40 năm, PVN đồng hành phát triển cùng đất nước

0

Ngày 29/8/2015 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập (3/9/1975 – 3/9/2015) và Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Điểm lại một số mốc son lịch sử, quyền Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc PVN Nguyễn Quốc Khánh cho biết: Hơn 5 năm sau khi thành lập, tháng 6/1981, dòng khí đầu tiên của Việt Nam được đưa vào khai thác cung cấp nhiên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp nhẹ khu vực Tiền Hải – Thái Bình; và 10 năm sau ngày thành lập, ngày 26/6/1986, tấn dầu đầu tiên của Việt Nam được khai thác từ mỏ Bạch Hổ; kể từ đó Việt Nam đã bước vào danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô, đánh dấu một bước tiến vững chắc, khẳng định một tương lai đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp khí Việt Nam.

PVN đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp khí – điện và dịch vụ dầu khí, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng đất nước.

Từ điểm mốc khai thác m3 khí đầu tiên (tháng 6/1981) và khai thác tấn dầu thô đầu tiên (tháng 6/1986), đến nay, PVN đang khai thác 25 mỏ dầu khí ở trong nước và 10 mỏ ở nước ngoài, với tổng lượng khai thác đến nay đạt trên 445 triệu tấn quy dầu.

Công tác thu hút đầu tư và thực hiện đầu tư phát triển được đẩy mạnh, tiến độ các dự án đầu tư được đảm bảo, các công trình được đưa vào hoạt động đạt hiệu quả kinh tế-xã hội cao. Cụ thể, PVN đang triển khai thực hiện 66 hợp đồng dầu khí, với tổng vốn thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần15 tỷ USD.

Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật công nghiệp khí hiện đại với 3 đường ống dẫn khí: Bể Cửu Long-Dinh Cố; Nam Côn Sơn 1-Nam Côn Sơn 2 (giai đoạn 1) và PM3 Cà Mau, gắn liền với các nhà máy chế biến khí, hạ tầng công nghiệp khí thấp áp… đang được vận hành an toàn và hiệu quả, hàng năm cung cấp trên 10 tỷ m3 khí.

Các nhà máy nhiệt điện khí Cà Mau 1,2; Nhơn Trạch 1,2; nhiệt điện than Vũng Áng 1; nhà máy thủy điện Hủa Na, Dăkdring… với tổng công suất đạt trên 4.200 MW, được đưa vào vận hành hiệu quả, đến nay đã sản xuất và cung cấp cho lưới điện quốc gia trên 100 tỷ kWh….

Nhà máy lọc dầu và nhà máy PP Dung Quất – biểu tượng tiêu biểu của ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam được đưa vào hoạt động từ năm 2009 đã ghi dấu mốc hoàn chỉnh cho quá trình xây dựng ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam; đến nay đã sản xuất gần 30 triệu tấn sản phẩm xăng dầu, đáp ứng 30% nhu cầu nhiên/nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, giao thông và tiêu dùng của nhân dân.

Nghi thức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập

Các dự án trọng điểm như dự án phát triển khai thác khí lô B, 48/95, 52/97; liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, tổ hợp lọc hóa dầu miền Nam… đang được PVN tích cực triển khai.

Bên cạnh đó các dịch vụ kỹ thuật thăm dò khai thác dầu khí, xây lắp dầu khí, vận tải dầu khí… đã được hình thành, phát triển và có tỷ trọng đóng góp đáng kể vào doanh thu của PVN, luôn chiếm tỷ trọng 25-30% trong tổng doanh thu tập đoàn.

Tổng doanh thu của PVN đã đạt gần 290 tỷ USD, luôn duy trì mức tăng trưởng doanh thu bình quân gần 20%/năm, tạo được nguồn vốn chủ sở hữu gần 405 tỷ đồng, tổng tải sản toàn tập đoàn 750 nghìn tỷ đồng.

Nộp ngân sách nhà nước trên 87 tỷ USD, chiếm trung bình 25-28% tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm….

Quyền Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc PVN Nguyễn Quốc Khánh cũng cho biết, trong những năm qua, phong trào thi đua đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế thiết thực, trong giai đoạn 2010-2015, PVN đã có trên 300 đề tài nghiên cứu khoa học, với hơn 2.600 sáng kiến; trong đó có 834 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sáng chế được công nhận làm lợi cho ngành dầu khí và đất nước hàng trăm triệu USD.

Qua các phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong 5 năm qua, toàn tập đoàn đã tiết kiệm được tổng cộng hơn 3.000 tỷ đồng.

Bước sang giai đoạn 2016 – 2020, Tập đoàn đã đặt ra mục tiêu, xây dựng PVN trở thành doanh nghiệp chủ lực của ngành dầu khí đất nước, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; hoạt động hiệu quả, bền vững, giữ vai trò chính đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho đất nước.

 

Tôn vinh các tập thể đã có những thành tích xuất sắc trong thời gian qua.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, ông Uông Chu Lưu, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, 40 năm qua, kể từ ngày thành lập 3/9/1975, nhiều thế hệ cán bộ công nhân, viên chức Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã đoàn kết nhất trí, đồng tâm hiệp lực, nỗ lực phấn đấu bằng tất cả sức lực trí tuệ và cả mồ hôi, xương máu của mình, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để xây dựng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ngày càng lớn mạnh, có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Thay mặt các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi ghi nhận và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả và quyết liệt của tập thể lãnh đạo, sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ, công nhân viên lao động Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng những thành tựu to lớn mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã đạt được trong những năm qua… Tôi mong muốn và tin tưởng rằng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ tiếp tục vượt qua những khó khăn, thách thức, chủ động, sáng tạo hơn nữa, phát huy truyền thống của đơn vị Anh hùng và những thành tích đã đạt được để cùng cả nước hoàn thành những mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra”, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị toàn thể cán bộ công nhân viên chức và người lao động Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phát huy tinh thần thi đua yêu nước và truyền thống của ngành, xác định rõ nhiệm vụ, có các giải pháp hiệu quả thực hiện thành công Chiến lược phát triển của Ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 đã được Bộ Chính trị xác định tại Nghị quyết số 41 ngày 23/7/2015. Tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu:

Một là, quán triệt sâu sắc tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020, Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam … để cụ thể hoá thành chương trình, kế hoạch hành động với các giải pháp sáng tạo, cách làm phù hợp, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Hai là, tiếp tục chủ động bám sát diễn biến giá dầu thô trên thế giới, dự báo các kịch bản để đề ra các giải pháp phù hợp; chủ động ứng phó; chủ động làm việc với các đối tác liên doanh trong nước và nước ngoài, các nhà điều hành khai thác mỏ để rà soát, tối ưu hóa chương trình khai thác dầu khí, cắt giảm tối đa các chi phí, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư; bảo đảm sản lượng khai thác dầu thô đạt hiệu quả kinh tế và xã hội; tích trữ dầu thô và dầu sản phẩm hợp lý, khi giá dầu giảm sâu để đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước và hiệu quả đầu tư của Tập đoàn.

Ba là, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần từng bước nâng cao vị thế và vai trò của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong chuỗi dầu khí toàn cầu. Tập trung nâng dần giá trị gia tăng các sản phẩm dầu khí. Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm.

Bốn là, thực hiện đúng yêu cầu, tiến độ, đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm hiệu quả và đúng pháp luật. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới hiện đại để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh và hội nhập. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống quan liêu, tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xây dựng Đảng bộ và các đơn vị của Tập đoàn trong sạch, vững mạnh. Hợp tác có hiệu quả với Bộ Quốc phòng và các lực lượng để bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biển đảo của Tổ quốc.

Nguồn: NangluongVietnam.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ