoạch trong tâm thức” của bạn không được cài đặt để thành công, thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải thất bại thảm hại.
Chúng tôi thường có những học viên tham dự các khóa Seminar mà cha mẹ họ trải qua chiến tranh Thế giới II hoặc sống trong thời ký ðại suy thoái kinh tế. Những người đó thường bị sốc khi họ hiểu ra những kinh nghiệm của cha mẹ đã tác động và tạo nên niềm tin và thói quen của họ về tiền bạc đến thế nào. Một số thì chi tiêu như điên bởi vì “bạn có thể dễ dàng mất hết tiền bạc, vậy hãy tận hưởng nó khi bạn còn có thể”. Một số khác thì đi theo hướng ngược lại: họ giữ khư khư những đồng tiền của mình và “tiết kiệm cho những lúc khó khăn”.
Một lời tỉnh táo: Tiết kiệm cho những ngày khó khăn có thể là một ý tưởng tốt, nhưng nó có thể gây nên nhiều vấn đề lớn. Một trong những nguyên tắc chúng tôi dạy trong một khóa học khác là Sức mạnh của Ý định. Nếu bạn tiết kiệm tiền bạc cho những ngày khó khăn, bạn sẽ nhận được gì? Những ngày khó khăn! Thay vì tiết kiệm cho những ngày khó khăn, hãy tập trung vào việc tiết kiệm cho những ngày hạnh phúc hoặc cho ngày bạn giành được tự do tài chính. Khi đó, theo tinh thần của Luật Sức mạinh của Ý định, bạn sẽ nhận được chính xác những ngày như thế.
Phần trên chúng ta đã nói rằng phần lớn mọi người đều chịu ảnh hưởng của cha hoặc mẹ hoặc cả hai trong những vấn đề tiền bạc, nhưng vẫn có trường hợp ngược lại. Một số trong chúng ta lại trở nên hoàn toàn đối lập với một người hoặc cả hai cha mẹ mình. Tại sao điều đó xảy ra? Có thể từ “sự giận dữ” và “sự nổi loạn” đã nói lên điều gì đó? Nói tóm lại, tất cả đều phụ thuộc vào việc bạn gần gũi và noi theo hay muốn tách ra khỏi họ đến mức nào.
Rất tiếc, khi là con cái, chúng ta không thể nói với cha mẹ mình: “Cha và Mẹ, con mời ngồi. Con có việc muốn nói với cha mẹ. Con không thích cách cha mẹ quản lý tiền bạc của mình, hoặc cuộc sống của mình, và vì vậy, khi con lớn, con sẽ làm những điều đó khác hẳn. Con hy vọng cha mẹ sẽ hiểu.  Bây giờ thì chúc cha mẹ ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp”.
Không, không, không thể làm như thế ñược. Thay vào đó, khi “cái nút” của chúng ta được nhấn, nói chung chúng ta sẽ bùng nổ và những gì phát ra sẽ đại loại như: “Con căm ghét cha mẹ! Con sẽ không bao giờ giống cha mẹ. Khi lớn lên, con sẽ giàu có. Và con sẽ có bất cứ thứ gì con muốn dù cha mẹ có thích điều đó hay không”. Và chúng ta chạy về phòng riêng của mình, đóng sầm cửa lại, rồi làm nhàu nát chăn gối hay đập phá bất cứ cái gì, chỉ để giải tỏa sự ức chế, bấn loạn của mình.
Nhiều người xuất thân từ những gia đình nghèo khó đã tỏ ra oán giận và nổi loạn vì điều đó. Thường thì họ bỏ nhà đi để làm mọi cách để trở nên giàu có hay ít nhất là họ có lý do để làm vậy. Nhưng có một gút mắc nhỏ, cái hóa ra lại là vấn đề lớn. Dù những người này đã thật sự giàu có hay họ vẫn đang làm việc hết sức mình để trở nên giàu có thì họ cũng không thực sự hạnh phúc. Tại sao? Nguyên nhân là bởi động lực kiếm tiền của họ xuất phát từ sự oán giận và sự phản ứng. Vì thế, trong tâm trí họ, tiền bạc gắn với sự giận giữ, và khi những người này càng kiếm được nhiều tiền thì sự giận dữ trong họ lại càng lớn.
Cuối cùng, họ tự nói với mình: “Tôi đã quá mệt mỏi vì giận dữ và căng thẳng. Tôi chỉ muốn bình yên và hạnh phúc”. Họ hỏi tâm trí của họ – “chủ thể” tạo ra sự liên kết tiền bạc với nỗi giận, “Phải xử lý tình huống này như thế nào?” Tâm trí của họ trả lời: “Nếu muốn rũ bỏ sự tức giận đó, bạn sẽ phải rũ bỏ mớ tiền bạc kia”. Và họ làm thế. Từ trong tiềm thức của mình, họ đã quyết ñịnh sẽ vứt bỏ tiền bạc.
Họ chi tiêu thật lớn hay đầu tư sai lầm, hay ly dị, hoặc hủy hoại thành công của mình bằng cách khác. Không quan trọng, bởi vì lúc đó những kẻ ngốc này thấy mình hạnh phúc. Có thật thế không? Không phải! Thật ra là giờ đây cuộc sống của họ càng trở nên tồi tệ hơn trước, bởi vì họ không chỉ giận giữ mà còn vừa giận giữ vừa túng quẫn. Họ ñã từ bỏ không đúng thứ cần phải từ bỏ!
Họ đã rũ bỏ tiền bạc thay vì sự giận dữ, từ bỏ phần hoa trái thay vì thay đổi phần gốc rễ. Trong khi đó, vấn đề thật sự là, và luôn luôn là, nỗi giận dữ giữa họ với cha mẹ mình. Và khi nào nỗi giận đó còn chưa được giải tỏa thì họ vẫn sẽ không bao giờ thật sự hạnh phúc hay bình yên, bất kể họ giàu hay nghèo.
Lý do hay động cơ bạn kiếm tiền hay tạo ra thành công rất quan trọng. Nếu động cơ kiếm tiền hay thành công của bạn xuất phát từ những nguyên nhân không tích cực như sợ hãi, giận dữ, hay nhu cầu chứng tỏ bản thân thì tiền bạc sẽ không bao giờ mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc.
Tại sao vậy? Bởi vì bạn không thể giải quyết những vấn đề trên bằng tiền bạc.  Lấy nỗi sợ hãi làm ví dụ. Trong giờ giảng của mình, tôi thường hỏi cả khán thính phòng, “Bao nhiêu người trong các bạn có thể nêu nỗi sợ hãi là động lực chính cho thành công?”
Không nhiều người giơ tay.
Tuy nhiên, tôi hỏi tiếp: “Bao nhiêu người trong các bạn coi sự an toàn là động lực chính cho thành công?” Hầu như tất cả mọi người giơ tay. Nhưng bạn đoán xem,  sự an toàn và nỗi sợ hãi đều có xuất phát điểm từ cùng một điều. Tìm kiếm sự an toàn là do có sự không an toàn, và nỗi sợ cũng do sự không an toàn.
Vậy thì, liệu có nhiều tiền hơn có thể xua đi nỗi sợ hãi? Bạn mong thế! Nhưng câu trả lời là hoàn toàn không. Tại sao? Bởi vì tiền bạc không phải gốc rễ của vấn đề, mà là nỗi sợ hãi. Tình hình còn tồi tệ hơn khi sự sợ hãi không chỉ là vấn đề mà là một thói quen. Khi đó, việc kiếm được nhiều tiền hơn sẽ chỉ làm thay đổi loại nỗi sợ của chúng ta mà thôi. Khi túng quẫn đa số chúng ta đều lo sợ rằng mình không bao giờ kiếm ra tiền nữa. Tuy nhiên khi đã kiếm ra tiền rồi thì nỗi sợ hãi của chúng ta lại biến thành: “ðiều gì sẽ sảy ra nếu tôi đánh mất những thứ tôi đã làm ra?”, hoặc “mọi người ñều muốn thứ tôi đang có”, hoặc “tôi là con bò mộng cho sở thuế họ làm thịt đây”. Tóm lại, chừng nào chúng ta chưa động đến gốc rễ của vấn đề và giải quyết nỗi sợ hãi, không có số tiền nào có thể giúp bạn.
Tất nhiên, nếu được lựa chọn, phần lớn chúng ta sẽ chọn thà có tiền và lo lắng mất tiền hơn là hoàn toàn không có tiền, nhưng không có lựa chọn nào là cách sống sáng  suốt cả.
Với những người bị nỗi sợ hãi chi phối, nhiều người bị thôi thúc phải thành công về mặt tài chính chỉ để chứng tỏ với xã hội là mình “giỏi giang đến độ”.  Chúng ta sẽ bàn chi tiết về điều này trong Phần II của cuốn sách, nhưng bây giờ bạn chỉ cần nhận thức rằng không có khoản tiền nào có thể khiến bạn cảm thấy “mình giỏi” cả. Tiền bạc không thể làm bạn trở thành con người bạn vốn đang là được.
Một lần nữa, do xuất phát từ sự sợ hãi, động cơ “luôn phải chứng tỏ mình” ñã trở thành một thói quen, cách sống quen thuộc. Thậm chí bạn không hề nhận ra rằng nó đang điều khiển bạn. Bạn tự gọi mình là người có mục đích, có quyết tâm, quyết đoán và tất cả những đặc điểm này đều tốt cả. Chỉ có một câu hỏi: Tại sao? Cái gì là động cơ sâu xa điều khiển tất cả?
Đối với những người bị ám ảnh “phải chứng tỏ mình là người giỏi giang” thì không có khoản tiền nào có thể làm giảm nỗi đau mà vết thương bên trong đã gây ra làm cho tất cả mọi thứ và tất cả mọi người trong đời họ đều không “đến độ”. Mọi của cải đều là không đủ đối với những người nghĩ rằng bản thân họ chưa đủ xứng đáng.
Tất cả là trong bản thân bạn. Hãy nhớ, thế giới bên ngoài phản chiếu “thế giới bên trong” của bạn. Nếu bạn tin là mình không đầy đủ, bạn sẽ xác nhận niềm tin đó và tạo ra thực tế rằng bạn sẽ không được đầy đủ. Mặt khác, nếu bạn tin bạn luôn thừa thãi, giàu có thì bạn sẽ xác nhận niềm tin đó và tạo ra sự sung mãn. Tai sao?  Bởi vì “sự giàu có” là nguồn gốc của bạn, nó sẽ trở thành cách sống tự nhiên, là bản chất của bạn.
Bằng cách tách rời động cơ tài chính ra khỏi sự giận dữ, sợ hãi, và cả nhu cầu chứng tỏ bản thân, bạn hoàn toàn có thể thiết lập những mối quan hệ mới để trở nên giàu có thông qua mục đích, sự đóng góp và niềm vui. Theo cách ấy, bạn sẽ không bao giờ từ bỏ tiền bạc của mình để mong đổi lấy hạnh phúc.
Qui tắc Thịnh vượng số 6:
 
Nếu động cơ kiếm tiền hay thành công của bạn xuất phát từ những nguyên nhân không tích cực như sợ hãi, giận dữ, hay nhu cầu chứng tỏ bản thân thì tiền bạc sẽ không bao giờ mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc.
Làm kẻ nổi loạn hay đối lập với cha mẹ mình không phải bao giờ cũng là vấn đề. Ngược lại, nếu bạn là kẻ nổi loạn (thường là trường hợp của người con thứ trong nhà) và cha mẹ bạn không có thói quen tiền bạc tốt, rất có thể làm ngược với họ lại là điều tốt. Mặt khác, nếu cha mẹ bạn là những người thành công và bạn nổi loạn chống lại họ, bạn sẽ gặp những rắc rối tài chính lớn.
Cách nào cũng vậy, điều quan trọng là phải nhận ra cách sống của bạn là thế nào so với cách sống của cha mẹ bạn trong lĩnh vực tiền bạc.
Các bước tạo ra sự thay đổi thông qua định hình suy nghĩ bằng cách làm theo khuôn mẫu
Nhận thức: Quan sát cách cư xử, thói quen của cha mẹ hay những người thân có ảnh hưởng đến bạn trong quá khứ về vấn ñề tiền bạc và sự giàu có. Hãy viết ra mức ñộ tương ñồng hay đối lập giữa bạn và họ.
Hiểu biết: Liệt kê những ảnh hưởng của hành động làm theo những khuôn mẫu đó (bắt chước người khác) đối với đời sống tài chính của bạn.
Tách biệt: Bạn nhận ra rằng cách cư xử đó là do bạn bị ảnh hưởng và học được bị động từ những yếu tố, khuôn mẫu bên ngoài, chứ không thuộc về bản chất của bạn. Ngay từ lúc này đây, bạn có thể lựa chọn để trở nên khác biệt.
Tuyên bố: Hãy nói to
“Về những quan điểm về tài chính, trước giờ tôi chỉ làm theo người khác. Ngay từ bây giờ tôi sẽ làm theo cách của tôi.”
Yếu tố định hình suy nghĩ thứ ba: Những sự kiện cá nhân
Chúng ta bị tác động rất mạnh từ những sự kiện cá nhân cụ thể mà ta đã trải qua và đây chính là yếu tố cơ bản thứ ba góp phần ñịnh hình suy nghĩ của mỗi người. Khi còn nhỏ bạn đã có những trải nghiệm gì liên quan vấn đề tiền bạc, sự giàu có, và cả liên quan đến những người giàu có? Những ấn tượng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì chúng sẽ bồi đắp và củng cố niềm tin của bạn – hay đúng ra là tạo ra ảo tưởng của bạn, những cái mà hiện nay bạn đang vô thức tuân theo.
Tôi xin đưa ra một ví dụ. Josey, một học viên của tôi, là y tá phòng mổ. Thu nhập của cô rất khá, nhưng cô luôn tiêu hết số tiền kiếm được. Khi tìm hiểu thêm, Josey nhớ lại, năm lên 11 tuổi, Josey đã cùng chị gái và cha mẹ đang ở một nhà hàng Trung hoa, thì cô phải chứng kiến cảnh ba mẹ cô lớn tiếng cãi nhau về vấn đề tiền bạc. Lúc đó cha cô đứng dậy, đập nắm đấm lên bàn, quát rất to. Cô nhớ gương mặt ông đỏ bừng rồi chuyển sang tái mét và ông ngã vật xuống sàn nhà  vì lên cơn đau tim. Trước đó, cô mới được đào tạo sơ cấp cứu ở trường nên đã cố áp dụng để cấp cứu cha mình, nhưng không tác dụng. Cha cô đã qua đời trên tay cô.
Thế là kể từ ngày ấy, trong tâm trí của Josey, tiền luôn gắn liền với nỗi đau. Không có gì lạ rằng khi trưởng thành cô luôn vô thức rũ bỏ hết tiền bạc của mình để thoát khỏi nỗi đau. Một chi tiết thú vị là cô đã trở thành y tá. Tại sao? Có thể tại vì cô vẫn còn đang cố gắng cứu cha mình?
Tại khóa học, chúng tôi đã giúp Josey xác định những niềm tin về tiền bạc cũ của cô và điều chỉnh lại giúp cô kế hoạch tài chính trong tâm thức. Giờ đây cô đã trên đường đến tự do tài chính. Cô đã không làm y tá nữa, không phải vì cô không yêu nghề, mà vì cô đã vào nghề vì lý do nhầm lẫn. Hiện cô đang làm công việc hoạch định tài chính, vẫn là giúp đỡ mọi người, nhưng một đối một, để tìm hiểu thế giới quan trong quá khứ của họ đã chi phối mọi mặt trong đời sống tài chính của họ như thế nào.
Một ví dụ khác về các sự kiện cá nhân cụ thể, là chuyện gia đình tôi. Năm vợ tôi lên tám tuổi, có lần khi nghe tiếng chuông lanh lảnh của xe kem bên đường, cô ấy hỏi xin mẹ 25 xu. Mẹ cô đáp: “Xin lỗi, con gái. Con hỏi xin ba ấy. Ba quản lý tiền mà”. Thế là vợ tôi đi hỏi xin cha. Ông đưa cô 25 xu. Cô chạy đi mua kem và vui vẻ trông thấy.
Hết tuần này đến tuần khác, sự việc cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần nữa. Vậy vợ tôi đã học được gì về chuyện tiền bạc?
Trước hết, đàn ông là người quản lý chuyện tiền nong trong gia đình. Thế nên, sau khi chúng tôi kết hôn, theo bạn cô ấy sẽ trông chờ gì ở tôi? ðúng rồi: tiền. Và tôi phải nói với bạn rằng cô ấy không còn chỉ hỏi xin 25 xu nữa! Bằng cách nào ñó cô ấy đã được đào tạo lên.
Thứ hai, cô ấy học được rằng phụ nữ không cần có tiền.  Nếu mẹ cô ấy không có tiền thì tất nhiên đó cũng là cách sống của cô ấy. ðể củng cố cách sống đó, từ trong tiềm thức, cô ấy luôn vứt bỏ tiền bạc của mình. Và cô ấy khá chính xác trong việc đó. Nếu bạn đưa 100 đôla thì cô ấy tiêu hết 100 đôla, nếu bạn đưa 1000 đôla thì cô ấy sẽ tiêu hết 1000 đôla. Rồi cô ấy tham gia một lớp học của tôi và học được kỹ thuật dùng đòn bẩy kinh tế. Tôi đưa cô 2000 đôla, cô tiêu hết 10,000 đôla! Tôi cố gắng giải thích, “Không, em yêu, dùng đòn bẩy kinh tế nghĩa là chúng ta phải là người nhận được số tiền 10.000 đôla, không phải là người tiêu đi.” Nhưng có vẻ điều đó không hiệu quả.
Câu chuyện thành công của Deborah Chamitoff
Từ: Deborah Chamitof Gửi: T.Harv Eker
V/v: Tự do tài chính!
Harv,
Hôm nay tôi đã có 18 nguồn thu nhập thụ động và tôi không cần VIỆC LÀM nữa. Vâng, tôi ñã giàu có, nhưng quan trọng hơn, cuộc sống của tôi thật phong phú, vui vẻ, đầy hạnh phúc! Nhưng trước đó nó đã không được như vậy.
Tiền bạc của tôi thường là rất lộn xộn. Tôi tin vào những kẻ xa lạ để cho họ quản lý tiền bạc của mình chỉ để tôi khỏi phải động đến chúng. Tôi đã mất tất cả trong vụ đổ vỡ gần ñây nhất trên thị trường chứng khoán, và tôi thậm chí không nhận ra điều đó trước khi đã quá muộn.
Tệ hơn nữa, tôi đánh mất sự tôn trọng đối với bản thân. Bị tê liệt bởi nỗi sợ hãi, sự xấu hổ, và sự thất vọng, tôi trốn chạy khỏi tất cả mọi người và tât cả mọi thứ xung quanh.  Tôi tiếp  tục  trừng  phạt  bản thân cho đến khi tôi được lôi đến khóa học Millionaire Mind.
Trong mấy ngày cuối tuần biến động đó tôi đã giành lại năng lượng của mình và quyết định sẽ tự kiểm soát tương lai tài chính của mình. Tôi thực hiện lời tuyên bố về sự thịnh vượng và tha thứ cho bản thân vì những sai lầm trong quá khứ, thực sự tin tưởng rằng tôi sẽ xứng đáng ñược giàu có.
Và bây giờ, tôi thực sự vui thích với việc quản lý tiền bạc của mình! Tôi đã hoàn toàn tự do tài chính và tôi biết tôi luôn luôn như thế bởi vì tôi đã có tư duy Triệu phú!
Cảm ơn anh, Harv.
Đề tài duy nhất khiến chúng tôi thường xuyên cãi nhau là tiền bạc. Có lúc nó suýt làm cho cuộc hôn nhân của chúng tôi đổ vỡ. Lúc đó chúng tôi chưa biết rằng nguyên nhân là do mỗi người nhìn nhận vấn đề tài chính theo một cách khác nhau. ðối với vợ tôi, tiền có nghĩa là niềm vui thích tức thời (như việc ăn kem hồi nhỏ vậy). Còn tôi, hoàn toàn ngược lại, tôi lớn lên với niềm tin rằng tiền bạc phải được tích lũy để làm phương tiện tạo ra tự do.
Trong quan niệm của tôi, mỗi khi vợ tôi tiêu tiền thì đó không phải là cô đã tiêu pha đơn thuần, mà là cô ấy đang tiêu tán chính sự tự do trong tương lai của chúng tôi. Còn đối với vợ tôi thì sao? Mỗi khi tôi ngăn không cho cô ấy tiêu tiền thì cô ấy lại cho rằng tôi đang tước đi niềm vui thích trong cuộc đời của cô ấy.
May mà chúng tôi đã học ñược cách thay đổi kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình, và quan trọng hơn là đã tạo ra một kế hoạch tài chính chung đặc biệt và phù hợp cho mối quan hệ gia ñình.
Chúng có hiệu quả không? ðể tôi nói thế này: Tôi đã chứng kiến ba sự kiện kỳ diệu trong đời:
1. Sự ra đời của con gái tôi;
2. Sự ra đời của con trai tôi;
3. Sự kiện vợ tôi và tôi không cãi nhau vì tiền bạc nữa!
Các con số thống kê đã chỉ ra rằng nguyên nhân đổ vỡ số 1 của phần lớn các mối quan hệ chính là tiền bạc. Nhưng lý do đằng sau những cuộc chiến về tiền bạc của mọi người  không phải là bản thân đồng tiền, mà vì kế hoạch tài chính trong tâm thức của các bên không trùng khớp với nhau. Vấn đề không nằm ở chỗ bạn có hay không có bao nhiêu tiền. Nếu kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn không khớp với của đối tác của bạn trong từng mối quan hệ nhất định thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn đấy. “ðịnh lý” này đúng với những cặp vợ chồng đã cưới nhau, những cặp đang hẹn hò, với các quan hệ gia đình và thậm chí và nhất là với đối tác làm ăn.
Chìa khóa ở đây là bạn phải hiểu rõ rằng bạn cần quan tâm xử lý các kế hoạch tài chính trong tâm thức, chứ không phải tiền bạc. Khi đã hiểu được kế hoạch tài chính trong tâm thức của một người nào đó, bạn hoàn toàn có thể hợp tác với đối tác đó theo cách có lợi cho cả hai phía.
Bạn có thể bắt đầu bằng nhận thức rằng kế hoạch tài chính trong tâm thức của đối tác của bạn có thể không hoàn toàn như của bạn. Thay cho việc buồn rầu, hãy chọn phương cách tìm hiểu họ. Hãy làm tất cả có thể để làm rõ cái gì là quan trọng đối với đối tác của bạn trong lĩnh vực tiền bạc rồi xác định động cơ hành động của họ. Bằng cách ñó, bạn sẽ xử lý gốc rễ vấn đề thay vì chỉ hoa trái, rồi hãy làm cho sự hợp tác có hiệu quả. Nếu không thế thì, không được đâu, Joe ơi!
Một trong những điều quan trọng nhất bạn sẽ học được, nếu bạn quyết ñịnh tham gia khóa học Millionaire Mind Intensive, là làm sao nhận ra kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình và đối tác của bạn cũng như làm sao tạo ra kế hoạch mới chung cho cả hai để giúp cho sự hợp tác thực sự được như các bên mong muốn. ðó thực sự là giải thoát nếu có thể làm được như vậy, vì nó loại trừ một trong những lý do lớn nhất gây nên đau đớn cho phần lớn mọi người.
Các bước tạo ra sự thay ñổi thông qua định hình suy nghĩ bằng những sự kiện cá nhân cụ thể
Đây là bài tập bạn có thể thực hiện cùng với đối tác của mình. Hãy cùng thảo luận những câu chuyện liên quan đến tiền bạc mà mỗi người tích luỹ được – những điều bạn nghe được từ bé, những khuôn mẫu tài chính trong gia đình mà bạn đã noi theo, và những sự kiện đầy cảm xúc đã xẩy ra với bạn. Và cũng cần tìm hiểu xem tiền có ý nghĩa như thế nào với đối tác của bạn. ðó là sự vui thích, sự tự do, hay sự an toàn, hay địa vị? ðiều đó sẽ giúp bạn xác định kế hoạch tài chính trong tâm thức hiện tại của cả đôi bên, và có thể giúp bạn khám phá nguyên nhân khiến cho mọi người có thể bất đồng quan điểm trong lĩnh vực này.
Tiếp theo, hãy thảo luận những điều bạn muốn hôm nay không phải với tư cách một cá nhân đơn lẻ mà trong tư cách một sự hợp tác của hai bên. Hãy quyết định và thống nhất các mục đích chính của các bạn cũng như thái độ chung đối với tiền bạc và thành công. Rồi hãy lập danh sách những thái độ và hành động mà cả hai cùng đồng ý và hãy viết chúng ra. Dán chúng lên tường, rồi khi nào có vấn đề liên quan, hãy thật tế nhị nhắc lại cho nhau những gì hai bên đã cùng quyết ñịnh đồng ý khi cả hai ñã suy nghĩ khách quan, tự nguyện và không bị cảm xúc nào chi phối hoặc bị ảnh hưởng của các quan điểm cũ trong tiềm thức.
Nhận thức: Phân tích một sự việc cụ thể gây nhiều cảm xúc mà bạn đã trải qua xoay quanh vấn đề tiền bạc khi còn nhỏ.
Hiểu biết: Viết ra những tác động mà sự việc này có thể đã gây ra đối với đời sống tài chính hiện nay của bạn.
Tách biệt: Bạn có thể nhận ra rằng cách sử xự này của bạn chỉ là kết quả của việc tiếp thu một cách thụ động chứ không phải là bạn? Bạn có thấy hiện tại bạn có quyền lựa chọn cách hành xử khác, trở nên khác?
Tuyên bố: Hãy để tay lên trán bạn và nói to:
“Tôi đã loại bỏ những ảnh hưởng không tích cực từ những trải nghiệm liên quan đến tiền từ quá khứ. Kể từ bây giờ, tôi sẽ tạo ra tương lai mới của mình, giầu có và thành công.”
Vai trò của Kế hoạch tài chính trong tâm thức
Bây giờ, đã đến lúc trả lời “câu hỏi triệu đôla”.  Kế hoạch tài chính và thành công trong tâm thức của bạn là gì, và nó đã một cách vô thức đưa bạn đến những kết quả thế nào? Bạn đã được cài đặt để thành công, để có cuộc sống tầm thường hay để thất bại về tài chính? Bạn được lập trình để vật lộn khó khăn với tiền bạc hay để có tiền bạc dễ dàng? Bạn được cài đặt để lao động nặng nhọc vì tiền bạc hay để làm việc hài hòa?
Bạn được thiết kế ñể có thu nhập ổn định hay không ổn định? Hẳn bạn đã nghe câu nói là: “ðầu  tiên bạn đã có, rồi bạn lại không có, sau đó bạn lại có, rồi lại không có”. Chuyện đó thường xuyên xảy ra và dường như căn nguyên của sự biến động trái ngược này xuất phát từ thế giới bên ngoài. Ví dụ: “Tôi có một công việc được trả lương khá hậu, nhưng sau đó công ty giảm biên. Thế là tôi lập doanh nghiệp của riêng mình và mọi thứ có vẻ đều tốt đẹp, nhưng rồi thị trường chững lại. Công việc kinh doanh tiếp theo của tôi rất khấm khá, nhưng sau đó đối tác của tôi bỏ đi, vân vân và v.v…” Thôi, đừng tự lừa dối mình nữa, đó chính là do kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn đã hoạt động đấy!
Bạn được cài đặt để có thu nhập cao hay trung bình hay thấp? Bạn có biết phần lớn chúng ta đã đươc lập trình cho những thu nhập theo số tiền nhất định từ trước? Bạn được cài đặt để kiếm được mỗi năm 20,000 đến 30,000 đôla? 40,000 đến 60,000 đôla? 70,000 đến 100,000 đôla? 150,000 ñến 200,000 đôla? 250,000 đôla mỗi năm trở lên?
Cách đây vài năm có một quý ông ăn mặc chỉn chu đến tham dự buổi hội thảo kéo dài hai giờ của tôi. Cuối buổi hôm đó, ông tới gặp tôi và hỏi xem tôi có nghĩ rằng khóa học ba ngày về phương pháp tư duy triệu phú có thể giúp ích gì được cho ông không, khi xét về thực tế ông đang kiếm được 500.000 đô la mỗi năm. Tôi hỏi ông đã kiếm được mức tiền đó bao lâu rồi. Ông ta trả lời: “ðều đặn suốt bảy năm nay”.
ðó là tất cả những gì tôi muốn nghe. Tôi hỏi ông ta, tại sao ông đã không làm ra được 2 triệu đôla mỗi năm. Tôi bảo ông ta rằng chương trình đào tạo tôi tổ chức là dành cho những người muốn đạt đến tiềm lực tài chính cao nhất của mình và tôi hỏi ông đã bao giờ cân nhắc việc tại sao ông bị “kẹt” ở mức thu nhập nửa triệu đôla. Ông ta đã quyết định tham gia chương trình.
Một năm sau, tôi nhận được email của ông với nội dung như sau: “Chương trình đào tạo đã hiệu quả không thể tin nổi, chỉ có điều tôi ñã mắc một sai lầm. Tôi đã chỉ hoạch ñịnh lại kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình để kiếm được 2 triệu đô la một năm như chúng ta đã nói chuyện khi đó. Kết quả là tôi đã đạt được con số này. Tôi dự định sẽ tham gia khóa học lần nữa để hoạch định lại kế hoạch tài chính lên mức thu nhập 10 triệu đôla một năm”.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, số tiền ở đây không phải là vấn đề thật sự quan trọng. ðiều quan trọng là bạn có chạm tới tiềm lực tài chính cao nhất của mình hay không. Tôi biết nhiều bạn sẽ hỏi, tại sao trên ñời này có người  lại cần nhiều tiền thế? ðầu tiên, câu hỏi như thế nói chung không có tính xây dựng và hỗ trợ cho sức khỏe tài chính của bạn và vì thế nó là dấu hiệu rằng bạn sẽ không thể cài đặt lại kế hoạch tài chính trong tâm thức mình ñược. Thứ hai, lý do chính mà người đàn ông này muốn kiếm được nhiều tiền như vậy là để tài trợ cho những hoạt ñộng từ thiện giúp nạn nhân AIDS ở Châu Phi của ông. Bấy nhiêu đó là dành cho những người có niềm tin rằng người giàu là tham lam.
Vậy ta hãy tiếp tục. Bạn đã được lập trình để tiết kiệm tiền hay để tiêu tiền? Bạn đã được lập trình để quản lý tốt tiền bạc hay không quản lý được tiền bạc?
Bạn đã được cài đặt để chọn ra những vụ đầu tư thắng lợi hay thất bại? Bạn có thể ngạc nhiên, “Tại sao việc tôi có thể kiếm tiềm được từ chứng khoán hoặc bất động sản hay không lại là một phần của cái gọi là kế hoạch tài chính trong tâm thức? ðơn giản. Ai chọn mua chứng khoán hoặc bất động sản? Bạn quyết. Ai chọn khi bạn quyết bán? Bạn chọn. Ại chọn khi bạn quyết mua? Bạn chọn. Tôi đoán bạn phải có cái gì đó làm cơ sở để đánh giá và quyết định.
Tôi có một người quen ở San Diego tên là Larry. Larry là một thỏi nam châm nếu nói về việc kiếm tiền: anh ta chắc chắn có kế hoạch tài chính được cài đặt cho thu nhập cao. Nhưng anh ta có cái hôn tử thần trong vấn đề đầu tư tiền bạc của mình. Bất cứ thứ gì anh ta mua đều rớt giá như đá rơi. Bạn có tin rằng cha anh ta cũng có chính xác vấn đề như vậy? Hú! Tôi có quan hệ gần gũi với Larry nên tôi có thể hỏi anh lời khuyên về đầu tư. Và chúng bao giờ cũng hoàn hảo… hoàn hảo sai! Bất cứ những gì Larry khuyên, tôi đều làm ngược lại. Tôi rất khoái Larry!
Mặt khác, có thể để ý thấy một số người khác dường như có cái ta gọi là bàn tay Midas. Tất cả những gì họ tham gia vào đều biến thành vàng. Tất cả những biểu hiện của “bàn tay Midas” và “cái hôn tử thần” không là gì khác hơn sự trình diễn của các kế hoạch tài chính trong tâm thức.
Nói chung, kế hoạch tài chính trong tâm thức sẽ quyết định vận mệnh tài chính của bạn, và thậm chí là chính cuộc sống riêng của bạn. Nếu bạn là một phụ nữ có kế hoạch tài chính được thiết lập ở mức thấp, thì chắc chắn bạn cũng sẽ hấp dẫn một người đàn ông cũng có kế hoạch tài chính ở mức thấp tương đương sao cho bạn sẽ cảm thấy mình được ở trong “vùng thoải mái” tài chính và xác nhận tính hợp lý của kế hoạch trong tâm thức bạn. Nếu bạn là người đàn ông có kế hoạch tài chính được cài đặt thấp, rất có khả năng bạn sẽ thu hút một người phụ nữ hay tiêu xài và trước sau gì cũng tống khứ hết tiền của bạn đi để bạn có thể ở trong “vùng thoải mái tài chính” và xác nhận tính hợp lý của kế hoạch tài chính của mình.
ða số mọi người tin rằng thành công trong kinh doanh của họ chủ yếu phụ thuộc vào kiến thức và các kỹ năng kinh doanh của họ, hay ít nhất là phụ thuộc vào thời điểm và địa điểm kinh doanh của họ trên thương trường. Tôi không muốn phủ nhận niềm tin ấy của bạn, nhưng quả là điều đó không lấy gì làm chắc chắn, và nói cách khác là: không hề!
Công việc kinh doanh tiến triển tốt như thế nào đều là kết quả của kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn. Bạn luôn có xu hướng muốn chứng minh rằng kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình là đúng. Nếu bạn có một kế hoạch tài chính trong tâm thức được xây dựng để kiếm được 100.000 đô la mỗi năm, đó cũng đúng là mức lợi nhuận mà công việc kinh doanh của bạn sẽ mang lại, nghĩa là bạn sẽ kiếm ra 100.000 đô la mỗi năm.
Nếu bạn là một người bán hàng và kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn được xây dựng để kiếm được 50.000 đôla mỗi năm và bằng cách nào đó bạn sắp có được một thương vụ khổng lồ mang lại cho bạn 90.000 đô la vào năm đó, thì sẽ có hai khả năng: hoặc là vụ buôn bán này sẽ không thành công, hoặc là thật sự nếu bạn làm ra 90.000 đôla, bạn hãy sẵn sàng đón nhận một năm thất bại sẽ đến ngay sau đó để đưa thu nhập của bạn về đúng mức của kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn.
Mặt khác, nếu bạn ñược cài đặt để kiếm 50.000 đôla và bạn đang ở trong giai đoạn khủng hoảng kéo dài tới vài năm thì bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi vì nhất định bạn sẽ lấy lại được số tiền ấy. Bạn phải kiếm được nó, đó là quy luật tiềm thức của trí óc và tiền bạc. Ai đó trong hoàn cảnh như vậy có thể sẽ đi qua đường bị xe đâm và kết thúc với việc nhận chính xác 50,000 đôla bảo hiểm một năm. Thật đơn giản: bằng cách này hay cách khác, nếu bạn được cài đặt cho 50,000 đôla mỗi năm, bạn sẽ nhận được đúng như thế.
Vậy làm sao để bạn có thể xác định được kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình được cài đặt ở mức nào? Một trong những cách thông thường nhất là hãy xem các thành quả mà bạn đạt được. Hãy xem tài khoản ngân hàng của bạn, thu nhập của bạn, tổng giá trị tài sản bạn đang có. Hãy xem xét hiệu quả kinh doanh của bạn. Hãy tự đánh giá xem bạn là người tiết kiệm hay thích tiêu pha, bạn có biết quản lý tiền không. Hãy xem bạn là người kiên định kiếm tiền hay không. Hãy xem bạn có phải làm việc nặng nhọc vì đồng tiền của mình hay không. Hãy xem xét những mối quan hệ có liên quan đến tiền bạc của bạn.
Tiền bạc đến với bạn dễ dàng hay khó khăn? Bạn có sở hữu doanh nghiệp nào hay có việc làm? Bạn gắn với một công việc kinh doanh, một việc làm hay bạn hay thay đổi thường xuyên?
Kế hoạch tài chính của bạn như bộ nhiệt kế tự động của máy điều hòa trong phòng bạn vậy. Nếu nhiệt độ trong phòng là hai bảy độ C, khả năng chắc là nhiệt kế được cài ở hai bảy độ C. Bây giờ mới là điều  thú vị. Có thể vì cửa sổ bị mở và bên ngoài trời lạnh, nhiệt độ trong phòng giảm xuống hai mươi độ C? Tất nhiên, nhưng điều gì sẽ xảy ra? Nhiệt kế tự động sẽ kích hoạt máy điều hòa để nâng cao nhiệt độ trong phòng lên hai bảy độ C. Có thể cửa sổ mở và trời nóng, nhiệt trong phòng có thể lên đến ba mươi ba độ C? Có thể, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra? Nhiệt kế tự động sẽ khởi động điều hòa và đưa nhiệt độ trở lại hai mươi bảy độ C.
Cách duy nhất để thay đổi một cách ổn định nhiệt độ trong phòng là cài đặt lại nhiệt kế tự động của máy điều hòa.  Cũng thế, cách duy nhất để thay đổi mức độ thành công tài chính của bạn một cách bền vững là cài đặt lại nhiệt kế tài chính tự động của bạn.
Qui tắc Thịnh vượng số 7:
 
Cách duy nhất để thay đổi một cách ổn định nhiệt độ trong phòng là cài đặt lại nhiệt kế tự động của máy điều hòa. Cũng thế, cách duy nhất để thay đổi mức độ thành công tài chính của bạn một cách bền vững là cài đặt lại nhiệt kế tài chính tự động của bạn.
 
Bạn có thể thử bất cứ thứ gì và tất cả mọi thứ bạn muốn. Bạn có thể phát triển kiến thức của mình, trong kinh doanh, trong tiếp thị, trong bán hàng, trong đàm phán, và trong quản lý. Bạn có thể trở thành chuyên gia trong bất động sản hay thị trường chứng khoán. Tất cả những thứ trên là các dụng cụ cực kỳ quan trọng. Nhưng cuối cùng, nếu bạn không có cái “hộp dụng cụ” bên trong đủ lớn và mạnh để tạo ra và chứa đựng được những khoản tiền lớn, tất cả công cụ tài chính trên trế giới với bạn ñều trở nên vô ích.
Một lần nữa, đó là phép tính đơn giản: “Thu nhập của bạn chỉ có thể tăng đến mức độ bạn có thể làm ra.
May mắn thay hoặc không may mắn thay, kế hoạch tài chính và thành công của cá nhân bạn sẽ đi theo bạn đến suốt cuộc đời, trừ khi bạn xác định và chọn thay đổi nó.
Và đó chính xác là những gì chúng tôi sẽ tiếp tục trong Phần II cuốn sách này, và chúng tôi sẽ đi xa hơn nữa cùng bạn trong các khóa học Tư duy Triệu phú nâng cao.
Hãy nhớ rằng yếu tố đầu tiên của mọi thay đổi chính là nhận thức. Hãy quan sát bản thân, hãy tỉnh táo, hãy quan sát những suy nghĩ của bạn, những nỗi sợ, niềm tin, thói quen, hành động và bất ñộng của bạn. Hãy đặt mình dưới kính hiển vi. Hãy nghiên cứu bản thân.
Phần lớn chúng ta tin rằng chúng ta sống dựa trên sự lựa chọn. Không hẳn thế! Thậm chí khi chúng ta hoàn toàn ý thức, trung bình mỗi ngày chúng ta chỉ thực hiện vài lựa chọn phản ánh nhận thức của minh trong thực tại. Trong phần lớn trường hợp còn lại, chúng ta hành xử như những người máy, phản xạ một cách tự động và bị điều khiển bởi tiềm thức quá khứ và những thói quen cũ. ðó là những khi nhận thức cần lên tiếng. Nhận thức quan sát ý nghĩ và hành động của bạn sao cho bạn có thể thực sự sống trong lựa chọn của bạn trong thời khắc hiện tại thay vì bị điều khiển bởi sự lập trình trong quá khứ.
Qui tắc Thịnh vượng số 8:
 
Nhận thức quan sát ý nghĩ và hành động của bạn sao cho bạn có thể thực sự sống trong lựa chọn của bạn trong thời khắc hiện tại thay vì bị điều khiển bởi sự lập trình trong quá khứ.
Nhờ biết nhận thức mà chúng ta biết sống với con người chúng ta hôm nay chứ không phải với con người chúng ta của ngày hôm qua. Bằng cách đó, chúng ta có thể phản ứng tình huống một cách thích hợp, tận dụng hết phạm vi và tiềm năng của kỹ năng và tài năng của mình hôm nay thay vì hành xử không phù hợp với các sự kiện, bị điều khiển bởi những nỗi sợ hãi và lo không an toàn của quá khứ.
Khi bạn có nhận thức, bạn sẽ thấy lập trình của bạn đúng như nó vốn là: một sự sao chép đơn giản những thông tin bạn nhận được và tin vào trong quá khứ, khi bạn còn quá nhỏ để biết rõ thực chất hơn. Bạn có thể thấy rằng bạn không phải là “cuộn băng” từ chứa những thông tin được ghi lại, mà bạn là chính chiếc máy ghi thông tin ấy. Bạn không phải là “nước trong cốc” mà là chính “chiếc cốc” đựng nước. Bạn không phải là “phần mềm” mà bạn là “phần cứng”.
Ở đây yếu tố di truyền có thể đóng vai trò quan trọng, cũng như các khía cạnh tinh thần vẫn luôn giữ một vai trò nhất định, song phần lớn những gì định hình nên con người bạn lại xuất phát từ thông tin và những niềm tin của người khác. Niềm tin không nhất thiết phải đúng hoặc sai, thật hoặc giả, và dù giá trị của nó là gì đi nữa thì niềm tin vẫn là những ý kiến được lặp đi lặp lại và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác rồi đến với bạn. Biết được điều đó, bạn hãy tỉnh táo lựa chọn để từ bỏ tất cả niềm tin hay cách sống nào không phục vụ cho sự thành công của bạn, và thay chúng bằng một niềm tin hay cách sống khác thích hợp hơn.
Trong các khóa học chúng tôi dạy rằng “Không có suy nghĩ nào ở trong đầu bạn miễn phí”. Mỗi ý nghĩ bạn có sẽ là hoặc một sự đầu tư hoặc là một khoản chi phí. Nó sẽ hoặc là đẩy bạn đến gần hoặc là kéo bạn xa khỏi  thành công của bạn. Nó sẽ hoặc làm tăng cường sức mạnh của bạn hoặc làm suy yếu bạn.  Vì thế, bạn cần lựa chọn thật tỉnh táo những suy nghĩ và niềm tin của mình.
Hãy nhận thức rõ rằng những ý nghĩ và niềm tin của bạn không phải là bạn, chúng không nhất thiết phải gắn liền với bạn. Chúng chỉ quí giá nếu bạn tin chúng là thế, chúng không có tầm quan trọng và ý nghĩa hơn là những gì bạn gắn cho chúng. Chúng không gì có ý nghĩa gì ngoại trừ ý nghĩa bạn gắn cho chúng.
Hãy nhớ lại trong phần đầu sách tôi đề nghị bạn đừng tin lời nào tôi nói? Vâng, nếu bạn thật sự muốn cất cánh trong đời mình, hãy đừng tin lời nào bạn nói. Và nếu bạn muốn một lời khuyên thông minh ngay lập tức, đừng tin một ý nghĩ nào bạn nghĩ.
Nếu bạn giống phần lớn mọi người, bạn sẽ tin điều gì đó, vậy bạn cũng có thể chấp nhận những niềm tin hỗ trợ bạn, những niềm tin giàu có.
Hãy nhớ: tư duy sinh ra cảm xúc, cảm xúc đưa đến hành động, và hành động đem lại kết quả. Bạn có thể lựa chọn cách suy nghĩ và hành động như những người giàu có, và nhờ vậy bạn có thể tự mình tạo ra những kết quả như những người giàu có đã tạo ra.
Câu hỏi đặt ra là: “Người giàu suy nghĩ và hành động như thế nào?” ðó chính là những gì bạn sẽ khám phá trong Phần II của cuốn sách này.
Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống tài chính của mình mãi mãi, hãy đọc tiếp!
Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên trán bạn và nói:
“ Tôi quan sát những ý nghĩ của mình và chỉ làm theo những gì tăng cường cho tôi thêm sức mạnh.”
Hãy đưa tay lên trán mình và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”
 
Câu chuyện thành công của Rhonda & Bob Baines
Từ: Rhonda & Bob Raines
To: T.Harv Eker
Subject: Chúng tôi cảm thấy tự do!
Chúng tôi tham gia lớp học Tư duy Giàu có không hề biết mình sẽ thu được gì. Chúng tôi đã rất ấn tượng vì những kết quả đạt được.Trước khi tham dự khóa học, chúng tôi có rất nhiều vấn đề về tiền bạc. Chúng tôi dường như không tiến lên. Chúng tôi liên tục sống trong nợ nần mà không hiểu tại sao. Chúng tôi thường trả hết thể tín dụng (thường là bằng những khoản tiền thưởng lớn) chỉ để  lại dấn sâu vào nợ nần trong sáu tháng sau đó, dù có kiếm được bao nhiêu tiên cũng vậy. Chúng tôi rất lo lắng và hay cãi cọ nhau.
Thế rôi chúng tôi tham gia khóa học Millionaire Mind. Khi nghe Havr nói, chồng tôi và tôi cứ liếc nhau, đá chân nhau, nhìn nhau và cười nhau. Chúng tôi nghe được rất nhiều thông tin làm chúng tôi phải thốt lên: “Ôi, ra là vậy!”, “Hèn chi”, “ Mọi điều vậy là rõ rồi”. Chúng tôi rất phấn chấn.
Chúng tôi đã học và hiểu được anh ấy và tôi suy nhĩ khác nhau thế nào về tiền bạc. Rằng anh ấy là người tiêu hoang còn tôi là người chạy trốn như thế nào.Thật là một sự kết hợp khủng khiếp! Sau khi hiểu vấn đề, chúng tôi không trách oán nhau nữa, và bắt ñầu hiểu nhau và nhất là bắt đầu tôn trọng và yêu nhau hơn.
Suốt một năm sau đó chúng tôi hầu như không cãi cọ vì tiền bạc, chúng tôi chỉ nói chuyện về những gì đã học ñược. Chúng tôi không còn nợ nần nữa. Thật ra, chúng tôi đã có tiền tiết kiệm, lần đầu tiên sau 16 năm chung sống! Hiện nay chúng tôi không chỉ có tiền cho tương lai, mà còn có đủ tiền cho chi tiêu hàng ngày, giải chí, đào tạo, tiết kiệm mua nhà, và chúng tôi thậm chí có tiền để chia sẻ và cho đi. Cảm giác thật tuyệt vời khi biết rằng mình có thể dùng tiền cho những lĩnh vực đó và không thấy tội lỗi bởi vì chúng tôi đã dành riêng những khoản tiền cho các mục đích đó.
Chúng tôi cảm thấy thật tự do,
Cảm ơn anh ấy rất nhiều, Harv.
PHẦN 2: SUY NGHĨ THỊNH VƯỢNG
 
17 KHÁC BIỆT TRONG SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI GIÀU SO VỚI NGƯỜI NGHÈO VÀ TRUNG LƯU
 
Trong Phần I cuốn sách, chúng ta đã thảo luận về Quá trình Tiến triển. “Quá trình Tiến triển” có thể tóm tắt như sâu: tư duy sinh ra cảm xúc, cảm xúc chi phối hành động và hành động tạo ra kết quả.
Tất cả đều bắt đầu từ những . nghĩ được tạo ra Trong trí óc chúng ta. Thật kỳ
diệu khi trí não ta gần như là yếu tố nền tảng của cuộc sống, vậy mà cho tới
bây giờ, đã số chúng ta vẫn hầu như không hề biết bộ máy quan trọng này hoạt động thế nào? VÌ thế, chúng ta hãy quan sát xem nó hoạt động ra sao. Nói một cách hình tượng, bộ óc của bạn không g. khác hơn là một chiếc tủ hồ sơ thật lớn, tương tự những chiếc tủ hồ sơ mà bạn thấy ở văn phòng hay trong nhà bạn. Tất cả thông tin bạn nhận đều được ghi nhìn và sắp xếp vào đó sao cho bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và lấy ra khi cần thiết nhằm giúp bạn sống sót. Bạn lưu ý nhé, tôi không nói để phát triển, tôi nói để sống sót.
 Bạn luôn phải tìm đến các ngăn lưu trữ thông tin Trong trí óc mình trước khi xử lý một tình huống nào đó. Ví dụ bạn đang cân nhắc để xử lý một cơ hội tài chính, bạn sẽ tự động tìm đến tập hồ sơ có ghi nhìn “tiền bạc” rồi mới quyết định sẽ làm gì tiếp theo. Ở đó chỉ có những suy nghĩ về tiền bạc mà bạn đã lưu trữ. Đó là tất cả những gì bạn có thể nghĩ về tiền bạc, bởi vì tất cả những gì thuộc phạm trù “tiền bạc” tồn tại Trong bộ óc bạn cho đến lúc này đều được giữ ở đó.
 Bạn sẽ quyết định dựa trên những điều mà bạn tin là hợp lẽ, có thể lý giải được và phù hợp với bạn tới thời điểm đó. Bạn quyết định theo những gì bạn nghĩ là lựa chọn đúng. Tuy nhiên, đôi khi sự “lựa chọn đúng” đó có vẻ như không phải là một lựa chọn thành công. Có khi những gì bạn tưởng chừng là chân giá trị khiến bạn tuyệt đối tin tưởng lại có thể liên tục đem đến những kết quả thảm hại. Giả dụ như khi đi mua sắm tại một khu thương mại lớn, vợ tôi nhìn thấy một chiếc túi xách màu xanh lá cây đang được chào bán với giá giảm 25%.
Ngay lập tức, cô ấy tìm tới các ngăn lưu trữ Trong đầu mình và hỏi: “Tôi có nên mua chiếc túi này không?”. Chưa đầy một phần ngàn gìây, các ngăn lưu trữ trong đầu cô đáp lại rằng: “Bạn đang tìm một chiếc túi màu xanh lá cây để diện cùng với đôi giày màu xanh vừa mua tuần trước. Mà giá cả cũng vừa phải đấy chứ. Hãy mua đi thôi!”. Khi cô ấy đến quầy tính tiền thì tâm trí của cô không chỉ phấn khích vì cô sắp có chiếc túi xách đẹp, mà còn tự hào rằng cô sẽ mua được nó với giá khuyến mãi tới 25%.
 Đối với trí óc cô ấy, việc mua bán này hoàn toàn hợp lý. Cô muốn có nó, cô tin rằng cô cần nó, và đó là cơ hội mua rẻ! Tuy nhiên, không bao giờ trí óc cô ấy lại đưa ra . nghĩ: “Đúng, đây là cái túi đẹp, và đúng đây là cơ hội tốt, nhưng hiện này tôi đang nợ ba nghìn đô-la, vậy nên tốt hơn là tôi đừng nên mua”.
 Cô ấy đã không tìm ra những thông tin này bởi vì không có bộ hồ sơ nào trong đầu cô chứa điều đó. Bộ hồ sơ “Khi bạn đang nợ nần, đừng mua bất cứ cái gì nữa” chưa bao giờ được cài đặt Trong đầu cô và nó không tồn tại, có nghĩa là khả năng lựa chọn đó không phải một phương án để cân nhắc.
 Bạn có hiểu tôi không? Nếu bạn chỉ tìm thấy trong tủ tài liệu của mình những bộ hồ sơ không phục vụ cho thành công tài chính của bạn, thì chúng vẫn là những lựa chọn duy nhất mà bạn có. Chúng sẽ là lựa chọn rất tự nhiên, tự động và hoàn toàn hợp lý đối với bạn. Nhưng rốt cuộc, chúng sẽ vẫn đem lại sự thất bại tài chính hoặc ít nhất là sự hoang phí. Ngược lại, nếu bạn có Trong trí óc những hồ sơ củng cố, tăng cường cho thành công tài chính, rất tự nhiên và hoàn toàn tự động, bạn sẽ đưa ra quyết định màng lại thành công. Bạn thậm chí không phải nghĩ về điều đó. Cách nghĩ tự nhiên của bạn sẽ kết trái trong thành công, giống như Donald Trump vậy. Cách nghĩ thông thường của ông ấy sinh ra thịnh vượng.
 Khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền bạc, sẽ thật là tuyệt vời nếu bạn có thể suy nghĩ y hệt như người giàu? Tôi hy vọng bạn sẽ nói “tất nhiên” hoặc điều gì đó tương tự.
 Vâng, bạn hoàn toàn có thể! Như chúng ta đã khẳng định ở phần trên, bước đầu tiên Trong bất kỳ sự thay đổi nào cũng phải là sự nhận thức, có nghĩa là bước đầu tiên để suy nghĩ theo cách của người giàu là bạn phải biết người giàu suy nghĩ như thế nào.
 Người giàu suy nghĩ rất khác với người nghèo và giới trung lưu. Họ nghĩ khác về tiền bạc, về sự thịnh vượng, về bản thân họ, về người khác, và hầu như đều khác Trong mỗi phương diện của cuộc sống.
 Trong Phần II cuốn sách này, chúng ta sẽ cùng xem xét một số sự khác biệt đó; và như một phần của việc tái định hình suy nghĩ của bạn, chúng ta sẽ cài đặt 17 bộ hồ sơ thịnh vượng theo chọn lựa vào Trong trí óc bạn. Cùng với những bộ hồ sơ mới là những sự lựa chọn mới. Nhờ đó bạn có thể nhận ra khi nào bạn đang suy nghĩ như người nghèo và như người trung lưu để có . thức chuyển sang và tập trung suy nghĩ như người giàu.
 Hãy nhớ rằng, bạn có thể chọn những cách suy nghĩ giúp bạn có được hạnh phúc và thành công thay cho những cách thức vô dụng.

Quy Tắc Thịnh Vượng số 9:

Bạn có thể chọn những cách suy nghĩ giúp bạn có hạnh phúc và thành công thay cho những cách thức vô dụng.

 

Để bắt đầu, tôi muốn nói trước một vài điều. Trước hết, Trong mọitrường hợp, tôi đều không có ý định miệt thị người nghèo hay thiếu thông cảmvới hoàn cảnh của họ. Tôi cũng không cho rằng người giàu tốt hơn người nghèo.Họ chỉ giàu hơn mà thôi. Tuy nhiên, vì tôi muốn chắc chắn các bạn hiểu đượcthông điệp của mình, tôi sẽ phân biệt người giàu và người nghèo thành hai tháicực đối lập.

Thứ hai, khi bàn luận về người giàu, người nghèo và những người thuộctầng lớp trung lưu, tôi chỉ muốn đề cập đến các đặc tính tâm lý của họ, nghĩalà về cách suy nghĩ và hành xử của họ khác nhau thế nào, chứ tôi không có .đánh giá số tiền thật sự mà họ có hay vài trò của họ Trong xã hội.

Thứ ba, tôi hiểu rằng không phải tất cả người giàu cũng như tất cả ngườinghèo đều giống như cách tôi mô tả. Tuy nhiên, mục đích của tôi là làm sao chắcchắn bạn hiểu được từng quy tắc để áp dụng chúng nên tôi đã phải mô tả họ mộtcách đặc thù như thế.

Thứ tư, Trong phần lớn trường hợp, tôi sẽ không đề cập đến tầng lớp trunglưu một cách cụ thể, bởi vì ở những người thuộc tầng lớp trung lưu thường có sựpha trộn giữa trạng thái tâm lý của người giàu và người nghèo. Một lần nữa, mụcđích của tôi là giúp bạn nhận thức về vị trí của mình để qua đó giúp bạn suynghĩ theo cách của người giàu nhiều hơn, nếu bạn muốn trở nên giàu có. Thứ năm,nhiều nguyên tắc ở đây liên quan đến các thói quen và hành động nhiều hơn làcách suy nghĩ. Nhưng bạn đừng quên rằng hành động của chúng ta bắt nguồn từ cảmxúc, mà cảm xúc bắt nguồn từ suy nghĩ. Kết quả là mọi hành động vì thịnh vượngsẽ chỉ xuất phát từ những cách Tư Duy Triệu Phú.

Cuối cùng, tôi khuyên các bạn chấp nhận từ bỏ khái niệm đúng đắn! Điều tôi muốn nói là các bạn chịu từ bỏ việclàm theo cách của bạn.Tại sao? Bởi vì cách của bạn đã dẫn bạn đến tình trạng của bạn hiện này. Nếubạn muốn giữ nguyên tình trạng của mình, hãy cứ làm theo cách lâu này bạn làm.Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa giàu có thì có lẽ đã đến lúc bạn nên cân nhắc mộtphương cách khác, nhất là cách đó đến từ những người rất giàu có và nó đã giúphàng nghìn người khác cùng bước lên còn đường thịnh vượng. Điều đó là tùy thuộcvào bạn.

Những giải pháp mà bạn sẽ học rất đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Chúnglàm nên những thay đổi thực sự với những còn người thực Trong thế giới thựcnày. Làm sao tôi biết? Tại công ty tôi, Công ty Đào tạo Tiềm năng Đỉnh cao(Peak Potentials Training), hàng năm chúng tôi nhận được hàng nghìn lá thư tayvà thư điện tử kể về từng Quy Tắc Thịnh Vượng đã thay đổi cuộc sống của mọingười như thế nào. Nếu bạn cũng học hỏi và biết sử dụng chúng, tôi chắc chắnrằng chúng sẽ thay đổi cả cuộc sống của bạn. Ở phần cuối mỗi phân đoạn, bạn sẽthấy một lời tuyên bố và một số hành động cụ thể nhằm “gắn” chúng vào cơ thể vàcuộc sống của bạn.

Bạn cũng sẽ tìm thấy danh sách những hành động cần làm để giúp bạn hấpthụ những Quy Tắc Thịnh Vượng đó. Một điều quan trọng là bạn phải đưa từng quytắc ấy vào cuộc sống của bạn càng nhanh càng tốt, sao cho những kiến thức nàycó thể chuyển sang dạng năng lượng vật chất mà thấm vào từng tế bào và tạo nên những thay đổi liên tục và bền vững cho bạn.

Đã số mọi người đều hiểu rằng chúng ta là những tạo vật của thói quen,nhưng không mấy ai nhận ra rằng luôn tồn tại hai loại thói quen đối lập nhau:thói quen thực hiện vàthói quenkhông thực hiện.Tất cả những việc bạn không làm ngày cho thấy bạn đang có thói quen không thựchiện. Cách duy nhất để thay đổi thói quen không thực hiện thành thói quen thựchiện là… thực hiện ngày những công việc đó ý kiến thức từ sách vở sẽ hỗ trợbạn, nhưng “đọc sách” và “thực hiện” là hai thế giới khác biệt. Nếu bạn thật sựnghiêm túc đối với việc thành công của mình, hãy chứng tỏ điều đó bằng cáchthực hiện ngày tất cả những hành động đã được đề ra.

 

 

QuyTắc Thịnh Vượng số 10:

Tiền bạc là thứ cực kỳ quan trọng Trong những lĩnh vực mà nó phát huy tác dụng,và ngược lại nó sẽ chẳng đóng vài trò gì. Trong những lĩnh vực nó không có tác dụng.

Bạn chưa tin tôi ư? Vậy bạn hãy thành toáncác hoá đơn của bạn bằng tình yêu xem nào. Hoặc bạn hãy tới ngân hàng và gửimột ít tình yêu vào đấy rồi xem điều gì sẽ xảy ra? Chắc hẳn nhân viên thu ngânsẽ nhìn bạn như thể bạn vừa trốn khỏi bệnh viện tâm thần, và anh ta sẽ kêutoáng lên: “Bảovệ đâu? Lại đây ngày!”. Không người giàu nàocho rằng tiền không quan trọng. Và nếu tôi vẫn không thuyết phục được bạn vàbạn vẫn tin rằng “tiền không là gì cả” thì tôi chỉ còn bốn từ dành cho bạn: bạnđã phá sản, và bạn sẽ luôn luôn túng quẫn cho đến khi bạn xoá bỏ được bộ hồ sơtai hại này Trong đầu bạn.

Dấu hiệu Nạn nhân số 3: Oán trách

Oán trách là một điều hết sức tồi tệ đốivới sức khỏe hay sự sung túc của bạn, thậm chí là điều tồi tệ nhất! Tại saovậy? Tôi có lòng tin lớn lào vào quy luật vũ trụ, rằng: “Bạn tập trung vào điềugì, điều đó sẽ phát triển”. Khi bạn oán trách, bạn đang chú tâm vào cái gì, vàonhững cái tốt cho cuộc sống của bạn hay vào những rắc rối cho bạn? Thường làbạn tập trung vào những phiền toái Trong cuộc sống của bạn, và thế là bạn chỉnhận được ngày càng nhiều những phiền toái.

Các giảng viên Trong lĩnh vực phát triển còn người thường nói về Luật hấpdẫn. Luật này phát biểu rằng: “những thứ giống nhau thì hấp dẫn nhau”, nghĩa làkhi bạn ca thán, bạn thực ra đang hấp dẫn những phiền toái đến với mình.

 

 

QuyTắc Thịnh Vượng số 11:

Khi bạn thân thở, oán trách thì bạn đang trở thành một thỏi nam châm sống hút về mình những rắc rối và phiền toái.

 

Bạn đã bao giờ nhận ra rằng những người hay than vãn, kể lể thường có một cuộc sống khó khăn? Dường như mọi thứ rắc rối ở trên đời này đều xảy đến với họ. Họ nói: “Làm sao tôi không phàn nàn được cơchứ? Bạn xem cuộc sống của tôi tồi tệ đến mức nào”. Bây giờ khi bạn biết rõhơn, bạn có thể giải thích cho họ: “Không, đó chính là vì anh luôn ca thán rằngcuộc đời anh toàn cái dở, tệ. Hãy thôi ngày đi… và đừng đứng gần tôi!”.

Điều này đưa chúng ta tới một điểm đáng lưu ý khác. Đó là bạn nhớ đừng ởgần một người hay thân vìn. Nếu nhất thiết phải ở bên cạnh họ, bạn hãy nhớ đềcao cảnh giác, nếu không, thể nào những chuyện tào lào của họ cũng sẽ cuốn bạn vào!

Tôi luôn giữ khoảng cách càng xa càng tốt với những người hay oán thán,bởi vì những năng lượng tiêu cực rất dễ lây làn. Tuy nhiên, nhiều người lạithích đi lại và lắng nghe những kẻ oán thán. Tại sao? Rất đơn giản: họ đợi đếnlượt mình! “Anh nghĩ thế là tệ ư? Hãy nghe chuyện gì đã xảy đến với tôi!”.

Đây là một bài tập về nhà mà tôi cam kết sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn.Trong bảy ngày tiếp theo, tôi thách bạn đừng oán thán bất cứ điều gì, khôngphải là nói ra, mà Trong đầu bạn cũng không được nghĩ tới điều đó. Nhưng bạnphải làm như thế Trong đủ bảy ngày. Tại sao? Bởi vì Trong mấy ngày đầu bạn cóthể vẫn còn một số oán thán như cặn phân bám cứng vào Trông bạntừ trước. Rấttiếc, phân không di chuyển với tốc độ ánh sáng, bạn biết đấy, nó di chuyển vớitốc độ của phân, nên cần có thời gian để đào thải nó.

Tôi đã đưa lời thách đố này cho hàng nghìn người và tôi thật sự vui mừngkhi rất nhiều người Trong số họ đã nói với tôi rằng bài tập nhỏ này đã làm thayđổi cuộc sống của họ như thế nào. Tôi đảm bảo bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy cuộcsống của bạn trở nên thật kỳ diệu khi bạn ngừng tập trung vào – và nhờ thếngừng thu hút – những thứ tồi tệ. Nếu bạn từng là người hay ca thán, từ này hãytạm quên việc hấp dẫn sự thành công đi, chỉ giữ sao cho được “trung hòa” cũngđã là sự khởi đầu tuyệt vời rồi.

Việc đổ lỗi, biện mình và oán trách chỉ có tác dụng như liều thuốc anthần, nghĩa là chúng chỉ làm dịu bớt căng thẳng do thất bại gây nên, chứ khônghề giảm nhẹ chính thất bại đó. Bạn hãy suy nghĩ điều đó. Nếu một người khôngthất bại dưới bất kỳ hình thức nào, liệu người đó có cần đổ lỗi, biện mình, oánthán? Câu trả lời tuyệt nhiên là không. Từ này, nếu bạn nghe thấy mình đổ lỗi,biện mình hay oán trách, hãy dừng lại ngày và lập tức thôi hẳn. Hãy tự nhắc nhởmình rằng bạn đang tạo ra cuộc sống của bạn và Trong từng phút, từng khắc mộtcủa thời gian, bạn sẽ thu hút hoặc là thành công hoặc là sự tệ hại đến chomình. VÌ thế, việc rất quan trọng là bạn phải chọn . nghĩ và chọn từ ngữ củamình một cách thật cẩn trọng, tỉnh táo!

Bây giờ bạn đã sẵn sàng lắng nghe một Trong những bí mật quan trọng nhấtthế giới. Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy đọc kỹ: Không hề có một nạn nhân nào thực sự giàu có! Bạn có hiểu không? Tôi sẽ nói lần nữa: Không hề có một nạn nhânnào thực sự giàu có. Nếu không thế, liệu có ai sẽ lắng nghe họ đây? “Trời ơi,có một vết xước trên dù thuyền của tôi!”. Nghe thế thì hầu như bất cứ ai cũngsẽ trả lời “Ai mà quan tâm cơ chứ?”.

 

QuyTắc Thịnh Vượng số 12:

Không hề có một nạn nhân nào thực sự giàu có!

Trong khi đó, là một nạn nhân thì nhấtđịnh sẽ được đền bù. Người ta nhận được những gì khi tự đóng vài nạn nhân? Câutrả lời là sựquan tâm. Sự quan tâm quan trọng đến thế sao? Bạn hãytin là thế. Dưới hình thức này hay hình thức khác, sự quan tâm chính là điều màphần đông người ta sống vì nó. Và lý do mà người ta sống để được quan tâm là vìhọ đã mắc phải một nhầm lẫn nghiêm trọng. Đó cũng chính là sự nhầm lẫn mà hầuhết chúng ta đều mắc phải: Chúng ta đã lẫn lộn sự quan tâm với tình yêu. Tintôi đi, gần như không thể có thành công và hạnh phúc thật sự khi bạn luôn kháokhát sự quan tâm. Bởi vì, nếu sự quan tâm là cái mà bạn muốn thì bạn đang sốngTrong sự thương hại của người khác.

Bạn sẽ có kết cục như một kẻ luôn cố làm hài lòng người khác để vàn xinsự tán đồng. Việc luôn tìm kiếm sự quan tâm cũng là một vấn đề bởi vì người tacó thể làm những điều ngu xuẩn để có được nó. VÌ vậy, nhất thiết phải tách biệtsự quan tâm với tình yêu, vì nhiều lý do. Trước hết, bạn sẽ thành công hơn; thứhai, bạn sẽ hạnh phúc hơn; và thứ ba, bạn có thể tìm thấy tình yêu thực sựTrong đời mình. Trong phần lớn trường hợp, khi người ta lẫn lộn giữa tình yêuvà sự quan tâm, người ta không hề yêu nhau theo đúng ý nghĩa cao cả của từ này.Họ yêu nhau phần lớn là vì sự ích kỷ của bản thân họ, như là “Tôi yêu điều emlàm cho tôi”. VÌ thế, quan hệ đó thực sự chỉ vì cá nhân, không phải vì ngườikhác, hay ít nhất là vì cả hai người.

Khi tách biệt sự quan tâm ra khỏi tình yêu, bạn sẽ tự do để có thể yêumột người vì chính còn người họ, chứ không phải vì những điều mà họ đã làm chobạn. Bây giờ, như tôi đã nói, không hề có nạn nhân nào thực sự giàu có. Vậy nếuđể là một nạn nhân, những người tìm kiếm sự quan tâm hãy tin chắc chắn rằng họsẽ không bao giờ giàu có được.

ĐÃ đến lúc phải quyết định. Bạn có thể là một nạn nhân hoặc bạn có thểgiàu có, nhưng bạn không thể là cả hai. Hãy nghe rõ đây! Tôi muốn nhấn mạnh làmỗi khi bạn đổ lỗi, bao biện hay oán trách, thì bạn đang cắt vào cuống họngtài chính của mình. Có lẽ sẽ dễ chịu hơnnếu dùng các hình tượng dễ thương, nhẹ nhâng hơn, nhưng quên điều đó đi. Lúcnày, tôi không quan tâm đến sự dễ thương hay nhẹ nhâng. Tôi quan tâm đến việcgiúp cho bạn hiểu chính xác bạn thực sự sẽ làm gì với bản thân bạn! Sâu đó, khibạn trở nên giàu có, chúng ta có thể lại nhẹ nhâng, tế nhị với nhau, đượckhông?

ĐÃ đến lúc bạn lấy lại sức mạnh và kiến thức của mình để tạo ra mọi thứTrong đời bạn và cả mọi thứ không có Trong đó nữa. Hãy . thức rõ rằng bạn tạora sự thịnh vượng hay sự túng quẫn của bạn, và cả mọi mức độ ở giữa hai tháicực trên.

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngực và nói… “Tôitạo ra mức độ thành công tài chính của mình.”

Rồi bạn đặt tay lên trán và nói…

NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TƯ DUY TRIỆU PHÚ

1. Mỗi lần bạn bắt gặp mình đang đổ lỗi,biện mình hay ca thán, hãy chĩa ngón tay trỏ lên cổ như một động tác nhắc nhởbản thân rằng bạn đang cắt cổ họng tài chính của mình. Dù hành động này có thểhơi thô thìển nhưng không có g. thô bạo hơn những gì bạn đã làm với bản thânbằng việc đổ lỗi, biện mình hay ca thán. Điều quan trọng là nó sẽ có tác dụnggiảm bớt dần rồi cuối cùng là triệt tiêu hẳn những thói quen có thể hủy hoạibạn này. 2. Hãy “tự chất vấn mình”. Cuối mỗi ngày, hãy viết ra một điều bạn đã làmtốt và một điều chưa tốt. Rồi viết câu trả lời cho câu hỏi sâu: “Tôi đã tạo racác tình huống đó như thế nào?”. Nếu có người khác cùng tham gia, hãy hỏi bảnthân: “Đâu là vài trò của tôi Trong việc tạo ra các tình huống đó?”. Bài tậpnày sẽ giúp bạn đó lường được cuộc sống của bạn và giúp bạn nhận ra được nhữngchiến lược có hiệu quả hay không có hiệu quả.

 

 

QuyTắc Thịnh Vượng số 13:

Nếu mục đích của bạn là sống thoải mái, nhiều khả năng là bạn sẽ chẳng bao giờ giàu có được. Nhưng nếu mục đích của bạn là giàu có, nhiều khả năng là bạn sẽ có cuộc sống vô cùng thoải mái.

 

Một Trong những nguyên tắc mà chúng tôi dạy Trong các chương trình của mình là: “Nếu bạn cố bắn rụng những ngôi sao, ítra bạn cũng sẽ bắn trúng mặt trăng”. Người nghèo thậm chí không dám ngắm bắnlên trần nhà của họ, và rồi họ thắc mắc tại sao họ không thành công. Bạn sẽnhận được cái bạn thực sự muốn có. Nếu bạn muốn giàu có thì mục đích của bạnphải là sự giàu có. Không phải là chỉ có đủ tiền thành toán các hoá đơn, và khôngphải là chỉ có đủ tiền để được thoải mái. Giàu có nghĩa là phải thực sự sungtúc.

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngựcvà nói… “Mụcđich của tôi là trở thành triệu phú và hơn thế nữa!”

NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TƯ DUY TRIỆU PHÚ

1. Hãy viết ra hai vấn đề tài chính phảnánh mục tiêu của bạn là tạo ra sự sung túc, không phải hạng xoàng hay nghèokhổ. Viết ra mục tiêu “chơi để thắng” của bạn là: a. Thu nhập hàng năm. Ví dụ:1 triệu đô-la b. Tổng tài sản. Ví dụ: 10 triệu đô-la Hãy đưa ra mục tiêu có thểthực hiện được Trong khoảng thời gian cụ thể, nhưng đồng thời phải nhớ rằng bạncần “ngắm bắn những ngôi sao”. 2. Đến một nhà hàng sang trọng và gọi một món ăncó “giá thị trường” mà không hỏi nó giá bao nhiêu. (Nếu tiền có hạn, bạn hãychúng với người khác cũng được). Lưu ý: Khônggọi món gà!

 

TƯ DUY TRIỆU PHÚ SỐ 3

Người giàu quyết tâm làm giàu.

Người nghèo muốn trở nên giàu có.

 Nếu bạn hỏi mọi người là họ có muốn trởnên giàu có hay không, họ sẽ nhìn bạn như bạn bị điên. “Dĩ nhiên tôi muốn đượcgiàu chứ”, họ sẽ nói thế. Tuy nhiên, thực tế là đã số mọi người không thật sựmuốn giàu. Tại sao? Bởi vì họ có rất nhiều hồ sơ tài chính tiêu cực Trong tiềmthức cho rằng có gì đó không ổn Trong việc trở thành người giàu có. Tại cácbuổi đào tạo Tư Duy Triệu Phú, một Trong những câu hỏi mà tôi hay đặt ra chongười tham dự là: “Đâu là những điểm tiêu cực của sự giàu có hay việc cố gắnglàm giàu?”.

 

Và sâu đây là những gì một số người đã nói ra. Bạn có nhận ra một chút gìđó quen thuộc từ những lời nói này không?

“Nếu như tôi kiếm ra tiền nhưng rồi lại làm mất hết thì sao? Tôi sẽ bịxem là một kẻ thất bại mất thôi.”

“Tôi sẽ không bao giờ biết được liệu mọi người thích tôi vì chính cònngười tôi, hay chỉ vì tiền của tôi.”

“Tôi sẽ lọt vào nhóm những người đóng thuế cao nhất và phải nộp một nửatiền của mình cho chính phủ.”

“Tôi phải làm việc quá nhiều.”

“Tôi có thể kiệt sức vì cố gắng.”

“Bạn bè và gia đãnh sẽ nói ‘Anh nghĩ anh là ai chứ?’ và chỉ trích tôi.”

“Mọi người sẽ muốn xin xỏ, dựa dẫm, nhờ vả tôi.”

“Tôi có thể bị cướp.”

“Còn cái tôi có thể bị bắt cóc.”

“Sẽ có quá nhiều trách nhiệm. Tôi sẽ phải quản lý tất cả số tiền đó, tôisẽ phải tìm hiểu cặn kẽ về các vụ đầu tư. Tôi sẽ phải thực sự hiểu việc đầu tư.Tôi sẽ còn phải lo lắng về các chiến lược thuế, bảo vệ tài sản, rồi thuê nhânviên kế toán, luật sư cao cấp… Khiếp quá, thật rắc rối!” Và thế, thế…

Như tôi đã nêu ở phần trước, mỗi chúng ta đều có một hồ sơ thịnh vượngTrong tâm trí. Hồ sơ này chứa đựng những niềm tin của riêng chúng ta, bao gồmcả lý do tại sao việc làm người giàu có lại tuyệt vời đến thế. Tuy nhiên, đốivới không ít người, hồ sơ này cũng chứa đựng những thông tin liên quan đếnnguyên do tại sao sự giàu có lại là điều không nên. Có nghĩa là họ có nhữngthông điệp bị pha trộn bên Trong về sự giàu có. Một phần thông điệp này vừa hàohứng nói rằng: “Nếu có nhiều tiền hơn, cuộc sống sẽ thú vị hơn”. Nhưng một phầnkhác lại hét lên: “Ừ, nhưng tôi sẽ phải kéo cày như một còn trâu! Sung sướng gìđâu cơ chứ?”. Một phần lên tiếng: “Tôi sẽ có cơ hội đi dù lịch khắp thế giới”.Rồi phần khác liền nhắc khéo: “Ừ, rồi ai nấy đều xúm lại xin xỏ, nhờ vả ngàycho mà xem”. Những thông tin hỗn tạp này có vẻ chỉ là vô thưởng vô phạt, songtrên thực tế, chúng là một Trong những nguyên nhân chính khiến cho đã số mọi ngườikhông bao giờ có thể trở nên giàu có.

Bạn có thể nhìn nhận sự việc như sâu. Vũ trụ, hay nói cách khác là “sứcmạnh siêu nhiên” như là một cơ quan bưu điện khổng lồ nhận đặt hàng qua thư từ.Nó liên tục đem đến cho bạn những còn người, sự vật, cơ hội, sự kiện. Bạn đặtmón hàng bạn muốn nhận bằng cách gửi thông điệp năng lượng vào vũ trụ trên cơsở những niềm tin chủ đạo của bạn. Và lần nữa, trên cơ sở Luật Hấp dẫn, vũ trụsẽ làm tất cả để chấp nhận và ủng hộ bạn. Nhưng nếu bạn gửi những thông điệp bịpha trộn Trong cuộc sống của bạn, vũ trụ không thể hiểu bạn muốn gì.

Ngày khi nghe thấy bạn muốn trở nên giàu có, vũ trụ bắt đầu gửi cho bạnnhững cơ hội làm giàu. Nhưng rồi nó lại nghe bạn nói “người giàu rất tham làm”,nên lại bắt đầu hỗ trợ bạn Trong việc không cần có nhiều tiền. Rồi bạn lại nghĩ“Có thật nhiều tiền làm cho cuộc sống vui vẻ hơn”, nên vũ trụ tội nghiệp bị bạnlàm ngạc nhiên và lẫn lộn, lại bắt đầu việc gửi bạn những cơ hội kiếm nhiềutiền hơn. Ngày hôm sâu bạn đang Trong trạng thái không phấn chấn nên bạn nghĩ“tiền bạc chả quan trọng g.”. Vụ trụ bị rối loạn cuối cùng hét lên “Hãy quyếtđịnh cho rõ! Ta sẽ cho ngươi điều ngươi muốn, chỉ cần ngươi nói rõ ngươi muống.!”. LÝ dohàng đầu khiến mọi người không có những thứ mình muốn là vì họ khôngbiết thực sự mình muốn g.. Ngườigiàu biết rất rõ cái họ muốn là sự giàu có. Họ luôn kiên định với mong muốn củamình. Họ quyết tâm, toàn tâm toàn lực cam kết với việc làm giàu. Chỉ cần côngviệc ấy hợp pháp, có đạo đức và đúng với nguyên tắc xử thế, họ sẽ làm tất cả nhữnggì cần thiết để trở nên giàu có.Người giàu không gửi những thông điệp mâu thuẫn vào vũ trụ. Người nghèo lạithường làm thế.

Nhân tiện, khi bạn đọc đoạn trên, nếu có tiếng nói nhỏ thì thầm Trong đầubạn rằng “người giàu không quan tâm đến việc tuân theo pháp lý, đạo lý và luânlý”, thì bạn nhất định đang làm việc đúng là đọc quyển sách này. Bạn sẽ sớmnhận ra đó là một cách nghĩ có hại cho bạn ra sao.

 

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số14:

Lý do hàng đầu khiến mọi người không có những thứ mình muốn là vì họ không biết thực sự mình muốn gì.

 

Người nghèo có vô số lý do hay ho để giảithích rằng việc làm giàu và trở nên thật sự giàu có sẽ là một rắc rối. Do đó,họ không dám chắc trăm phần trăm họ có thật sự muốn giàu lên hay không. Thôngđiệp của họ gửi vào vũ trụ không nhất quán và không rõ ràng. Thông điệp của họcho người khác cũng mâu thuẫn. Tại sao lại thế? Bởi vì thông điệp của họ vớichính mình luôn đầy rối rắm. Ở trên ta đã nói về sức mạnh của mục tiêu. Tôibiết những điều tôi nói có thể hơi khó tin, nhưng tôi đảm bảo là bạn sẽ luôn cóđược những điều bạn muốn – những điều bạn muốn Trong tiềm thức, chứ không phải là những điều bạn nói bạn muốn. Bạn có thể dứtkhoát phủ nhận điều đó: “Thật là điên rồ! Tại sao tôi lại muốn ‘chiến đấu’ đểtrở nên giàu có chứ?”. Và câu hỏi của tôi dành cho bạn cũng giống y như vậy:“Tôi không biết. Tại sao bạn lại muốn ‘chiến đấu’ để trở nên giàu có chứ?”.

Nếu bạn muốn tìm ra nguyên nhân, tôi mời bạn tham dự khoá đào tạo Tư DuyTriệu Phú, ở đó bạn sẽ xác định kế hoạch tài chính Trong tâm thức của bạn. Câutrả lời sẽ hiện diện ngày trên gương mặt bạn. Nhưng nói thẳng ra, nếu bạn khôngđạt được sự giàu có như mức bạn nói là mình mong muốn thì nhiều khả năng đó làvì trước hết, Trong tiềm thức bạn thực sự không muốn giàu có, hoặc thứ hai, bạnkhông sẵn sàng làm những gì cần thiết để trở nên thật sự giàu có.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này sâu hơn một chút. Có tất cả ba cấp độmong muốn khác nhau. Cấp độ thứ nhất là: “Tôi muốn trở nên giàu có”. Đây là một cách thể hiện khác của câu: “Tôi sẽchấp nhận nó nếu nó đến với tôi”. Nhưng chỉ mong muốn không thôi thì vô ích.Bạn có thấy rằng mong muốn không nhất thiết dẫn đến “có được?” Hãy lưu ý rằngnhững mong muốn không thành thường khiến cho chúng ta mong muốn nhiều hơn nữa.Lúc đó mong muốn trở thành thói quen và chỉ dẫn đến chính nó, tạo ra một vòngluẩn quẩn không dẫn đến đâu cả. Sự giàu có sẽ không đến từ việc chỉ có . muốn.Làm sao bạn biết đó là sự thật? Bằng một phép kiểm tra đơn giản: hàng tỷ ngườimuốn giàu có, nhưng chỉ có một số khá nhỏ thật sự trở nên giàu có.

Cấp độ mong muốn thứ hai là: “Tôi chọn sựgiàu có”. Mong muốn này thường đi liền với quyết định trở nên giàu có. Sự lựachọn có năng lượng mạnh mẽ hơn và đi cùng với việc chịu trách nhiệm tạo ra hiệnthực. Từ “quyết định” có nguồn gốc từ tiếng Là Tình là decidere, có nghĩa là“tiêu diệt bất kỳ lựa chọn nào khác”. Tuy “chọn lựa” thì tốt hơn “chỉ mongmuốn”, nhưng chưa phải là tốt nhất. Cấp độ mong muốn thứ ba là: “Tôi cam kết trở nên giàu có”. Định nghĩa của từ cam kết là “cống hiến hết mìnhvà không thay đổi”. Điều đó có nghĩa là bạn hoàn toàn không thay đổi, khôngquay lại, là cho đi một trăm phần trăm mọi thứ bạn có để trở nên giàu có. Điềuđó có nghĩa là bạn sẵn sàng làm những gì cần thiết, dù tốn bao nhiêu thời giancũng mặc. Đây là cách hành xử của các chiến binh. Không có “xin lỗi”, không“nếu”, không “nhưng”, không “có thể” – và thất bại không là một lựa chọn. Cáchnghĩ của chiến binh rất đơn giản: “Tôi sẽ giàu hoặc là tôi sẽ chết Trong khi đang cố gắng”.

“Tôi cam kết trở nên giàu có”. Hãy thử nói vậy với bản thân…Cảmgiác g. đến với bạn? Đối với một số người, cảm giác như tăng thêm sức mạnh. Vớisố người khác, cảm giác lại là nản chí.

Hầu hết mọi người đều không thực sự quyết tâm làm giàu. Nếu bạn hỏi họ:“Bạn dám cược bằng cuộc đời mình rằng Trong vòng mười năm nữa bạn sẽ giàu cóhay không?” thì có lẽ đã số sẽ nói là “Không”. Đó là sự khác biệt giữa ngườigiàu và người nghèo. Chính xác là vì mọi người không thực sự cam kết trở nêngiàu có nên họ không giàu có, và phần lớn sẽ không bao giờ giàu có. Ai đó cóthể nói: “Harv, anh đang nói gì thế? Tôi đã làm việc cật lực, tôi luôn cố gắnghết sức. Tất nhiên là tôi quyết tâm trở nên giàu có”. Và tôi sẽ trả lời: “Anhcố gắng chỉ có ích một chút thôi. Định nghĩa về sự quyết tâm là hy sinh hếtmình không đắn đó gì”. Từ mấu chốt ở đây là “hết mình”. Nó có nghĩa là bạn phảitừ bỏ mọi thứ mà bạn có để thực hiện quyết tâm ấy. Đã số những người khôngthành công về mặt tài chính mà tôi từng biết thường có những hạn chế về mức độsẵn sàng thực hiện, cũng như mức độ chấp nhận rủi rõ và mức độ sẵn sàng hysinh. Mặc dù họ nghĩ rằng mình sẵn sàng trả bất cứ giá nào để trở nên giàu có,nhưng khi đặt vấn đề sâu hơn, tôi thường phát hiện ra rằng họ luôn đưa ra nhữngđiều kiện kèm theo khái niệm “sẵn sàng thực hiện” đó thì mới tiến hành! Tôighét phải là người nói với các bạn điều đó, nhưng nỗ lực để trở nên giàu cókhông phải là một cuộc dạo chơi Trong công viên, và nếu bất cứ ai bảo bạn thếthì hoặc là vì họ không biết g. nhiều hơn hoặc đầu óc họ không được ổn cho lắm.Theo kinh nghiệm của tôi, để trở nên giàu có đai hỏi sự tập trung, quyết tâm,lòng dũng cảm, kiến thức, sự tình thông, toàn bộ tâm huyết của bạn, một thái độkhông bao giờ bỏ cuộc, và dĩ nhiên là một đầu óc giàu có. Bạn cũng phải đinhninh Trong tim rằng bạn có thể tạo nên thịnh vượng và rằng bạn tuyệt đối xứngđáng với nó. Một lần nữa, điều đó có nghĩa là, nếu bạn không thực sự toàn tâm,toàn lực, toàn chí cam kết tạo ra thịnh vượng, nhiều khả năng là bạn sẽ khôngbao giờ có được nó.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số15:

Nếu bạn không thực sự toàn tâm, toàn lực, toàn chí cam kết tạo ra thịnh vượng,nhiều khả năng là bạn sẽ không bao giờ có được nó.

 

Bạn có sẵn sàng làm việc 16 giờ một ngày?Người giàu sẵn sàng làm thế đấy. Bạn có chấp nhận làm bảy ngày một tuần và hysinh hầu hết những kỳ nghỉ cuối tuần? Người giàu làm như vậy đấy. Bạn có sẵnsàng hi sinh việc gặp gỡ gia đãnh, bạn bè, cũng như từ bỏ các sở thích và cáckỳ nghỉ của mình? Người giàu làm vậy đấy. Bạn có chấp nhận rủi rõ với toàn bộthời gian, sức lực và cả vốn liếng khởi đầu của mình mà không có bảo đảm sẽ thuvề được g.? Người giàu chấp nhận làm thế đấy.

Ít nhất một lần Trong đời – dù hy vọng đó sẽ chỉ là quãng thời gian ngắnnhưng thực tế thường là một khoảng thời gian khá dài – người giàu đã chấp nhậnvà quyết tâm làm, và họ đã làm tất cả những điều trên. Còn bạn thì sao? Biếtđâu bạn sẽ gặp may và bạn sẽ không phải phấn đấu lâu dài, ít vất vả và khôngphải hy sinh gì cả. Bạn có thể cầu mong điều đó, nhưng tôi không tin lắm. Ngượclại, người giàu đủ quyết tâm để chấp nhận thực hiện mọi điều cần thiết cả mộtkhoảng thời gian dài.

Có một điều thú vị cần ghi nhận là một khi bạn đã cam kết, dường như cảthế giới cũng bị bẻ công và quay ngoặt lại để ủng hộ bạn. Một Trong những đoạnvăn yêu thích của tôi là bài viết của nhà thám hiểm W. H. Murray Trong mộtTrong những cuộc chính phục đầu tiên của ông lên d.y Himalaya:

“Khimột người đã quyết thì sự chần chừ, do dự và tất cả những cơ hộithoái lui đều trở nên vô hiệu. Và chính từ thời khắc mà người đótoàn tâm, toàn lực, toàn chí cam kết, mọi điều trên thế giới tựnhiên và siêu nhiên dường như cũng thay đổi theo. Cả một d.ng thácnhững sự kiện, vấn đề, còn người, cơ hội xuất hiện, xảy ra theomong ước của người đó thông qua hàng loạt những biến cố,những cuộc gặp gỡ,những sự hỗ trợ vật chất, tinh thần rất ngẫu nhiên, bất ngờ màkhông ai có thể mơ tưởng đến và lý giải được”.

Nói cách khác, cả vũ trụ sẽ hỗ trợ bạn,chỉ lối cho bạn, ủng hộ bạn, và thậm chí là tạo ra những điều kỳ diệu cho bạn.Nhưng trước hết, bạn phải có cam kết!

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngựcvà nói… “Tôicam kết trở nên giàu có.”

 

NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TƯ DUY TRIỆU PHÚ

1. Hãy viết một đoạn văn ngắn nói chínhxác, cụ thể tại sao việc làm giàu lại quan trọng đối với bạn. Hãy thật cụ thể.

2. Hãy gặp bạn bè hay những thành viên gia đãnh sẵn sàng ủng hộ bạn. Hãynói với họ rằng bạn muốn gợi lên sức mạnh của sự quyết tâm với mục đích tạo rathành công rực rỡ hơn.

Đặt tay lên ngực bạn, nhìn vào mắt họ và nói: “Tôi,…. (tên bạn), bằngcách này cam kết sẽ trở thành triệu phú hoặc hơn thế cho đến ……………… (ngày,tháng, năm).” Bảo người nghe trả lời bạn rằng: “Tôi tin vào anh/chị.” Rồi bạnnói: “Cảm ơn.”

Lưuý: Hãy kiểm tra xem bạn cảm thấy thế nào trước vàsâu khi cam kết. Nếu bạn cảm thấy sự tự do, nghĩa là bạn đang đi đúng hướng.Nếu bạn thấy hơi lo ngại, bạn cũng đang đi đúng hướng. Còn nếu bạn không quantâm làm điều đó, nghĩa là bạn vẫn đang Trong trạng thái “không sẵn sàng thựchiện những gì cần thiết” hay trạng thái “tôi không cần thiết làm những trò nhưthế”. Dù là trạng thái nào, tôi xin nhắc bạn rằng, cách của bạn đã đưa bạn đếnđúng cái tình trạng của bạn hiện này đấy.

 

 

QuyTắc Thịnh Vượng số 16:

Định luật về Thu nhập: “Thu nhập của bạn tỷ lệ thuận với giá trị mà bạn bỏ ra, tùy theo tình trạng thị trường”.

 

Từ mấu chốt ở đây là giá trị. Điều quan trọng là phải nhận biết bốn nhân tố quyết định giá trịcủa bạn trên thị trường là: cùng, cầu, chất lượng và số lượng. Theo kinh nghiệmcủa tôi, yếu tố chứa đựng thử thách lớn nhất đối với hầu hết mọi người là sốlượng. Yếu tố số lượng này thường được hiểu một cách đơn giản là, bạn đã thựcsự đem lại cho thị trường bao nhiêu giá trị của bạn?

Nói cách khác là bạn đã phục vụ được hay có ảnh hưởng đến bao nhiêungười?

Ví dụ, tại trung tâm của tôi, một số giảng viên thích hướng dẫn cho cácnhóm nhỏ khoảng hai mươi người một lần, nhưng một số người khác lại thấy thoảimái với khán phòng có hơn một trăm người, một số khác thích lượng khán giảkhoảng năm trăm người, và vẫn có một số người khác thích khán thính phòng vớitừ một nghìn đến năm nghìn người hoặc hơn nữa. Liệu có sự khác biệt nào đóTrong thu nhập của những giáo viên này không? Chắc chắn là có!

Hãy xem xét hoạt động tiếp thị theo mạng. Liệu có sự khác biệt về thunhập giữa một người có 10 người Trong mạng lưới dưới họ và một người có 10.000người dưới họ không? Tôi luôn tin là có!

Ở đầu cuốn sách tôi có nói là tôi sở hữu một chuỗi các trung tâm rènluyện và chăm sóc sức khỏe. Ngày từ thời điểm tôi cân nhắc để bước vào việckinh doanh đó, tôi đã có ý định sở hữu một trăm trung tâm thành công và phục vụkhoảng mười nghìn người. Đối thủ cạnh tranh của tôi lại khác, họ bắt đầu sáutháng sâu tôi và có ý định sở hữu một trung tâm thành công mà thôi. Cuối cùng,cô ấy kiếm được đủ sống. Tôi thì giàu lên!

Bạn mong muốn có cuộc sống như thế nào? Bạn muốn tham gia cuộc chơi nhưthế nào? Bạn muốn chơi Trong những giải đấu lớn hay nhỏ, Trong đội hình chínhhay phụ? Đó là lựa chọn của bạn.

Đã số mọi người đều lựa chọn lối chơi nhỏ. Tại sao? Trước tiên, vì họ sợ.Họ sợ thất bại và thậm chí họ còn sợ thành công hơn. Thứ hai, mọi người thườngchơi nhỏ vì cảm thấy mình nhỏ bé. Họ cảm thấy mình không xứng đáng. Họ khôngcảm thấy họ đủ giỏi, đủ quan trọng để tạo ra sự thay đổi thực sự Trong cuộcsống của mọi người. Nhưng hãy chú .: cuộc sống của bạn không chỉ vì cá nhânbạn. Nó còn là sự đóng góp của bạn cho những người khác. Nó bao hàm việc bạnsống thực với sứ mệnh của mình và lý do mà bạn hiện diện trên trái đất này tạithời điểm này, vì sự đóng góp của bạn vào thế giới này. Phần lớn chúng ta bị salầy vào “cái tôi” của mình, đai hỏi mọi thứ phải xoay quanh cái tôi, tôi và chỉtôi thôi đó. Nhưng nếu bạn muốn trở nên giàu có theo nghĩa tích cực của từ này,thì cuộc sống của bạn không thể chỉ vì bạn. Nó phải vì cả việc bổ sung giá trịcủa bạn vào cuộc sống của những người khác.

Một Trong những nhà phát mình, nhà triết học vĩ đại nhất của thời đạichúng ta, Buckminster Fuller, đã nói: “Mục đích cuộc sống của chúng ta là bổsung giá trị cho còn người ở thế hệ này và những thế hệ mãi sâu”.

Mỗi người chúng ta đều đến với trái đất này với những tài năng bẩm sinhkhác nhau. Tạo hoá đã trao cho bạn những món quà này với lý do: để bạn sử dụngvà sẻ chia với người khác. Các công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng nhữngngười hạnh phúc nhất là những người có thể phát huy khả năng bẩm sinh của mìnhmột cách tối đã. Một phần sứ mệnh cuộc sống của bạn là chia sẻ khả năng và cácgiá trị của bạn với càng nhiều người càng tốt. Như vậy, có nghĩa là bạn phảisẵn sàng chơi lớn.

Bạn có biết định nghĩa từ “doanh nhân”? Định nghĩa mà chúng tôi dùngTrong các chương trình của mình là: “người giải quyết các vấn đề cho người khácđể kiếm lợi nhuận”. Thật vậy, doanh nhân không phải là ai khác hơn “một ngườigiải quyết vấn đề”.

Vậy tôi xin hỏi bạn, bạn muốn giải quyết vấn đề cho nhiều người hay ítngười? Nếu câu trả lời của bạn là nhiều người, bạn cần bắt đầu tập trung suynghĩ lớn hơn và quyết định giúp đỡ thật nhiều người – hàng nghìn, hàng triệu.VÌ bạn càng muốn giúp nhiều người, bạn sẽ càng trở nên giàu có hơn, cả về trítuệ, tình cảm, tinh thần, và hiển nhiên là cả về tài chính.

Mỗi người trên hành tình này đều màng một sứ mệnh nào đó. Nếu hiện giờbạn đang sống, là bởi vì có một lý do cho việc đó. Richard Bach, Trong cuốn JonathânLivòngston Seagull,khi được hỏi: “Làm sao tôi biết khi nào tôi hoàn tất sứ mệnh của mình?” đã trảlời: “Nếu bạn còn thở được thì bạn vẫn chưa làm xong sứ mệnh đó”.

Tôi đã chứng kiến nhiều người chưa thực hiện tốt công việc của họ. Tôicũng thấy nhiều người cho phép “cái tôi” sợ hãi kia chi phối họ. Kết quả là khánhiều người Trong chúng ta đã không sống hết với khả năng tiềm ẩn của mình –chúng ta không phải là chính mình và cũng không giúp ích được cho những ngườikhác.

Tôi đã thấy quá nhiều người đã không làm phận sự của họ, không thực hiệntrách nhiệm hay sứ mệnh của họ. Tôi đã quan sát thấy quá nhiều người chơi quánhỏ, và quá nhiều người cho phép cái tôi dựa trên nỗi sợ hãi điều khiển mình.Kết quả là, quá nhiều người Trong chúng ta không sống và phát huy hết tiềm năngcủa mình, cả cho bản thân cũng như đóng góp cho người khác.

Tất cả dẫn đến câu hỏi này: Nhưng nếu bạn không là bạn thì bạn là ai?

Mọi người đều có những mục đích sống riêng. Có thể bạn là một nhà đầu tưbất động sản chuyên mua và cho thuê bất động sản để kiếm tiền bằng tiền thuênhà hay sự gia tăng giá trị bất động sản. Vậy sứ mệnh của bạn là gì? Bạn giúpđỡ những người khác như thế nào? Đấy sẽ là cơ hội tốt để bạn gia tăng giá trịcho cộng đồng của bạn thông qua việc giúp các gia đãnh tìm được nhà ở phù hợpvới khả năng kinh tế của họ mà lẽ ra họ đã không thể tìm được. Bây giờ câu hỏiđặt ra là bạn có thể giúp đựợc bao nhiêu người và bao nhiêu gia đãnh. Bạn cósẵn lòng giúp mười thay vì chỉ giúp một, hai mươi thay vì chỉ mười, giúp mộttrăm thay vì giúp hai mươi người? Khái niệm chơi lớn mà tôi muốn nói là nhưvậy.

Trong cuốn sách “Trở lại với tình yêu” (A Return to Love), tác giả Màrianne Williamson đã mô tả:“Bạn là còn của TrờiĐất. Nếu bạn sống hẹp hãi bạn sẽ không thể phụng sự thế giới. Không phải là sáng suốt nếubạn có lại và làm người khác cảm thấy không yên ổn bên bạn. Tất cả chúngta đều có sứ mệnh phải tỏa sáng, như trẻ thơ vậy. Chúng ta sinh rađể tỏa sáng. Nguồn sáng đó không chỉ tồn tại ở một số người Trongchúng ta mà Trong tất cả mọi người. Và khi chúng ta để cho chínhmình được tỏa sáng thì Trong vô thức chúng ta đã kêu gọi người kháclàm điều tương tự. Khi chúng ta tự do thoát khỏi nỗi sợ của mình,sự hiện diện của chúng ta tự khắc làm người khác tự do”.

Thế giới không cần những người suy nghĩhạn hẹp. ĐÃ đến lúc phải thôi trốn tránh và bước ra ánh sáng. ĐÃ đến lúc ngừngđai hỏi và bắt đầu dẫn dắt. ĐÃ đến lúc bắt đầu chia sẻ những món quà mà cuộcđời này bàn tặng cho bạn thay vì cứ khư khư ôm lấy chúng hay vờ như chúng khônghề tồn tại. ĐÃ đến lúc bạn bắt đầu chơi trò chơi cuộc đời theo cách “lớn”.

Suy cho cùng, tư duy hạn hẹp và kiểu hành động nhỏ nhen chỉ dẫn đến sựtúng thiếu và không toại nguyện. Suy nghĩ lớn và hành động lớn sẽ màng lại chobạn cả tiền tài lẫn ý nghĩa cuộc sống. Quyền lựa chọn là của bạn.

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngựcvà nói… “Tôisuy nghĩ lớn! Tôi chọn giúp đỡ hàng vạn người!”

NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TƯ DUY TRIỆU PHÚ

1. Hãy viết ra những điều mà bạn tin là”tài năng bẩm sinh” của mình. Đây là những việc, những lĩnh vực màbạn giỏi một cách tự nhiên. Ngoài ra, hãy viết cách thức và nơi chốn mà bạn cóthể sử dụng tối đã những khả năng đó vào cuộc sống của bạn, đặc biệt cho côngviệc và cộng đồng của bạn.

2. Hãy viết ra, hay trao đổi với bạn bè, về cách thức bạn có thể áp dụngđể giải quyết vấn đề cho số người nhiều gấp mười lần số người hiện này Trongcông việc của bạn. Hãy đưa ra ít nhất ba chiến lược khác nhau.

Hãy suy nghĩ cách dùng công cụ kiểu đòn bẩy.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 17:

“Hãy chúc phúc cho những thứ mà bạn muốn có.” – Ngạn ngữ Huna

 

Vấn đề ở đây là nếu bạn tức gìận trước những gì người giàu đang có, thì dù bằng cách nào, ở dạng nào, hình thức nào, bạn cũng không bao giờ có được những gì người ấy có.

Nếu bạn thấy một người Trong chiếc Jaguar đen lộng lẫy với mui xe đang mở, đừng ném vỏ lon bia vào đó!

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngực và nói…

“Tôi ngưỡng mộ những người giàu!”

“Tôi chúc phúc cho những người giàu!”

“Tôi yêu quý những người giàu!”

“Và tôi sẽ trở thành một Trong số những người giàu đó!”

Rồi bạn đặt tay lên trán và nói…

NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TƯ DUY TRIỆU PHÚ

1. Thực tập triết lý của người Huna: “Hãy chúc phúc cho những gì bạn muốn có”.

Hãy chạy xe vòng quanh hay mua tạp chí để ngắm những ngôi nhà đẹp, những chiếc xe sang trọng, tìm đọc về những doanh nghiệp thành công.

Hãy chúc phúc cho tất cả những gì bạn thấy và bạn thích, chúc phúc cho những người chủ đó hay những người liên quan.

2. Hãy viết và gửi thư hoặc emãil cho một người thành công Trong bất cứ lĩnh vực nào mà bạn biết (không nhất thiết phải là người quen), nói cho họ biết bạn ngưỡng mộ họ thế nào và hãy khen ngợi những thành tựu mà họ đạt được.

 

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 18:

Những người lãnh đạo có thu nhập cao hơn rất nhiều lần so với những người đi theo họ!

 

Điểm mấu chốt ở đây không phải là việc bạn thích quảng bá hay không, mà là lý do bạn phải quảng bá. LÝ do này liên quan đến niềm tin của bạn. Bạn có thật sự tin tưởng các giá trị của mình không? Bạn tin tưởng vào các sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang cùng cấp chứ? Bạn có chắc chắn rằng những gì bạn có sẽ màng lại lợi ích cho bất cứ người nào mà bạn tiếp xúc để quảng bá?

Nếu bạn tin tưởng vào giá trị của mình, thì sao lại phải che gìấu điều đó trước những người cần đến nó? Giả sử bạn có thuốc chữa viêm khớp và bạn gặp một người đang bị những cơn đãu khớp hành hạ. Liệu bạn có gìấu người đó không? Liệu bạn có đợi đến khi người đó đọc được . nghĩ Trong đầu bạn hay đoán ra rằng bạn đang sở hữu thứ sản phẩm có thể giúp họ không? Bạn nghĩ sao về một người không chịu giới thiệu khả năng của mình cho những người đang gặp nạn chỉ vì họ xấu hổ, sợ hãi hay quá thờ ơ với việc quảng bá?

Thường thì những người có vấn đề với việc quảng bá không hoàn toàn tin tưởng vào sản phẩm của họ hoặc họ chưa thật sự tin tưởng vào chính mình. Thế nên họ thật khó hình dùng được rằng người khác lại có thể tin tưởng chắc chắn vào giá trị bản thân đến nỗi muốn chia sẻ với bất kỳ ai họ gặp và bằng bất kỳ cách nào có thể.

Một khi bạn tin tưởng rằng những gì bạn chào bán có thể thật sự giúp ích cho người khác, thì trách nhiệm của bạn là phải làm cho càng nhiều người biết về điều đó càng tốt. Như thế là bạn không chỉ giúp mọi người, mà chính bạn cũng trở nên giàu có!

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngực và nói…

“Tôi quảng ba các gia trị của mình tới mọi người một cách nhiệt tình và đầy tâm huyết.”

Rồi bạn đặt tay lên trán và nói…

NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TƯ DUY TRIỆU PHÚ

1. Hãy đánh giá sản phẩm hay dịch vụ bạn đang chào bán (hoặc bạn có kế hoạch chào bán) theo thâng điểm từ thấp (1 điểm) đến cao (10 điểm) dựa trên mức độ tin tưởng của bạn về giá trị của nó. Nếu điểm của bạn nằm Trong khoảng từ 7 đến 9, hãy cải thiện để nâng cao giá trị của sản phẩm hay dịch vụ đó. Nếu kết quả là 6 hay thấp hơn, hãy ngừng chào bán sản phẩm hay dịch vụ đó và bắt đầu bán những gì bạn thật sự tin tưởng.

2. Hãy đọc sách, nghe đài hay băng đĩa, tham gia các khoá học về tiếp thị và bán hàng. Mục tiêu của bạn là phải trở thành chuyên gia Trong cả hai lĩnh vực trên để bạn có thể tự tin quảng bá các giá trị bản thân một cách thành công.

 

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 19:

Bí quyết thành công không phải là lẩn tránh, chùn bước hay có rúm vì sợ hãi trước những vấn đề của bạn. Bí quyết thành công là phải phát triển bản thân bạn để bạn có thể đứng cao hơn bất kỳ vấn đề nào.

 

Theo nấc thâng từ 1 đến 10 với 1 là điểm thấp nhất, hãy hình dùng bạn đang ở bậc thứ 2 về độ mạnh mẽ của tính cách và thái độ, và đang xem xét vấn đề ở bậc thứ 5. Vấn đề đang ở vị trí cao hay thấp hơn bạn? Nếu nhìn từ bậc thứ 2 thì vấn đề ở bậc thứ 5 dường như là một vấn đề quá lớn.

Giờ hãy hình dùng bạn đã phát triển bản thân lên đến bậc thứ 8. Liệu khi đó vấn đề ở bậc thứ 5 sẽ là vấn đề lớn hay nhỏ? Hay thật, vẫn là vấn đề đó thôi, nhưng lúc này có vẻ nó đã là chuyện nhỏ.

Cuối cùng, hãy hình dùng bạn đã hết sức cố gắng và trở thành người ở bậc thứ 10. Giờ thì vấn đề ở bậc thứ 5 đó là lớn hay nhỏ? Câu trả lời là đó không phải là vấn đề, thậm chí nó không được bạn xem như một vấn đề, nghĩa là không có năng lượng tiêu cực nào xung quanh nó. Đây chỉ là tình huống bình thường cần xử lý, như việc đánh răng hay mặc quần áo vậy.

Bạn nên nhớ rằng dù bạn giàu hay nghèo, làm ăn lớn hay làm ăn nhỏ, thì các vấn đề vẫn không tự biến mất. Chừng nào bạn còn thở, bạn sẽ còn gặp cái gọi là vấn đề và trở ngại. Tôi sẽ diễn đạt ngắn gọn và dễ nghe hơn: Kích cỡ của vấn đề không quan trọng, mà quan trọng là tầm vóc của chính bạn!

Điều này có thể khiến bạn tự ái, nhưng nếu bạn mong muốn bước lên bậc cao hơn trên chiếc thâng thành công, bạn sẽ phải . thức về những gì đang thật sự diễn ra Trong cuộc sống của mình. Bạn sẵn sàng chưa? Nào, chúng ta bắt đầu nhé!

Nếu bạn có một vấn đề lớn trước mặt, thì rõ ràng bạn đang là một người bé nhỏ! Đừng bị lừa phỉnh bởi các biểu hiện bên ngoài. Thế giới bên ngoài của bạn chỉ là hình ảnh phản chiếu của thế giới bên Trong. Nếu bạn muốn tạo ra sự thay đổi lâu dài, hãy thôi chú tâm vào kích thước của vấn đề mà hãy tập trung vào tầm cỡ của chính bạn!

 

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 20:

Nếu bạn cho rằng mình đang gặp một vấn đề lớn trong cuộc sống, điều đó chứng tỏ rằng bạn đang là một người nhỏ bé!

 

Một Trong những lời nhắc nhở hơi thiếu tình tế mà tôi hay nói với học viên của mình là: Bất cứ khi nào cảm thấy như thể đang gặp phải vấn đề lớn, bạn hãy tự chỉ vào mình và nói thật lớn: “Vấn đề nằm ở bản thân tôi!”. Việc này sẽ đánh thức bạn, kéo sự chú . của bạn về đúng nơi của nó – là chính bạn. Rồi sâu đó hãy đi từ bản tính tự tôn cao nhất của bạn (chứ không phải là cái tôi nhu nhược), hít một hơi thật sâu và quyết định ngày rằng bây giờ, Trong chính gìây phút này, rằng bạn sẽ là người lớn hơn, cao hơn và không cho phép bất cứ vấn đề hay trở ngại nào gạt bạn ra khỏi còn đường dẫn đến hạnh phúc và thành công.

Bạn có khả năng giải quyết vấn đề càng lớn thì doanh nghiệp bạn có thể điều hành càng lớn. Trách nhiệm bạn có thể nhận càng lớn thì số nhân viên bạn có thể quản lý càng đông. Lượng khách hàng bạn có thể chăm sóc càng nhiều thì số tiền bạn có thể kiếm được càng dồi dào, và cuối cùng, tài sản bạn có thể sở hữu sẽ càng lớn.

Như bạn đã biết, của cải chỉ có thể tăng tương ứng với mức độ cố gắng của bạn! Vậy mục tiêu ở đây là bạn phải tự phát triển bản thân lên đến mức độ mà bạn có thể vượt qua bất kỳ vấn đề hay trở ngại nào phát sinh trên còn đường làm ra của cải, cũng như gìn giữ tài sản bạn làm ra. Tuy nhiên, gìn giữ tài sản là một chuyện hoàn toàn khác, hay có thể ví như một thế giới khác. Có ai biết thế giới đó ra sao không? Tôi chắc là không. Tôi từng nghĩ làm ra tiền có nghĩa là làm ra tiền, vậy thôi! Có phải vì nhận thức giản đơn như vậy nên tôi đã để mất số tiền bạc triệu đầu tiên của mình cũng nhanh như khi tôi kiếm được. Giờ thì tôi đã hiểu ra vấn đề. Hồi ấy, “hộp dụng cụ” của tôi chưa đủ rộng lớn và vững chắc để giữ số của cải tôi làm ra. May sao, tôi đã tập luyện được những Quy Tắc Thịnh Vượng của Tư Duy Triệu Phú và có thể tái định hình tư duy của mình! Không những tôi kiếm lại được số tiền ấy, mà nhờ có “kế hoạch tài chính Trong tâm thức” mới, tôi đã làm ra hàng triệu hàng triệu đô-la nữa. Và kỳ diệu hơn cả là tôi không chỉ giữ được những đồng tiền mình làm ra, mà còn khiến cho số tiền đó gia tăng liên tục với một tốc độ kinh ngạc!

H.ý tưởng tượng bạn là “chiếc hộp thịnh vượng”. Nếu chiếc hộp của bạn nhỏ Trong khi lượng tiền của bạn lại lớn, vậy chuyện gì sẽ xảy ra? Chiếc hộp của bạn sẽ đầy ứ và số tiền dôi dư sẽ đổ tràn khắp xung quanh. Đơn giản là bạn không thể có lượng tiền lớn hơn dùng tích chiếc hộp đó. VÌ vậy, bạn phải phát triển thành chiếc hộp lớn hơn để không chỉ giữ được nhiều tiền hơn, mà còn có thể thu hút nhiều tiền bạc hơn. Vũ trụ không chấp nhận các khoảng trống và nếu bạn có một “chiếc hộp thịnh vượng” lớn, vũ trụ sẽ vội lấp đầy khoảng trống đó ngày.

Quay lại một chút về những nguyên do khiến người giàu luôn đứng cao hơn các vấn đề của họ. Người giàu không chú tâm vào vấn đề mà luôn hướng đến mục tiêu. Tâm trí chúng ta thường chỉ tập trung vào một điểm nổi bật Trong một thời điểm nhất định. Điều đó có nghĩa là hoặc bạn rên rỉ về những vấn đề của mình, hoặc bạn tìm cách giải quyết vấn đề đó. Người giàu có và thành đạt là những người có thiên hướng tìm giải pháp: Họ dành thời gian và năng lượng để vạch chiến lược và lên kế hoạch xử trí những thách thức có thể nảy sinh, đồng thời tạo ra các “hệ thống phòng vệ” nhằm đảm bảo rắc rối đó không xảy ra một lần nữa.

Người nghèo khó và thất bại có thiên hướng tập trung vào chính vấn đề. Họ dành gần như toàn bộ thời gian và sinh lực chỉ để làm mỗi một việc là chê bai, trách móc, thân phiền, chứ hiếm khi đề ra bất cứ sáng kiến nào nhằm giảm bớt khó khăn, chứ đừng nói đến việc làm sao cho rắc rối không “đến hẹn lại lên”.

Người giàu không lùi bước, cũng không né tránh vấn đề, và đặc biệt không bao giờ thân phiền về những rắc rối mà họ gặp phải. Người giàu là những chiến binh cân trường Trong lĩnh vực tài chính. Trong chương trình đào tạo Enlightened Warrior của chúng tôi, khi định nghĩa về một chiến binh, chúng tôi sử dụng cụm từ “người chính phục chính mình”.

Điểm mấu chốt ở đây là nếu bạn trở thành một chuyên gia lýo luyện Trong việc xử lý các vấn đề và vượt qua bất kỳ khó khăn nào, thì điều gì có thể ngăn cản bạn đến với thành công? Câu trả lời là không gì cả! Một khi không g. có thể ngăn cản bạn, bạn sẽ trở thành người không thể ngăn cản được! Và nếu là người không thể ngăn cản được, bạn sẽ có những lựa chọn nào? Câu trả lời là tất cả mọi lựa chọn. Nếu bạn là người không thể ngăn cản được, bất cứ điều gì và tất cả mọi thứ đều nằm Trong tầm tay bạn, bạn chỉ cần lựa chọn và nó sẽ là của bạn! Thật tự do làm sao!

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngực và nói…

“Tôi đứng cao hơn mọi vấn đề!”

“Tôi có thể giải quyết mọi vấn đề!”

Rồi bạn đặt tay lên trán và nói…

 

NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TƯ DUY TRIỆU PHÚ

1. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng vì một vấn đề “lớn”, hãy chỉ tay lên đầu bạn và nói: “Vấn đề nằm ở bản thân tôi!”. Rồi hít một hơi thật sâu và nói: “Tôi có thể giải quyết vấn đề này. Tôi cao lớn hơn bất cứ vấn đề nào”. 2. Hãy viết ra một vấn đề nan giải Trong cuộc sống mà bạn đang phải đối mặt. Rồi viết ra mười hành động cụ thể bạn có thể thực hiện để giải quyết, hoặc ít nhất là cải thiện tình hình. Việc đó sẽ giúp bạn chuyển từ hướng suy-nghĩ-về-vấn-đề sang hướng suy-nghĩ-tìm-giải-phápcho- vấn-đề.

Rất có thể bạn sẽ giải quyết được vấn đề. Kể cả khi chưa giải quyết được, bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 21:

Nếu bạn nói bạn xứng đáng, nghĩa là bạn xứng đáng. Nếu bạn nói bạn không xứng đáng, bạn sẽ không xứng đáng. Dù chọn cách nào thì bạn cũng sẽ sống đúng theo câu chuyện cuộc đời mình.

 

Vậy tại sao người ta lại làm điều đó? Nguyên cớ gì. khiến mọi người tự dựng lên câu chuyện rằng họ không xứng đáng?Đó chỉ là bản chất tự nhiên của còn người, tức là “hệ miễn dịch tinh thần” củachúng ta luôn cố tìm kiếm những điều bất ổn. Bạn có thấy lũ sóc chẳng bao giờlo lắng về những chuyện tương tự như thế không? Bạn nghĩ một còn sóc có bao giờnói: “Năm này tôi sẽ không thu nhặt và để dành quả khô nhiều như mọi năm đểchuẩn bị cho mùa đông nữa, vì tôi không xứng đáng làm vậy”? Chắc chắn là không!Còn vật chỉ biết hành xử theo bản năng này sẽ không bao giờ làm điều đó. Chỉnhững sinh vật tiến hoá nhất hành tình là còn người chúng ta mới có khả năng tựgiới hạn bản thân như thế.

Tôi có một câu châm ngôn thế này: “Nếu một cây sồi cao 30 mét màng bộ óccủa còn người, nó sẽ chỉ phát triển đến độ cao 3 mét mà thôi!”. Thế nên tôi đềnghị: Việc thay đổi câu chuyện của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc thayđổi giá trị còn người bạn, vậy thì thay vì cứ mãi loay hoay tìm cách thay đổi giátrị của bạn, hãy thay đổi câu chuyện của bạn. Cách đó chắc chắn sẽ đem lại hiệuquả tích cực, nhanh chóng với chi phí rẻ hơn đáng kể. Đơn giản là bạn hãy nghĩra một câu chuyện khác màng tính hỗ trợ bạn và sống theo câu chuyện đó.

 

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 22:

“Nếu một cây sồi cao 30 mét màng bộ óc của còn người, nó sẽ chỉ phát triển đến độ cao 3 mét mà thôi!” – T. Harv Eker

 

Bây giờ, tôi mời bạn tham gia một buổi lễđặc biệt. Tôi sẽ yêu cầu bạn bỏ ngoài tai bất kỳ điều gì có thể khiến bạn xaolòng: thôi tóp tép nhài kẹo cao su, tắt điện thoại và dừng bất kỳ việc gì bạnđang làm. Nếu là đàn ông, bạn có thể thay bộ lễ phục, còn các qu. bà có thểdiện một bộ váy trang trọng dành cho buổi tối. Nếu bạn không có bộ quần áo nàosang trọng hoặc đủ mới, thì đây chính là dịp để bạn sắm một chiếc áo mới toanhcó gắn nhìn của nhà thiết kế nổi tiếng mà bạn yêu thích.

Các bạn đã sẵn sàng chưa? Chúng ta bắt đầu nhé. Bạn hãy quỳ một chânxuống và cúi đầu một cách thành kính. Xong chưa? Nhắc lại theo tôi nào.

“BẰNGQUYỀN NĂNG CỦA MÌNH, TÔI CHÍNH THỨC TUYÊN BỐ ‘BẠN XỨNG ĐÁNG’ KỂ TỪ THỜI ĐIỂM NÀY CHO ĐẾN MÃI VỀ SAU!”

Thế là xong. Bây giờ bạn đứng lên và hãy ngẩng cao đầu, bởi cuối cùng bạn đã xứng đáng. Còn đây là một lời khuyên khônngoan: hãy chấm dứt cuộc bàn luận vô bổ về mấy chuyện “xứng đáng” và “khôngxứng đáng” đó, và hãy bắt đầu những hành động thiết thực hướng đến mục tiêu làmgiàu!

LÝ do thứ hai khiến phần lớn chúng ta có vấn đề với việc đón nhận là vìta đã thuộc lòng câu châm ngôn: “Cho đi tốt hơn là nhận về”. Tôi xin nói theocách lịch sự nhất có thể là: “Thật là sáo rỗng!”.Câu châm ngôn đó hết sức ngớ ngẩn, và (có thể bạn không để ý lắm) thường đượctruyền bá bởi những người và nhóm người muốn bạn là người cho, còn họ là ngườinhận.

Toàn bộ ý tưởng đó thật lố bịch. Điều gì sẽ tốt hơn: nóng hay lạnh, tohay nhỏ, Trong hay ngoài? Cho và nhận là hai mặt của cùng một đồng xu. Những aiđoán chắc rằng cho đi tốt hơn nhận về đều rất kém môn toán: Đối với mỗi ngườicho luôn phải có một người nhận, và với mỗi người nhận bao giờ cũng phải có mộtngười cho đi.

 

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 23:

Đối với mỗi người cho luôn phải có một người nhận, và với mỗi người nhận bao giờ cũng phải có một người cho đi.

Hãy nghĩ mà xem, làm sao bạn có thể cho nếu không có ai nhận? Cảhai vế phải nằm Trong trạng thái cân bằng tuyệt đối là 50/50. Và vì cho và nhậnluôn cân bằng nên chúng phải có tầm quan trọng tương đương nhau. Cảm giác khicho đi sẽ như thế nào? Phần lớn chúng ta đồng . rằng cảm giác cho đi thật diệukỳ và mãn nguyện. Vậy cảm giác ấy sẽ ra sao nếu bạn muốn cho, nhưng người kháckhông sẵn sàng đón nhận? Đã số mọi người khẳng định rằng cảm giác đó thật kinhkhủng. Thế nên khi bạn khôngsẵn lòng đón nhận, bạn đang “làm khổ” những ngườimuốn cho bạn.

Làm như vậy là bạn thẳng thừng phủ nhận niềm vui và cảm giác dễchịu đến từ hành động cho đi của họ. Họ sẽ có cảm giác thật tồi tệ. Bạn hỏi tạisao ư? Tôi nhắc lại rằng tất cả đều là năng lượng, và khi bạn muốn cho đi nhưngkhông thể, năng lượng đó sẽ không thể thoát ra và bị mắc kẹt bên Trong cònngười bạn. Năng lượng bị nghẽn tắc sâu đó sẽ chuyển hoá thành những cảm xúctiêu cực. Sự thể càng xấu đi nếu bạn không sẵn sàng để đón nhận hoàn toàn, bởibạn đang luyện để vũ trụ không đem cho bạn thứ gì cả! Chuyện này dễ hiểu thôi:Nếu bạn không sẵn sàng để nhận phần của mình, phần đó sẽ đến với những ai sẵnsàng đón nhận. Đó là một Trong những lý do khiến người giàu ngày càng giàu thêmvà người nghèo mỗi lúc một nghèo đi. Không phải vì người giàu xứng đáng hơn, màbởi họ luôn sẵn sàng để đón nhận, Trong khi phần lớn người nghèo thì không.

Tôi rút ra bài học này một cách thật ngẫu nhiên Trong lần đi cắm trại mộtmình giữa rừng. Để chuẩn bị cho cuộc dạo chơi kéo dài hai ngày, tôi dựng mộtcăn nhà tạm bằng cách buộc phần đỉnh tấm bạt vào cành cây rồi cố định các gócvào mấy chiếc cọc đóng xuống nền đất để tạo ra mái lều 45 độ. May mà tôi chuẩnbị trước căn lều nhỏ đó bởi vì trời mưa rỉ rả suốt đêm. Sáng hôm sâu, khi thứcdậy và chui ra khỏi túp lều, tôi ngạc nhiên thấy cả người tôi và mọi thứ khác ởdưới tấm che đều khô ráo, nhưng có một vũng nước mưa lớn đọng ở cuối lều phíatấm bạt dốc xuống. Chợt có một gìọng nói bên Trong bảo tôi: “Thiên nhiên rấtgiàu có nhưng phân bổ không đồng đều. Khi mưa rơi, nước đổ xuống sẽ phải chảyvề một điểm nào đó. Nếu một phần khô, ắt hẳn phần kia sẽ ướt gấp đôi”. Nhìnvũng nước ấy, tôi chợt nhận ra rằng đồng tiền cũng hoạt động đúng theo cáchthức như vậy. Biết cơ màn nào là tiền, rất nhiều tiền, hàng tỷ tỷ đô-la đangluân chuyển quanh ta, tuy khá dồi dào nhưng vẫn có giới hạn, và hành trình củanó phải kết thúc tại một điểm nào đó. Có thể suy ra là: Nếu một ai đó không sẵnsàng đón nhận phần mình, tiền sẽ phải đến với những ai đang sẵn sàng. Gìọt mưakhông quan tâm đến việc sẽ thấm xuống khu đất nào. Tiền cũng thế – không để ýđến việc sẽ nằm Trong túi ai.

Khi giảng đến điểm này Trong các khoá Tư Duy Triệu Phú, tôi thường hướngdẫn mọi người lời cầu nguyện đặc biệt do tôi tự nghĩ ra sâu lần chiêm nghiệmdưới căn lều hôm đó. Nghe có vẻ hài hước, nhưng ý nghĩa rất rõ ràng. Lời cầunguyện đó thế này: “Hỡi vũ trụ bao là, nếu bất kỳ ai có điều gì đó tuyệt vời sẽđến mà họ không sẵn sàng đón nhận thì hãy gửi nó cho tôi! Lòng tôi rộng mở vàtôi luôn sẵn sàng đón nhận tất cả mọi phúc lành của Ngài! Xin cảm ơn”. Tôi yêucầu cả khán phòng lặp lại theo tôi câu nói đó và tôi thấy họ như phát điên lên!Họ phấn khích bởi cảm giác kinh ngạc khi họ đã sẵn sàng để đón nhận, và đó làcảm giác tuyệt vời bởi vì họ làm việc đó một cách hết sức tự nhiên. Mọi câuchuyện bạn dựng lên trái ngược với tình thần đó sẽ chỉ là “câu chuyện hoangđường” chẳng có lợi cho ai cả. Vậy thì hãy để câu chuyện của bạn trôi đi vàtiền tràn đến.

Người giàu làm việc cật lực và tin rằng họ hoàn toàn xứng đáng được tưởngthưởng vì sự nỗ lực đó, và vì những giá trị mà họ đem lại cho người khác. Ngườinghèo làm việc vất vả, nhưng cảm giác không xứng đáng luôn khiến họ tin rằng họkhông phải là người thích hợp để nhận phần thưởng, bất kể công sức đã bỏ ra vàcả giá trị mà họ đem lại. Cách nghĩ đó biến họ thành nạn nhân, và làm sao bạncó thể là một nạn nhân đúng nghĩa nếu bạn được tưởng thưởng hậu hĩnh?

Nhiều người nghèo thật sự tin rằng họ tốt hơn những người khác bởi vì họnghèo. Không hiểu sao họ cứ nghĩ rằng mình hiếu thảo hơn, sống tình cảm hơn haychỉ đơn giản là tốt hơn những người giàu có. Vô lý thật! Thứ duy nhất ngườinghèo có nhiều hơn người giàu là sự nghèo túng! Có lần, một người đàn ông thamdự khoá học đi đến gặp tôi với khuôn mặt đầy nước mắt. Ông nói: “Tôi thật khônghiểu. Làm sao tôi có thể cảm thấy hài lòng khi tôi thì có nhiều tiền, còn ngườikhác lại có quá ít”. Tôi hỏi ông ta một số câu đơn giản: “Ông có thể làm gì chonhững người nghèo bằng cách trở thành một người nghèo? Ông giúp đỡ được ai nếubản thân túng quẫn? Hay ông sẽ trở thành gánh nặng cho người khác khi họ phảinuôi thêm một miệng ăn? Chẳng lẽ việc làm giàu cho bản thân để rồi có thể thậtsự giúp đỡ người khác từ vị thế của một người có tiềm lực lại không tốt hơnsao?”.

Người đàn ông ngừng khóc và thốt lên: “Tôi hiểu ra rồi. Tôi không thể tinlà mình lại có những suy nghĩ vớ vẩn đến thế. Harv, tôi tin rằng thời cơ làmgiàu của tôi sẽ đến và tôi sẽ có thể giúp đỡ những người khác. Cảm ơn ông”. Ôngta trở về chỗ ngồi với tâm thế của một còn người mới. Gần đây, tôi nhận đượcemãil của ông, Trong đó ông cho biết ông đã có thu nhập gấp mười lần trước kiakhiến ông thậm chí cảm thấy hơi ngạc nhiên. Điều tuyệt vời hơn cả là nhờ đó màông có thể giúp một số bạn bè và gia đãnh còn đang gặp khó khăn.

Việc này dẫn ta tới một kết luận quan trọng: Nếu bạn đã hội đủ điều kiệnđể có thật nhiều tiền, hãy đón nhận đi. Tại sao? Bởi vì chúng ta thật may mắnđã giàu có hơn so với nhiều người khác trên thế giới. Có những người thậm chícòn không có cơ hội để kiếm tiền. Nếu bạn là một Trong số những người may mắncó khả năng làm giàu, thì dù có đọc những cuốn sách như thế này hay không, bạnđều phải khái thác hết tiềm lực của mình. Hãy trở nên giàu có rồi sâu đó giúpđỡ những người không có cơ hội này. Điều đó ý nghĩa hơn nhiều so với việc trở nêntúng quẫn và không giúp g. được cho ai.

Tất nhiên có người sẽ nói: “Tiền bạc sẽ thay đổi tôi mất. Nếu tôi giàulên, tôi có thể sẽ biến thành một kẻ hợm hĩnh, tham làm”. Thứ nhất, chỉ nhữngngười nghèo mới nói vậy. Đó chẳng qua là lời bao biện nhằm che gìấu sự thất bạivà nó như một loài cỏ dại ẩn mình Trong khu vườn tài chính của họ.

Thứ hai, cho phép tôi đính chính lại: Tiềnsẽ chỉ khẳng định thêm những tính cách mà bạn vốn có.Nếubạn bủn xỉn, tiền sẽ khiến bạn trở nên bủn xỉn hơn. Nếu bạn tốt bụng, tiền sẽcho bạn cơ hội để trở nên tốt bụng hơn. Nếu bạn là một kẻ xuẩn ngốc, tiền sẽlàm cho bạn trở nên ngốc nghếch hơn. Nếu bạn hào phóng, việc có nhiều tiền hơnchỉ làm bạn trở nên hào phóng hơn mà thôi. Bất cứ người nào nói ngược lại nhữnglập luận này đều là kẻ thất bại và túngquẫn !

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 24:

Tiền sẽ chỉ khẳng định thêm những tính cách mà bạn vốn có.

 

Vậy bạn cần làm gì để trở thành người biết đón nhận? Trước tiên, hãy bắt đầu từ chính bạn. Còn người là những sinh vậtsống theo thói quen, và vì thế bạn sẽ phải tập thói quen đón nhận những điềutốt đẹp nhất mà cuộc đời đã bàn tặng.

Một Trong những yếu tố then chốt Trong hệ thống quản lý tiền bạc mà chúngtôi hướng dẫn Trong các khoá Tư Duy Triệu Phú là cần tạo ra một tài khoản Vui chơi,tức là số tiền (có giới hạn) mà bạn tự cho phép mình tiêu xài phúng phí và chophép bạn “có cảm giác của một triệu phú”. Về bản chất, tài khoản này có vài trònhư một công cụ giúp bạn xác định giá trị bản thân, đồng thời củng cố khả năngđón nhận của mình.

Thứ hai, bạn hãy luyện tập để trở nên nhiệt tình, hưng phấn và thích thúbất cứ khi nào bạn tìm thấy hay nhận được tiền bạc. Thật buồn cười, khi túitrống rỗng và bất chợt thấy một đồng xu trên mặt đất, tôi thường không chịu cúithấp đến thế chỉ để nhặt đồng xu còn còn. Khi tôi đã giàu lên, tôi lại nhặt bấtcứ cái gì, chỉ cần trông chúng có vẻ giống tiền. Rồi tôi gửi nó chiếc hôn maymắn và nói lên thành tiếng: “Tôi là thỏi nam châm hút tiền. Cảm ơn vũ trụ, cảmơn, cảm ơn”.

Tôi không đứng đấy để tìm hiểu mệnh giá in trên đồng tiền. Tiền là tiền,và việc nhìn thấy tiền bạc là một phước lành mà vũ trụ bàn tặng. Bây giờ tôiluôn sẵn sàng đón nhận bất cứ cái gì và đón nhận mọi thứ đến với mình! Tâm hồnrộng mở và thái độ sẵn sàng đón nhận là những yếu tố vô cùng quan trọng một khibạn muốn tạo ra của cải. Việc này lại càng có ý nghĩa hơn nếu bạn muốn cất giữsố của cải đó. Nếu bạn là người không biết đón nhận, bạn sẽ không hiểu vì saomột số tiền lớn như vậy lại thuộc về bạn, vậy thì khả năng số tiền đó sẽ biếnmất một cách nhanh chóng là hoàn toàn có thật. Ở đây chúng ta bắt gặp quy tắc“Trước tiên là bên Trong, sâu đó mới đến bên ngoài”. Hãy mở rộng “chiếc hộp đónnhận” của bạn, rồi bạn sẽ thấy tiền bạc đổ về lấp đầy khoảng không đó. Bạn nhớlà vũ trụ rất ghét sự trống trải và không gian trống sẽ được làm đầy chỉ Trongchốc lát. Bạn có bao giờ để . nhà khó hay nhà xe của bạn không? Thường thìchúng không trống rỗng quá lâu. Bạn cũng có để ý một điều kỳ lạ là thời giancần thiết để một động thái xảy ra luôn bằng với thời gian mà bạn dành cho nó?Một khi bạn thật sự mở lòng để đón nhận, bạn sẽ nhận được rất nhiều.

Ngoài ra, một khi bạn thật sự cởi mở để đón nhận, thì cả cuộc sống củabạn cũng sẽ rộng mở. Bạn không chỉ nhận được nhiều tiền hơn, mà còn nhận đượcnhiều tình yêu thương, nhiều sự an bình cùng nhiều niềm vui hơn, và bạn sẽ mãnnguyện hơn. Tại sao? Bởi vì tất cả dựa trên quy tắc mà tôi luôn tin tưởng là:“Bạn thực hiện một hành động đơn lẻ theo cách nào thì bạn cũng thực hiện tất cảmọi việc theo cách ấy”.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 25:

Bạn thực hiện một hành động đơn lẻ theo cách nào thì bạn cũng thực hiện tất cả mọi việc theo cách ấy.

 

Thông thường, cách bạn hành xử Trong mộtlĩnh vực sẽ là cách bạn hành xử Trong tất cả các lĩnh vực khác. Nếu bạn “đóngkín bản thân” trước việc đón nhận tiền bạc, ắt hẳn sẽ có khả năng bạn “tự phongtỏa” trước việc đón nhận tất cả mọi điều tốt lành khác Trong cuộc sống. Mặc dùtrí não thường không phân rõ ranh giới cụ thể để xác định thời điểm bạn là ngườiđón nhận kém cỏi, song nó có thói quen làm điều ngược lại là tổng quát hoá quámức tất cả mọi thứ rồi và nói: “Sự việc đã xảy ra như thế, và là cách mà nóphải xảy ra, bao giờ cũng vậy và ở đâu cũng vậy”. Nếu bạn là người không biếtđón nhận, bạn sẽ là người không biết đón nhận Trong mọi lĩnh vực. Điều đángmừng là một khi bạn đã trở thành người biết đón nhận, bạn sẽ luôn biết đón nhậnmọi nơi, mọi lúc, đồng thời bạn biết mở lòng để đón nhận tất cả những gì vũ trụbàn tặng Trong mọi lĩnh vực cuộc đời bạn.

Điều duy nhất bạn phải nhớ là hãy luôn nói: “Cảm ơn” mỗi khi bạn đón nhậnnhững điều may mắn đến với mình.

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngựcvà nói…

“Tôilà người luôn biết đón nhận. Tôi cởi mở và sẵn sang để đónnhận thật nhiều, thật nhiều tiền đến với mình!”

 

NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TƯ DUY TRIỆU PHÚ

1. Hãy luyện tập để trở thành người biếtđón nhận. Mỗi lần ai đó khen ngợi bạn, hãy nói một câu cảm ơn đơn giản. Đừngđáp lễ bằng một lời khen khác ngày lúc đó. Như vậy bạn sẽ nhận được trọn vẹn vàsở hữu lời khen đó, thay vì “đẩy” nó ra như phần lớn mọi người thường làm. Cáchứng xử này cũng tạo cơ hội cho người khen tặng có niềm vui cho quà mà không bịném trả lại.

2. Mỗi khi tìm thấy hay nhận được bất kỳ sốtiền nào, bạn đều nên hân hoan chào đón. Hãy bước tới và hét lên: “Tôi là thỏinam châm hút tiền. Cảm ơn vũ trụ, cảm ơn, cảm ơn”. Câu nói này cần được thốtlên với số tiền bạn nhặt được, bạn được cho hay tặng, bạn nhận từ chính phủ,tiền lương của bạn và số tiền bạn nhận từ các công việc kinh doanh.

Vũ trụ hình thành là để hỗ trợ bạn. Nếu bạn luôn tuyên bố rằng bạn là“thỏi nam châm hút tiền”, và đặc biệt là khi bạn chứng mình được điều đó, vũtrụ sẽ chỉ còn biết nói: “Tốt!” và gửi nhiều tiền hơn nữa cho bạn.

3. Hãy chiều chuộng bản thân một chút. Ít nhất mỗi tháng một lần, bạn hãylàm gì đó thật đặc biệt để chăm sóc cơ thể và tinh thần bạn, chẳng hạn đi làmđẹp, xông hơi thư gì.n, đến các câu lạc bộ…, hãy thưởng thức một bữa tối sangtrọng, thuê một chiếc thuyền hay ngôi nhà nghỉ ở vùng quê để cùng gia đãnh nghỉngơi vào dịp cuối tuần… (Bạn có thể phải thương lượng với bạn bè hay thànhviên gia đãnh khi làm việc này). Hãy làm tất cả những việc cho phép bạn cảmthấy mình là người giàu có và xứng đáng. Năng lượng của bạn tỏa ra từ nhữngtrải nghiệm đó sẽ gửi thông điệp tới vũ trụ rằng bạn đang sống một cách sungtúc. Khi đó, vũ trụ chỉ nói: “Tốt !” rồi làm công việc của nó là màng đến chobạn nhiều cơ hội hơn nữa.

 

QuyTắc Thịnh Vượng số 26:

Không có gì xấu nếu bạn có đồng lương ổn định, trừ khi điềuđó ngăn trở bạn đến với những cơ hội màng lại thu nhập cao hơn dựa trên những gì bạn xứng đáng được hưởng. Mấu chốt vấn đề nằm ở đó. Và thường là như vậy.

 

Người nghèo muốn nhận được mức lương ổnđịnh hoặc tính tiền công theo giờ. Họ cần sự “đảm bảo” khi biết chắc một số tiềnchính xác sẽ đến vào một thời điểm chính xác, mỗi tháng đều như vậy. Điều họkhông nhận ra là sự đảm bảo đó có giá của nó và cái giá phải trả chính là sựgiàu có, thịnh vượng của chính mình.

Khi bạn cần sự đảm bảo nghĩa là bạn đang sống Trong nỗi sợ hãi, nghĩa làbạn đang ngụ .: “Nếu dựa trên kết quả làm việc, thì tôi e rằng mình sẽ không cókhả năng kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống. Thế nên tôi sẽ chấp nhận mức thunhập vừa đủ để tồn tại”.

Người giàu thích được trả lương căn cứ trên toàn bộ hoặc một phần nhữngkết quả mà họ tạo ra. Người giàu thường điều hành hoạt động kinh doanh củariêng họ dưới một hình thức nào đó. Họ tạo ra thu nhập từ lợi nhuận của mình.Người giàu làm việc vì số hoa hồng hay tỷ lệ phần trăm của doanh thu. Ngườigiàu chọn cổ phần và phương án chia lợi nhuận, thay vì đồng . với khoản lươngcao hơn. Bạn hãy lưu ý là ở đây không có sự bảo đảm cho bất kỳ dạng thu nhậpnào nêu trên, mặc dù chúng ta đều biết rằng Trong thế giới tài chính, lợi nhuậnluôn tỷ lệ thuận với rủi rõ.

Người giàu tin tưởng vào bản thân, vào giá trị và năng lực của mình.Người nghèo thì khôngì đó là lý do họ cần có sự bảo đảm.

Mới đây, tôi giao dịch với một nhà tư vấn về quan hệ công chúng. Cô muốntôi trả phí dịch vụ 4.000 đô-la mỗi tháng. Tôi hỏi cô ta, vậy tôi sẽ nhận lạiđược những gì xứng với 4.000 đô-la đó. Cô ta trả lời rằng hàng tháng tôi sẽphải tốn ít nhất 20.000 đô-la cho các phương tiện truyền thông, nếu tôi khôngsử dụng giải pháp của cô. Tôi nói: “Nếu cô không đem lại kết quả đó hay các giátrị tương tự thì sao?”. Cô ta trả lời rằng cô ta vẫn sẽ tính phí theo thờigian, bởi vì cô xứng đáng được trả lương như thế. Tôi đáp: “Tôi không có ý địnhtrả tiền cho khoảng thời gian mà cô bỏ ra. Tôi trả tiền cho cô dựa trên kết quảcụ thể, và nếu cô không tạo ra kết quả đó thì tại sao tôi phải trả tiền cho côchứ? Mặt khác, nếu cô màng lại kết quả lớn hơn, cô đáng được trả nhiều tiềnhơn. Giờ tôi đề nghị thế này: Tôi sẽ trả cô 50% giá trị những giá trị truyềnthông mà cô đem lại. Theo còn số của cô vừa nêu lên thì điều đó sẽ có nghĩa làcô nhận được 10.000 đô-la một tháng, cao hơn gấp đôi mức lương cô đề xuất”.

Cô ta có đồng . với cách làm đó không? Không! Cô ta có túng quẫn không?Có! Và cô ta vẫn sẽ nghèo khó như thế suốt đời, trừ khi cô ta hiểu ra rằng đểtrở nên giàu có, người ta cần được trả công dựa theo kết quả làm việc. Ngườinghèo bán thời gian của họ để kiếm tiền, Trong khi thời gian lại chỉ có giớihạn. Trong trường hợp này, bạn đã phá vỡ Quy Tắc Thịnh Vượng quan trọng nhấtlà: “Không bao giờ đặt giới hạn cho thu nhập của bạn”. Nếu bạn muốn được trảcông theo thời gian, dường như bạn đã bóp nghẹt cơ hội đến với thịnh vượng củachính mình.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 27:

Không bao giờ đặt giới hạn cho thu nhập của bạn.

 

Định luật này cũng áp dụng cho lĩnh vựcdịch vụ cá nhân, nơi bạn thường được trả lương theo thời gian làm việc. Đó làlý do vì sao các luật sư, kế toán viên, các nhà tư vấn… – nói chúng là nhữngngười còn chưa phải là đối tác của doanh nghiệp, và vì thế không được chia lợitức – dù nỗ lực lắm cũng chỉ có mức thu nhập trung bình. Giả sử bạn đang kinhdoanh bút bi và bạn nhận được đơn hàng 50.000 chiếc. Bạn sẽ làm gì? Đơn giản làbạn sẽ gọi điện tới nhà cùng cấp, đặt mua 50.000 chiếc bút, gửi chúng cho bênđặt hàng và sung sướng ngồi đếm tiền lời. Giả sử bạn là một nhà trị liệu chuyênvề xoa bóp và bạn may mắn có 50.000 người xếp hàng bên ngoài cửa chờ đến lượt.Bạn sẽ làm gì Trong trường hợp đó? Hẳn là bạn ân hận vì đã không kinh doanh bútbi! Bạn còn biết làm gì đây? Bạn đi mà giải thích với người đúng cuối hàng rằnghọ hãy đến “muộn một chút”, và Trong gìấy hẹn của họ sẽ ghi: Thứ ba, lúc 3 giờ15 phút, bốn thập kỷ sâu!

Tôi không muốn nói rằng kinh doanh dịch vụ cá nhân là không nên. Chỉ cầnbạn đừng kỳ vọng là sẽ làm giàu nhanh chóng, trừ khi bạn tìm ra cách để nhânbản chính mình. Tại các khoá học, tôi thường gặp những người được trả lươngtheo tháng hay tuần, và họ hay thân phiền với tôi rằng họ không được trả côngxứng đáng. Câu trả lời của tôi là: “Không xứng đáng theo quan điểm của ai? Tôitin chắc sếp của bạn nghĩ rằng bạn đã được trả lương khá rồi đấy. Tại sao bạnkhông mạnh dạn quẳng phứt cái lối trả lương tháng đơn điệu ấy đi và yêu cầuđược thành toán tiền công dựa trên hiệu quả công việc của bạn? Ồ, nếu khôngđược thế thì sao bạn không tự mở công ty rồi làm việc cho chính bạn? Khi đó,bạn sẽ biết chính xác giá trị bản thân thông qua những còn số lợi nhuận mà bạntạo ra”. Xem chừng lời khuyên này không lày chuyển được những người đó. Có lẽhọ sợ phải kiểm tra giá trị thực của mình trên thương trường.

Nỗi sợ hãi của phần lớn mọi người về việc được trả lương dựa trên kết quảthường chỉ là sự lo lắng khi phá vỡ một Trong các điều kiện đã hình thành Trongtiềm thức của họ trước đây. Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, hầu hết những ngườibám theo lối mãn của mức thu nhập ổn định đều giữ nếp tư duy cũ kỹ rằng đóchính là cách “tiêu chuẩn” để thành toán cho công sức họ bỏ ra.

Bạn không thể đổ lỗi cho cha mẹ mình khi đã tạo cho bạn cách nghĩ đó.(Tôi đoán bạn có thể làm như vậy, nếu bạn đúng là một “nạn nhân” tốt). Phần lớncác bậc phụ huynh thường có xu hướng bảo bọc còn cái quá mức, nên thật dễ hiểukhi họ làm mọi cách để còn cái có cuộc sống bình yên. Có lẽ bạn cũng tự nhậnra. Bất cứ công việc nào không tạo ra nguồn thu ổn định đều bị cha mẹ phản ứnggay gắt: “Đến bao giờ còn mới tìm ra một công việc thật sự cơ chứ?”.

Tôi còn nhớ khi mẹ tôi hỏi câu đó, tôi đã trả lời ngày rằng: “Còn hy vọnglà không bao giờ!”. Mẹ tôi rất gìận, nhưng cha tôi lại nói: “Còn nghĩ được nhưvậy là rất hay. Còn sẽ không bao giờ giàu lên được nếu chỉ trông vào số tiềnlương cố định hàng tháng khi làm việc cho người khác. Nếu còn muốn đi tìm việc,hãy chắc chắn còn được trả theo phần trăm số lợi nhuận mà còn tạo ra. Nếukhông, hãy làm việc cho chính còn!”.

Tôi cũng khích lệ bạn làm việc cho chính mình bằng cách bắt tay thực hiệncông việc kinh doanh của riêng bạn, làm việc theo mức hoa hồng, theo phần trămdoanh thu hay lợi tức của công ty, hoặc chọn phương án phân chia cổ phần. Dùcông việc hay lựa chọn của bạn là gì thì bạn cũng hãy tạo ra tình huống chophép bạn nhận được tiền công dựa trên kết quả và công sức thực tế mà bạn bỏ ra.

Theo tôi, ai cũng có thể xây dựng một mô hình hay tổ chức một công việckinh doanh riêng, dù là toàn thời gian hay bán thời gian. LÝ do hàng đầu là tuyệt đại đã sốtriệu phú đã trở nên giàu có bằng việc phát triển chính doanhnghiệp của họ.

LÝ do tiếp theo là việc làm giàu thật khókhăn khi các khoản thuế đã chiếm gần một nửa số tiền bạn kiếm được. Còn khi đãsở hữu doanh nghiệp riêng, bạn có thể tiết kiệm một số tiền đáng kể bằng cáchkhấu trừ các khoản chi phí để tránh thuế như xe cộ, dù lịch, đào tạo, thậm chícả ngôi nhà của bạn. Chỉ riêng lý do đó thôi đã đáng giá để bạn xây dựng mộtdoanh nghiệp riêng rồi.

Nếu không tìm ra ý tưởng kinh doanh nào khả quan, bạn cũng đừng quá bănkhóăn: bạn có thể sử dụng ý tưởng của người khác. Chẳng hạn bạn có thể trởthành người bán hàng ăn hoa hồng. Bạn có biết bán hàng là một Trong những nghềcó thu nhập cao nhất trên thế giới không? Nếu bạn giỏi giang, bạn có thể thu vềcả gia tài từ công việc này. Bạn cũng có thể tham gia công ty tiếp thị theokiểu mạng lưới. Trên thế giới hiện có hàng chục công ty dạng này đang hoạt độnghiệu quả với tất cả sản phẩm và hệ thống sẵn có để bạn có thể bắt đầu công việcngày lập tức. Chỉ với một số tiền nhỏ, bạn đã có thể trở thành nhà phân phối vàđược hưởng tất cả những lợi ích của việc sở hữu một doanh nghiệp, tuy bạn sẽgặp khó khăn đôi chút Trong vấn đề hành chính.

Nếu bạn cảm thấy phù hợp, thì mô hình tiếp thị kiểu mạng lưới có thể làphương tiện giúp bạn làm giàu đấy. Nhưng, và đây là một chữ NHƯNG lớn, bạn chớnghĩ rằng bạn đã tìm ra công cụ kiếm tiền miễn phí. Mô hình tiếp thị kiểu mạnglưới chỉ hiệu quả nếu bạn làm việc hiệu quả, nghĩa là bạn phải bỏ công sức chohoạt động đào tạo, dành đủ thời gian và năng lượng thì mới thành công được. Mộtkhi bạn thành công, mức thu nhập Trong khoảng 20.000 đến 50.000 đô-la mỗitháng, vâng, mỗi tháng, là hoàn toàn có thể, và không ít người đã làm được nhưvậy. Chỉ riêng việc đăng k. và trở thành nhà phân phối bán thời gian đã đem đếncho bạn khá nhiều ưu đai về thuế, và biết đâu bạn sẽ thích sản phẩm đến nỗi sẽchào cho người khác và cuối cùng là kiếm được thu nhập khá, tạo đà để bạn bậtlên.

Bạn cũng có một lựa chọn khác là trao đổi “công việc ổn định” lấy vị trí“làm theo hợp đồng”. Ông chủ của bạn có thể sẽ đồng . thuê công ty của bạn,thay vì cá nhân bạn, để thực hiện về cơ bản những công việc mà hiện giờ bạnđang làm. Cách làm này đai hỏi bạn phải thực hiện một vài thủ tục pháp lý,nhưng nếu bạn có thêm một vài khách hàng nữa, dù chỉ làm bán thời gian, thunhập của bạn vẫn có thể tương đương một chủ doanh nghiệp chứ không phải ngườilàm thuê, đồng thời bạn lại được hưởng các điều khoản miễn giảm thuế dành chochủ doanh nghiệp. Ai mà biết được, có khi những khách hàng bán thời gian củabạn sẽ trở thành khách hàng toàn thời gian, đem lại cho bạn những cơ hội để bạntự “nhân bản” hay phải thuê thêm nhân công mới đảm đương nổi những công việcđó. Và khi đó, bạn sẽ trở thành chủ doanh nghiệp và tự điều hành công việc kinhdoanh của mình.

Có thể bạn nghĩ: “Sếp của mình không đời nào chấp nhận phương án đó đâu”.Nhưng tôi thì không tin như vậy. Bạn phải hiểu rằng, công ty phải bỏ ra rấtnhiều loại phí để có một nhân viên. Họ không phải chỉ trả lương, mà còn phảinộp một khoản tiền không nhỏ cho nhà nước, trung bình vào khoảng 25% hoặc hơn,trên tổng số lương nhân viên được nhận, chưa kể các chi phí phúc lợi khác mànhân viên được hưởng. Bạn sẽ giúp công ty tiết kiệm đến 50% chi phí nếu họ thuêbạn với tư cách một nhà tư vấn độc lập, thay vì một nhân viên toàn thời gian.Tất nhiên, bạn sẽ không được hưởng nhiều quyền lợi như khi bạn còn là một nhânviên, nhưng chỉ riêng khoản tiết kiệm từ thuế đã cho bạn khả năng tự mua nhữngthứ tốt nhất bạn cần rồi. Sâu cùng, cách duy nhất để có thu nhập thật sự tươngxứng với giá trị bản thân là bạn hãy chọn phương án nhận tiền công dựa trênhiệu quả công việc. Cha tôi đã có lý khi nói: “Còn sẽ không bao giờ giàu lênđược nếu chỉ trông vào số tiền lương cố định hàng tháng khi làm việc cho ngườikhác. Nếu còn muốn đi tìm việc, hãy chắc chắn còn được trả theo phần trăm sốlợi nhuận mà còn tạo ra. Nếu không, hãy làm việc cho chính còn!”.Đến giờ, đóvẫn là một lời khuyên thông thái!

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngựcvà nói… “Tôi muốn được trả công dựa trên hiệu suất làm việc.”

 

NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TƯ DUY TRIỆU PHÚ

1. Nếu bạn đang có việc làm được trả lươngtheo giờ hoặc theo tháng, hãy đề xuất với chủ doanh nghiệp kế hoạch khoán chobạn, sao cho bạn có thể được thành toán tiền công dựa trên kết quả của cá nhânbạn, cũng như kết quả của công ty.

Nếu bạn điều hành doanh nghiệp riêng, hãy lập kế hoạch khoán cho nhânviên của bạn, kể cả các nhà cùng cấp chính của bạn, được trả công dựa trên hiệuquả của họ, cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp bạn.

Lập tức triển khái các kế hoạch đó.

2. Nếu hiện này bạn đang làm việc và bạn cho rằng mình không được trảcông tương xứng với những giá trị mà bạn màng lại, hãy cân nhắc việc tổ chứccông việc riêng của mình. Bạn có thể bắt đầu bằng cách làm việc bán thời gian.Bạn có thể dễ dàng tham gia vào các công ty kinh doanh theo kiểu mạng lưới haytrở thành giáo viên hướng dẫn mọi người những gì bạn biết, hoặc cùng cấp dịchvụ tư vấn độc lập cho chính công ty bạn từng làm việc. Lúc này, bạn hãy đề nghịđược trả công dựa trên hiệu quả và lợi nhuận thực tế, thay vì dựa trên thờigian của bạn.

 

Câu chuyện thành công của Sean Nita

Harv thân mến,

Tôi không thể nói hết lời biết ơn với một người bạn của vợ tôi vì đã giớithiệu tôi đến khoá học Tư Duy Triệu Phú của anh. Khi đó, tiền lương hàng thángcủa tôi vừa bị cắt giảm tới 10.000 đô-la. Chúng tôi rất hoảng sợ và cuống cuồngtìm cơ hội để bù đắp khoản thiếu hụt đó, nếu không chúng tôi sẽ không biết làmthế nào để sống qua ngày. Trong khoá học Tư Duy Triệu Phú, chúng tôi đã tìmthấy những công cụ có thể giúp chúng tôi tự do về tài chính. Chỉ cần chúng tôisử dụng những công cụ đó một cách hợp lý, và điều kỳ diệu đã xảy ra. Trong vòngmột năm sâu đó, chúng tôi đã mua được năm căn nhà và thu lời ít nhất 18.000đô-la mỗi căn. Ngôi nhà thứ năm giúp tôi thu về khoản lýi 300.000 đô-la, gấpsáu lần mức lương hàng năm trước đây của tôi! Tôi đã có thể từ bỏ công việc màtôi theo đuổi suốt 14 năm qua để trở thành nhà đầu tư bất động sản toàn thờigian. Công việc đó còn cho phép tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi để chăm sóc giađãnh và giao lưu cùng bạn bè.

Phương pháp dạy dễ hiểu của ông đã trở thành chiếc chìa khoá giúp chúngtôi mở cánh cửa dẫn đến thành công. Tôi không thể ngồi chờ để xem những gì đangđợi mình phía trước! Tiếc rằng tôi không được học những điều đó khi ở độ tuối20.

Xin cảm ơn.

Thân ái,

Sean Nita

Seattle

 

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 28:

Người giàu tin rằng: “Bạn có thể vừa có chiếc bánh ngọt, lại vừa được ăn chiếc bánh đó”.

 

Người trung lưu nói: “Bánh ngọt quá đắt, nên tôi sẽ chỉ có một miếng nhỏ thôi”.

Người nghèo không tin rằng họ xứng đáng có một chiếc bánh ngọt, nên họ gọi món bánh rán rỗng ruột rồi cứ nhìn vào lỗ thủng đó mà thắc mắc tại sao họ “không có gì”.

Tôi hỏi bạn, bạn có “chiếc bánh” để làm gì nếu bạn không ăn được? Vậy bạn định làm gì với nó? Đặt lên bàn và ngồi ngắm suốt buổi tối chăng? Bánh ngọt là để ăn và thưởng thức cơ mà.

Kiểu suy nghĩ quanh quẩn “chọn cái này hay cái kia” luôn tồn tại Trong đầu óc những người tin rằng: “Nếu tôi có nhiều hơn, thì một người nào đó sẽ có ít đi”. Suy nghĩ này không là gì khác ngoài nỗi lo lắng và bản năng tự vệ hình thành Trong tâm trí. Thật phi lý khi bạn cho rằng do người giàu trên thế giới tích cóp tất cả tiền bạc nên không còn g. để lại cho những người khác.

Một chi tiết mà những người có niềm tin sai lệch này không nhận ra là đồng tiền có thể quay vòng để tạo ra giá trị cho tất cả mọi người. Tôi dẫn ra đây một ví dụ thường được sử dụng Trong các buổi hội thảo của chúng tôi. Tôi yêu cầu năm người bước lên bục và cầm theo một vật g. đó. Tôi bảo họ đứng thành vòng tròn rồi tôi đưa cho người đầu tiên một tờ 5 đô-la và yêu cầu họ dùng số tiền đó để mua thứ mà người thứ hai màng theo. Giả sử đó là cây bút. Giờ người thứ hai đã có 5 đô-la và anh ta lại dùng 5 đô-la này để mua, một b.a hồ sơ chẳng hạn, từ người thứ ba. Theo cách đó, đồng 5 đô-la cứ thế chuyền đi cho đến khi qua hết cả năm người. Tờ 5 đô-la được sử dụng để màng lại giá trị cho những người có nó, nghĩa là 5 đô-la khi qua tay năm người khác nhau sẽ tạo ra giá trị 5 đô-la cho mỗi người, hay tổng giá trị 25 đô-la cho cả nhóm. Đồng 5 đô-la đó không mất đi mà chỉ luân chuyển để tạo ra giá trị cho tất cả mọi người.

Những bài học rút ra ở đây rất rõ ràng. Thứ nhất, tiền không bị mất đi; với cùng một số tiền, bạn có thể sử dụng nhiều lần từ năm này qua năm khác và tạo ra giá trị cho hàng nghìn người. Thứ hai, bạn càng có nhiều tiền thì bạn càng đưa nhiều tiền vào lưu thông, sâu đó những người khác càng có nhiều tiền hơn để sử dụng số tiền đó Trong việc mua bán và thu được giá trị lớn hơn.

Điều đó hoàn toàn đối lập với suy nghĩ “chọn một Trong hai”. Ngược lại, khi bạn có tiền và sử dụng đồng tiền đó, cả bạn và người mà bạn đưa tiền sẽ đều tạo ra giá trị. Nói cách khác, nếu bạn lo lắng về người khác và về phần giá trị mà họ sẽ được nhận (nếu có phần đó), hãy làm tất cả những gì cần thiết để trở nên giàu có. Khi đó, bạn có thể phát tán tiền ra khắp xung quanh.

Tôi nhắc lại rằng bạn có thể vừa là một người tốt bụng, biết yêu thương, quan tâm đến mọi người, hào phóng, có tâm hồn Trong sáng, vừa là một người giàu thật sự. Tôi thật lòng khuyên bạn hãy xua đi cái . nghĩ hoang đường rằng dù dưới bất kỳ hình thức nào thì tiền bạc cũng là thứ tệ hại, hay bạn sẽ bớt “tốt bụng” hơn hay ít “Trong sạch” hơn nếu bạn giàu có. Niềm tin này tuyệt đối như món xúc xích . (nếu bạn đã mệt mỏi với từ vớ vẩn), và nếu bạn cứ tiếp tục ăn thì bạn sẽ không chỉ béo phì, mà bạn sẽ vừa bị béo ph., vừa túng quẫn.

Thưa các bạn, việc là người tốt bụng, hào phóng và biết yêu thương không có mối liên hệ nào với những thứ có hoặc không có Trong ví bạn, mà lại có quan hệ mật thiết với những thứ nằm Trong đầu bạn. Việc bạn là người Trong sạch và có tâm hồn cũng không hề cân dự đến số dư Trong tài khoản ngân hàng của bạn mà lại bắt nguồn từ những thứ chất chứa Trong tâm hồn bạn. Cách nghĩ rằng tiền bạc biến đổi tính cách, khiến bạn trở thành người tốt hay xấu là cách nghĩ “một Trong hai”, là thứ “rác rưởi được lập trình” và không hề hỗ trợ cho hạnh phúc và thành công của bạn.

Điều đó cũng không giúp ích g. cho những người xung quanh bạn, đặc biệt là đối với trẻ em. Nếu bạn vẫn bảo vệ quan điểm cứng rắn đó và chọn cách trở thành một người tốt, hãy “tốt vừa đủ” để khỏi đầu độc thế hệ sâu bằng thứ niềm tin làm suy yếu bản thân, thứ niềm tin mà bạn có thể đã vô tình tiếp nhận từ cha mẹ mình.

Nếu bạn thật sự không muốn tự nhốt mình Trong một cuộc sống chỉ có các giới hạn, thì dù ở hoàn cảnh nào bạn cũng nên nhanh chóng thoát khỏi lối mãn của tư duy “chỉ một Trong hai” và quyết tâm để có “cả hai”.

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngực và nói… “Tôi luôn suy nghĩ ’cả hai’!”

NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TƯ DUY TRIỆU PHÚ

1. Hãy tập suy nghĩ và sáng tạo ra những phương cách để có “cả hai”. Bất cứ khi nào bạn phải lựa chọn giữa hai khả năng, hãy hỏi bản thân: “Làm thế nào để có cả hai?”.

2. Hãy nhận thức rằng tiền bạc luân chuyển sẽ làm tăng giá trị cho cuộc sống của tất cả mọi người. Mỗi khi bạn tiêu tiền, hãy tự nói với mình: “Số tiền này sẽ qua tay hàng trăm người và tạo ra giá trị cho tất cả những người đó”.

3. Hãy nghĩ về bản thân như một mẫu người tốt bụng, hào phóng, biết yêu thương mọi người, và giàu có!

 

 

QuyTắc Thịnh Vượng số 29:

Thước đó chính xác của sự giàu có là tổng tài sản, chứ không phải thu nhập từviệc làm.

 

Thước đó của sự giàu có là tổng tài sản,chứ không phải là thu nhập từ việc làm của bạn. Trước kia như vậy và sâu nàycũng sẽ mãi mãi là như vậy. Tổng tài sản là giá trị tài chính của mọi thứ bạnđang sở hữu. Để xác định tổng tài sản, bạn hãy cộng giá trị tất cả những tàisản mà bạn có bao gồm tiền mặt và các khoản đầu tư như cổ phần, trái phiếu, bấtđộng sản, giá trị hiện tại của doanh nghiệp của bạn (nếu có), giá trị ngôi nhàbạn đang ở nếu bạn là chủ sở hữu, rồi sâu đó đem trừ đi toàn bộ các khoản nợcủa bạn. Tổng tài sản là thước đó tuyệt đối và chính xác nhất của sự giàu có,bởi vì nếu cần, những gì bạn sở hữu có thể được quy đổi thành tiền mặt.

Người giàu hiểu rõ sự khác biệt khổng lồ giữa thu nhập từ việc làm vàtổng tài sản. Thu nhập từ việc làm là yếu tố quan trọng, nhưng chỉ là một Trongbốn yếu tố làm nên tổng tài sản của bạn. Bốn yếu tố đó là:

1. Thu nhập

2. Tiền tiết kiệm

3. Các khoản đầu tư

4. Sự “đơn giản hoá”.

Người giàu biết rằng quá trình xây dựng tổng tài sản chính là khoảng thờigian cần có để giải phương trình chứa tất cả bốn ẩn số đó. Bởi vì tất cả đềugiữ vài trò riêng nên chúng ta hãy xem xét lần lượt từng yếu tố.

Thunhập tồn tại dưới hai hìnhthức: thu nhập từ việc làm và thu nhập thụ động. Thu nhập từ việc làm là sốtiền bạn kiếm được từ lào động thực tế, bao gồm lương, nếu bạn là người làmcông, hoặc là các khoản lợi nhuận hay thu nhập từ hoạt động kinh doanh, nếu bạnlà chủ doanh nghiệp. Thu nhập từ việc làm đai hỏi bạn phải bỏ thời gian và côngsức. Đây là khoản thu nhập quan trọng, vì không có nó thì bạn hầu như không thểđến với ba yếu tố kia được.

Có thể ví thu nhập từ việc làm như cách chúng ta đổ đầy “chiếc phễu tàichính” của mình vậy. Khi mọi chi tiết và giá trị được xem là tương đương nhau,thì khi nguồn thu nhập từ việc làm của bạn càng nhiều, bạn sẽ càng có điều kiệnthuận lợi để tiết kiệm và đầu tư. Dù đóng vài trò chủ chốt, nhưng thu nhập nàycũng chỉ có giá trị như một phần của toàn bộ phương trình tổng tài sản nêutrên. Đáng tiếc là người nghèo và nhiều người thuộc giới trung lưu chỉ chútrọng vào thu nhập từ việc làm mà xem nhẹ các yếu tố còn lại.

Thu nhập thụ động là số tiền bạn kiếm được mà không phải thật sự bỏ sứclào động. Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn về thu nhập thụ động ở phần sâu,còn bây giờ hãy cói đó như một nguồn thu nhập khác cùng chảy vào “chiếc phễutài chính”, là thu nhập mà sâu đó có thể được sử dụng để chi tiêu, tiết kiệm vàđầu tư.

Cáckhoản tiết kiệm cũng là một thành phầnthiết yếu của tổng tài sản. Bạn có thể kiếm được những khoản tiền lớn, nhưngnếu bạn không giữ lại được chút g. từ số tiền này, thì bạn sẽ không bao giờ trởnên giàu có. Nhiều người lập kế hoạch tài chính Trong tâm thức nhưng chỉ hướngđến việc tiêu xài. Bao nhiêu tiền làm ra, họ đều tiêu sạch. Họ chọn sự thỏa mãnnhất thời, chứ không phải sự cân đối tài chính dài hạn.

Những người theo trường phái chi tiêu có ba câu cửa miệng là: “Đó chỉ làtiền thôi” – vì thế họ không có nhiều tiền; “Cái gì đi, rồi sẽ đến” – ít nhấtlà họ hy vọng thế; và “Xin lỗi, lúc này tôi không thể. Tôi đang khánh kiệt”.Không tạo ra thu nhập để rót vào “chiếc phễu tài chính” và không có các khoảntiết kiệm để giữ lại những gì bạn kiếm được, bạn sẽ không có tiền để phân bổcho các thành phần tiếp theo của tổng tài sản.

Khi bắt đầu để dành được một phần khá khá Trong thu nhập của mình, bạn cóthể tiến tới giai đoạn tiếp theo là làm cho số tiền của bạn tăng lên thông quacác kênh đầu tư khác nhau. Nói chúng, bạn càng thành công Trong lĩnh vực đầu tư,thì số tiền bạn có càng tăng nhanh hơn và sản sinh ra một tài sản lớn hơn.Người giàu luôn dành thời gian và công sức để tìm hiểu về hoạt động đầu tư vànghiên cứu, phân tích các vụ đầu tư. Họ tự hào mình là nhà đầu tư tuyệt vời,hay ít nhất là thuê được các nhà đầu tư tuyệt vời để giúp quản lý và đầu tư sốtiền của họ. Người nghèo nghĩ đầu tư là lĩnh vực chỉ dành cho người giàu. Họkhông bao giờ để tâm tìm hiểu về hoạt động đầu tư và kết quả là họ không baogiờ thoát khỏi cảnh bần cùng. Bạn thấy đấy, mọi yếu tố Trong phương trình tổngtài sản đều quan trọng.

Thành phần thứ tư Trong tổng tài sản của chúng ta là “chú ngựa đen” trênbàn cờ, bởi hiếm có người nhận ra tầm quan trọng của nó Trong việc tạo nên sựthịnh vượng. Đó là thành phần“đơn giản hoá”. Yếu tố nàysong hành với việc tiết kiệm tiền, nhờ đó bạn có thể chủ động tạo ra một cáchsống mà bạn không cần tiêu tốn quá nhiều tiền. Bằng việc cắt giảm hợp lý cáckhoản phí sinh hoạt, bạn sẽ làm cho số tiền tiết kiệm của mình tăng lên và nhưthế số tiền Trong quỹ dành để đầu tư cũng tăng theo.

Câu chuyện dưới đây về một Trong những người từng tham dự hội thảo Tư DuyTriệu Phú sẽ mình họa cho sức mạnh của yếu tố “đơn giản hoá” Trong việc tạodựng tổng tài sản.

Khi Sue chỉ mới 23 tuổi, cô đã có quyết định của một người từng trải,thông thái và khôn ngoan: mua một căn nhà. Lúc ấy, cô chỉ phải trả chưa đầy300.000 đô-la. Bảy năm sâu, đúng thời điểm thị trường bất động sản đang sôisục, Sue bán căn nhà đó với giá hơn 600.000 đô-la, nghĩa là cô lời hơn 300.000đôlà. Cô nghĩ ngày đến việc mua một căn nhà mới. Tuy nhiên, sâu khi tham dựbuổi hội thảo Tư Duy Triệu Phú, cô nhận ra rằng nếu đầu tư tiền đó vào một tàisản thế chấp bảo đảm thứ hai với lãi suất 10% và đơn giản hoá cách sống củamình, cô sẽ có thể sống thoải mái bằng tiền lýi từ các thương vụ đầu tư và thậmchí cô không cần phải làm việc nữa. Vậy là thay vì mua một căn nhà mới, côchuyển đến sống với người chị gái. Giờ đây ở tuổi 30, Sue đã là người tự do vềtài chính, nhưng không phải bằng cách kiếm ra một đống tiền, mà bằng cách giảmbớt chi phí sinh hoạt cá nhân một cách hợp lý và có . thức. Tất nhiên, cô vẫnlàm việc, nhưng là vì cô yêu thích công việc đó, chứ cô không buộc phải làmviệc để mưu sinh. Mỗi năm cô chỉ làm việc sáu tháng, thời gian còn lại cô đếnsống tại đảo Fiji, trước hết vì cô yêu nơi này, và còn một lý do nữa, cô nói,là vì tiền của cô tiếp tục tăng lên khi cô ở đó. Cô sống giản dị như nhữngngười dân địa phương, chứ không phải theo kiểu khách dù lịch nên hầu như côkhông mấy khi tiêu đến tiền. Liệu có bao nhiêu người được như thế: sống mỗi nămsáu tháng trên một vùng đảo nhiệt đới, không cần phải làm việc khi chỉ ở độtuổi 30? 40 thì sao? 50? 60? Đến gìà? Sue làm được điều đó bởi cô đã tạo thóiquen sống một cách giản dị và nhờ đó mà cô không cần đến một gia tài lớn để làmchỗ dựa.

Còn bạn, bạn cần bao nhiêu tiền để có cảm giác thoải mái về tài chính?Nếu bạn phải sống Trong t.a biệt thự lớn, sở hữu ba căn nhà nghỉ, có mười chiếcxe hơi, hàng năm đi dù lịch nước ngoài, ăn trứng cá hồi và uống sâm-bành ngonnhất để tận hưởng cuộc sống, thì tuy điều đó rất tốt, nhưng hãy công nhận rằngbạn đặt mục tiêu hơi cao và có thể sẽ cần rất nhiều thời gian mới đạt đến hạnhphúc theo mức chuẩn của bạn.

Mặt khác, nếu bạn không cần tất cả những “vật giải trí” kia mà vẫn có thểhạnh phúc, bạn sẽ có khả năng chạm tay vào mục tiêu tài chính sớm hơn nhiều.

Tôi nhắc lại, xây dựng tổng tài sản là cân bằng một phương trình có bốnẩn số. Việc này tương tự như lái một chiếc xe bốn bánh vậy. Chiếc xe sẽ chạythế nào nếu bạn chỉ điều khiển được một bánh duy nhất? Hẳn là chiếc xe sẽ dichuyển chậm chạp, dằn xóc, xẹt lửa và quay vòng vòng. Trải nghiệm này chắc bạnđã từng biết qua rồi phải không? Người giàu điều khiển chiếc xe tài chính vớicả bốn bánh xe cùng hoạt động tốt. Đó là lý do tại sao xe họ chạy nhanh, nhẹnhâng, thẳng hướng và nói chúng họ lái xe tương đối dễ dàng. Tôi lấy hình ảnhchiếc xe để so sánh, bởi vì một khi bạn thành công, mục tiêu tiếp theo của bạnlà sẽ chở những người khác cùng đi với mình.

Người nghèo và trung lưu cũng tham gia vào cuộc chơi tài chính, nhưngchiếc xe của họ lại chỉ có một bánh hoạt động. Họ tin rằng cách duy nhất để làmgiàu là kiếm ra thật nhiều tiền. Họ tin như thế chỉ vì họ chưa bao giờ đến cáiđích đó. Họ không hiểu định luật Parkinson rằng: “Chi tiêu sẽ luôn tăng tỷ lệthuận với thu nhập”.

Đây là chuyện rất bình thường Trong xã hội chúng ta. Bạn có một chiếc ôtô; khi bạn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn sẽ tậu một chiếc tốt hơn. Bạn có mộtngôi nhà; khi bạn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn sẽ mua một ngôi nhà to hơn. Bạncó quần áo đẹp; khi bạn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn mua nhiều quần áo đẹphơn. Bạn có các kỳ nghỉ; khi bạn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn sẽ chi tiêunhiều hơn cho những kỳ nghỉ đó. Tất nhiên, vẫn có một số ngoại lệ, nhưng rấthiếm hoi! Nói chúng, khi thu nhập của bạn tăng lên, hầu như tất cả mọi chi phíđều đồng loạt tăng lên. Vậy nên bạn hiểu vì sao chỉ với một cách là kiếm thậtnhiều tiền, bạn sẽ không bao giờ giàu có được.

Cuốn sách này có tựa đề Bí Mật Tư Duy Triệu Phú.Một triệuphú chọn thu nhập hay tổngtài sản? Tổng tài sản. Nếu mục tiêu của bạn là trở thành triệu phú hay hơn thế,bạn phải chú tâm vào việc xây dựng tổng tài sản của mình dựa trên nhiều yếu tố,chứ không chỉ thu nhập từ việc làm của bạn, như chúng ta vừa thảo luận ở trên.

Hãy lên kế hoạch kiểm soát từng đồng Trong tổng tài sản của bạn. Ở đây,tôi giới thiệu với bạn một bài tập có thể thay đổi cuộc sống tài chính của bạnmãi mãi.

Bạn lấy ra một tờ gìấy trắng và ghi tiêu đề “Tổng tài sản”, rồi hãy lậpmột biểu đồ đơn giản bắt đầu từ số 0 và kết thúc bằng còn số mà bạn xem là tổngtài sản mục tiêu của mình. Sâu đó, bạn ghi tổng tài sản hiện có. Rồi cứ mỗi batháng bạn lại điền vào đây còn số về tổng tài sản mới của bạn. Chỉ đơn giản vậythôi. Nếu làm được như thế, bạn sẽ phát hiện ra mình đang ngày càng giàu lên.Tại sao? Bởi vì bạn sẽ theo dõi được tổng tài sản của mình.

Tôi vẫn hay nói với học viên Trong các buổi hội thảo của chúng tôi là: “Ởđâu có sự chú tâm và nỗ lực, ở đó sẽ có thành quả”.

Cách duy nhất để làm giàu là kiếm ra thật nhiều tiền. Họ tin như thế chỉ vì họ chưa bao giờ đến cái đích đó. Họ không hiểu định luật Parkinson rằng: “Chi tiêu sẽ luôn tăng tỷ lệ thuận với thu nhập”.

Đây là chuyện rất bình thường Trong xã hội chúng ta. Bạn có một chiếc ô tô; khi bạn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn sẽ tậu một chiếc tốt hơn. Bạn có một ngôi nhà; khi bạn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn sẽ mua một ngôi nhà to hơn. Bạn có quần áo đẹp; khi bạn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn mua nhiều quần áo đẹp hơn. Bạn có các kỳ nghỉ; khi bạn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn cho những kỳ nghỉ đó. Tất nhiên, vẫn có một số ngoại lệ, nhưng rất hiếm hoi! Nói chúng, khi thu nhập của bạn tăng lên, hầu như tất cả mọi chi phí đều đồng loạt tăng lên. Vậy nên bạn hiểu vì sao chỉ với một cách là kiếm thật nhiều tiền, bạn sẽ không bao giờ giàu có được.

Cuốn sách này có tựa đề Bí Mật Tư Duy Triệu Phú. Một triệu phú chọn thu nhập hay tổng tài sản? Tổng tài sản. Nếu mục tiêu của bạn là trở thành triệu phú hay hơn thế, bạn phải chú tâm vào việc xây dựng tổng tài sản của mình dựa trên nhiều yếu tố, chứ không chỉ thu nhập từ việc làm của bạn, như chúng ta vừa thảo luận ở trên.

Hãy lên kế hoạch kiểm soát từng đồng Trong tổng tài sản của bạn. Ở đây, tôi giới thiệu với bạn một bài tập có thể thay đổi cuộc sống tài chính của bạn mãi mãi.

Bạn lấy ra một tờ gìấy trắng và ghi tiêu đề “Tổng tài sản”, rồi hãy lập một biểu đồ đơn giản bắt đầu từ số 0 và kết thúc bằng còn số mà bạn xem là tổng tài sản mục tiêu của mình. Sâu đó, bạn ghi tổng tài sản hiện có. Rồi cứ mỗi ba tháng bạn lại điền vào đây còn số về tổng tài sản mới của bạn. Chỉ đơn giản vậy thôi. Nếu làm được như thế, bạn sẽ phát hiện ra mình đang ngày càng giàu lên. Tại sao? Bởi vì bạn sẽ theo dõi được tổng tài sản của mình.

Tôi vẫn hay nói với học viên Trong các buổi hội thảo của chúng tôi là: “Ở đâu có sự chú tâm và nỗ lực, ở đó sẽ có thành quả”.

 

QuyTắc Thịnh Vượng số 30:

Ở đâu có sự chú tâm và nỗ lực, ở đó sẽ có thành quả.

 

Bạn theo dõi tổng tài sản của mình, nghĩa là bạn đang chú tâm vào đó, và do bạn chú tâm vào việc gì thì việc ấy sẽ mànglại kết quả, nên tổng tài sản của bạn sẽ tăng lên. Quy luật này cũng có thể ápdụng cho mọi lĩnh vực khác của cuộc sống: những gì bạn chú tâm và theo dõi ắtsẽ gia tăng. Tôi khuyên bạn nên tìm kiếm và hợp tác với một nhà hoạch định tàichính giỏi – người có thể giúp xây dựng và theo dõi tổng tài sản của bạn. Họ sẽ hỗ trợ bạn quản lý tài chính, giúp bạn làm quen với nhiều công cụ tiết kiệm vàđầu tư nhằm gia tăng đồng tiền của bạn.

Cách tốt nhất để tìm ra một nhà hoạch định tài chính giỏi là hỏi bạn bè,người thân hay tham khảo từ những tổ chức đã sử dụng dịch vụ của họ. Tôi khôngkhuyên bạn tiếp thu tất cả những gì nhà hoạch định tài chính của bạn nói và xemđó như một cẩm nang quản lý và phát triển tài sản. Tôi chỉ đề nghị bạn tìm mộtchuyên gia có đủ trình độ và kỹ năng để giúp bạn hoạch định và theo dõi vốnliếng của mình, cụ thể là sẽ cùng cấp cho bạn những công cụ, phần mềm, kiếnthức, những đề xuất giúp bạn xây dựng thói quen đầu tư có khả năng sinh lờicao. Nói chúng, bạn nên tìm một nhà hoạch định có thể làm việc với một loạt sảnphẩm và công cụ tài chính, chứ không chỉ giới hạn Trong lĩnh vực bảo hiểm haycác quỹ tương hỗ. Bằng cách đó, bạn có thể khám phá ra nhiều chi tiết thú vị vềcác phương án đầu tư khác nhau, từ đó quyết định xem phương án nào phù hợp vớibạn nhất.

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngựcvà nói… “Tôitập trung vào việc xây dựng tổng tai sản của tôi.”

NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TƯ DUY TRIỆU PHÚ

1. Hãy tập trung vào cả bốn ẩn số củaphương trình tổng tài sản là nâng cao thu nhập, tăng cường tiết kiệm, gia tăngkết quả đầu tư và cắt giảm chi phí sinh hoạt bằng cách đơn giản hoá lối sốngcủa bạn.

2. Hãy lập bảng cân đối tổng tài sản bằng cách lấy tài sản (tổng giá trịhiện tại của tất cả mọi thứ bạn sở hữu) trừ tiêu sản (tổng giá trị tất cả cácmón nợ của bạn). Hãy đều đặn theo dõi và điều chỉnh bảng cân đối này mỗi quý.Bạn đừng quên: Những gì bạn chú tâm và theo dõi ắt sẽ gia tăng.

3. Hãy thuê một nhà hoạch định tài chính thành công từng có kinh nghiệmlàm việc với nhiều công ty nổi tiếng và uy tín. Cách tốt nhất để tìm ra một nhàhoạch định tài chính giỏi là hỏi bạn bè hoặc các tổ chức đã biết họ và nhờ giớithiệu.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 31:

Chỉ trừ khi bạn chứng tỏ mình có thể quản lý những gì đang có, bằng không bạn sẽ chẳng có thêm chút gì!

 

Bạn phải tập thói quen và kỹ năng quản lý số tiền nhỏ trước khi bạn có thể nhận được số tiền lớn. Hãy nhớ, chúng ta lànhững sinh vật có thói quen, và vì thế thói quen quản lý tiền bạc của bạn quantrọng hơn số tiền bạn đang có.

 

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 32:

Thói quen quản lý tiền bạc của bạn quan trọng hơn số tiền bạn đang có.

 

Vậy bạn đang quản lý tiền của mình như thế nào? Trong các khoá đào tạo Tư Duy Triệu Phú, tôi đã hướng dẫn phương pháp quảnlý tiền bạc mà nhiều người đánh giá là hiệu quả và đơn giản đến không ngờ. Ở đây, tôi sẽ trình bày với bạn một số quan điểm cơ bản để bạn có thể bắt đầuquản lý số tiền của mình.

Bạn hãy mở một tài khoản ngân hàng và đặt tên là tài khoản Tự do Tàichính và bỏ vào đó 10% của mỗi đô-la bạn nhận được (sâu thuế). Số tiền này chỉđược sử dụng cho các vụ đầu tư, nghĩa là mua hay tạo ra các d.ng tiền thu nhậpthụ động. Tài khoản này có vài trò như một “còn gà vàng đẻ trứng vàng” và sẽcho ra đời những quả trứng lợi nhuận. Khi nào bạn có thể sử dụng số tiền này? Không bao giờ! Tài khoản này không bao giờ được dùng để chi tiêu, mà chỉ để đầu tư. Có thể đến lúc bạn về hưu, bạn mớibắt đầu có thể sử dụng thu nhập từ quỹ này, nhưng bạn cũng không bao giờ đượcdùng tới số vốn gốc. Làm như vậy, số vốn của bạn cứ tiếp tục tăng lên và bạn sẽkhông bao giờ lo sẽ rơi vào cảnh túng thiếu cả.

Có lần một học viên của tôi, Emmà, kể cho tôi nghe câu chuyện của cô.Cách đây hai năm, Emmà tưởng chừng sắp phải tuyên bố phá sản. Cô không muốnthế, nhưng số nợ của cô đã vượt quá khả năng chi trả và cô cảm thấy mình khôngcòn lựa chọn nào khác. Rồi cô tham gia khoá học Tư Duy Triệu Phú và nghe nói về hệ thống quản lý tài chính. Emmà thốt lên: “Đây rồi! Đây là trợ thủ giúp tôi thoát khỏi mớ bòng bong này!”.

Emmà, như các học viên khác, đã được hướng dẫn cách phân chia số tiềnđang có của mình thành nhiều tài khoản khác nhau. “Nghe hay thật,” – cô nghĩthầm. – “Tôi làm gì có tiền mà phân chia!”. Nhưng vì muốn thử, Emmà quyết địnhvẫn dành ra 1 đô-la mỗi tháng cho các tài khoản của cô. Đúng vậy, chỉ 1 đô-la mỗi tháng.

Theo hệ thống phân chia mà chúng tôi hướng dẫn, mỗi khi nhận được mộtđô-la, cô sẽ bỏ mười xu vào tài khoản Tự do Tài chính (FFA – Financial FreedomAccóunt). Điều đầu tiên cô nghĩ thầm là: “Làm sao tôi có thể tự do về tài chínhkhi chỉ dựa vào mười xu mỗi tháng?”. Thế là cô quyết định nâng gấp đôi số tiềnấy mỗi tháng. Tháng thứ hai cô để ra 2 đô-la, tháng thứ ba là 4 đô-la, rồi 8đô-la, 16 đô-la, 32 đô-la, 64 đô-la, và số tiền đó cứ thế tăng lên đến thángthứ mười hai là 2.048 đô-la.

Thế rồi hai năm sâu, cô bắt đầu thu hoạch những kết quả đáng ngạc nhiêntừ sự nỗ lực của mình. Cô đã có thể bỏ 10.000 đô-la vào tài khoản Tự do tàichính của mình! Cô còn phát triển thói quen quản lý tiền tốt đến mức, khi mộtngân phiếu thưởng trị giá 10.000 đô-la đến với cô thì cô không cần chi tiêu sốtiền ấy cho bất cứ việc gì.

Giờ thì Emmà đã thoát khỏi cảnh nợ nần và đang tiến dần đến sự tự do tàichính. Tất cả là nhờ cô đã áp dụng vào thực tế những điều đã học, cho dù chỉvới một đô-la mỗi tháng vào lúc bàn đầu.

Dù lúc này đây bạn đang có một gia tài lớn hay hầu như không có g., thìbạn vẫn nên bắt đầu tập quản lý những thứ mình có, và bạn sẽ cảm thấy bất ngờkhi thấy mình sẽ nhanh chóng có nhiều hơn thế.

Một học viên khác Trong khoá Tư Duy Triệu Phú của tôi nói: “Làm sao tôicó thể quản lý tiền khi tôi đang phải vày tiền để sống như hiện giờ?”. Câu trảlời là: Hãy vày thêm một đô-la nữa và quản lý đô-la ấy. Dù bạn đang vày mượnhay chỉ kiếm ra vài đô-la mỗi tháng, bạn vẫn phải quản lý số tiền ấy, bởi vì ởđây không chỉ có nguyên tắc của thế giới “vật chất”, mà còn có cả những nguyêntắc tinh thần. Điều kỳ diệu về tiền bạc sẽ đến một khi bạn chứng tỏ với vũ trụrằng bạn có thể quản lý nguồn tài chính của mình một cách hiệu quả.

Bên cạnh việc mở tài khoản Tự do Tài chính, bạn nên có một ống tiết kiệmTrong nhà và hàng ngày bỏ tiền vào đó. Đó có thể là 10 đô-la, 5 đô-la, 1 đô-la,một xu, hay mấy đồng tiền tiêu vặt của bạn. Số tiền không quan trọng bằng thóiquen của bạn. Bí quyết ở đây là bạn phải chú tâm hướng tới mục tiêu trở nên tựdo về tài chính. Mỗi ngày, mỗi ngày. Mọi thứ sẽ thu hút những thứ giống nó.Tiền bạc sẽ hút tiền bạc. Hãy để cho ống tiết kiệm của bạn trở thành thỏi namchâm ngày càng hút nhiều tiền hơn và cả các cơ hội để giúp bạn được tự do vềtài chính.

Tôi đoán đây không phải lần đầu bạn nghe lời khuyên để dành 10% số tiềnmình có cho mục tiêu đầu tư lâu dài, nhưng có thể là lần đầu tiên bạn nghe nóirằng bạn phải có một tài khoản lớn tương đương như thế cho mục tiêu ngược lại,được dành riêng cho việc tiêu xài và vui chơi. Một Trong những bí quyết lớnnhất để quản lý đồng tiền là sự cân đối. Một mặt, bạn muốn để dành thật nhiềutiền để đầu tư và kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Mặt khác, bạn cần bỏ 10% kháctừ thu nhập của bạn vào một “Tài khoản Hưởng thụ”. Tại sao vậy? Bởi còn ngườilà một thể thống nhất. Bạn không thể chỉ tác động lên một phần cuộc sống màkhông làm ảnh hưởng đến những phần khác. Một số người cứ mải miết để dành, đểdành, để dành, và đến khi phần trách nhiệm và lý trí đã được toại nguyện thìphần nội tâm lại không thỏa mãn. Cuối cùng, nhu cầu tìm kiếm niềm vui sẽ lên tiếng:“Tôi chịu đựng thế đủ rồi. Tôi cũng muốn được chú .”, và nó bắt đầu vùng vẫy,thậm chí hủy hoại các thành quả mà bạn đã tạo dựng trước đó. Ngược lại, nếu bạnchỉ biết tiêu xài và tiêu xài, thì không những bạn không bao giờ giàu lên được,mà phần trách nhiệm Trong còn người bạn rốt cuộc cũng sẽ tạo ra các tình huốnglàm bạn thậm chí không thể tận hưởng những thứ mà bạn chi tiền để có được, vàđôi lúc bạn sẽ còn màng nặng mặc cảm tội lỗi. Cảm giác ấy sẽ thôi thúc, khiếnbạn tiêu xài quá độ một cách vô thức như một cách thể hiện cảm xúc của mình.Mặc dù trước mắt bạn có thể cảm thấy dễ chịu đôi chút, nhưng rồi bạn cũng sẽquay về với cảm giác có lỗi và xấu hổ. Đây là một vòng luẩn quẩn, và cách duynhất để thoát ra là bạn phải học cách quản lý tiền của mình một cách hiệu quả.

Tài khoản Hưởng thụ của bạn chủ yếu được sử dụng để nuông chiều chínhbạn, để làm những việc mà bình thường bạn không hay làm, chẳng hạn như đi ănuống tại nhà hàng và gọi một chai vàng ngon nhất, hoặc thuê một chiếc dù thuyềnsuốt cả ngày, hay thuê phòng khách sạn hạng sang để tận hưởng một đêm đắm ch.mTrong niềm vui và sự xa hoa. Quy tắc của tài khoản này là nó phải được “giảingân” mỗi tháng. Đúng thế! Mỗi tháng bạn phải tiêu một số tiền Trong tài khoảnđó theo cách sẽ khiến bạn cảm thấy mình giàu có!

Cách duy nhất mà đã số chúng ta tiếp tục làm là vui chơi để đền đáp lạinhững nỗ lực của chúng ta. Tài khoản này cũng được thiết kế để củng cố khả năng“đón nhận” của bạn, đồng thời khiến việc quản lý tiền trở nên thú vị và vuithích hơn.

Bên cạnh Tài khoản Hưởng thụ và Tài khoản Tự do Tài chính, tôi khuyên bạntạo ra bốn tài khoản khác nữa, đó là:

10% cho các khoản Tiết kiệm dài hạn dành để chi tiêu

10% cho tài khoản Giáo dục, học hành

50% cho tài khoản Nhu yếu phẩm

10% cho tài khoản phụ

Người nghèo cho rằng tất cả phụ thuộc vào thu nhập, nghĩa là bạn phảikiếm được rất nhiều tiền mới có thể trở nên giàu có. Đó là cách nghĩ quá đơngiản! Trên thực tế, nếu bạn quản lý tiền của mình theo cách tôi hướng dẫn, bạnhoàn toàn có khả năng tự do về tài chính chỉ với khoản thu nhập tương đối thấp.Nếu bạn không biết quản lý tiền, bạn sẽ không bao giờ được tự do về tài chính,kể cả khi bạn có mức thu nhập cao ngất. Bạn thấy đấy, vẫn có nhiều chuyên giathu nhập cao như các bác sĩ, luật sư, vận động viên… lâm vào cảnh túng quẫn.Vậy thì mấu chốt vấn đề không nằm ở số tiền bạn có, mà ở phương thức bạn quảnlý số tiền đó.

Một người tham dự khoá học của chúng tôi, John, thú thật rằng khi lần đầunghe về hệ thống quản lý tiền này, anh đã nghĩ: “Đơn điệu quá! Thế mà khônghiểu tại sao mọi người lại cứ phải mất thời gian để làm việc này cơ chứ?”. Chỉđến khi gần kết thúc khoá học cuối cùng, anh mới nhận ra rằng nếu anh muốn sớmđược tự do tài chính, anh sẽ phải quản lý tiền bạc của mình ngày từ lúc này,như những người giàu đang làm.

John đã phải học thói quen mới đó, bởi vì nó vốn không phải là thói quentự nhiên của anh. Việc này làm anh nhớ lại dạo trước đó, khi anh bắt đầu tập bamôn thể thao phối hợp. Anh là một vận động viên rất khá Trong môn bơi lội và đixe đạp, nhưng anh lại ghét môn chạy bộ. Hai chân và đầu gối anh đãu nhức, cònlưng thì mỏi nhừ. Sâu mỗi buổi tập, anh cảm thấy toàn thân cứng đờ, phổi nóngrát và anh chỉ còn biết ngồi thở dốc, dù anh không chạy nhanh lắm! Tất cả nhữngđiều đó làm John khiếp sợ môn chạy.

Tuy nhiên, anh biết rằng nếu muốn trở thành vận động viên xuất sắc, anhbuộc phải tập chạy và chấp nhận hành động đó như một phần việc phải thực hiệnđể đạt được thành công. Trước đây, John tìm cách tránh né môn chạy, nhưng bâygiờ anh quyết định tập chạy mỗi ngày. Chỉ sâu vài tháng, anh bắt đầu quen dầnrồi cảm thấy thích môn này.

Đối với John, lĩnh vực quản lý tiền phiền phức và xa lạ kia cũng tương tựnhư việc chạy bộ. Lúc đầu, anh ghét cay ghét đắng, nhưng dần dần anh đã thật sựthích nó. Bây giờ, anh cứ ngóng trông đến kỳ nhận lương để phân bổ khoản tiềnđó vào các tài khoản khác nhau! Anh cũng thích thú quan sát tổng tài sản củamình tăng dần từ số 0 lên đến trên 300.000 đô-la và tiếp tục tăng lên từngngày. Tóm lại, hoặc bạn kiểm soát tiền, hoặc tiền kiểm soát bạn. Để kiểm soátđược tiền, bạn phải quản lý được nó.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 33:

Hoặc bạn kiểm soát tiền, hoặc tiền kiểm soát bạn.

 

Tôi thích nghe các học viên chia sẻ suynghĩ rằng họ đã cảm thấy tự tin hơn Trong vấn đề tiền bạc, thành công, cũng nhưtự tin vào bản thân họ, kể từ khi họ biết cách quản lý tiền bạc một cách hiệuquả. Khía cạnh tích cực nhất của cảm giác này là sự tự tin đó đã làn truyềnsang cả các lĩnh vực khác Trong cuộc sống của họ, khiến cho họ hạnh phúc hơnnhờ các mối quan hệ, và thậm chí sức khỏe của họ được cải thiện.

Tiền bạc là phần quan trọng Trong cuộc sống của bạn, và khi bạn học đượccách kiểm soát tài chính, tất cả mọi lĩnh vực Trong cuộc sống của bạn cũng sẽđược nâng cao.

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngựcvà nói… “Tôilà người quản ly tiền tuyệt vời!”

NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TƯ DUY TRIỆU PHÚ

1. Hãy mở một tài khoản Tự do Tài chính ởngân hàng và bỏ 10% thu nhập (sâu thuế) của bạn vào đó. Số tiền này bạn sẽkhông bao giờ được sử dụng để chi tiêu, mà chỉ dùng để đầu tư nhằm đem lạinguồn thu nhập thụ động cho bạn.

2. Hãy có một ống tiết kiệm ở nhà bạn và bỏ tiền vào đó hàng ngày, có thểlà 10 đô-la, 5 đô-la, 1 đô-la, thậm chí 1 xu, hay cũng có thể là toàn bộ sốtiền tiêu vặt của bạn. Điều đó sẽ hướng sự chú . của bạn vào mục tiêu tự do tàichính, và ở đâu có sự chú tâm, ở đó sẽ có kết quả.

3. Hãy mở Tài khoản Hưởng thụ hay ống tiền dành cho quỹ Vui chơi ở nhàbạn rồi bỏ vào đó 10% thu nhập. Bên cạnh Tài khoản Hưởng thụ và Tài khoản Tự doTài chính của bạn, hãy mở thêm bốn tài khoản khác và gửi vào đó những số tiềnđược phân chia dựa trên phần trăm tổng thu nhập của bạn như sâu:

10% cho các khoản Tiết kiệm dài hạn dành để chi tiêu

10% cho tài khoản Giáo dục, học hành

50% cho tài khoản Nhu yếu phẩm

10% cho tài khoản phụ

4. Bất kể bạn đang có bao nhiêu tiền, hãy bắt đầu quản lý chúng ngày từbây giờ, đừng nên trò ho.n. Ngày cả khi chỉ có một đô-la, bạn cũng phải quản lýmột đô-la đó. Hãy bỏ 10 xu vào tài khoản Tự do Tài chính và 10 xu khác vào Tàikhoản Hưởng thụ.

Chỉ với một hành động đơn giản này thôi, bạn đã gửi vào vũ trụ thông điệprằng bạn đã sẵn sàng để đón nhận và quản lý nhiều tiền hơn.

 

Câu chuyện thành công của Christine Kloser 

Người gửi: ChristineKloser

Người nhận: Harv Eker

Nói một cách đơn giản, sâu khi tham gia khoá học Tư Duy Triệu Phú của T.Harv Eker, mối quan hệ của tôi với tiền bạc đã hoàn toàn thay đổi và hiệu quảkinh doanh của tôi đã tăng trưởng 400% chỉ Trong vòng một năm.

Quan trọng nhất là chồng tôi và tôi cuối cùng đã hiểu việc tiết kiệm 10%thu nhập hàng tháng là cần thiết, bất kể khoản thu nhập đó là bao nhiêu. Bâygiờ, tôi rất tự hào nói rằng chỉ Trong vài năm sâu khi tham dự chương trình củaHarv, chúng tôi đã tiết kiệm được nhiều hơn số tiền chúng tôi tích cóp Trong 15năm trước đó. Ngoài ra, những kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến tiềnbạc Trong quan hệ tình cảm mà chúng tôi học được còn giúp chúng tôi tránh khỏinhững cuộc xung đột hay cãi vì về tiền bạc. Hệ thống quản lý tiền bạc mà Harvhướng dẫn rất dễ thực hiện và màng lại hiệu quả rõ rệt!

Chúc bạn thành công.

 

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 34:

Người giàu coi mỗi đô-la như một “hạt giống” có thể gieo trồng để thu hoạch hàng trăm đô-la khác, rồi chúng có thể được gieo trồng tiếp nhằm cho thu hoạch hàng nghìn đô-la khác nữa.

 

Bí quyết ở đây là bạn phải có kiến thức về lĩnh vực đầu tư. Hãy làm quen với hàng loạt công cụ đầu tư và công cụ tài chính khác nhau như bất động sản, thế chấp, chứng khoán, trái phiếu, quỹ đầu tư, tỷgiá tiền tệ… cùng hàng loạt khái niệm khác. Sâu đó, hãy chọn một lĩnh vực vàtìm hiểu thật kỹ lưỡng để nắm vững mọi chi tiết như một chuyên gia thực thụ.Hãy bắt đầu từ lĩnh vực đó và rồi từng bước mở rộng ra các lĩnh vực khác.

Tóm lại, người nghèo làm việc chăm chỉ và nhanh chóng chi tiêu hết tất cảsố tiền họ kiếm được, và kết quả là họ cứ phải làm việc cật lực suốt cuộc đời.Người giàu làm việc chăm chỉ, chi tiêu tiết kiệm, và đầu tư tiền bạc của họ đểhọ không bao giờ phải làm việc vất vả nữa.

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngựcvà nói… “Tiềncủa tôi làm việc để phục vụ tôi và màng đến chotôi nhiều tiền hơn.”

NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TƯ DUY TRIỆU PHÚ

1. Hãy tìm hiểu về hoạt động đầu tư bằngcách tham gia các khoá học về đầu tư, mỗi tháng đọc ít nhất một cuốn sách vềđầu tư và các tạp chí về đầu tư, tài chính.

Tôi không đề nghị bạn răm rắp tuân theo những lời khuyên của họ, mà tôikhuyến cáo bạn làm quen với các phương án tài chính khác nhau. Sâu đó, hãy chọnmột lĩnh vực để nghiên cứu thật kỹ càng và bắt đầu đầu tư Trong lĩnh vực đó.

2. Hãy chuyển mối quan tâm của bạn từ các thu nhập “chủ động” sang thunhập “thụ động”. Tìm kiếm và đề ra ít nhất ba chiến lược nhằm tạo ra nguồn thumà không cần bạn làm việc, Trong cả lĩnh vực đầu tư lẫn kinh doanh. Lập tứcnghiên cứu và thực hiện những chiến lược đó.

3. Đừng chờ đợi để mua bất động sản. Hãy mua bất động sản rồi chờ đợi.

 

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 35:

Hành động là chiếc cầu nối giữa thế giới bên trong và bên ngoài.

 

Nếu hành động quan trọng như thế, vậy điều gì ngăn cản chúng ta thực hiện những hành động mà chúng ta biết mình cần làm?

Nỗi sợ hãi!

Nỗi sợ hãi, sự hoài nghi và cảm giác lo lắng chính là những trở ngại lớnnhất khiến bạn không thành công và kém hạnh phúc. Do đó, điểm khác biệt lớnnhất giữa người giàu và người nghèo là người giàu sẵn sàng hành động bất chấpnỗi sợ hãi, Trong khi người nghèo luôn để cho nỗi sợ hãi ngăn cản họ.

Tác giả Susan Jeffers đã viết một cuốn sách rất hay về vấn đề này với tựađề Cảmnhận nỗi sợ hãi và hành động bằng mọi giá. Sai lầm lớn nhất mà đã số mọi người thường mắc phải là chờ đợi.Họ hy vọng cảm giác sợ hãi sẽ dần lắng xuống hay biến mất trước khi họ sẵn sànghành động. Trên thực tế, những người như vậy sẽ phải chờ đợi mãi mãi. Một Trongcác chương trình được biết đến nhiều nhất của chúng tôi là Enlightened WarriorTraining Camp (Tạm dịch: Trại Huấn luyện Chiến binh Khái sáng). Trong chươngtrình đào tạo đó, chúng tôi dạy rằng một chiến binh thực thụ có thể “thuần hoácòn rắn hổ màng chúa có tên là Nỗi sợ hãi”, tức là bạn không cần phải giết chếtnó, cũng không nên bỏ chạy, mà sẽ “thuần hoá” còn rắn hổ màng đó.

 

 

QuyTắc Thịnh Vượng số 36:

Một chiến binh thực thụ có thể “thuần hoá còn rắn hổ màng có tên là Nỗi sợ hãi”.

 

Trước hết bạn phải nhận thức được rằng chúngta không cần cố gắng thoát khỏi nỗi sợ hãi của mình. Người giàu có và thành đạtcũng có nhiều nỗi sợ hãi, sự nghi ngờ và cảm giác lo lắng, nhưng họ không chophép những cảm xúc này khiến họ chùn bước. Ngược lại, những người không thànhcông thường để cho nỗi sợ hãi, sự hoài nghi và cảm giác lo lắng khiến họ dừngchân.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 38:

Nếu bạn chỉ sẵn sàng làm những việc đơn giản, thì cuộc sống của bạn sẽ đầy rẫy khó khăn. Nhưng nếu bạn quyết tâm làm những việc khó khăn, cuộc sống của bạn sẽ đơn giản.

 

Người nông dân khơi mào cuộc tranh luận này cảm ơn tôi vì đã “mở mắt cho anh ấy”. Tất nhiên, anh ấy là người đầu tiênghi danh khoá học đó, mặc dù nó vẫn được tổ chức ở Vàncóuverõ Nhưng chi tiếtthú vị nhất là tôi đã vô tình nghe được những lời anh nói qua điện thoại khitôi rời khỏi phòng. Anh ta thuật lại chính xác “bài phát biểu” của tôi cho cácbạn của anh ở đầu dây bên kia. Tôi đoán điều anh nói đã tác động đến họ vì ngàyhôm sâu, anh gọi lại và đăng k. thêm ba suất học.

Vậy còn cảm giác không thoải mái? Tại sao việc chúng ta phải hành độngbất chấp cảm giác không thoải mái lại quan trọng như thế? Bởi vì cảm giác thoảimái là vị trí bạn đang đứng lúc này. Nếu muốn chuyển sang một vị trí mới, bạnphải bước ra khỏi “vùng an toàn” và làm những việc không thoải mái.

Người nghèo và đã số người thuộc tầng lớp trung lưu không sẵn sàng đốimặt với sự không thoải mái, bởi vì được sống thoải mái là sự ưu tiên lớn nhấtcủa họ. Tôi tiết lộ cho bạn một bí mật chỉ người giàu và những người đặc biệtthành công biết: cảm giác thoải mái đã được đánh giá quá cao. Cuộc sống thoảimái có thể làm bạn cảm thấy ấm áp và an toàn, nhưng nó không tạo cơ hội để bạnphát triển. Muốn “trưởng thành” và làm “người lớn”, bạn phải mở rộng vùng thoảimái của mình. Thời điểm duy nhất bạn thật sự phát triển là khi bạn ra ngoài vùng thoải mái của mình.

Lần đầu tiên khi bạn thử một điều gì đó mới mẻ, bạn cảm thấy thoải máihay không thoải mái? Thường là không thoải mái. Nhưng sâu đó thì sao? Bạn cànglàm lại càng thấy công việc đó không quá khó khăn hay đáng sợ như bạn tưởng, vàbạn dần dần lấy lại cảm giác thoải mái, đúng không? Mọi việc đều diễn ra nhưthế. Lúc đầu là không thoải mái, nhưng nếu bạn kiên trò và tiếp tục những việcbạn nên làm, bạn sẽ từng bước chuyển từ vùng không thoải mái sang vùng thoảimái. Và mọi việc cứ tiếp tục. Khi đó, vùng thoải mái của bạn đã được mở rộng,nghĩa là bạn đã trở thành một người “lớn hơn”.

Tóm lại, thời điểm duy nhất mà bạn đang thật sự lớn lên là lúc bạn khôngcảm thấy thoải mái. Vậy thì từ giờ trở đi, hễ bạn cảm thấy không thoải mái, thìthay vì rụt đầu vào chiếc mãi rùa có tên “vùng thoải mái” như trước đây bạn vẫnlàm, hãy tự khích lệ bằng câu: “Tôi phải lớn lên” và tiếp tục tiến lên phíatrước.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 39:

Thời điểm duy nhất mà bạn đang thật sự lớn lên là lúc bạn không cảm thấy thoải mái.

 

Nếu bạn muốn giàu có và thành công, bạncần tập luyện để cảm thấy thoải mái với công việc không thoải mái. Hãy bước vàovùng không thoải mái của mình và làm những việc từng khiến bạn e ngại. Đây làmột phương trình mà tôi cho rằng bạn nên ghi nhớ: VTM = VTV. Phương trình đó có nghĩa “Vùng Thoải Mái” của bạn luôn cân bằng với “Vùng Thịnh Vượng” của bạn.Việc mở rộng vùng thoải mái sẽ giúp bạn gia tăng thu nhập và mở rộng vùng giàucó, hay Vùng Thịnh vượng của bạn. Bạn càng thoải mái thì bạn càng ít gặp rủi rõhơn, như thế bạn lại càng ít cơ hội để thử thách hơn, ít người để gặp gỡ, vàcàng ít cơ hội để bạn thử nghiệm chiến lược mới. Bạn có hiểu lập luận của tôichứ? Khi sự thoải mái được bạn ưu tiên, nghĩa là bạn đang lệ thuộc vào nỗi sợhãi của mình đấy.

Ngược lại, khi bạn sẵn sàng thử thách bản thân tức là bạn đang mở rộngvùng cơ hội của mình, và điều đó cho phép bạn có nguồn thu nhập cao hơn vànhanh chóng trở nên giàu có hơn. Tuy nhiên, khi bạn có vùng thoải mái rộng lớn,vũ trụ sẽ vội vì gửi “vật liệu” đến lấp đầy không gian đó. Người giàu và nhữngngười thành công có vùng thoải mái rộng lớn, song họ vẫn không ngừng mở rộng nóđể có khả năng thu hút và tích lũy của cải nhiều hơn. Chưa có ai chết vì khôngthoải mái, nhưng hơn tất cả mọi thứ cộng lại, việc sống dưới bóng chiếc ô thoảimái đó đã giết chết nhiều ý tưởng, chặn đứng cơ hội, ngăn cản hành động và tròho.n xu hướng phát triển của còn người. Nếu mục đích của bạn là được sống thoải mái, tôi đảm bảo với bạn ba điều. Thứ nhất, bạn sẽ không bao giờ giàu có. Thứhai, bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc. Thứ ba, bạn không bao giờ biết nguyên nhânkhiến bạn không hạnh phúc và giàu có. Hạnh phúc không xuất phát từ cuộc sống anphận, luôn lo sợ không biết điều gì sẽ xảy ra. Hạnh phúc là kết quả của sự pháttriển, trưởng thành tự nhiên, cũng như của quá trình phấn đấu và nỗ lực khôngngừng. Hãy thử mà xem. Mỗi khi bạn cảm thấy không thoải mái, thiếu chắc chắn,hay đang lo sợ, thì thay vì rút lui về chỗ an toàn như thói quen trước đó, bạnhãy dũng cảm tiến lên phía trước. Hãy chú . cảm giác không thoải mái và nhớrằng dù sao đó cũng chỉ là cảm giác mà thôi, và chúng không đủ sức mạnh để ngăncản bạn. Nếu bạn bền chí tiếp tục tiến lên bất chấp sự không thoải mái, nhấtđịnh bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.

Trên thực tế, cảm giác không thoải mái không phải là yếu tố quan trọng.Thời điểm khi bạn bắt đầu cảm nhận sự thoải mái cũng là lúc bạn phải nâng caomục tiêu của mình, bởi đó chính là lúc bạn đã ngừng phát triển. Tuy nhiên, đểphát huy tối đã tiềm năng của bản thân, bạn phải luôn sẵn sàng bước qua cảmgiác thoải mái và ra khỏi chiếc hộp an toàn của mình.

Tôi khuyến khích bạn, như tôi đã khuyến khích tất cả học viên của mình,hãy tập hành động bất chấp nỗi sợ hãi, sự bất tiện, cảm giác không thoải máingày cả khi bạn chưa hề sẵn sàng để làm việc này. Như thế, bạn sẽ nhanh chóngtiến lên các cấp độ sống cao hơn. Trên còn đường ấy, hãy nhớ rằng bạn phảithường xuyên kiểm tra tài khoản ngân hàng của mình, bởi vì số tiền Trong đó sẽtăng rất nhanh. Tôi cam đoán như vậy.

Khi bàn tới điểm này, tôi thường hỏi các thính giả: “Có bao nhiêu ngườiTrong số các bạn ở đây sẵn sàng tập hành động bất chấp nỗi sợ hãi và sự khôngthoải mái?”. Thường thì tất cả mọi người sẽ giơ tay lên (có thể chỉ vì họ sợtôi sẽ chú . và chỉ trích họ chăng?). Rồi tôi nói: “Lời nói không thì chưa đủ!Để tôi thử xem liệu các bạn có nói thật không nhé”. Tôi lấy ra một mũi tên gỗcó đầu nhọn bằng thép và giải thích rằng đây là bài thực tập cho phần này. Bạnsẽ phải bẻ g.y mũi tên bằng cách t. đầu nhọn vào cổ họng mình. Sâu đó, tôitrình diễn cách cắm mũi tên vào cổ họng và nhờ một người khác dùng tay ấn mạnhvào đầu kia. Như thế chỉ có hai khả năng: hoặc bạn dùng cổ bẻ g.y mũi tên, hoặcđể nó xuyên qua cổ bạn.

Hầu hết mọi người đều bị sốc! Có khi tôi yêu cầu một người tình nguyệnnào đó làm bài tập này, cũng đôi lúc tôi đưa mũi tên cho mọi người chuyền taynhau để bẻ thử. Hàng nghìn người đã thử bẻ những mũi tên đó!

Kỳ tích trên có thể xảy ra không? Có đấy. Có đáng sợ không? Chắc chắnrồi. Có khó chịu không? Tất nhiên là có chứ. Nhưng đừng để nỗi sợ hãi và sự khóchịu ngăn cản bạn. ý tưởng của bài học là bạn hãy rèn luyện trí óc để sẵn sànglàm mọi việc cần thiết và hành động bất chấp nỗi sợ hãi nhằm đạt được mục tiêucủa mình.

Có phải đã số đã bẻ g.y mũi tên? Đúng vậy, đó là những người bước tới mũitên với quyết tâm phải bẻ g.y được nó. Còn những ai do dự, ngại ngần, chầm chậmbước tới một cách miễn cưỡng đã không làm được điều đó. Sâu thí nghiệm với mũitên, tôi hỏi mọi người: “Bao nhiêu người Trong số các bạn thấy việc bẻ mũi tênthật ra dễ dàng hơn đã tưởng?”. Tất cả đều xác nhận như vậy. Tại sao lại thế?Đây chính là một Trong những bài học quan trọng nhất của bạn.

Trí óc của bạn là “nhà biên kịch” vĩ đại nhất Trong lịch sử chuyên vềnhững chủ đề không tưởng dựa trên các bi kịch, thảm họa và những điều chưa từngxảy ra và chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra. Khi đề cập đến vấn đề này, MàrkTwain đã nói một câu rất xác đáng: “Tôi đã lo lắng về hàng ngàn vấn đề Trongđời mình, nhưng hầu hết những vấn đề ấy không bao giờ xảy ra Trong thực tế”.Còn người bạn không đồng nghĩa với trí óc của bạn. Bạn lớn lào hơn và vĩ đạihơn trí óc của bạn. Trí óc của bạn chỉ là một phần của thân thể bạn, như taychân của bạn vậy. Và bạn nên kiểm soát, quản lý và rèn luyện trí óc để nó phụcvụ bạn thay vì chống lại bạn và làm cho cuộc sống của bạn rối tung lên.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số40:

Rèn luyện và điều khiển trí óc là kỹ năng quan trọng nhất mà bạn có thể học được để có cả hạnh phúc lẫn thành công.

 

Rèn luyện và điều khiển trí óc là kỹ năng quan trọng nhất mà bạn có thểhọc được để có được cả hạnh phúc lẫn thành công,và đó chính là những gì chúng tôi đã làm với cuốn sách này và sẽtiếp tục làm với bạn, nếu bạn tham gia một Trong những chương trình đào tạo củachúng tôi.

Nhưng bạn có thể rèn luyện trí óc mình bằng cách nào? Hãy bắt đầu từ việcquan sát. Bạn nhận thấy rằng trí óc bạn liên tục sản sinh ra những suy nghĩkhông ủng hộ cho thành công và hạnh phúc của bạn. Bạn hãy xác định được nhữngsuy nghĩ tiêu cực đó và thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực làm tăngsức mạnh của bạn. Vậy những suy nghĩ làm tăng sức mạnh của bạn ở từ đâu ra? Từđây, ngày Trong cuốn sách này. Mỗi tuyên bố Trong cuốn sách này là một cách suynghĩ thành công và tích cực đấy.

Hãy tiếp thu và biến cách suy nghĩ, lối sống và thái độ đó thành của bạn.Đừng đợi một lời mời chính thức mới làm điều đó mà hãy quyết định ngày bây giờrằng cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn chọn suy nghĩ theo những cách chúngtôi miêu tả và trình bày Trong sách này, thay vì cứ suy nghĩ theo cách tự hủyhoại như trước đây. Hãy tự nhủ rằng kể từ giờ phút này, trí óc bạn sẽ khôngđiều khiển bạn, mà chính bạn sẽ điều khiển trí óc mình. Từ này, trí óc bạnkhông phải là thuyền trưởng, bạn mới là thuyền trưởng còn tàu cuộc đời bạn, vàtrí óc bạn làm việc cho bạn.

Bạn có thể lựa chọn suy nghĩ của mình. Tại bất cứ thời điểm nào bạn đềucó khả năng loại bỏ mọi suy nghĩ không ủng hộ bạn, cũng như có thể “cài đặt”những suy nghĩ mới nhằm gia tăng sức mạnh cho bản thân, rồi bạn tập trung vàonhững suy nghĩ đó. Bạn có toàn quyền và đủ khả năng kiểm soát trí óc mình mà.

Trong các buổi học, tôi hay nhắc đến một Trong những người bạn thân nhấtcủa mình là Robert Allen. Anh là tác giả có nhiều đầu sách bán chạy và là ngườicó những lời phát biểu rất sâu sắc. Anh từng nói: “Không có suy nghĩ nào tồntại Trong đầu bạn một cách miễn phí”.

Ẩn  của câu nói trên là bạn sẽ phải trả giá cho những suy nghĩ tiêu cực của mình. Bạn có thể phải trả bằng tiền, bằng công sức, bằng thời gian, bằngsức khỏe, và bằng mức độ hạnh phúc của bạn. Nếu bạn muốn vươn lên mức độ mớicao hơn của cuộc sống, hãy bắt đầu phân chia suy nghĩ của bạn thành hai loạidựa trên bản chất của chúng – gia tăng sức mạnh hoặc làm suy yếu sức mạnh củabạn. Sâu đó, bạn hãy lựa chọn và chỉ thực hiện những suy nghĩ giúp bạn mạnh mẽlên, đồng thời từ chối và xoá bỏ những suy nghĩ không hỗ trợ g. cho bạn. Khi nhữngsuy nghĩ tiêu cực nổi lên, bạn hãy nhấn nút “Xoá bỏ” và nói “Cảm ơn vì đã chiasẻ”, rồi thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực. Tôi gọi đó là quá trình năng lực tưduy (bạn hãy đánh dấu nhữngtừ này), và nếu bạn thực hành đúng như vậy, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi tíchcực đến không ngờ. Tôi cam đoán với bạn điều đó!

Vậy có gì khác biệt giữa hai khái niệm “năng lực tư duy” và “tư duy tíchcực”? Có một khoảng cách biệt, tuy không lớn nhưng rất sâu sắc. Tôi quan niệmrằng người ta sử dụng tư duy tích cực để khoác lên mọi thứ chiếc áo màu hồng,Trong khi từ sâu thẳm tâm hồn, họ biết là không phải thế. Còn với năng lực tưduy, chúng ta hiểu rằng mọi sự việc đều trung tính, rằng không điều gì có ýnghĩa ngoại trừ cái ý nghĩa mà chúng ta áp đặt cho, và rằng chúng ta sắp tạodựng một câu chuyện và gán cho nó một ý nghĩa nào đó.

Với tư duy tích cực, người ta cố tin rằng suy nghĩ của họ là thật. Cònnăng lực tư duy nhận ra rằng suy nghĩ của chúng ta không thật, nhưng một khichúng ta có thể dựng lên những câu chuyện khác nhau thì chúng ta hoàn toàn cókhả năng dựng lên những câu chuyện có tác dụng hỗ trợ chúng ta. Những câuchuyện như thế hữu ích hơn và làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn nhiềuso với những câu chuyện vô bổ trước kia.

Trước khi kết thúc phần này, tôi muốn khuyến cáo bạn không nên thử làmbài tập bẻ gẫy mũi tên ở nhà. Bài tập đó phải được chuẩn bị theo một cách đặcbiệt, bằng không bạn có thể làm tổn thương bản thân cũng như người xung quanh.Trong chương trình, chúng tôi sử dụng dụng cụ bảo vệ. Nếu bạn quan tâm đến dạngbài tập rèn luyện tình thần tương tự, hãy xem miêu tả chi tiết của chương trình“Enlightened Warrior Training Camp” trên trang web của chúng tôi. Chương trìnhđó sẽ hướng dẫn bạn những việc bạn có thể làm và còn nhiều điều thú vị khác!

TUYÊNBỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngựcvà nói…

“Tôihành động bất chấp nỗi sợ hãi.”

“Tôi hành động bất chấp sự hoài nghi.”

“Tôi hành động bất chấp sự lo lắng.”

“Tôi hành động bất chấp sự thiếu tiện nghi.”

“Tôi hành động bất chấp sự không thoải mãi.”

“Tôi hành động cả khi tôi chưa sẵn sàng.”

Rồi bạn đặt tay lên trán và nói…

NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TƯ DUY TRIỆU PHÚ

1. Hãy liệt kê ba nỗi lo lắng, quan tâmhay sợ hãi lớn nhất của bạn liên quan đến tiền bạc và thành công, rồi tìm cáchvượt qua cảm giác đó. Hãy viết ra những việc bạn có thể làm, nếu hoàn cảnhkhiến bạn lo sợ xảy ra trên thực tế. Bạn vẫn có thể tồn tại chứ? Liệu bạn cóthể làm lại tất cả không? Rất có thể câu trả lời sẽ là có. Vậy thì hãy quẳnggánh lo đi và bắt đầu làm giàu!

2. Tập thoát ra khỏi vùng thoải mái của bạn. Cố tình đưa ra những quyếtđịnh không thoải mái đối với bạn, chẳng hạn như trò chuyện với những người bìnhthường bạn không nói, yêu cầu tăng lương tháng của bạn hay tăng giá Trong hoạtđộng kinh doanh của bạn, dậy sớm hơn một tiếng mỗi ngày, đi dạo Trong rừng bànđêm… Hãy tham gia chương trình “Enlightened Warrior Training Camp” (Trại Huấnluyện Chiến binh Khái sáng), bởi chương trình này sẽ rèn luyện bạn trở nên vữngvàng và không lùi bước trước bất cứ khó khăn nào!

 

3. Hãy sử dụng năng lực tư duy để quan sát bản thân và cách suy nghĩ củabạn. Chỉ thực hiện những suy nghĩ hỗ trợ cho hạnh phúc và thành công của bạn.Hãy gạt bỏ . nghĩ “Tôi không thể!”, “Tôi không muốn làm” hay “Tôi không có tâmtrạng đó!”. Đừng cho phép tiếng nói sợ hãi hay an phận đó chỉ huy bạn. Bất cứkhi nào tiếng nói tiêu cực ngăn cản bạn làm một việc gì đó hỗ trợ cho thànhcông của bạn, bạn cũng sẽ không thoái lui bởi bạn chính là chủ nhân cuộc sốngcủa mình. Làm như thế, bạn không chỉ gia tăng sự tự tin, mà tiếng nói đó cũngsẽ im lặng dần vì nó nhận ra nó không có nhiều ảnh hưởng đối với bạn.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 41:

Bạn có thể đúng hoặc bạn có thể là người giàu, nhưng bạn không thể là cả hai.

 

Câu nói yêu thích của diễn giả Jim Rõhnhoàn toàn phù hợp với vấn đề mà chúng ta đang bàn luận ở đây: “Nếu cứ tiếp tụclàm những việc mà bạn vẫn luôn làm, bạn sẽ nhận được những gì mà trước này bạnvẫn luôn nhận được”. Bạn đã biết cách “của bạn”, vậy điều bạn cần là học hỏi đểbiết những cách mới, cách “của người khác”. Đó là lý do tại sao tôi viết cuốnsách này. Mục đích của tôi là cùng cấp cho bạn một số hồ sơ tâm thức mới để bổsung vào những cái bạn đã có. “Hồ sơ mới” ở đây là cách suy nghĩ mới, hành độngmới, và nhờ đó sẽ đem lại cho bạn những kết quả mới.

Đó là lý do tại sao bạn phải liên tục học hỏi và phát triển bản thân.

Các nhà khoá học phát hiện ra rằng không có loại vật chất nào ở trạngthái tĩnh. Mọi sinh vật đều biến đổi không ngừng. Bạn hãy quan sát cây cối xem.Nếu nó không phát triển, thì hẳn là nó sắp lụi tàn. Điều đó cũng đúng với cònngười chúng ta và tất cả những sinh vật sống khác: nếu bạn không phát triểnnghĩa là bạn đang chết.

Tôi thích câu nói của tác giả và nhà triết học Eric Hoffer rằng: “Nhữngngười học hỏi sẽ được thừa hưởng mọi tình hoa của trái đất”. Nói cách khác, nếubạn không liên tục học hỏi, chắc chắn bạn sẽ bị tụt hậu.

Người nghèo ca thán rằng họ không đủ điều kiện để học hành và viện cớ làdo thiếu thời gian hoặc tiền bạc. Ngược lại, người giàu luôn nhớ câu nói củanhà ngoại giao lỗi lạc Bênjamin Franklin: “Nếu bạn nghĩ việc học hành là đắtđỏ, hãy thử phớt lờ nó xem nào”. Và hẳn là bạn đã nghe câu này: “Kiến thức làsức mạnh”, và sức mạnh đó sẽ đem lại cho bạn khả năng hành động.

Mỗi lần giới thiệu chương trình Tư Duy Triệu Phú, tôi đều để ý một chitiết thú vị là những người đang túng quẫn nhất chính là những người nói: “Tôikhông cần khoá học đó”, “Tôi không có thời gian”, hay “Tôi không có tiền”.Trong khi đó, các nhà triệu phú lại háo hức tham gia. Họ còn nói: “Chỉ cần họcđược một điều mới hay cải thiện được một việc gì đó là đáng để bạn đến khoá họcnày rồi”. Nếu bạn không có thời gian để làm những việc bạn muốn làm hay cầnlàm, thì có lẽ bạn là một tên nô lệ hiện đại. Và nếu bạn không có tiền để họccách trở nên giàu có và thành công, thì bạn đúng là người cần khoá học đó hơnai hết. Xin lỗi bạn, nhưng tôi phải nói rằng câu “Tôi không có tiền” chỉ là cáicớ nhằm thoái thác việc học hỏi để nâng cao kiến thức và mở rộng tầm nhìn. Liệutình trạng tài chính của bạn có g. thay đổi sâu một năm, hai năm hay năm nămnữa? Câu trả lời có lẽ là không. Và tới thời điểm đó bạn vẫn sẽ lặp lại câu nóikia một lần nữa.

Biện pháp duy nhất tôi biết để bạn có số tiền bạn muốn là học cách chơi“cuộc chơi tiền bạc” một cách thành thạo. Bạn cần phải học các kỹ năng và chiếnlược kiểm soát thu nhập để quản lý tiền bạc của bạn, đồng thời để có thể đầu tưchúng một cách hiệu quả nhất. Định nghĩa của từ “mất trí” là vẫn cứ làm theocách cũ và mong ước những kết quả mới. Bạn nghĩ thử xem, nếu những việc bạn làmđem lại hiệu quả như bạn trông chờ, hẳn là bạn đã trở nên giàu có và hạnh phúcrồi mới phải chứ!

Đấy là cách tôi quan sát sự việc, bởi đây là công việc của tôi. Tôi tinmột nhà huấn luyện tốt sẽ luôn đai hỏi ở học viên nhiều hơn những gì họ tự đaihỏi ở mình. Nếu không người ta cần đến nhà huấn luyện để làm gì? Với vài trònhà huấn luyện, mục đích của tôi là rèn luyện bạn, khích lệ và động viên bạn,vỗ về bạn và mở cửa để Trong ánh sáng của cuộc sống bao là, bạn có thể nhìn rõnhững g. đang níu bạn lại phía sâu. Tóm lại là làm tất cả những điều cần thiếtđể “di chuyển” bạn lên cấp bậc cao hơn Trong cuộc sống của bạn. Nếu cần, tôi sẽcắt bạn ra từng mảnh rồi ghép trở lại sao cho bạn có thể tự “vận hành” một cáchtốt nhất. Tôi sẽ làm tất cả những gì cần thiết để bạn hạnh phúc hơn và giàu cóhơn. Nếu bạn đang tìm kiếm một lời khuyên lạc quan suông, thì tôi không phảingười bạn cần. Còn nếu bạn muốn tiến bộ nhanh chóng, thì mời bạn đọc tiếp.

 

QuyTắc Thịnh Vượng số 42:

“Người thầy nào cũng từng có lúc kém cỏi.” – T. Harv Eker

 

Cách đây không lâu có một vận động viênOlympic về trượt tuyết tham dự khoá học của tôi. Khi tôi nói câu này, anh tađứng dậy và xin được trao đổi vài điều. Trông vẻ nghiêm nghị của anh ta, khônghiểu sao tôi cứ nghĩ anh ta sẽ kịch liệt phản đối. Nhưng không, anh kể cho mọingười câu chuyện của chính mình. Khi còn bé, anh ta là người trượt tuyết kémnhất Trong số bạn bè cùng trang lứa. Đôi khi họ không thèm rủ anh ta đi cùng vìanh ta chậm chạp quá đỗi. Để theo kịp bạn bè, ngày cuối tuần nào anh cũng lênnúi thật sớm và tự luyện tập. Chỉ ít lâu sâu, anh không chỉ theo kịp bạn bè, màcòn vượt xa họ. Rồi anh tham gia câu lạc bộ trượt tuyết và được một huấn luyệnviên hàng đầu hướng dẫn. Anh ta nói nguyên văn thế này: “Hiện này, tôi có thểlà bậc thầy về trượt tuyết, nhưng tôi đã từng có lúc rất kém cỏi. Harv hoàntoàn có lý. Bạn có thể học cách để thành công Trong bất cứ lĩnh vực nào. Tôi đãhọc cách để thành công Trong môn trượt tuyết, và mục đích tiếp theo của tôi làhọc cách để thành công Trong lĩnh vực tiền bạc!”. Không ai vừa sinh ra đã làmột thiên tài về tài chính.

Người giàu nào cũng phải học cách chiến thắng Trong cuộc chơi tiền bạc,và bạn cũng có thể làm như vậy. Hãy nhớ câu khẩu hiệu: Nếu họ có thể làm điềuđó, tôi cũng có thể làm điều đó!

Học cách làm giàu không chỉ đơn thuần là làm sao để có thật nhiều tiềncủa, mà bạn phải biết bạn cần trở thành người như thế nào về mặt tính cách vàtư duy mới có thể trở nên giàu có. Tôi muốn chia sẻ với bạn một bí quyết mà rấtít người được biết: Còn đường ngắn nhất để trở nên giàu có và giữ được của cảilà làm việc để phát triển bản thân, nghĩa là học cách phát triển bản thân đểtrở thành một người thành công. Tuy nhiên, thế giới bên ngoài của bạn chỉ làhình ảnh phản chiếu thế giới bên Trong của bạn. Bạn là gốc rễ, thành quả củabạn là trái ngọt.

Có một câu ngạn ngữ mà tôi rất thích: “Dù đi bất cứ nơi đâu, bạn vẫn luônchỉ là bạn”. Khi bạn đã phát triển bản thân thành một người thành công, mạnh mẽcả về nhân cách lẫn trí tuệ, thì, một cách rất tự nhiên, bạn sẽ thành côngTrong bất cứ lĩnh vực nào và Trong tất cả mọi công việc bạn làm. Bạn có toànquyền lựa chọn. Bạn sẽ có nội lực và khả năng lựa chọn bất kỳ công việc, lĩnhvực kinh doanh hay lĩnh vực đầu tư nào, và bao giờ bạn cũng sẽ thành côngì đólà giá trị cốt lýi của cuốn sách này. Khi bạn đang ở cấp độ 5, bạn chỉ nhậnđược những kết quả dành cho cấp độ 5. Nhưng nếu bạn có thể phát triển bản thânlên cấp độ 10, bạn sẽ nhận được những kết quả ở cấp độ 10.

Tuy nhiên ở đây có một cảnh báo quan trọng. Nếu bạn không tác động bảnthân từ bên Trong, Trong khi bạn vẫn kiếm được rất nhiều tiền, thì hẳn bạn làngười may mắn. Nhưng hoàn toàn có khả năng là bạn sẽ đánh mất số tài sản đó.Nếu bạn luyện tập để trở thành người thành công cả bên Trong lẫn bên ngoài, bạnsẽ không chỉ làm ra tiền, mà bạn sẽ giữ được tiền, gia tăng số tiền bạn có vàquan trọng hơn cả là bạn sẽ thật sự hạnh phúc.

Người giàu hiểu rằng thứ tự để đến thành công phải là: LÀ, LÀM, CÓ.

Người nghèo và người trung lưu tin rằng thứ tự để đến thành công là: CÓ, LÀM, LÀ.

Người nghèo và đã số những người thuộc tầng lớp trung lưu tin rằng: “Nếutôi CÓ nhiều tiền, tôi có thể LÀM bất cứ việc gì tôi muốn và khi đó tôi sẽ LÀngười thành công”.

Người giàu hiểu: “Nếu tôi LÀ người thành công, tôi sẽ có khả năng LÀM những gì cần thiết để CÓ được những g. tôi muốn, kể cả tiền bạc”.

Còn một điểm khác nữa mà chỉ người giàu mới biết: Mục đích của việc làmgiàu không phải là có thật nhiều tiền, mà là để giúp bạn phát triển bản thântrở thành một còn người tốt nhất Trong khả năng của bạn. Trên thực tế, đó cũnglà mục đích của tất cả các mục đích khác, tức là phát triển nhân cách của bạn.

Khi được hỏi vì sao cô liên tục thay đổi hình ảnh, âm nhạc và phong cáchbiểu diễn, nữ hoàng nhạc Pop và diễn viên điện ảnh Màdonna đã trả lời rằng âmnhạc chính là nơi cô thể hiện cái tôi của mình, và việc làm mới mình đã tạođộng lực cho cô phát triển và trở thành mẫu người mà cô mong muốn.

Tóm lại, thành công không phải là một “cái gì”, mà là một “còn người”.Thật thú vị là bạn hoàn toàn có thể tập luyện và học hỏi để trở thành “cònngười” đó. Tôi biết rõ điều đó. Tôi không phải người hoàn hảo và còn lâu mớiđược như thế, nhưng khi nhìn lại tôi của ngày hôm này tương phản với tôi của 20năm trước, tôi có thể nhận ra mối tương quan trực tiếp giữa “tôi và tài sản củatôi” trước kia và hôm này.

Tôi đã tìm thấy còn đường đưa tôi đến thành công, và bạn cũng có thể tìmra. Tôi đã được đào tạo để thành công, nên bây giờ tôi muốn đào tạo hàng trăm,hàng nghìn người khác và giúp họ thành côngì đó là lý do khiến tôi chọn ngànhđào tạo.

Tôi còn phát hiện ra một điểm khác biệt lớn nữa giữa người giàu với ngườinghèo và trung lưu. Đó là người giàu thường là chuyên gia Trong lĩnh vực của họ. Những người ở tầng lớp trung lưu hiểu biếtkhá lơ mơ về lĩnh vực của họ, còn người nghèo thì gần như không có chút kháiniệm nào về lĩnh vực mà họ đang hoạt động. Còn bạn, bạn hiểu biết đến mức nàođối với những việc bạn đang làm? Bạn thành thạo công việc của mình đến mức nào?Bạn có muốn biết cách tìm hiểu điều đó một cách khách quan không? Hãy nhìn vàothu nhập của bạn – nó sẽ nói cho bạn tất cả. Dù chỉ toàn những còn số nhưng thunhập của bạn đã nói rất rành mạch rằng: để có thunhập ở mức cao nhất, bạn phải là người giỏinhất.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 43:

Để có thu nhập ở mức cao nhất, bạn phải là người giỏi nhất.

Nguyên tắc này thể hiện rõ nhất Trong thế giới của các vận độngviên chuyên nghiệp, bởi các vận động viên giỏi nhất Trong mọi môn thể thao baogiờ cũng kiếm được nhiều tiền nhất, chưa kể họ còn thu được rất nhiều tiền nhờcác hợp đồng quảng cáo. Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng Trong thế giới tàichính và kinh doanh. Dù bạn là chủ doanh nghiệp, một chuyên gia, một nhà phânphối theo kiểu mạng lưới, bạn đang bán hàng hưởng theo hoa hồng hay đang làmmột công việc được trả lương hàng tháng, dù bạn là nhà đầu tư bất động sản,chứng khoán hay bất cứ lĩnh vực nào khác, thì nguyên tắc này vẫn đúng: bạn càngxuất sắc Trong lĩnh vực của mình bao nhiêu, bạn càng kiếm được nhiều tiền bấynhiêu. Đây cũng là lý do khác để bạn không ngừng học hỏi và nâng cao kỹ năngTrong bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn đang tham gia.

Đáng lưu ý là người giàu không chỉ liên tục học hỏi, mà họ còn luôn tìmkiếm và học hỏi từ chính những người xuất sắc Trong lĩnh vực mà họ muốn thamgia. Tôi luôn đặt ra nguyên tắc là phải học hỏi từ những bậc thầy thật sự Tronglĩnh vực của họ – không phải những người tự xưng là chuyên gia, mà là nhữngngười có thể dùng kết quả để chứng mình lời nói của họ.

Người giàu lắng nghe lời khuyên từ những người giàu hơn họ. Người nghèonghe lời khuyên từ những người cũng túng quẫn như họ.

Mới đây, tôi có cuộc gặp với một nhà đầu tư ngân hàng. Ông ta đề nghị tôibỏ ra vài trăm nghìn đô-la để cùng ông khởi động một dự án kinh doanh mà theoông là rất khả thì. Ông ta còn bảo tôi gửi cho ông bản kê khái tài chính để ôngxem và tư vấn cho tôi cách quản lý tiền bạc. Tôi nhìn thẳng vào mắt ông ta vànói: “Xin lỗi, nhưng ông không làm ngược đấy chứ? Nếu ông muốn tôi thuê ôngquản lý tiền cho tôi, thì ông phải gửi cho tôi bản kê khái tài chính của ôngchứ? Và nếu ông không giàu lắm cũng không sao!”. Người đàn ông đó gìật mình vàkhông nói được g.. Tôi đoán là chưa ai yêu cầu ông ta cho xem bản kê khái tàichính như một điều kiện để đầu tư cùng với ông ta.

Buồn cười thật, nếu bạn muốn chính phục đỉnh Everest, liệu bạn có thuêmột hướng dẫn viên chưa hề lên đến đỉnh núi không, hay bạn tìm một người đã leolên vài lần và biết tường tận chính xác từng mét đường? Tôi đề nghị bạn quantâm một cách nghiêm túc và dồn toàn bộ năng lượng vào việc học hỏi không ngừng,đồng thời phải thận trọng khi chọn người để “thọ giáo” hay xin lời khuyên. Nếubạn học hỏi từ những người đang bị khó khăn tài chính dồn đến cảnh khốn cùng,thì dù họ là nhà tư vấn, nhà huấn luyện hay nhà hoạch định tài chính, thì họcũng chỉ có một điều để dạy bạn. Đó là cách để phá sản! Nhân đây, tôi khuyênbạn nên cân nhắc việc thuê một nhà huấn luyện về thành công cá nhân. Một nhàhuấn luyện giỏi sẽ giúp bạn đi đúng hướng Trong quá trình thực hiện những gìbạn đã nói bạn muốn làm. Một số nhà huấn luyện được mệnh danh là nhà huấn luyện“phong cách sống”, nghĩa là họ có khả năng xử lý hàng loạt vấn đề liên quan đếncuộc sống của bạn, Trong khi một số nhà huấn luyện khác chỉ đi sâu vào một chuyênngành nào đó, chẳng hạn thành tích cá nhân hay thành tích nghề nghiệp, tàichính, kinh doanh, các mối quan hệ xã hội, sức khỏe, thậm chí cả tinh thần. Tuynhiên, trước tiên bạn hãy tìm hiểu rõ tiểu sử của nhà huấn luyện mà bạn muốnthuê để đảm bảo rằng họ đã thật sự thành công Trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.

Như việc luôn tồn tại những còn đường chắc chắn sẽ dẫn bạn leo đến đỉnhEverest, bao giờ cũng có những phương thức và chiến lược hữu hiệu giúp bạn cóthu nhập cao, đạt được tự do tài chính và tạo ra của cải một cách nhanh nhất.Vấn đề còn lại là bạn phải quyết tâm học hỏi và sử dụng những phương thức đó.

Đến đây bạn đã hiểu vì sao tôi tha thiết đề nghị bạn dành 10% thu nhậpcho Tài khoản Đào tạo. Hãy chỉ sử dụng số tiền này cho các khoá học, mua sách,băng đĩa hay những chương trình đào tạo khác nhau, có thể thông qua các hệthống giáo dục chính quy, các trung tâm huấn luyện tư nhân, hay thuê nhà huấnluyện riêng… Bất kể bạn chọn phương pháp nào, thì Tài khoản Đào tạo này cũngluôn có đủ tiền để bạn học hỏi và phát triển. Bạn sẽ không còn lặp lại điệpkhúc của người nghèo “Tôi biết rồi” nữa. Bạn càng học hỏi được nhiều, bạn sẽcàng có thu nhập cao, và bạn càng có nhiều tiền để gửi vào tài khoản của mìnhtại ngân hàng!

TUYÊN BỐ: Bạnhãy đặt tay lên ngực và nói…

“Tôi cam kết không ngừnghọc hỏi và phát triển bản thân!”

NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TƯ DUY TRIỆU PHÚ

1. Quyết tâm phát triển bản thân bằng cách mỗi tháng đọc ít nhấtmột cuốn sách, nghe một băng cát-xét hay đĩa về giáo dục cá nhân, hoặc tham giamột khoá học về tài chính, kinh doanh hay phát triển cá nhâný kiến thức của bạnsẽ được nâng lên cùng với sự tự tin và thành công của bạn!

2. Hãy cân nhắc việc thuê một nhà huấn luyện cá nhân để hướng dẫn bạn điđúng lộ trình.

3. Hãy tham gia khoá học Tư Duy Triệu Phú. Sự kiện kỳ diệu này đã tácđộng và làm thay đổi cuộc sống của hàng chục nghìn người, và cũng sẽ thay đổicuộc sống của bạn!

“Vậy tôi phải làm gì bây giờ?”

Bây giờ bạn phải làm gì và bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Tôi đã nói, vàtôi sẽ còn nhắc lại nhiều lần nữa rằng “Chỉ lời nói không thì chưa đủ”. Tôi hyvọng bạn cảm thấy thích thú khi đọc cuốn sách này, nhưng quan trọng hơn, tôi hyvọng bạn sẽ sử dụng những quy tắc được nêu ở đây để thay đổi hoàn toàn cuộcsống của bạn theo hướng tích cực và thành công. Tuy nhiên, nếu chỉ đọc khôngthôi thì chưa đủ để tạo nên sự thay đổi như bạn mong chờ. Việc đọc là sự khởiđầu, và một khi bạn muốn thành công Trong cuộc sống thực tế, thì hành động củabạn mới là yếu tố then chốt.

Trong Phần I của cuốn sách, tôi đã giới thiệu khái niệm về kế hoạch tàichính Trong tâm thức của bạn – điều sẽ xác định mục tiêu tài chính của bạn. Bạnhãy thực hiện tất cả các bài tập tôi đề nghị Trong phạm vì chương trình địnhhình tâm thức qua lời nói, bắt chước theo khuôn mẫu, quan sát và chiêm nghiệmnhững sự kiện cụ thể…, qua đó thay đổi kế hoạch tài chính Trong tâm thức củabạn sang hướng hỗ trợ bạn, giúp bạn gặt hái thành công về mặt tài chính. Tôicũng khuyên bạn đọc những lời tuyên bố ở cuối mỗi chương sách, và bạn phải làmnhư vậy hàng ngày, mỗi ngày.

Trong Phần II của cuốn sách, tôi liệt kê 17 điểm khác biệt Trong suy nghĩcủa người giàu so với người nghèo và giới trung lưu. Bạn hãy học thuộc từng“Quy Tắc Thịnh Vượng” đó bằng cách mỗi ngày đều lặp lại những lời tuyên bốTrong đó. Công việc đơn giản đó sẽ gắn chặt những nguyên tắc này vào trí ócbạn. Dần dần, bạn sẽ nhận ra mình đã có cái nhìn khác trước về cuộc sống vànhất là tiền bạc, từ đó có những lựa chọn và quyết định mới, và tạo ra nhữngkết quả mới. Để đẩy nhanh quá trình này, bạn hãy luyện tập như tôi đã hướng dẫnTrong phần cuối của mỗi chương.

Những bài tập đó rất cần thiết. Để có kết quả bền vững, nền tảng cơ bảncủa mọi hoạt động là não bộ của bạn phải được điều chỉnh lại, nghĩa là bạn phảiđem các tài liệu đó vào thực tiễn và biến chúng thành những hành động thực tế.Không chỉ đọc suông, cũng không chỉ bàn luận hay suy ngẫm, bạn phải áp dụngnhững lý thuyết đó vào thực tế cuộc sống để có thành công thực sự.

Hãy tỉnh táo trước tiếng nói nội tâm khi bạn nghe thấy những câu đại loạinhư: “Bài tập g. chứ? Tôi không cần và cũng chẳng có thời gian đâu”. Để ý xemai đang nói vậy? Đó là tiềm thức của bạn! Việc của nó là giữ bạn ở đúng chỗ cũ,nơi bạn đang đứng, Trong vùng thoải mái của bạn. Bạn đừng nghe theo tiếng nóiđó! Hãy kiên trò thực hiện các bài tập hành động, đọc to những lời tuyên bố củabạn, và cuộc sống của bạn sẽ tốt đẹp hơn nhiều!

Tôi cũng đề nghị bạn đọc cuốn sách này từ đầu đến cuối ít nhất mỗi thángmột lần Trong ba năm liền kể từ bây giờ. “Gì cơ?” – tiếng nói bên Trông bạncóthể hét lên. – “Tôi đọc rồi, sao cứ phải đọc lại làm gì?”. Câu trả lời rất đơngiản: ôn luyện là cách học tốt nhất. Một khi bạn nghiên cứu kỹ cuốn sách này,những khái niệm Trong sách sẽ từng bước chuyển hoá thành suy nghĩ và tư duy tựnhiên của bạn.

Như tôi đã nói ở trên, tôi đã học được cách để đi đến thành công, vậy bâygiờ đến lượt tôi hỗ trợ những người khác. Sứ mệnh của tôi là đào tạo và khíchlệ mọi người sống theo khả năng cao nhất của họ dựa trên lòng dũng cảm, mục đíchvà niềm vui, thay vì nỗi sợ hãi, yêu cầu và trách nhiệm.

Tôi thật sự vui mừng khi những khoá đào tạo, buổi thảo luận, hội thảo vànhững buối cắm trại do tôi tổ chức đã làm biến đổi cuộc sống của mọi ngườinhanh chóng và bền vững đến thế. Tôi rất tự hào khi đã giúp được trên 250.000người trở nên giàu có hơn và hạnh phúc hơn. Tôi chân thành mời bạn tham dự khoáhọc Tư Duy Triệu Phú kéo dài ba ngày. Sự kiện này sẽ nâng bạn lên cấp độ thànhcông mới, bởi khoá học là nơi chúng tôi sẽ thay đổi kế hoạch tài chính Trongtâm thức của bạn ngày tại chỗ.

Chỉ Trong mấy ngày nghỉ cuối tuần, bạn sẽ kinh ngạc nhận ra những thứđang níu giữ bạn lại phía sâu, rời xa khỏi mục tiêu phát huy khả năng tài chínhcủa bạn. Khoá học sẽ đem lại cho bạn cái nhìn mới về cuộc sống, tiền bạc, cácmối quan hệ xã hội và cả bản thân bạn. Nhiều người tham dự đã cói khoá học TưDuy Triệu Phú như một Trong những trải nghiệm quan trọng nhất Trong cuộc đờihọ, khi các buổi học diễn ra Trong không khí vui vẻ, phấn chấn, với những kiếnthức sâu sắc và các kỹ năng tài chính qu. báu được lồng ghép một cách tự nhiên.Ở đây, bạn sẽ gặp hàng trăm người có cùng cách nghĩ đến từ khắp nơi trên thếgiới, nhiều người Trong số họ có thể trở thành bạn bè hoặc đối tác kinh doanhcủa nhau. Khoá học đó rất cần thiết đối với bạn, nên Trong khoảng thời gian cóhạn, những người xuất bản cuốn sách và tôi quyết định đưa khoá học đến gần nhấtvới bạn. Hãy tham gia khoá học ngày tại đất nước mình.

Chúng ta tạm dừng ở đây. Cảm ơn bạn đã dành thời gian quý báu để đọc cuốn sách này. Tôi chúc bạn gặt hái nhiều thành công to lớn và hạnh phúc thật sự, và tôi mong sẽ được gặp bạn trong thời gian sớm nhất.

Nguồn: IDT International

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ