Nhà bác học đại tài Albert Einstein: Con người thế kỷ và trí tuệ nghìn năm có một!
Không chỉ là nhà vật lý học vĩ đại nhất mọi thời đại mà nhà bác học đại tài Albert Einstein còn là biểu tượng của văn hóa đại chúng.
Albert Einstein: Con người thế kỷ và trí tuệ nghìn năm có một!
Albert Einstein sinh ngày 14/3/1879, mất ngày 18/4/1955, là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người có công lớn trong việc đóng góp cho các lý thuyết khoa học của nhân loại. Ông đã phát triển thuyết tương đối tổng quát – một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại cùng với cơ học lượng tử.
Phương trình về sự tương đương khối lượng-năng lượng E=mc2của Albert Einstein được xem là phương trình nổi tiếng nhất thế giới. Trong cả cuộc đời tận tụy với vật lý, ông sở hữu nhiều thành tựu (trong đó có Giải Nobel Vật lý năm 1921), cùng với đó là số lượng bằng sáng chế khổng lồ lên đến 50 bằng.
Ông được xem là bộ óc vĩ đại của nhân loại,tạp chí Times gọi là Albert Einstein “Person of the Century” – tức “Con người của thế kỷ”, người có sức ảnh hưởng lớn lao đến nhân loại trong cả nghìn năm. Những thành tựu tri thức lớn lao của ông đã khiến tên gọi “Einstein” đã trở nên đồng nghĩa với từ “thiên tài”.
Ông nổi danh là một nhà vật lý lý thuyết, song các nghiên cứu của Einstein có ý nghĩa rất lớn với đời sống hàng ngày của nhân loại.Thật dễ dàng để quy chụp rằng các lý thuyết tương đối của Einstein hoàn toàn là lý thuyết, chỉ là những con chữ trên sách vở, nhưng chúng thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn nhiều hơn bạn nghĩ.
Chẳng hạn như lý thuyết tương đối rộng nói rằng lực hấp dẫn ảnh hưởng đến thời gian: Thời gian di chuyển nhanh hơn đối với các vật thể trong không gian so với các vật thể ở đây trên Trái đất.
Và điều đó có ý nghĩa sâu sắc đối với nhiều công nghệ không gian sau này, đặc biệt là độ chính xác của GPS – thứ công nghệ mà ngày ngày đang bao trùm lấy cuộc sống của cả nhân loại.
Albert Einstein không quan niệm rằng “thiên tài” là một khái niệm cao siêu vượt tầm với.
“Điều quan trọng là không ngừng đặt và đưa ra câu hỏi. Đừng bao giờ đánh mất sự tò mò thánh thiện.”, Albert Einstein luôn quan niệm.
Theo ông, con người sinh ra ai cũng là thiên tài. Mỗi người có một điểm nổi trội riêng, chỉ tiếc là không phải ai cũng đủ dũng cảm, niềm tin và trí tò mò để khám phá điểm mạnh đó của bản thân. 50 bằng sáng chế trong suốt cuộc đời ông là kết quả của quá trình tò mò và học hỏi không mệt mỏi.
Theo đó, Einstein thích mày mò với thiết bị điện tử và sáng chế ra một điều gì đó mới giống như cách ông đã làm với một chiếc máy ảnh hay thậm chí một chiếc tủ lạnh.
Cũng chính điều này đã giải thích cho việcAlbert Einstein không phải là một học sinh hoàn hảo. Ông sẵn sàng hi sinh để khám phá những thứ bản thân tò mò, song đối với những điều còn lại, Einstein hoàn toàn không hứng thú.
Ông nổi tiếng giỏi giang ở các môn vật lý và toán (thậm chí thành thạo phép tính vi phân và tích phân ở tuổi 15), nhưng từ chốihọc những môn không khiến ônghứng thú. Bằng chứng là khi tham gia vào kỳ thi tuyển sinh vào trường bách khoa ở Zurich, ông đã bỏ qua các phần ngôn ngữ, động vật học và thực vật học.
Ý tưởng Albert Einstein không phải là một học sinh hoàn hảo không khiến hình ảnh nhà bác học đại tài của ông bị xấu đi, ngược lại nó mang đến một Einstein gần gũi và thực tế hơn nhiều. Suy nghĩ “ai cũng là thiên tài” của ông cũng là một trong những điều truyền động lực, cảm hứng nhiều nhất cho những người noi theo tấm gương của Einstein để cố gắng.
BỎ ĐI CÁI MÁC THIÊN TÀI, ALBERT EINSTEIN là người mà ai cũng ngưỡng mộ
Không chỉ là một nhà khoa học đại tài, ông còn là một con người đáng được trọng vọng với những đức tính tốt đẹp. Trong đó nổi bật nhất là các hoạt động xã hội của Einstein trong việc bài trừ nạn phân biệt chủng tộc.
Vì rời Đức – đất nước quê hương vào năm 1933 để tránh sự khủng bố của Đức Quốc xã, Einstein rất nhạy cảm với sự phân biệt chủng tộc mà ông nhìn thấy ở Hoa Kỳ. Ôngtích cực trong các hoạt động bảo vệ quyền của người Mỹ gốc Phi và là thành viên của NAACP.
Khi ca sĩ da đen nổi tiếng Marian Anderson đến biểu diễn tại Princeton năm 1937 và bị từ chối vào một phòng khách sạn, Einstein đã ra mặt mời cô ở lại nhà ông. Trong một bài phát biểu năm 1946, ông đã phát biểu tại Đại học Lincoln của Pennsylvania (một ngôi trường danh tiếng trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi), ông gọi sự phân biệt là “căn bệnh của người da trắng”.
“Tôi không có ý định im lặng về điều đó”,Albert Einstein cho thấy sự quyết tâm của mình trong việc đẩy lùi vấn nạn kì thị, phân biệt chủng tộc trên một đất nước đa dạng về sắc tộc như Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó,Einstein còn được biết đến như một người luôn động viên, khuyến khích trẻ emtìm được những mục tiêu cuộc sống. Là một nhà bác học nổi tiếng, Einstein đã nhận được vô số thư từ công chúng.
Số lượng lớn email gửi đến khiến ông tất nhiên không thể hồi đáp tất cả, nhưng ông luôn cố gắng trả lời tất cả bức thư do trẻ em gửi đến. Chuyện kể rằng trong một lá thư, mộtbé gáiphàn nàn về những rắc rối mà môn toán học mang đến.
Einstein sau đó được cho là đã trả lời rằng, “Ta cũng chưa lần nào trong cuộc đời mơ được trở thành một người hùng. Cảm ơnbạnđã cho ta danh hiệu đó… Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong Toán học.”
Nhiều người sau này tìm cách phân tích bức thư hồi đáp của Einstein ở các khía cạnh lịch sử, ngôn ngữ,… để tìm xem nhà vật lý có ẩn chứa tầng ý nghĩa sâu xa nào trong bức thư của mình không.
Song, những dòng hồi đáp trên của ông không có ý nghĩa gì khác ngoài sự động viên, khích lệ pha chút hóm hỉnh của một người đi trước nói với thế hệ sau. Thời gian sau này, những email trả lời của Albert Einstein đối với trẻ nhỏ đã được biên soạn thànhmột cuốn sách có tên là Gửi giáo sư Einstein thân mến.
Tính đến nay, Albert Einstein đã qua đời 64 năm. Đã hơn nửa thế kỷ từ ngày thế giới mất đi một nhà bác học đại tài, song những thành tựu ông để lại cho đến nay vẫn luôn sống mãi.
Theo Tạp chí Phái mạnh ELLE Man
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : https://baihoc.com.vn/thanh-cong/nha-bac-hoc-dai-tai-albert-einstein-con-nguoi-the-ky-va-tri-tue-nghin-nam-co-mot.html