Cha Panda: Chuỗi trà sữa được định giá tới 2.1 tỷ USD có gì khác biệt

0

Chuỗi trà sữa Cha Panda có trụ sở tại Thành Đô (Trung Quốc) trong 3 năm qua đã nhanh chóng mở rộng quy mô và hiện có hơn 7.000 chi nhánh.

Cha Panda: Chuỗi trà sữa được định giá tới 2,1 tỷ USD có gì khác biệt

Wang Xiaokun, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch chuỗi trà sữa Cha Panda vừa gia nhập danh sách tỷ phú thế giới sau khi định giá công ty đạt mức 2,1 tỷ USD nhờ vòng gọi vốn gần đây, theo Forbes.

Nắm 60% cổ phần, Wang (40 tuổi), hiện sở hữu khối tài sản trị giá 1,1 tỷ USD. Vợ ông, bà Liu Weihong, sở hữu khối tài sản trị giá 700 triệu USD nhờ nắm 33% cổ phần.

Được biết, chuỗi đồ uống (F&B) có trụ sở tại Thành Đô (Trung Quốc) trong 3 năm qua đã nhanh chóng mở rộng quy mô và hiện có hơn 7.000 chi nhánh.

Các món đặc trưng bao gồm trà trân châu khoai môn và trà xanh sữa hoa nhài. Hầu hết đều có giá không quá 3,6 USD (hơn 85 nghìn đồng).

Nhận định về kế hoạch IPO của Cha Panda, các chuyên gia phân tích cho rằng công ty cần thêm nguồn vốn mới để tăng số lượng các cửa hàng, đồng thời củng cố vị thế trong thị trường trà cạnh tranh khốc liệt.

Theo Jason Yu, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel Greater China trụ sở tại Thượng Hải, người tiêu dùng không có thói quen trung thành với bất kỳ thương hiệu nào vậy nên các công ty đều có cơ hội như nhau.

Cha Panda ra đời năm 2008, khi Wang bắt đầu mở cửa hàng bán trái cây và trà sữa cạnh trường cấp 2 Ôn Châu II. Cửa hàng đầu tiên rộng chưa đầy 20m2 song lại chính là nơi ông Wang đặt nền tảng để phát triển sự nghiệp.

Giá một cốc trà sữa ở tầm trung, bán theo hình thức mang đi, hơn nữa lại có hương vị thơm ngon khó tả nên nhanh chóng chinh phục được khách hàng.

Thời gian đầu, Cha Panda phát triển chậm. Mãi đến 2016, ông Wang mới nâng cấp cửa hàng và tự định vị thương hiệu là “trái cây tươi và trà Trung Quốc”. Hình thức kinh doanh nhượng quyền cũng được ông triển khai.

Đến 2020, mạng lưới Cha Panda đạt 531 cửa hàng. Công việc kinh doanh thực sự đã phất lên nhờ áp dụng mô hình nhượng quyền thương mại (Franchise).

Hiện chiến lược của thương hiệu này là phát triển các công thức pha chế và bán nguyên liệu cho các cửa hàng nhượng quyền nhằm giữ chi phí vận hành thấp hơn các đối thủ.

Tính đến tháng 8, tổng số cửa hàng mang thương hiệu Cha Panda đã tăng lên 7.117. Tính đến cuối tháng 3/2023, 44,9% cửa hàng có diện tích 30-49m2. 40,5% có diện tích 50-100m2. Tỷ lệ bán mang đi cũng tăng lên 58% vào năm nay.

Năm ngoái, Cha Panda đạt doanh thu 580,3 triệu USD, tăng hơn 16% so với 2022 và theo đó trở thành chuỗi cửa hàng trà lớn thứ ba tính theo doanh số bán lẻ ở Trung Quốc, theo nghiên cứu của Frost & Sullivan.

Để tiếp cận thêm nhiều tệp khách hàng trẻ tuổi, Cha Panda tài trợ cho các lễ hội âm nhạc, sự kiện văn hóa và triển khai chiến dịch quảng cáo trực tuyến.

Thương hiệu này thậm chí còn nhận nuôi một số con gấu trúc tại Cơ sở nghiên cứu nhân giống gấu trúc Thành Đô để tăng độ nhận biết thương hiệu.

Theo Forbes, thành công của Cha Panda chủ yếu đến từ việc kiểm soát chi phí đầu vào.

“Người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến giá cả vì các thương hiệu trà sữa không thực sự có nhiều điểm khác biệt”, đại diện Kantar Worldpanel nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Vũ Anh | Markettimes 

Thế giới bản tin

Nguồn: Vina Aspire
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ