Sapiens – Lược sử loài người: Một tác phẩm, một hành trình dạo bước cùng lịch sử loài người…

0

 Sapiens – Lược sử loài người: Một tác phẩm, một hành trình dạo bước cùng lịch sử loài người…


Tháng 3, năm 2018 sau Công Nguyên, bạn – 1 Homo Sapiens (Người tinh khôn) của thế kỷ XXI, là 1 trong 7 tỉ Homo Sapiens đang sinh sống trên Trái Đất này, dù bạn đang vội vã đưa con đến trường hay trầm ngâm đọc sách, dù bạn đang sốt ruột chờ xe trước ngã tư đông đúc hay lười nhác nằm nghe nhạc… thì, chúng ta đều trong guồng quay bất tận của bánh xe lịch sử loài người.

Xoay ngược bánh xe thời gian lại 4,5 tỉ năm trước, Trái Đất hình thành, mọi thứ vẫn chỉ là cát bụi, không sinh vật, không cây cối. Cần thêm 1 tỉ năm (3,5 tỉ năm trước) “các sinh vật đầu tiên mới xuất hiện – Khởi đầu của Sinh học”. Muôn loài trên Trái đất bắt đầu tiến hóa và phát triển, để một dấu mốc quan trọng 2,5-2 triệu năm trước, chi Homo (người) tiến hóa ở châu Phi, cùng công cụ bằng đá của mình tỏa ra các lục địa Á-Âu.

Homo Sapiens – loài người tinh khôn! (Vâng, một danh hiệu tự xưng, tự nhận của người hiện đại chúng ta) chỉ là 1 trong rất nhiều loài người của chi Homo (người) phân bố nhiều nơi trên lãnh thổ rộng lớn Trái Đất:
– Châu Âu, Á: Homo Neanderthal
– Đông Á: Homo Erectus
– Quần đảo Java: Homo Solensis
– Châu Phi: Homo Sapiens

Phần 1: Cách mạng Nhận thức

Chỉ sau Cách mạng nhận thức (70 000 năm trước) mà Homo Sapiens với ưu thế của mình: Lửa và Ngôn ngữ, đã phát triển áp đảo, trở thành loài Homo độc tôn, tiêu diệt các loài người khác trên Trái Đất.

– Lửa: với sức mạnh của lửa, một phụ nữ Sapiens bé nhỏ, chỉ cần viên đá cọ xát là có thể thiêu trụi cả cánh rừng, tiêu diệt các loài thú lớn to lớn.

– Ngôn ngữ: hệ thống ngôn ngữ phát triển đã tạo cho Sapiens khả năng trao đổi thông tin đa dạng, linh hoạt hơn bất kỳ giống loài nào trên Trái Đất. Ngôn ngữ đã trao cho Sapiens sức mạnh cộng đồng, khả năng hợp tác linh hoạt với số lượng lớn để thống trị thế giới. Đây cũng chính là điểm đáng chú ý và nổi bật nhất của Homo Sapiens: tập trung đến sức mạnh của sự kết nối. Dĩ nhiên, chó, sói, khỉ đầu chó hay tinh tinh thì cũng có ngôn ngữ riêng và biết hoạt động theo nhóm, nhưng sự khác biệt của Homo Sapiens đó là kết nối đến những tập thể lớn mạnh hơn rất nhiều. Không chỉ giới hạn trong phạm vi vài chục cá thể, Homo Sapiens có thể kết nối đến hàng vạn người.

Phần 2: Cách mạng Nông nghiệp.

Cách mạng Nông nghiệp (12 000 năm trước) bắt đầu bằng hành trình thuần hóa các loài động vật (dê, ngựa, lợn…) và thực vật (lúa mì, đậu, ô-liu…). Cuộc Cách mạng Nông nghiệp đã giúp Sapiens bắt đầu cuộc sống khác, Sapiens có thể tồn tại mà dần tách khỏi sự phụ thuộc vào thiên nhiên. Chúng ta từ “kẻ săn bắt hái lượm trở thành người nông dân”.

Tuy thế, cuộc Cách mạng Nông nghiệp lại được đánh giá như “sự lừa dối lớn nhất lịch sử”. Chính nó đã châm ngòi cho cuộc bùng nổ dân số và tạo ra một giới tinh hoa được nuông chiều. Theo Harari, không phải Homo Sapiens đã thuần hóa lúa mì, gạo hay khoai tây, mà chính chúng đã thuần hóa chúng ta.

Chúng ta phải trả giá bằng những công việc và trách nhiệm với giống loài cây cỏ, bằng những thoái hóa, chấn thương trong cơ thể và những thay đổi, phụ thuộc trong lối sống nguyên thủy của chúng ta: Không có lợi ích, không có giá trị, tất cả chỉ là chúng ta đang bị “chăn dắt” bởi chính cây trồng.

Ngược lại với cây cỏ, sự “thuần hóa” của Homo sapiens đối với vật nuôi lại đi theo chiều hướng ngược lại. Chúng bị nô dịch hóa để phục vụ nhu cầu của loài người, bị hành hạ, bị cưỡng ép, bị phá vỡ các bản năng thủy tổ, bị sống trong một cuộc đời u tối mà hầu hết định sẵn cái chết từ khi được sinh ra.

Theo Harari, sự khác biệt giữa thành công về mặt tiến hóa và sự đau đớn của mỗi các thể có lẽ là bài học lớn nhất mà chúng ta có thể rút ra từ Cách mạng Nông nghiệp.

Phần 3: Sự thống nhất của loài người

Cần thêm 7000 năm (thế kỷ 3 TCN) để Sapiens có thể chuyển ngôn ngữ nói thành chữ viết, qua đó lưu trữ thông tin của nhân loại, cùng với đó hệ thống tiền bạc đầu tiên cũng ra đời. Sapiens lúc này không chỉ có nhu cầu kiếm ăn như trước nữa, các xã hội cộng đồng Sapiens đã có niềm tin, tín ngưỡng riêng của mình – tôn giáo. Bước chân của vị vua trẻ Gautama trên con đường đi tìm câu trả lời cho hạnh phúc, sự giải thoát khỏi đau khổ của con người đã đặt nền móng cho Phật giáo. Sau đó, các tôn giáo khác như Ki-tô giáo, Hồi giáo cũng ra đời.


Tuy nhiên, hầu hết lịch sử, con người vẫn sống trong bóng tối của hiểu biết, tri thức. Đến tận những năm 1500 (thế kỉ XVI), chỉ khi “con người thừa nhận sự ngu dốt” về thế giới, thiên nhiên, chúng ta mới bắt đầu có những chuyến chinh phục châu Mỹ, các đại dương, với nhiều hiểu biết và ánh sáng tri thức tìm được, nhân loại đã mở đầu thời kỳ mới, đạt được sức mạnh chưa từng có: cuộc Cách mạng Khoa học.

Phần 4: Cách mạng Khoa học

“Cách mạng Khoa học” bắt đầu cách đây khoảng 500 năm, trở thành tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp, cách đây 250 năm, tiếp tục mở cánh cửa cho cuộc cách mạng thông tin cách đây 50 năm và châm ngòi cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học vẫn còn đang non trẻ hiện tại.

Harari nghi ngờ rằng cuộc cách mạng công nghệ sinh học đã báo hiệu sự kết thúc của Sapiens: chúng ta sẽ được thay thế bằng những con người sinh học, những “cyborg” vô hạn, có khả năng sống mãi mãi.

Và những lý giải…

Cuốn sách cũng đưa ra nhiều cách lý giải, góc nhìn (không khẳng định) cho nhiều câu hỏi khác nhau: Tại sao trước năm 1500, một châu Âu tụt hậu so với châu Á hùng mạnh (với các đế quốc Trung Hoa, Mông Cổ…) lại có thể vươn mình thành “kẻ dẫn dắt thế giới” ? Lý do (theo tôi khá thuyết phục) đó là ở sự khác nhau về cách vận hành đất nước của chính quyền phương Đông và phương Tây.


– Trong khi các vị vua phong kiến phương Đông chỉ chăm chăm “thu thuế”, sử dụng thuế để làm chi phi cho chiến tranh, vận hành chính quyền… Thuế đã bào mòn nguồn lực sản xuất trong nước, dẫn đến việc kinh tế bị trì trệ. Phong kiến phương Đông luôn lo lắng cho sự tồn tại của chính quyền, họ nghĩ mọi cách duy trì chính quyền, ít đoái hoài đến khoa học, kinh tế. Một thực tế rằng châu Á không thiếu những phát minh, nhưng các vị vua chúa phong kiến lại không hề quan tâm đến việc ứng dụng khoa học vào thực tiễn.
– Còn châu Âu khi đó lại đang bận rộn với tham vọng chinh phục cuộc thám hiểm, hành trình khám phá, “tri thức là công cụ cai trị”. Chính sự thừa nhận “Tôi ngu dốt, tôi không biết gì ngoài kia” đã mở ra cuộc cách mạng tri thức, khoa học của phương Tây. Ngoài ra, tư bản thì liên tục đầu tư, tái đầu tư lợi nhuận để tạo ra lợi nhuận lớn hơn, điều này thúc đẩy kinh tế châu Âu đi nhanh, bỏ lại châu Á phía sau chỉ trong vài ba trăm năm.
Rất nhiều, rất nhiều câu hỏi, kèm nhiều lý giải khác nhau (một lần nữa tôi nhắc lại, chỉ nhận định quan điểm, không khẳng định) của tác giả đã hé mở điều thú vị về những “ngã rẽ” của lịch sử loài người.

…những nhược điểm và quan điểm gây tranh cãi

Loài người (thuộc chi Homo) đã tồn tại trong khoảng 2,4 triệu năm. Homo Sapiens – tổ tiên hoang dã của chúng ta – chỉ tồn tại trong 6% thời gian đó – tức là khoảng 150.000 năm. Vì vậy, một cuốn sách với tiêu đề chính là “Sapiens” đáng lẽ ra không nên có tiêu đề là “Lược sử loài người”. Dễ dàng nhận ra tại sao Yuval Noah Harari lại dành 95% cuốn sách của mình để nói về chúng ta như một giống loài ngu dốt, chúng ta chỉ biết mỗi về giống loài của mình mà thôi. Thực tế là lịch sử của Sapiens – cái tên mà Harari đặt cho chúng ta – chỉ là một phần rất nhỏ trong lịch sử loài người.

Hơn thế nữa, chỉ với 500 trang sách là một con số quá nhỏ để tóm gọn lại lịch sử 14 tỷ năm hình thành và phát triển của loài người, chưa kể Harari cũng dành nhiều dung lượng sách để nói về hiện tại và tương lai của chúng ta.

Kế đến là ý kiến của Harari cho rằng Cách mạng Nông nghiệp là một sự sai lầm lớn nhất lịch sử. Đây là một luận điểm thú vị nhưng chưa thật sự thuyết phục. Không có căn cứ hay chứng minh thực tiễn nào cho thấy rằng nếu không đi theo con đường nông nghiệp, cuộc sống của các Sapiens ngày nay sẽ tốt đẹp và tiến bộ hơn. Tất cả chỉ là sự suy đoán một chiều của tác giả. Ông cho rằng xã hội nông nghiệp làm tăng tỉ lệ bạo lực cũng như các vấn đề xã hội khác mà bỏ qua thực tế rằng, chính nhờ bước đệm tiền đề là nông nghiệp mà con người có thể được tạo cơ hội để tìm ra ngôn ngữ, chữ viết, hay thậm chí là những kỹ nghệ đáng quý hiện tại.

Tuy vậy, tựu chung lại thì “Sapiens – Lược sử loài người” vẫn là một cuốn sách đáng đọc để tìm hiểu về những nguyên sơ lý thú của con người. Với lối dẫn dắt vô cùng phóng khoáng và sâu sắc, cách lồng ghép các chi tiết lịch sử khéo léo, dễ hiểu, Yuval Noah Harari đã đem đến cho người đọc một tác phẩm ấn tượng và bổ ích.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Duy Trung

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ