Ảrập – Iran: Cuộc chiến dầu mỏ đang nóng trở lại
Ảrập Xêút và Iran đang không còn chiến trường để có thể lao vào giành lấy thị phần như trước sau khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) tuyên bố tổ chức một cuộc họp để tìm cách bình ổn giá dầu.
Việc giá dầu giảm hơn 20% cách đây 2 tuần đã khiến một loạt các quốc gia thuộc OPEC phải lên tiếng.
Ngày 8/8, Chủ tịch OPEC – ông Mohammed Al Sada tuyên bố sẽ tổ chức một buổi họp thân mật tại Algiers vào tháng sau để thảo luận về việc bình ổn thị trường.
Ngày 9/8, Tổng thống Venezuela – ông Nicolas Maduro, cho biết ông sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo Ảrập Xêút về việc thúc đẩy giá dầu.
Tăng trưởng sản lượng dầu mỏ của Ảrập Xêút (màu xanh) và của Iran (này trắng) kể từ năm 2012 tới nay
Tuy nhiên, hành động của một số nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất OPEC lại càng khiến xu hướng giảm trở nên rõ rệt hơn. Ảrập Xêút, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã tăng mức sản lượng lên con số kỷ lục 10,67 triệu thùng/ngày vào tháng 7. Tại Iran, sản lượng đã tăng lên mức 3,85 triệu thùng/ngày – mức cao nhất kể từ năm 2008.
Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, nhà phân tích Abhishek Deshpande của Natixis SA (London) nhận định những động thái tăng sản lượng của 2 nhà sản xuất hàng đầu thế giới này cho chúng ta thấy Ảrập Xêút sẽ không thu hẹp quy mô sản xuất, đặc biệt là khi Iran đang có xu hướng bơm thêm dầu vào thị trường để giành lại thị phần đã mất. Ông Deshpande tỏ ra hoài nghi về khả năng một thỏa thuận cụ thể sẽ đạt được từ cuộc họp sắp diễn ra của OPEC.
Tăng mạnh dịp hè
Ảrập Xêút thường tăng cường sản xuất vào mùa hè nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng cao. Quốc gia này đã tham gia một cuộc chiến thị phần với đối thủ Iran và quyết định giảm giá để giữ các khách hàng tại châu Á – những người trả nhiều tiền nhất cho Ảrập Xêút nói riêng và thị trường dầu mỏ nói chung.
Ngày 10/8, Kuwait cho biết họ sẽ giảm giá thêm đối với mặt hàng dầu mỏ tại châu Á. Cụ thể, dầu giao tháng 9 sẽ được giảm 2,65 USD/thùng và dầu giao tháng 8 sẽ được giảm 1,70 USD/thùng.
Iran đang thúc đẩy quá trình tăng sản lượng dài hạn của mình sau khi được nới lỏng các biện pháp trừng phạt vào tháng 1. Quốc gia này đã thông qua mô hình mới cho dầu giao sau và chính phủ hy vọng rằng các công ty nước ngoài sẽ đầu tư khoảng 50 tỷ USD mỗi năm vào ngành dầu mỏ Iran. Bộ trưởng Dầu mỏ – ông Minister Zanganeh, dự kiến sản lượng của Iran trong vòng 5 năm tới sẽ tăng lên mức 4,6 triệu thùng/ngày.
Giới hạn sản lượng
Các thành viên nhỏ hơn của OPEC đã từng kêu gọi một thỏa thuận giới hạn sản lượng sản xuất sau khi giá dầu bắt đầu sụt giảm từ giữa năm 2014. Tổng thống Maduro đang tiếp cận với những người đứng đầu của các quốc gia Saudi Arabia, Russia, Iran và Qatar nhằm bình ổn giá khi giá mặt hàng này đã tơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua cách đây hai tuần.
Một nỗ lực tương tự từng diễn ra vào tháng 4 nhưng thất bại bởi Ảrập Xêút yêu cầu tất cả các bên đều phải tham gia. Vào cuộc họp hồi tháng 6 của OPEC, một đề xuất về sản lượng mục tiêu cũng không đạt được hiệu quả. Iran đã phản đối giải pháp này họ vẫn đang phải tìm cách phục hồi lại sản lượng như trước khi chịu lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây.
Các quốc gia thuộc OPEC đã không thể làm sống dậy đề xuất vào tháng 4 và không nhà phân tích nào tin rằng một thỏa thuận tương tự sẽ đạt được vào cuộc họp tháng 9.
Diễn biến giá dầu WTI và các sự kiện từ đầu năm tới nay
Các biện pháp can thiệp từ ông Maduro hay ông Al Sada, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Qatar, sẽ được thúc đẩy bởi những điểm yếu trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Giá dầu Brent giao sau giảm đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/6 ở tăng hơn 10% lên mức 46,97 USD/thùng. Trước đó 2 tuần, đã có thời điểm giá mặt hàng này rơi xuống mức 41,51 USD/thùng.
Giám đốc phân tích Eugen Weinberg của Commerzbank AG (Frankfurt) cho rằng các cuộc thảo luận có kế hoạch của OPEC có tể bị coi là một giải pháp rẻ tiền nhằm cố gắng và bình ổn giá dầu. Nhiều khả năng sự tự tin của OPEC sẽ tiếp tục giảm xuống vì cuộc họp sắp tới.
Thegioibantin.com
Theo: NDH/ Bloomberg