Nhật ký luyện thi TOEIC từ con số 0

0 495

Co Mai Phuong
(Bài này cô copy từ FB của một bạn hs nào đấy – cô cũng ko biết tên – thấy đăng trên nhóm ghi là Nhóm Luyện thi TOEIC và có nhắc đến cô thì cô đọc – thấy hay quá nên share lại cho tụi em đọc! Trong bài viết cô có chỉnh sửa một số link cũ thay bằng link mới, còn nội dung cô ko sửa đổi gì! Cô cũng sẽ viết bài về cách luyện nghe từ con số 0 cho tụi em nhé!)

Bài viết này hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân của bản thân, nên không phải là cách hay nhất. Các bạn có kinh nghiệm hay phương pháp thì hãy cùng comment bến dưới chia sẽ nha. Và bài viết này có thể không giúp bạn đạt được Toeic 700+, nhưng ít ra nó sẽ giúp các bạn từ con số 0 đên 500.

Mình cũng như các bạn, mình được học anh văn ngay từ cấp 1, và suốt những năm cấp 2, cấp 3 môn anh văn dường như mình xem nó là kẻ thù số 1, và cũng miễn cưỡng để lấy cho đủ 6.5 để không bị khống điểm là vui lắm rồi. Và mình cũng ôn thi khối B nên việc học lệch là không tránh khỏi. Cho nên kết thúc tuổi 18 thì anh văn của mình vẫn là con số 0. Rồi đến khi vào Đại Học, cũng nghe thầy cô nói là anh văn rất quan trọng, nên cũng tập tành học dần, nhưng lần nào thì quyết tâm ấy dài lắm là 1 tháng rồi cũng tự nhủ còn quá sớm để học, và thế là mình bỏ cuộc. Mãi cho đến năm 3, bắt đầu đọc những tin tuyển dụng hay những thông báo học bổng, thì những công việc tốt đều yêu cầu toeic 500 có, 600 có, 700 cũng có, và cũng có những vị trí quản lí thì cần cả ielts 7.0…về mức lương thì đúng là hấp dẫn theo trình độ anh văn của bản thân. Nếu bạn có anh văn, thì thị trường lao động của bạn sẽ vươn xa hơn, không chỉ là ở Viêt Nam. Ngay cả việc học cao học nâng cao trình độ chuyên môn thì anh văn vẫn là công cụ mạnh nhất, vì tất cả những cuốn sách hay trên thế giới đều viết bằng tiếng anh cả, nên việc bạn giỏi tiếng anh, sẽ có kiến thức rất cao. Nên mình tự nhủ rằng, trước sau gì, sớm muộn gì rồi cũng phải học, trước sau gì cũng phải đối mặt, nên nếu học thì phải học cho đến cùng. Thay vì bắt đầu muộn, thì mình bắt đầu càng sớm càng tốt, tuổi càng lớn người ta nói càng khó học tiếng anh, nhưng mình không thấy vậy, do tuổi càng lớn, công việc quá nhiều hoặc dễ mặc cảm, nên cái đó mới chính là rào cản lớn nhất.

Khi mình bắt đầu học, mình vẫn luôn bâng khuâng là nên tự học hay nên học trung tâm nào đó. Nếu trung tâm đó, gặp 1 giáo viên giảng dễ hiểu thì đương nhiên quá trình luyện tập sẽ tốt hơn. Còn không, thì sẽ vừa tốn thời gian và tốn học phí nữa, đối với sinh viên thì học phí cũng là một vấn đề. Nên mình đã quyết định tự học. Lúc đầu thật sự mình cũng chẳng biết bắt đầu từ đâu vì tiếng anh có quá nhiều mảng kiến thức. Mình tìm đọc các kinh nghiệm học anh văn trên mạng, thì cũng có rất nhiều kinh nghiệm, những phần lớn đều có tính PR của trung tâm hoặc những kinh nghiệm được viết bởi những cao thủ nên chắc hẳn sẽ không phù hợp với người tự học bắt đầu từ con số 0 như mình. Rồi có những kinh nghiệm kêu mình hãy tập đọc thật nhiều, nghe thật nhiều, nhưng bản thân lại sợ, ví dụ như kêu hãy đọc báo thật nhiều, nhưng bản thân chắc do quá lười nên lại nghĩ, có những từ vựng hay cụm từ quá xa lạ, nếu đọc hết vừa phí thời gian vừa hại não nữa mà lại không cho thi nữa, nghe mình cũng nghĩ như vậy. Cũng lo sợ tốn thời gian vì những kiến thức lang man không cần thiết.

Nhưng mãi sau này mình mới hiểu, cứ lo sợ thì không làm được gì, phải lao vào thì bạn mới thấy được vấn đề, việc đọc 1 tài liệu tiếng anh dù không liên quan đến kì thi, nhưng nó cũng giúp khả năng tư duy, khả năng lắp ráp và triển khai từ vựng để có thể đọc hiểu tốt hơn, và trong bất cứ sách anh văn nào, dù là sách y học hay kĩ thuật vẫn có những từ và cụm từ hay gặp trong bất cứ kì thi nào. Còn việc nghe cũng thế, dù bạn nghe truyện, hay podcast, nhạc tiếng anh hay những bài giảng bằng tiếng anh, đều góp phần tăng kĩ năng tiếng anh của bạn cả, nhưng bắt buộc khi nghe bạn phải thật tập trung như vậy bạn sẽ mới nhanh chóng tăng kĩ năng nghe được, còn phương pháp nghe thụ động mình thấy không hiệu quả lắm, vừa làm tốn thời gian, vừa làm bạn buồn ngủ và tốn cả tiền điện nữa. Dẫn đến sẽ rất dễ nản.

Sau khi rảo trên mạng nhiều ngày, cũng tình cờ xem được clip nói về cách học toeic của cô Mai Phương
https://www.youtube.com/watch?v=5MC…
rồi mình cũng tạm hiểu được toeic là cài gì, ielts là cái gì. Video này cũng khẳng định 1 điều rằng, trong bất cứ ngoại ngữ nào thì việc học từ vựng cũng phải ưu tiên nhất, từ vựng và cụm từ càng nhiều thì những kĩ năng khác cũng dần được cải thiện. Và mình thấy thật sự đúng, trong toeic hay chứng chỉ khác, nếu có từ vựng vững bạn thừa sức để đạt điểm cao mà chỉ cần một ít kiến thức về ngữ pháp. Và dĩ nhiễn, có những câu trắc nghiệm nếu bạn nắm ngữ pháp bạn sẽ chọn được đáp án nhanh chóng, nhưng nếu nắm được nghĩa bạn sẽ tự tin với lựa chọn của mình rất nhiều. Nhưng từ vựng vẫn là ưu tiên số 1.

Rồi mình bắt đầu gặp vấn đề với từ vựng vì những ngày đầu học, làm part 5 thôi, mà mình cũng phải tra từ điển rất rất nhiều. Rồi mình tiếp tục tìm về phương pháp để học từ vựng thì xem được video này nói về cách học từ vựng khá hay
https://www.youtube.com/watch?v=7sO…
(Có 1 list 10 bài luôn)

Sau đó mình cũng đã làm theo nó, thời gian 1 tháng đầu, đúng là rất vất vả để đủ kiên nhẫn ngồi dịch 1 bài báo or part 7 của toeic .

Luyện tập dần rồi mình cũng làm tốt những câu từ vựng, nhưng mình cũng muốn làm nốt những câu ngữ pháp kia nữa, mà việc đọc 1 cuốn sách đôi khi cũng không đủ kiên nhẫn, nên mình xem những video bài giảng của cô Mai  Phương, gần như mình không bỏ qua bất kì video dạy tiếng anh free nào mà có trên mạng, ngay cả những video sữa đề thi đại học, vì ngữ pháp có người giảng sẽ dê hiểu hơn rất nhiều.
TOEIC VTV2 – cô Mai Phương https://www.youtube.com/watch?v=nMe… (List 30 bài luôn)

Từ đó dần dần mình cũng nâng cao trình độ, cũng được gọi là có 1 chút gì đó am hiểu khi so với số 0 của mình lúc đầu, Rồi mình đủ khả năng để tự giải đề, chỉ đôi lúc gặp nhưng câu khó, thì mình hỏi bạn bè trên các Group, còn nhưng câu đơn giản thì minh vẫn tự làm được, còn đối với part 7 thì bắt buộc phải trải qua quá trình rèn luyện dịch bài rồi. Dù trên mạng có rất nhiều thủ thuật, nhiều mẹo, nhưng những cái đó chỉ khi bạn đủ trình độ bạn mới có thể áp dụng. Giống như vật lí hay hóa học lúc thì đại học vậy, có rất nhiều mẹo tính nhanh, nhưng bạn không hiểu, bạn áp dụng công thức sẽ sai ngay.

Đối với bản thân mình việc luyện phần RC của toeic, bắt đầu từ những sách nào cũng vậy ( hiển nhiên là trừ những cuốn quá khó những toeic training 860 hay 900B chăng hạn ), vì chủ yếu là mình nắm được cách làm bài, cách đọc hiểu, và nắm được từ vựng. Nhưng, nếu bạn bắt đầu với những cuốn dễ thì bạn sẽ cảm thấy tự tin vì mình đã tự giải quyết được những câu đó, nên đỡ phải nản hơn. Bạn có thể tìm học những cuốn có tiếng việt như 900A của cô Mai Phương, bộ sách 4n4 420 520 620 …, nói chung những nào có giải thích là ok, như vậy sẽ tiện cho việc từ học và quen với văn phong trong toeic.

– Bigstep 1,2,3
– Very Easy TOEIC
– Longman Preparation Series for the TOEIC Test
– Starter TOEIC.
– Very Easy TOEIC
– TOEIC ANALYST

– STARTER TOEIC TOEIC. Các cuốn này đều cơ bản là dễ và cũng xuất bản khá lâu rồi, nhưng quan trọng là quá trình luyện tập, chứ trông mong vào 1 cuốn sách sát đề hoặc có những câu trong đề thi thì điều đó là không thể.

– Còn các bạn ôn quá gấp rồi, thì ôn hẳn bộ economy 1,2,3,4,5, vì cuốn này mọi người đều đánh giá là tốt để luyện thi toeic.

– Các bạn có thể học từ vựng trong bộ sách “600 essential words for the TOEIC Test”. Sách này có liệt kê 50 chủ điểm thường gặp trong bài thi TOEIC, Bài tập ngữ pháp trong cuốn sách rất dễ, chủ yếu là để nhớ từ vựng.

Còn ngữ pháp thì bạn nên xem cuốn Giai thích ngữ pháp cô Mai Lan Hương, mình thi dùng cuốn này để tra cứu, tức là lúc làm bài, gặp chỗ ngữ pháp đó, thì đem ra xem, chứ bắt mình ngồi đọc 1 cuốn ngữ pháp, thì mình thật sự không đủ kiên nhẫn rồi.

– Các bạn muốn nâng cao hơn thì tìm đọc:

+ TOMATO TOEIC
+ Hacker Toeic
+ Toeic training 860
+ Jim Toeic
+ 900B TOEIC

Việc tăng vốn từ vựng bạn có thể rèn luyện cấp tốc bằng cách nâng thời gian học lên, nhưng việc luyện nghe phải có thời gian ấn định cho nó, không thể hấp tấp được. Nên bạn không nghe được trong 1 2 tháng đầu là chuyện binh thường. Ngoài ra, để biết kĩ năng nghe của bạn tới đâu, thì nên kiếm 1 đề toeic mà bạn chưa từng làm, thì mới kiểm chứng được. Gỉa sử như bạn luyện nghe bằng cuốn economy LC 1, thì bạn đã quen với nó rồi, có thể bạn sẽ nghe được, nhưng đó là do trí nhớ của bạn về cuốn sách đó, chứ chưa chắc là bạn nghe được khi gặp 1 tình huống mới và vẫn là những từ vựng đó. Nên đừng vấp phải sự hoang tưởng này nhé.

Bạn có thể bạn đang được học với những người thầy rất giỏi, nhưng những kiến thức đó, bắt buộc bạn phải rèn luyện thì nó mới thành kĩ năng và kiến thức của bạn được.
Việc bạn học trong bao lâu để có được mục tiêu bạn đặt ra đều tùy thuộc vào sự luyện tập của bạn, đã ôn thì hãy tập trung, đừng kéo dài, sẽ làm bạn vừa tốn thời gian vừa không hiệu quả , và đừng giới hạn khả năng của bản thân mình.

<<<<<<<< IMPOSSIBLE = I’M POSSIBLE >>>>>>>>

Nghe nói dạo này cô Mai Phương chỉ dạy TOEIC ONLINE chứ OFFLINE thì cô dạy IELTS thôi. Tớ cũng bắt đầu chuyển sang luyên IELTS đây các bồ ạ!

Nguồn: Cô giáo Vũ Mai Phương

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ