Tỷ phú Warren Buffett: Hôm nay có người được ngồi dưới bóng râm, là do anh ta đã kiên trì trồng cái cây đó từ lâu lắm rồi
Dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa thì điều ấy không thật sự là điều quan trọng. Mà quan trọng là sự kiên trì của bạn như thế nào. “Hãy cứ kiên trì với thất bại vì thành công đang chờ ở phía trước”.
Tài năng chưa phải là tất cả, mà sự bền bỉ và kiên trì mới làm nên thành công thật sự
Việc “luyện tập tạo nên sự hoàn hảo” nghe có vẻ rất hiển nhiên nhưng chỉ một số ít người có thể tự mình đi xa đến mức đó và gặt hái được những thành quả to lớn của việc luyện tập. Để một kỹ năng mới hoặc kiến thức mới thực sự trở thành của mình, cần phải thực hành một cách rất lâu dài và sâu.
Một số người có thể được thiên phú cho tài năng và trí tuệ hơn người. Nhưng khi bạn bắt đầu tin rằng thiên phú là yếu tố cần thiết nhất cho sự thành công, bạn đã tự mình xây dựng nên một bức tường cản trở con đường nỗ lực của mình trong cuộc sống.
Calvin Coolidge từng khẳng định: “Không có gì trên thế giới này có thể thay thế cho sự kiên trì. Các tài năng sẽ không làm điều đó; không có gì phổ biến hơn những người đàn ông tài năng nhưng không thành công. Trí tuệ sẽ không làm điều đó; trí tuệ vô song gần như phổ biến như một câu tục ngữ. Giáo dục sẽ không làm điều đó; thế giới đầy những kẻ lang thang với giáo dục. Kiên trì và quyết tâm là toàn năng”.
Bạn có thể giỏi và thậm chí giỏi ở một lĩnh vực nào đó mà không cần phải là người có tài năng bẩm sinh. Khi hai cá nhân đều tài năng như nhau, chỉ có nỗ lực hoặc luyện tập mới tạo nên sự khác biệt.
Chỉ với bàn tay không trong túi, bạn không thể leo lên nấc thang thành công! Chỉ có thiên phú không ai làm được gì nếu thiếu sự kiên trì! Sự khác biệt lớn nhất giữa bạn và Picasso hay Einstein, hoặc những bộ óc thiên tài của thời đại là họ đã biết tập trung trí óc và tâm hồn của mình vào một việc bản thân mình muốn làm.
Khi bạn xác định được hướng đi của bản thân và biến mọi thứ thành kỹ năng thay vì tài năng, cánh cửa thành công sẽ luôn chào đón bạn.
Đằng sau mỗi kỹ năng là hàng nghìn giờ tập luyện
Giá trị của sự bền bỉ không đến ngay tức thì mà đến từ tầm nhìn về tương lai. Nhũng giá trị đó hấp dẫn đến nỗi bạn sẵn sàng đánh đổi thời gian tích lũy để biến chúng thành hiện thực.
Khi bạn hiểu rõ những gì bạn muốn, tâm trí sẽ kiên định hơn – và kiên trì sẽ sinh ra trong hành động. Và sự nhất quán của hành động sẽ tạo ra sự nhất quán của thành quả.
Thực hành sâu và nhất quán không chỉ đơn giản là sự vội vã, mà là tìm kiếm một kế hoạch cụ thể, bao gồm một chu kỳ của các hành động riêng biệt.
Nếu bạn chọn mục tiêu lớn hơn, hãy làm việc vững vàng thay vì vội vàng hơn để đạt được mục tiêu đó và tiếp tục đo lường và điều chỉnh phạm vi tiếp cận khi bạn đến gần hơn với mục tiêu.
Mọi người từ bỏ quá sớm bởi vì họ có những kỳ vọng sai lầm về bản thân và kết quả. Con người thường mong đợi con đường đi dễ dàng, và họ sẽ ngạc nhiên và lung lay khi thấy thực tế hoàn toàn ngược lại. Sự nhiệt tình và những kỳ vọng nhanh chóng tan chảy.
Hãy nhớ rằng, không có cái gọi là thành công rẻ mạt. Mọi thành công đều phải đánh đổi bởi mười, một trăm thậm chí là một nghìn phần nỗ lực. Hãy luôn sẵn sàng mong đợi một chặng đường khó chứ không phải là một con đường dễ đi và bạn sẽ thấy cánh cửa thành công gần mình hơn.
Kiên trì cũng là yếu tố làm cho khoa học hoàn hảo. Einstein kiên trì và ở lại với các vấn đề lâu hơn để đảm bảo rằng ông tìm thấy chính xác những gì ông đang tìm kiếm. Einstein từng nói “Không phải tôi quá thông minh, chỉ là tôi kiên trì với những vấn đề lâu hơn.”
Khi sự kiên trì bền bi biến thành động lực và thành công
Sự kiên trì cho phép bạn tiếp tục hành động ngay cả khi bạn không cảm thấy có động lực để làm như vậy, và chính điều đó giúp bạn tiếp tục tích lũy thành quả.
Vào ngày 10 tháng 12 năm 1914, một vụ nổ lớn đã nổ ra ở West Orange, New Jersey. Mười tòa nhà trong nhà máy của nhà phát minh huyền thoại Thomas Edison, chiếm hơn một nửa địa điểm, đã chìm trong biển lửa. Máy móc trị giá hàng triệu USD và tất cả các giấy tờ liên quan đến nghiên cứu suốt đời của ông đã bị thiêu rụi thành tro.
Sau đó, tại hiện trường vụ cháy, Edison đã trả lời trên tờ The New York Times rằng: “Mặc dù tôi đã hơn 67 tuổi, nhưng tôi sẽ tiếp tục bắt đầu lại vào ngày mai.” Sự bền bỉ của Thomas Edison cũng đã được minh chứng trong câu nói nổi tiếng của ông, “Thiên tài là 1% thiên phú và 99% là mồ hôi”.
Những cái tên như Picasso, Mozart, Abraham Lincoln, Steve Jobs, Bill Gates và Elon Musk sẽ nhắc nhở bạn về tầm quan trọng của sự bền bỉ. Và tại sao nó đáng để chúng ta tiếp tục cố gắng.
Dale Carnegie nói: “Hầu hết những điều quan trọng trên thế giới đều được hoàn thành bởi những người không ngừng cố gắng khi dường như không còn chút hy vọng nào.”
Để cải thiện hiệu suất của bạn ở hầu hết mọi kỹ năng, hãy luyện tập thường xuyên, nhận nhiều phản hồi hơn để giúp bản thân luyện tập chính xác những gì còn thiếu và còn yếu. Không ngừng kiên trì luyện tập thường xuyên và tiếp tục điều chỉnh và nâng cao một cách phù hợp để tiếp tục tiến xa hơn trên con đường thành công.
Theo Trí thức trẻ
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : https://baihoc.com.vn/thanh-cong/ty-phu-warren-buffett-hom-nay-co-nguoi-duoc-ngoi-duoi-bong-ram-la-do-anh-ta-da-kien-tri-trong-cai-cay-do-tu-lau-lam-roi.html