9 bí quyết quản lý thời gian của “bậc thầy kiếm tiền”: Học hỏi ngay để công sức không “đổ sông đổ bể”
24h mỗi ngày là quá đủ cho chúng ta làm tất cả mọi việc nếu bạn áp dụng phương pháp quản lý thời gian sau.
Trên con đường vươn tới thành công, chúng ta phải không ngừng học tập, không ngừng nỗ lực và kiên trì tới cuối cùng để đạt được thành tựu cuối cùng, cần phải biết, thời gian sẽ dành vô vàn quả ngọt cho những người cần cù, và chỉ để lại một mái đầu bạc phơ với hai bàn tay trắng cho những kẻ lười biếng.
Thời gian mỗi ngày của một người là 24h, nhưng nếu nắm được các mẹo quản lý thời gian hiệu quả, bạn có thể kéo dài thời gian và khiến công việc của mình hiệu quả hơn gấp nhiều lần.
Cao độ cuộc đời một nửa bắt đầu với sự nỗ lực, một nửa là với sự lựa chọn; nỗ lực nâng cao tố chất, lựa chọn quyết định cuộc đời. Còn độ sâu của cuộc đời chính là không ngừng vượt qua chính mình, chạy đua với chính mình.
Có câu nói rằng, bạn không thể thay đổi độ dài cuộc đời, nhưng bạn có thể thay đổi độ rộng và độ lớn của nó, hãy để những mẹo quản lý thời gian hiệu quả dưới đây giúp bạn làm điều này.
1. Thiết lập một kế hoạch thời gian
Nhà triết học người Đức Arthur Schopenhauer từng nói: “Người tầm thường nghĩ cách làm sao để giết thời gian, người có năng lực quan tâm tới việc làm sao sử dụng thời gian hiệu quả nhất”.
Cuộc sống của rất nhiều người thành công đều rất bận rộn, nhưng nó không có nghĩa là họ bận rộn một cách mù quáng, không có mục đích, mục đích làm việc của họ, ngoài vì công ty, trách nhiệm, mà còn là làm sao đế sống cho trọn vẹn nhất.
Đầu tiên, dọn dẹp suy nghĩ của bạn, liệt kê ra những nhiệm vụ cần làm, thu thập tài liệu để nghiên cứu, rồi lập ra một thời gian biểu phù hợp, trong khả năng của mình, đốc thúc mình hoàn thành từng chút một.
Nhiều người sau khi lập thời gian biểu, vì cứ vội vội vàng vàng muốn có gắng cho xong nên bị phản tác dụng, phàm là chuyện gì cũng phải từng bước từng bước một mà làm, dẫu sao thì La Mã cũng đâu chỉ xây xong trong một giờ.
2. Thiết lập mục tiêu ở những giai đoạn khác nhau
Bạn có thể lập ra một mục tiêu, ngắn nhất là một tuần, sau đó dần dần đưa ra nhưng mục tiêu dài hạn hơn.
Trước tiên chia mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu trung hạn, rồi lại chia các mục tiêu trung hạn thành các mục tiêu nhỏ hơn. Đối với nhiều người, mục tiêu dài hạn thường là một ước mơ rất khó thành hiện thực, nhưng nếu chia nhỏ giấc mơ này ra, mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn rất nhiều.
Hành trình ngàn dặm cũng phải bắt đầu từ bước đầu tiên, dù mới bắt đầu, nỗ lực mà mình bỏ ra chỉ như hạt muối bỏ biển, nhưng hãy luôn tin rằng, mỗi nỗ lựa mà bạn bỏ ra đều có giá trị.
Ngược lại, nếu cứ tiến về phía trước mà không có mục tiêu gì, sẽ chẳng khác nào như đi trong bóng tối, không những không biết hướng đi mà còn phí công vô ích, thậm chí còn đánh mất cả chính mình.
3. Thay đổi tính chần chừ
Năm tháng trước giờ không chờ đợi ai cả. Phương pháp cơ bản giúp thay đổi thói quen lưỡng lự, chần chừ đó là phân chia công việc theo thời gian biểu, cố gắng hoàn thành công việc theo kế hoạch. Đừng cho mình cơ hội đưa ra những quyết định ngẫu nhiên dựa trên hoàn cảnh.
Ngoài ra, rất nhiều người vì theo đuổi sự hoàn hảo mà hay lưỡng lự, chần chừ, bạn có thể thử làm trước, để mình cảm nhận được sự không thoải mái của sự không hoàn hảo, một lần hai lần, dần dần bạn sẽ tiếp nhận được một điều rằng thực ra không phải việc nào cũng cần thập toàn thập mỹ cả, và cũng không cần thiết phải đợi tới khi cảm thấy hoàn hảo rồi mới bắt tay vào.
Dần dần, bạn sẽ vứt bỏ được cái tâm lý “ngày mốt rồi làm”, biến mình trở thành một người có kỷ luật hơn.
4. Tránh xa mạng xã hội
Nếu xung quanh bạn là điện thoại, máy tính mà bạn vẫn tránh xa được mạng xã hội, mà vẫn chuyên tâm được với công việc, vậy thì bạn quả thực rất giỏi, nhưng những người như vậy trong hiện thực cuộc sống lại không nhiều; còn nếu bạn không thể, vậy thì hãy quyết tâm thay đổi.
Chẳng hạn, đặt điện thoại ở chế độ im lặng hoặc tránh xa máy tính. Các mạng xã hội thường là thứ khiến con người ta mất tập trung vào công việc nhất, còn bạn nếu không muốn bị cám dỗ, hãy luyện tập giảm thiểu giờ sử dụng các thiết bị điện tử xuống ngắn nhất có thể.
Phương pháp thành công là chuyên tâm và nỗ lực, mà muốn chuyên tâm, bạn phải chống lại được cám dỗ bên ngoài, chỉ khi chuyên tâm vào làm việc, bạn mới cho ra được hiệu suất cao nhất.
5. Ngay lập tức hành động
Thế gian này làm gì tồn tại cái gọi là “thời cơ hành động hoàn hảo nhất”. Ở nới làm việc, hãy bắt đầu từ việc mình biết làm, tạo ra một môi trường làm việc thông thoáng để mình có thể lập tức đi vào được trạng thái làm việc, thoát ra khỏi phương thức làm việc kiểu bận rộn, phức tạp, hỗn loạn, luôn duy trì sự nhiệt tình và cầu tiến với công việc, không quá so đo mình phải làm nhiều việc hơn người kia hay gì, đừng chỉ biết mỗi ngày đi làm đều như một cái máy làm hết việc mình là thôi, ngồi xem phim, chơi điện tử.
Làm tốt trách nhiệm của mình, đồng thời chủ động phát hiện sở trường và bù đắp khuyết điểm của mình, thực hiện những điều có ý nghĩa hơn đối với bản thân và mọi người xung quanh, từ đó xác định con đường đi đến thành công cho riêng mình.
6. Học cách nắm bắt cơ hội
Thành công ngoài kiên trì ra, nếu bạn có thể đi trước, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn người khác. Cơ hội chính là: người khác không biết nhưng bạn biết, người khác không hiểu bạn hiểu, người khác lưỡng lự nhưng bạn lại quyết đoán, bởi lẽ cơ hội luôn dành cho những người có sự chuẩn bị.
Vì vậy, trước mắt, bạn bắt buộc phải lên kế hoạch cuộc đời mình sớm hơn những người khác, dù bạn có xuất chúng tới đâu, nhưng nếu không có sự nỗ lực của những ngày sau thì mọi thứ cũng sẽ chỉ là khiển binh trên giấy mà thôi.
Chỉ khi nỗ lực, dũng cảm tiến về phía trước, không sợ thất bại, bạn mới là kẻ thắng lợi sau cùng.
7. Đừng học quá nhiều thứ cùng một lúc
Nhà văn Pháp Romain Roland đã từng nói: thay vì tốn nhiều thời gian và công sức đi đào nhiều giếng cạn, chi bằng dành thời gian và sức lực ấy đi đào một cái giếng sâu. Phương pháp hiệu quả nhất chính là ghi lại những gì mình muốn học nhất, rồi học lần lượt theo mức độ cần thiết, lúc học thì cố gắng chuyên tâm để có thể học xong một cái gì đó trong thời gian ngắn nhất.
Làm gì cũng đừng quá ôm đồm, như vậy sẽ không thể cho ra những kết quả tốt nhất. Học cách chuyên tâm vào một thứ, sau khi tinh thông rồi thì tiếp tục khai thác thứ tiếp theo, đó mới là đạo thành công.
8. Học cách nói “không”
Không biết cự tuyệt người khác, hi sinh thời gian của bản thân, đặt yêu cầu của người khác lên trên nhu cầu của mình, vậy thì việc của bạn vĩnh viễn sẽ không thể hoàn thành đúng thời gian.
Từ chối là một môn học, bởi lẽ nhiều khi vì tình cảm mà dù rằng bản thân không tình nguyện cho lắm nhưng vẫn phải gật đầu nhận lời ai đó. Bạn có thể học cách làm sao để khéo léo chuyển sự chú ý của đối phương, hoặc dùng lý trí phân tích cho đối phương nghe lý do khách quan vì sao bạn lại từ chối họ.
Đừng vì từ chối người khác mà cứ phải canh cánh trong lòng, sống ở đời, khó tránh khỏi chuyện từ chối, dẫu sao thì đối phương cũng phải hiểu rằng không phải chuyện gì cũng có thể như ý muốn của họ.
9. Biết cách nghỉ ngơi thích hợp
Sống ở đời, bất kể là con đường nào cũng là dài hạn, biết cách nghỉ ngơi cho thích hợp giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, nhanh hơn và chính xác hơn. Dù công việc có bận rộn tới đâu thì việc làm sao để mình có động lực tiếp tục, làm sao để vui trẻ khỏe là điều quan trọng hơn hết. Thực hiện một vài hoạt động yêu thích của bạn vào lúc thích hợp, chẳng hạn như chạy bộ, du lịch, tiệc tùng.
Hãy cho phép bản thân dành ra một chút thời gian để nghỉ ngơi trong lịch trình bận rộn, bởi lẽ nghỉ ngơi có thể giúp bạn tập trung hơn sau đó và thắp lại niềm đam mê cho cuộc sống. Thành công là quan trọng, nhưng học cách yêu thương bản thân mới là con đường lâu dài.
Trên con đường vươn tới thành công, chúng ta phải không ngừng học tập, không ngừng nỗ lực và kiên trì tới cuối cùng để đạt được thành tựu cuối cùng, cần phải biết, thời gian sẽ dành vô vàn quả ngọt cho những người cần cù, và chỉ để lại một mái đầu bạc phơ với hai bàn tay trắng cho những kẻ lười biếng.
Theo Báo Dân Sinh
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : https://baihoc.com.vn/phat-trien-ban-than/9-bi-quyet-quan-ly-thoi-gian-cua-bac-thay-kiem-tien-hoc-hoi-ngay-de-cong-suc-khong-do-song-do-be.html