Khổng Tử: Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị

0

Albert Einstein từng nói buông bỏ là hạnh phúc. Ông khuyên người ta rằng Chức vị hay quyền lợi đều không ý nghĩa, dù vậy bạn vẫn hãy làm việc với tất cả niềm yêu thích để đạt được niềm hạnh phúc.

Trong một cuộc phỏng vấn khá nổi tiếng năm 1929, Albert Einstein đã mô tả điều khiến ông thật sự hạnh phúc. Ông nói:“Tôi hạnh phúc vì tôi không đòi hỏi thứ gì từ bất kỳ ai. Tôi không quan tâm đến tiền bạc.

Chức vị hay quyền lợi đều không có ý nghĩa gì đối với tôi. Tôi không cần những lời khen ngợi sáo rỗng. Điều duy nhất có thể mang lại cho tôi niềm vui, ngoài công việc, cây vĩ cầm và chiếc thuyền buồm của tôi, là sự đánh giá cao của những người đồng nghiệp.”

Đừng lo mình không có chức vị

Đừng lo mình không có chức vị, tại bản thân không đủ tài để đảm nhận mà thôi

Đừng ganh đua, so sánh bản thân mình với người khác, chỉ vì mình là một nhân viên bình thường, còn người khác bằng tuổi trẻ hơn mình mà là làm chức này chức nọ.

Tại vì bản thân mình không đủ tài, không đủ kinh nghiệm, kiến thức để đảm nhận chức vị đó thôi. Và hãy ngừng cái tư duy suy nghĩ so sánh bản thân mình với người khác.

Mỗi con người bản thân chúng ta. Mỗi người điều mang trong mình một mục tiêu và niềm đam mê khác nhau. Nếu bạn so sánh, bạn nên so sánh bản thân bạn ở hôm nay với bản thân mình ngày hôm qua, để cố gắng phân đấu đi lên mỗi ngày.

Đừng lo mình không có chức vị

Đừng tự hỏi vì sao mình giàu kinh nghiệm, có thâm niên công tác lại không được cất nhắc thăng chức như cậu chàng vừa nhận việc. Hãy thử xem mình đã đủ chủ động trong công việc hay chưa.

Câu chuyện sau kể về cô Julie, một nhân viên gương mẫu đã làm việc tại công ty gần 3 năm. Tuy nhiên, chuyện sẽ không có gì nếu không có việc mới đây, anh Jim, người mới được tuyển dụng chưa lâu được đề bạt ngay lên vị trí Giám đốc công ty.

Đừng lo mình không có chức vị

Không cam tâm, một ngày nọ, cô Julie có dịp hỏi chuyện Chủ tịch. Cô bắt đầu:

– “Thưa ông chủ, tôi đã từng đến trễ, về sớm hay bị kỷ luật bao giờ chưa?”.

Ông chủ chỉ đơn giản trả lời: “Không có”.

– “Vậy công ty có thành kiến với tôi không?”.

Ông chủ lúc này hơi sững sờ một lúc rồi trả lời: “Dĩ nhiên là không”

– “Tại sao người có trình độ chuyên môn thấp hơn cả tôi lại có thể được trọng dụng, mà tôi thì vẫn phải làm một công việc tầm thường?”

Ông chủ im lặng một lúc rồi mỉm cười nói: “Việc của cô chúng ta sẽ đợi một lát sẽ bàn, hiện giờ tôi đang có một việc gấp cần xử lý, nếu không vội cô hãy giúp tôi xử lý việc này trước đã?”

Cô Julie vui mừng ra mặt vì được “sếp” tin tưởng, chờ nghe ông giao việc.

Ông chủ nói tiếp: “Một khách hàng sẽ đến công ty để kiểm tra tình trạng sản phẩm, cô hãy liên lạc với họ hỏi xem khi nào họ đến?”

– “Đây là một nhiệm vụ quan trọng” – sếp còn nhấn mạnh thêm.

Bước ra đến cửa cô còn không quên quay lại cười với ông.

Sau 15 phút, cô quay trở lại văn phòng của ông chủ.

Ông chủ hỏi: “Cô đã liên hệ được với họ chưa?”

– “Đã liên hệ được với họ rồi nhưng họ nói rằng tuần tới mới có thể qua”.

Ông chủ hỏi tiếp: “Cụ thể là vào thứ mấy tuần sau?”

Cô gái ấp úng nói: “Cái này tôi chưa hỏi rõ”.

– “Vậy có bao nhiêu người đến?”

Cô lúng túng: “A! Sếp không nhắc tôi hỏi điều này….”

– “Vậy họ đến đây bằng tàu hỏa hay máy bay?”

– “Cái này ngài cũng không nhắc tôi hỏi!” Cô Julie thật sự đã rất hoang mang và sợ hãi.

Ông chủ đã không nói gì nữa, tiếp đó ông gọi anh Jim, người vừa được cất nhắc lên vị trí lãnh đạo. Anh Jim vào công ty trễ hơn cô 2 năm, hiện giờ đã là Giám đốc và là người đứng đầu của một bộ phận.

Ông chủ cũng giao nhiệm vụ tương tự như của cô. Sau một lúc anh ta quay lại.

Anh Jim cho biết: “Sự việc là như vậy…Họ sẽ đáp máy bay vào 3 giờ chiều ngày thứ sáu tuần sau, khoảng 6 giờ tối sẽ đến đây. Họ có tổng cộng 5 người do trưởng phòng tiêu dùng dẫn đầu. Tôi đã báo họ là công ty sẽ cho người ra sân bay để đón”.

– “Ngoài ra, họ còn có kế hoạch nghiên cứu 2 ngày tại đây. Cụ thể về lịch trình thì sau khi đến đây hai bên sẽ bàn bạc để biết rõ hơn. Để tạo thuận lợi cho công việc, tôi đề xuất sắp xếp họ ở tại khách sạn quốc tế gần đó, nếu ngài đồng ý, ngày mai tôi sẽ đặt phòng trước”.

– “Còn nữa, trong tuần tới dự báo thời tiết có mưa, tôi sẽ giữ liên lạc với họ bất cứ lúc nào. Nếu tình hình thay đổi, tôi sẽ báo cáo lại cho ngài ngay”.

Sau khi anh Jim rời đi, ông chủ đã quay sang nói với cô Julie: “Bây giờ chúng ta hãy nói về câu hỏi của cô”.

– “Không cần nữa ạ, tôi đã biết lý do, làm phiền ngài rồi.”


Bài học rút ra là: Không phải cứ ai đến trước và có thâm niên công tác là sẽ đóng một vai trò quan trọng. Mọi người đều bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, những việc tưởng như bình thường nhất. Hôm nay bạn tự mình dán những loại nhãn hiệu cho bản thân, có lẽ ngày mai nó sẽ quyết định bạn sẽ được giao cho những trọng trách nhiệm vụ gì.

Mức độ quan tâm về công việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc. Bất kỳ công ty nào cũng cấp bách cần những nhân viên chủ động và có trách nhiệm trong công việc. Những nhân viên xuất sắc thường không bao giờ thụ động chờ đợi người khác sắp xếp cho công việc. Ngược lại họ sẽ chủ động tìm hiểu những gì họ nên làm, và sau đó tự mình đi hoàn thành tất cả.

Không chỉ nhân viên rút ra được bài học quan trọng trong công việc, mà bản thân những ông chủ cũng rút ra được những bài học rất lớn từ câu chuyện này. Vị Chủ tịch công ty đã làm cho cô Julie thật sự tâm phục quyết định của ông mà không cần những lời nói hay giải thích gì nhiều.

Bất cứ ai cũng có một vị sếp và có cơ hội để làm sếp, nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo lớn, trước hết sếp cũng phải là những nhân viên giỏi. Nhân viên giỏi là người chủ động đưa ra đề xuất. Đã qua rồi cái thời mà các nhân viên thuộc cấp răm rắp nghe và làm theo các mệnh lệnh của nhà lãnh đạo.

Ngày nay, các nhà lãnh đạo rất cần các cộng sự của mình chủ động đưa ra những ý tưởng mới mẻ chứ không cần những con “ong thợ” luôn chờ được chỉ bảo nên làm điều gì. Những nhân viên giỏi sẽ nói “Tôi nghĩ chúng ta nên làm điều đó”, chứ không phải nói “Sếp muốn tôi làm điều gì?”.

Đừng lo mình không có chức vị

Những nhân viên giỏi luôn chủ động trong công việc, có khả năng tiên đoán và chủ động giải quyết công việc được giao. Những nhân viên năng động thường tự đặt ra câu hỏi: “Nếu tôi là sếp, tôi sẽ làm điều gì tiếp theo?”. Với cách tiếp cận công việc như vậy, họ sẽ chủ động giải quyết phần lớn các công việc thay cho sếp trước khi sếp nhận được thông tin về công việc.

Những nhân viên giỏi luôn chủ động và tự tạo công việc cho mình, luôn xác định mục tiêu rõ ràng, có thể định lượng về kết quả và đo lường thời gian hợp lý để hoàn thành mục tiêu đó. Họ cũng có khả năng vạch ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu và sẵn sàng báo cáo cho sếp bất cứ lúc nào về những diễn biến thực hiện.

Có nghĩa là, nhân viên giỏi chứng minh với sếp rằng họ hoàn toàn có thể làm chủ công việc của mình. Làm việc với sự chủ động và độc lập bản thân nó sẽ giúp cho nhân viên tìm thấy niềm vui và cảm hứng trong công việc.

Tổng hợp



Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tapchithanhcong.org/thanh-cong/khong-tu-dung-lo-minh-khong-co-chuc-vi-chi-lo-minh-khong-du-tai-de-nhan-lay-chuc-vi.html

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ