Châu Mỹ sẽ trở thành thủ đô năng lượng của thế giới

0

Hơn nửa thế kỷ qua, Trung Đông đã là trung tâm cung cấp năng lượng cho cả thế giới với nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt dồi dào. Nhưng sang đến những năm 2020, các nhà phân tích dự đoán, châu Mỹ, chứ không phải Trung Đông sẽ là thủ đô năng lượng của thế giới.

vinh-mexico-477x305
Sang những năm 2020, thủ đô năng lượng của thế giới không phải ở Trung Đông nữa mà sẽ dịch chuyển về phía Tây Bán Cầu, nơi sẽ có những nước cung cấp dầu mỏ khổng lồ và đầy uy lực như Saudi Arabia và Kuwait trong thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Nguyên do của sự thay đổi này là các thành tựu kỹ thuật và yếu tố chính trị.Từ lâu, các nhà địa chất đã phát hiện ra rằng châu Mỹ là khu vực rất giàu hydrocarbon còn đang ở dạng tiềm năng, khó khai thác ở các mỏ ngoài khơi, các vùng đá phiến sét trên bờ và những cấu tạo dầu nặng. Theo nghiên cứu tính toán, trữ lượng dầu mỏ phi truyền thống ở Mỹ là 2 nghìn tỉ thùng; ở Canada 2,4 nghìn tỉ thùng và ở Nam Mỹ là 2 nghìn tỉ thùng. Trong khi đó, các nguồn dầu phi truyền thống ở Trung Đông và Bắc Phi chỉ đem lại được 1,2 nghìn tỉ thùng dầu. So sánh những con số đó với nhau thì có thể thấy được tiềm năng hydrocarbon vô cùng to lớn của châu Mỹ, vấn đề là ở chỗ “mở khóa” kho tài nguyên này như thế nào và khai thác chúng một cách kinh tế.oil-shale-477x242

Châu Mỹ là khu vực rất giàu hydrocarbon còn đang ở dạng tiềm năng, khó khai thác ở các vùng đá phiến sét,…

Nhưng kể từ đầu những năm 2000, các vấn đề đó phần lớn đã được giải quyết bởi sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng. Chỉ trong vòng chưa đầy một thập kỷ, với sự tiến bộ của kỹ thuật khoan ngang cùng nhiều kỹ thuật mới khác, lượng khí đốt chiết xuất từ đá phiến sét từ chỗ hầu như không có gì đã tăng vọt và chiếm tới 15 – 20% nguồn cung khí đốt của Mỹ. Đến năm 2040, ước tính lượng khí đốt chiết xuất từ đá phiến sét sẽ chiếm tới 40% nguồn cung khí đốt của quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới này. Và bây giờ, người Mỹ đã bắt đầu lo lắng về việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm “cây nhà lá vườn” này của mình.

Bên cạnh đó, sản xuất dầu mỏ trên bờ ở Mỹ, sau hai thập kỷ giảm sút đã có một sự trở lại đầy bất ngờ với việc sản xuất dầu mỏ từ đá phiến dầu, một kỹ thuật chiết xuất hydrocarbon từ đá trầm tích. Theo dự đoán của các nhà phân tích, trong vài năm tới, chỉ riêng dầu chiết xuất từ đá phiến dầu khu vực Great Plain và Texas sẽ đạt 1,5 triệu thùng/ngày và cung cấp 8% nhu cầu tiêu dùng dầu mỏ của cả nước Mỹ.da-phien-dau-477x247

Khu vực đá phiến dầu Eagle Ford ở Texas (Mỹ) hiện tại đang sản xuất 71 nghìn thùng dầu/ngày

Những sự phát triển này lại làm dấy lên một câu hỏi “còn làm gì nữa” cho ngành công nghiệp năng lượng của Mỹ khi giá dầu vẫn cao và công nghệ thì liên tục tiến bộ. Tăng tỷ lệ thu hồi dầu từ các giếng cũ để chống sụt giảm sản lượng cũng là một ví dụ. Nhưng trên tất cả, các nhà phân tích mong đợi việc khôi phục khoan dầu ở vịnh Mexico sẽ bổ sung cho nước Mỹ thêm 1 – 2 triệu thùng/ngày. Và khi đó, sẽ còn dài mới đến lúc người ta nói đến chuyện sản xuất dầu mỏ đã đạt đến mức đỉnh.vinh-mexico-477x305

Việc khôi phục khoan dầu ở vịnh Mexico sẽ bổ sung cho nước Mỹ thêm 1 – 2 triệu thùng/ngày

Những triển vọng tương tự cũng được nhìn thấy ở nhiều nơi khác trên châu lục phía Tây Bán cầu. Người ta cho rằng, Brazil có thể khai thác được 2 triệu thùng/ngày từ “kho báu vàng đen” đang ẩn dưới lớp muối dày đặc trên hàng trăm nghìn km2 bề mặt Đại Tây Dương mà vài năm trở lại đây, tiến bộ công nghệ mới cho phép con người “truy cập” tới những mỏ dầu muối này. Và câu chuyện mới nhất là câu chuyện về mỏ dầu được tìm thấy tại khu vực khai thác Albacora, vùng lòng chảo Campos, cách bờ biển Brazil 170 km và ở độ sâu 4.385 mét. Theo công bố của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Brazil – Petrobras, mỏ dầu muối này có trữ lượng ước tính 80 tỷ thùng dầu và có tiềm năng đưa quốc gia Nam Mỹ này trở thành một nước xuất khẩu dầu thô lớn thế giới.110817_lula-477x306

Người ta cho rằng, Brazil có thể khai thác được 2 triệu thùng/ngày từ “kho báu vàng đen” đang ẩn dưới lớp muối dày đặc trên hàng trăm nghìn km2 bề mặt Đại Tây Dương

Một câu chuyện tương tự cũng được kể ở Canada, nước sản xuất cát dầu lớn nhất thế giới hiện nay. Cát dầu của Canada, hay các lớp cát hắc ín, như chất nhờn được biết đến, ngoại cỡ trên mọi phương diện. Chúng chứa 174 tỉ thùng dầu có thể thu hồi được một cách có lợi nhuận, và 141 tỉ thùng khác đáng giá để khai thác nếu giá dầu mỏ tăng hay chi phí cho việc tinh chế giảm – đủ để tạo cho Canada một lượng dầu dự trữ lớn hơn của Saudi Arabia. Chúng đang thu hút sự đầu tư lớn từ những nhà khổng lồ dầu lửa như Royal Dutch Shell, Exxon Mobil và Total và khiến cho cả những con mắt từ Bắc Kinh phải thèm muốn và sẵn sàng bơm hàng tỷ USD trong những phi vụ thâu tóm các công ty năng lượng đang có dự án khai thác sản xuất cát dầu tại Canada.oilsands-477x307

Canada là nước sản xuất cát dầu lớn nhất thế giới hiện nay

Trong khi đó, Trung Đông đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp. Ai cũng biết rằng nguồn tài nguyên dầu mỏ không phải là vô tận, cho dù có là vô địch về trữ lượng dầu mỏ truyền thống thì với những nền kinh tế chỉ dựa vào công nghiệp dầu mỏ và khai thác ồ ạt theo thời gian cũng khiến kho báu không vô tận này bị hao hụt đi. Chưa kể, những bất ổn chính trị chưa bao giờ kết thúc ở khu vực này cũng tác động tiêu cực đến việc sản xuất khai thác dầu.

Sản lượng dầu mỏ ở Libya chưa bao giờ hồi phục lại được mức 3,5 triệu thùng/ngày kể từ năm 1969, khi đại tá Muamar Gaddafi lật đổ triều đại Vua Idri. Trong 3 thập kỷ sau đó, sản lượng dầu mỏ của quốc gia Bắc Phi này chỉ “giậm chân tại chỗ” ở mức dưới 2 triệu thùng/ngày và đến bây giờ thì gần như là con số không bởi nội chiến.

Dưới thời Shah Pahlavi, Iran sản xuất hơn 6 triệu thùng/ngày nhưng sau cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979, sản lượng dầu mỏ của nước này đã rơi xuống dưới 2 triệu thùng/ngày. Dù những năm 1980 sau đó, đất nước Hồi giáo đã nỗ lực đáng kể để khôi phục lại mức sản lượng cũ nhưng cũng chỉ sản xuất được khoảng 4 triệu thùng/ngày trong những năm gần đây.arab-with-oil-equipment-477x313

Trung Đông đang mất dần vị trí trung tâm năng lượng của thế giới

Chiến tranh và những bất ổn chính trị ở Iraq cũng khiến sản xuất dầu mỏ ở quốc gia vùng Vịnh này bị ngừng trệ trong nhiều năm và bây giờ mới tiến lên được con số 2,7 triệu thùng/ngày, vẫn thấp hơn mức sản lượng 3,5 triệu thùng/ngày trước thời gian Saddam Hussein lên nắm quyền.

Bên cạnh đó, sự lan tràn của “mùa xuân Arab” trong thời gian qua đã làm cho vấn đề càng trở nên phức tạp. Sự gián đoạn xuất khẩu dầu như mô tip của năm 1979 đã lặp lại khi những người công nhân dầu khí đình công và bị cuốn vào các cuộc bạo động có yếu tố chính trị tư tưởng.

Và như thế Trung Đông đang dần để mất đi vị trí là trung tâm năng lượng của thế giới vào tay châu Mỹ như một điều tất yếu. Sự thay đổi địa chính trị này cùng với việc nắm trong tay những phát minh kỹ thuật trong ngành công nghiệp năng lượng một lần nữa sẽ đưa châu Mỹ trở lại vị trí thượng phong trên bàn cờ năng lượng thế giới.

Theo Petrotimes

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ