Các nhà đầu tư dầu mỏ bắt đầu hướng về Cuba?

0

Một trong những giếng dầu và khí đốt dồi dào còn sót lại trên hành tinh hiện đang nằm tại bờ biển phía tây bắc Cuba. Khả năng đảo quốc này sẽ đẩy mạnh khai thác khi mối quan hệ với Mỹ đã cải thiện.

Khai thác dầu mỏ có thể giúp nền kinh tế Cuba tăng trưởng nhưng nó lại khiến các nhà bảo vệ môi trường và ngành du lịch Mỹ lo ngại về những hậu quả khôn lường.
Theo AP, việc Cuba bùng nổ khai thác dầu mỏ sẽ không thể sớm xảy ra ngay cả khi Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận kinh tế, bởi giá dầu hiện đang ở mức thấp và nhiều khu vực khác có địa hình khai thác thuận tiện hơn là Cuba.“Cuba hiện không phải là nơi mà các nhà khai thác muốn tới”, nhà phân tích chiến lược trong lĩnh vực khai thác và sản xuất dầu mỏ, khí đốt tại công ty phân tích IHS của Mỹ nói.

Giàn khoan dầu Songa Mercur của Nga tại Cuba.

Lâu nay, ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt của Cuba đã để ngỏ cánh cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Song, dưới sức ép từ lệnh cấm vận từ Mỹ, một số công ty đi đầu trong lĩnh vực công nghệ khoan nước sâu trên thế giới đã khước từ tới Havana. Do đó, Cuba chỉ có thể sản xuất ở mức 55.000 thùng dầu mỗi ngày. Trong đó, 1/3 sản lượng do công ty Sherritt International của Canada đảm trách.

Tuy nhiên, Cuba hiện đang cần 155.000 thùng dầu/ngày. Để lấp khoảng trống, Cuba đã ký hợp đồng mua dầu của Venezuela từ dưới thời Tổng thống Hugo Chavez. Nếu so sánh, thì chỉ riêng một dàn khoan nước sâu lớn của Mỹ tại Vịnh Mexico đã có thể sản xuất 200.000 thùng dầu/ngày.

Ngoài ra, một số dự án lớn khai thác dầu tại Cuba trong những năm gần đây cũng không thu được thành công. Gần nhất là công ty Repsol của Tây Ban Nha đã phải bỏ dở dự án khai thác kéo dài 1 năm vào năm 2012 vì lượng dầu tìm thấy ngoài khơi không đáng kể.

Theo chuyên gia Fryklund, hiện nay, các công ty dầu mỏ của Mỹ từng bị cấm hợp tác làm ăn tại Cuba, có thể cung cấp công nghệ cho các nhà khai thác tại Cuba để giúp họ tăng sản lượng. Thậm chí, các tập đoàn tinh chế của Mỹ có thể tìm thấy thị trường mới tiêu thụ xăng dầu và diesel tại Cuba, cũng như cung cấp công nghệ tinh chế. Bởi lâu nay, Cuba vẫn đang phải vật lộn đi tìm đối tác tài trợ nâng cấp mở rộng hoạt động tại công ty tinh chế dầu mỏ lớn nhất nước này mang tên Cienfuegos.

Song, dù mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba đã được cải thiện sau khi lãnh đạo hai nước tuyên bố bình thường hóa quan hệ, Havana vẫn phải đối mặt với một thực tế khó khăn là giá dầu thế giới đang ở mức thấp.

Việc giá dầu thế giới giảm gần 50% đã gây tác động lớn tới các cường quốc phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ như Venezuela và Nga, hai quốc gia tài trợ lớn nhất cho Cuba.

“Không một người bạn nào của Cuba hiện còn đủ năng lực tài chính để hỗ trợ cho Cuba”, Jorge Pinon, cựu Chủ tịch Công ty Amoco Oil Latin America nhận định.

Ngoài ra, chính việc giá dầu ở mức thấp đã khiến các công ty khai thác tránh xa những dự án nhiều rủi ro bởi cho phí đầu tư lớn nhưng giá trị thu được thì thấp hơn rất nhiều.

Mặc dù, Cuba nằm ở vị trí khá gần với một trong những bãi khai thác dầu nước sâu lớn nhất tại Vịnh Mexico nhưng địa lý dưới nước của Cuba lại hoàn toàn khác biệt với toàn khu vùng Vịnh.

Theo ước tính của Viện Điều tra địa lý Mỹ, lượng dầu tại Cuba hiện vào khoảng 4,6 triệu thùng chưa được khai thác. Còn Vịnh Mexcico chứa lượng dầu nhiều gấp 10 lần so với Cuba.

Mặc dù, Cuba có thể đưa ra những chính sách ưu đãi để chào mời các tập đoàn khai thác tới làm việc nhưng hiện nay, chỉ những công ty quy mô nhỏ mới sẵn lòng đối mặt với rủi ro lớn để tham gia cùng Cuba.

Nguy cơ dầu loang

Mối quan tâm lớn nhất hiện nay với các nhà bảo vệ môi trường và ngành du lịch Mỹ là liệu rằng hoạt động khai thác dầu mỏ tại Cuba có diễn ra theo đúng quy chuẩn an toàn quốc tế và khả năng ứng phó trước hiện tượng dầu loang, theo cựu nghị sĩ Mỹ Bob Graham.

Ông Graham nhấn mạnh họ lo ngại rằng hiện tượng loang dầu có thể nhanh chóng ảnh hưởng tới môi trường sinh thái cũng như doanh thu lớn từ các bãi san hô và bãi biển nằm gần bờ biển Florida và Caribe.

Nhà máy tinh chế dầu mỏ Cienfuegos của Cuba.

Theo lệnh cấm vận kinh tế mà Mỹ áp đặt với Cuba và hiện vẫn đang có hiệu lực, bất cứ sản phẩm nào chứa hơn 10% linh kiện sản xuất tại Mỹ sẽ không được phép bán tại Cuba và cho nhà thầu Cuba. Quy định này được áp dụng với cả các hệ thống khoan dầu hiện đại.

Ông Graham chia sẻ: “Cần có những sửa đổi về luật cấm vận để Cuba được sử dụng những trang thiết bị khoan dầu hiện đại”.

Phát ngôn viên Cục Quản lý đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA),Ben Sherman cho hay cơ quan này đã phối hợp với lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia cùng các ban ngành để nghiên cứu nguy cơ xảy ra các vụ việc dầu loang gần eo biển Florida và Bahamas.

NOAA còn chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật đối phó với hiện tượng dầu loang với nhiều quốc gia vùng Caribe bao gồm Cuba.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Associated Press (AP) của Mỹ. Đây là hãng tin lớn nhất trên thế giới, có trụ sở tại New York. AP cũng là một trong những nguồn cung cấp tin tức lớn nhất cho các tờ báo, đài truyền hình và đài phát thanh trên thế giới.

Nguồn: nangluongvietnam.vn, Infonet/ Associated Press

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ