Chiến lược phát triển hạ tầng năng lượng đến năm 2020 của PVN (Kỳ 1)

0

Năng lượng là một trong các ngành quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân và là động lực của quá trình phát triển đất nước. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng ta đã chỉ rõ: “Phát triển năng lượng phải đi trước một bước, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”. Đây là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề, nhưng rất vinh quang của ngành năng lượng. Nhận thức được tầm quan trọng nêu trên, trong những năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) với vai trò là đầu tầu kinh tế của cả nước và là một trong những trụ cột của ngành năng lượng Việt Nam đã tích cực triển khai mạnh mẽ chiến lược phát triển hạ tầng năng lượng của ngành dầu khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

NGUYỄN QUỐC KHÁNH
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Tình hình tiêu thụ năng lượng

Theo dự báo của một số công ty dầu khí lớn trên thế giới, từ nay đến năm 2035 nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trung bình khoảng 1,5%/năm. Giai đoạn từ nay đến năm 2020 mức tăng trung bình khoảng 2%, sau đó giảm xuống khoảng 1,2%/năm trong giai đoạn từ năm 2020-2035. Có đến 95% mức tăng trưởng trên đến từ các nền kinh tế mới nổi (Non-OECD) trong đó riêng Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 50%.

Cơ cấu nhu cầu năng lượng cuối cùng của Việt Nam đến năm 2030 (theo QHĐVII) (anh 1)

Trong khi đó, nhiên liệu hóa thạch vẫn sẽ giữ vai trò hàng đầu trong tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu. Theo đó dầu mỏ, khí đốt và than đá mỗi loại chiếm khoảng 27%, phần còn lại đến từ năng lượng hạt nhân, thủy điện và năng lượng tái tạo. Trong số các loại nhiên liệu hóa thạch, khí đốt có sự tăng trưởng mạnh nhất với mức tăng khoảng 1,9%/năm; nhu cầu LNG sẽ tăng trưởng ở mức 3,9%/năm, chiếm 26% mức tăng trưởng nhu cầu khí toàn cầu đến năm 2035; Khí sét (shale gas) chiếm 46% sự tăng trưởng của nhu cầu khí, 21% sản lượng khí trên toàn thế giới và 68% sản lượng khí của Mỹ vào năm 2035.

Theo dự báo của Viện nghiên cứu Châu Á (The National Bureau of Asian Research), thời gian tới sẽ là kỷ nguyên vàng của cho ngành năng lượng sử dụng khí, nguyên nhân được kể đến gồm:

Sự phát triển của công nghệ sản xuất khí không truyền thống cho phép tiếp cận những nguồn tài nguyên khí tự nhiên to lớn.

Sự xuất hiện của các cơ sở hạ tầng LNG trong khu vực, sự gia tăng sản lượng và sự sẵn có của khí cho phép nguồn nguyên liệu này đóng một vai trò to lớn hơn trong việc thực thi chính sách đa dạng hóa và đảm bảo an ninh năng lượng.

Khả năng đầu tư vào cơ sở hạ tầng đối với nguồn khí không truyền thống, sự gia tăng của nhiệt điện khí cũng như việc thay đổi các chính sách sẽ mang lại lợi thế của khí đối với các nguồn nhiên liệu truyền thống như than và dầu. Điều này cũng sẽ góp phần vào quá trình chuyển tiếp nền kinh tế thông thường sang nền kinh tế ít carbon và nhiều năng lượng tái tạo.

Hiện nay nguồn cung cấp khí cho khu vực châu Á chủ yếu đến từ các nước như Úc, Viễn Đông của Nga, Papua New Guinea, Đông Timo, Indonesia và Malaysia. Trong tương lai, nguồn khí cung cấp sẽ được bổ sung một khối lượng không nhỏ từ các nguồn khí phi truyền thống như khí than (CBM), khí chặt (tight gas) và đặc biệt là khí đá phiến đất sét. Sự xuất hiện của công nghệ mới trong khai thác các nguồn khí không truyền thống đã thay đổi một cách đáng kể triển vọng năng lượng toàn cầu. Điều này cũng làm thay đổi nhận thức của con người về nguồn khí tự nhiên theo đó nguồn khí tự nhiên được nhận định là “dồi dào” thay vì “hiếm” như trước đây. Một ví dụ thực tế tại Mỹ cho thấy, “cuộc cách mạng đá phiến đất sét” đã biến quốc gia này từ một nước nhập khẩu khí trở thành một nước xuất khẩu khí tiềm năng.

Trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ điện của khu vực châu Á đã tăng một cách nhanh chóng. Lý do của sự gia tăng này là do tăng dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự gia tăng mạnh của các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như khả năng tiếp cận của nguồn điện năng đối với đông đảo dân chúng tại khu vực nông thôn.

Trong bối cảnh hiện đại hóa nền kinh tế, mức tăng trưởng của nhu cầu điện năng sẽ cao hơn mức tăng trưởng của nhu cầu năng lượng. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng của Việt Nam sẽ đạt mức 92.82 triệu TOE vào năm 2020 và 165 triệu TOE vào năm 2030, cụ thể:

Trước tình hình cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch trong nước, giá dầu thế giới tăng cao, khả năng đáp ứng năng lượng đủ cho nhu cầu trong nước sẽ trở thành một thách thức lớn. Không nằm ngoài xu thế chung của các nước trong khu vực, trong những năm tới, cơ cấu tiêu thụ năng lượng thương mại ở Việt Nam sẽ có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng than và dầu, tăng tỷ trọng điện và khí đốt. Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cũng như bảo vệ môi trường, các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo có xu thế gia tăng tỷ trọng trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng trong tương lai.

Những kết quả đáng khích lệ

Công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí được PetroVietnam tích cực triển khai cả trong nước và ngoài nước và đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Trong giai đoạn từ 2011 – 2013, Tập đoàn đã hoàn thành toàn diện và vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Có 10 phát hiện dầu khí mới trong nước là: Gấu Trắng -1X; Mèo Trắng-1X; Cá Voi Xanh- 2X; Kình Ngư Trắng; Thỏ Trắng; Kình Ngư Vàng – 1X; Đại Nguyệt – 2X; Nam Du- 1X; Tê Giác Trắng – 10X và Kình Ngư Trắng Nam-1X; Phát triển và đưa 21 mỏ/công trình dầu khí mới vào khai thác, trong đó ở trong nước 13 mỏ công trình.

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giai đoạn 2011-2013 Giai đoạn 2011-2015
1 Gia tăng trữ lượng Triệu tấn quy dầu 35.3 48 35.6 118.9 35-45/năm
2 Sản lượng khai thác Triệu tấn quy dầu 23.91 26 26.46 76.37 23-34/năm
2.1 Dầu thô Triệu tấn 15.21 16.7 16.71 48.62 15-20/năm
2.2 Khí Tỷ m3 8.7 9.3 9.75 27.75 8.5-14/năm

 

Riêng trong năm 2013 Tập đoàn đã thực hiện thu nổ 9.497 km2 địa chấn 3D (trong đó thu nổ 844 km2 địa chấn 3D ở nước ngoài) và 12.053 km địa chấn 2D; triển khai khoan 29 giếng thăm dò thẩm lượng & 43 giếng khoan khai thác; Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 35.6 triệu tấn quy dầu, bằng 101.7% kế hoạch năm (ở trong nước đạt 33.1 triệu tấn và ở nước ngoài đạt 2.5 triệu tấn); Có 5 phát hiện dầu khí mới là Kinh Ngư Vàng – 1X, Đại Nguyệt – 2X, Nam Du – 1X, Tê Giác Trắng – 10X và Kình Ngư Trắng Nam – 1X.

Tổng sản lượng khai thác quy dầu năm 2013 đạt 26.46 triệu tấn, bằng 105% kế hoạch năm, tăng 1.4% so với năm 2012, cụ thể: Sản lượng khai thác dầu năm đạt 16,71 triệu tấn, bằng 104,4% kế hoạch năm (ở trong nước đạt 15,25 triệu tấn, bằng 106,2% kế hoạch năm; ở nước ngoài đạt 1,45 triệu tấn, bằng 89,1% kế hoạch năm); Sản lượng xuất bán dầu thô đạt 16,68 triệu tấn, bằng 104,3% kế hoạch năm (xuất khẩu là 9,14 triệu tấn và cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất là 6,1 triệu tấn; bán dầu thô khai thác ở nước ngoài là 1.44 triệu tấn). Tập đoàn đạt mốc khai thác dầu thứ 310 triệu vào ngày 08/08/2013; Sản lượng khai thác khí năm 2013 đạt 9,75 tỷ m3, bằng 106% kế hoạch năm, tăng 4,3% so với năm 2012. Tập đoàn đạt mốc khai thác m3 khí thứ 90 tỷ vào ngày 24/10/2013

Trong lĩnh vực công nghiệp khí, hiện nay lượng khí khai thác tại Việt Nam chủ yếu đến từ các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai-Thổ Chu, cụ thể:

Bể Cửu Long: sản lượng khai thác đạt khoảng 1.4 tỷ m3/năm từ các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Phương Đông, Cá Ngừ Vàng, Sư Tử Đen/Sư Tử Vàng/Sư Tử Trắng, Rồng/Đồi Mồi, Tê Giác Trắng, Hải Sư Đen/Hải Sư Trắng.

Bể Nam Côn Sơn: sản lượng khai thác đạt khoảng 7 tỷ m3/năm từ các mỏ Lan Tây/Lan Đỏ, Rồng Đôi/Rồng Đôi Tây, Hải Thạch/Mộc Tinh, Chim Sáo. Trong thời gian tới tại đây sẽ tiến hành thu gom và khai thác khí từ mỏ Thiên Ưng, Đại Hùng.

Bể Malay-Thổ Chu: sản lượng khai thác đạt khoảng 2 tỷ m3/năm từ lô PM3-CAA.

Hiện nay, Tập đoàn đang vận hành an toàn và hiệu quả các hệ thống đường ống dẫn khí chính là:Hệ thống đường ống dẫn khí Rạng Đông – Bạch Hổ – Dinh Cố công suất 1,5 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 117 km, đường kính ống 16” vận hành từ năm 1995; Hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn công suất 7 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 400 km, đường kính ống 26”, vận hành từ năm 2003; Hệ thống đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau công suất 2 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 297 km, đường kính ống 18”, vận hành từ năm 2007; Hệ thống đường ống dẫn khí Phú Mỹ-Tp Hồ Chí Minh: công suất 2 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 70 km, đường kính ống 22”, vận hành từ năm 2008; Hệ thống đường ống khí thấp áp Phú Mỹ – Mỹ Xuân – Gò Dầu công suất 1 tỷ m3/năm, chiều dài 20 km, đường kính ống 8-12”, vận hành từ năm 2003.

Dự kiến, trong năm 2015, hệ thống đường ống thu gom khí lô 102&106, 103&107 sẽ được hoàn thành, cung cấp cho các hộ công nghiệp ở Thái Bình và các tỉnh lân cận.

Tính đến hết năm 2013, lượng khí ẩm cung cấp vào bờ để phục vụ cho nhu cầu phát điện và sản xuất công nghiệp đã đạt 95,7 tỷ m3 (90,4 tỷ m3 khí khô trong đó khoảng 88% sản lượng khí khô cung cấp dùng cho sản xuất điện).

Đến nay, Tập đoàn đã khánh thành và đưa vào vận hành an toàn, hiệu quả 4 nhà máy nhiệt điện khí Cà Mau 1, Cà Mau 2, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Nhà máy Thủy điện Hủa Na, Nậm Cắt và Nhà máy Phong điện Phú Quý với tổng công suất lắp đặt xấp xỉ 3000 MW. Ngày 27/12/2013 tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (2 x 600 MW) đã hòa đồng bộ thành công vào lưới điện Quốc gia và dự kiến đưa vào vận hành thương mại trong quý II/2014 và tổ máy số 2 trong quý IV/2014, nâng tổng công suất các nhà máy điện do Tập đoàn làm chủ đầu tư đã đưa vào vận hành lên 4.200 MW.

Sản lượng điện sản xuất của các Nhà máy điện của Tập đoàn năm sau luôn cao hơn năm trước (năm 2010 – 12,7 tỷ kWh, năm 2011 – 13,44 tỷ kWh, năm 2012 – 15,27 tỷ kWh, năm 2013 – 16.17 tỷ kWh), từ mức 1% tổng sản lượng điện Quốc gia năm 2007 lên 11,5% năm 2013. Tổng sản lượng điện của các nhà máy điện của Tập đoàn đến nay đạt trên 70 tỷ kWh, góp phần đáng kể vào mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng điện của đất nước đặc biệt là vào các tháng mùa khô.

Căn cứ Quy hoạch Điện 7, nhiệt điện than chiếm tới 46,7% trong cơ cấu nguồn điện đến năm 2020. Để thực hiện mục tiêu này, Tập đoàn đang tích cực triển khai 5 dự án nhiệt điện than, bao gồm: Thái Bình 2, Vũng Áng 1, Long Phú 1, Quảng Trạch 1, Sông Hậu 1, dự kiến đưa vào vận hành từ nay đến năm 2020 với tổng công suất lắp đặt là 6000 MW, trong đó các Dự án Vũng Áng 1, Thái Bình 2 sử dụng nguồn than trong nước; các dự án Long Phú 1, Quảng Trạch 1, Sông Hậu 1 dùng nguồn than nhập khẩu, cụ thể:

Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1: Công suất 2×600 MW đã đốt lò lần đầu bằng dầu tổ máy số 1 vào ngày 17/8/2013, đốt than và hoà đồng bộ thành công tổ máy số 1 ngày 27/12/2013 và dự kiến đưa vào vận hành thương mại trong quý II/2014 và tổ máy số 2 trong quý IV/2014.

Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2: Công suất 2×600 MW đang trong quá trình triển khai, dự kiến phát điện thương mại tổ máy số 1 năm 2016 và tổ máy số 2 năm 2017.

TT Tên nhà máy Địa điểm Công suất(MW) Năm vận hành(dự kiến) Lượng than

tiêu thụ

(triệu tấn/ năm)

A Dùng than trong nước
1 Vũng Áng 1 Hà Tĩnh 1.200 2014 3 – 3,5
2 Thái Bình 2 Thái Bình 1.200 2016-2017 3 – 3,5
B Dùng than nhập khẩu
3 Long Phú 1 Sóc Trăng 1.200 2017-2018 3 – 3,5
4 Quảng Trạch 1 Quảng Bình 1.200 2020 3 – 3,5
5 Sông Hậu 1 Hậu Giang 1.200 2018-2019 3 – 3,5

 Nhu cầu than của các nhà máy điện than của PetroVietnam

Dự án Nhiệt điện Long Phú 1: Công suất 2×600 MW, dự kiến phát điện tổ máy số 1 vào quý IV/2017 và tổ máy số 2 vào quý II/2018.

Song song với các dự án nhiệt điện than, Tập đoàn cũng tích cực đẩy nhanh việc triển khai các dự án thủy điện, cụ thể:

Dự án Thuỷ điện Hủa Na công suất 180 MW đã đi vào vận hành thương mại ổn định, an toàn từ quý I/2013, sản lượng đến nay đạt trên 650 triệu kWh.

Dự án Thủy điện Đăkđrinh với công suất 125 MW đã thực hiện tích nước hồ chứa an toàn từ ngày 16/10/2013, cơ bản hoàn thành công tác xây dựng các hạng mục công trình chính và dự kiến đưa vào vận hành tổ máy số 1 trong tháng 04/2014 và tổ máy số 2 tháng 06 /2014.

Thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) ở Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, Tập đoàn đã đưa vào vận hành nhà máy phong điện Phú Quý với công suất 6,3 MW từ năm 2012. Hiện PVN đang chỉ đạo nghiên cứu đầu tư Dự án Phong điện Hoà Thắng tỉnh Bình Thuận với công suất giai đoạn 1 khoảng 48 MW cũng như các dự án phong điện tiềm năng khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

Để đáp ứng nhu cầu than các dự án nhiệt điện than đang triển khai, ngoài việc ký kết các hợp đồng mua than trong nước, Tập đoàn còn đẩy mạnh tiến hành công tác nhập khẩu than với các biện pháp như ký các hợp đồng thương mại mua than dài hạn với đối tác nước ngoài và đầu tư mỏ than ở nước ngoài và lấy quyền mua than dài hạn.

Đến nay, PVN đã ký được một số hợp đồng khung mua bán than dài hạn với các đối tác Úc, Indonesia với tổng khối lượng than cam kết dài hạn lên đến 10 triệu tấn/ năm. Bên cạnh đó PVN cũng đang nghiên cứu, đánh giá một số cơ hội đầu tư mỏ than ở các nước có nguồn than phong phú như Indonesia, Úc.

Đối với lĩnh vực lọc hóa dầu, Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất là một trong 3 NMLD nằm trong chiến lược phát triển đến năm 2025 của PVN với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô Bạch Hổ/năm, tháng 6/2010 NMLD Dung Quất đã chính thức đi vào vận hành thương mại. Sau hơn ba năm vận hành, đến nay Nhà máy đã chế biến hơn 21 triệu tấn dầu thô, sản xuất được hơn 20 triệu tấn sản phẩm lọc, hoá dầu các loại đạt chất lượng ổn định và bắt đầu có lãi từ cuối năm 2012…, trong đó sản phẩm xăng dầu đã cung cấp cho thị trường nội địa chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu tiêu thụ trong nước, cụ thể:

Đơn vị: tấn

STT Sản phẩm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
PVN Cả nước PVN Cả nước PVN Cả nước
1 Xăng 1,953,393 6,310,000 1,441,744 6,050,000 2,508,324 7,080,000
2 Nhiên liệu phản lực (Jet A1) & Dầu hỏa (KO) 83,022 470,000 52,265 640,000 30,742 550,000
3 Dầu diesel (DO) 2,867,381 8,090,000 2,872,256 6,980,000 3,370,785 7,090,000
4 Dầu đốt (FO) 78,836 910,000 92,666 500,000 109,758 450,000
Tổng 4,982,632 15,780,000 4,458,931 14,170,000 6,019,609 15,170,000

Hiện nay, PVN đang nghiên cứu khả năng nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất lên công suất chế biến khoảng 10 triệu tấn dầu thô/năm với nhiều loại dầu thô khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu xăng dầu và các sản phẩm lọc hóa dầu khác trong nước kể từ sau năm 2015.

Kỳ 2: Định hướng phát triển của PVN

Nguồn: NangluongVietnam.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ