Có một người sếp tồi không phải là lỗi của bạn, nhưng biết thế mà vẫn chịu đựng thì bạn là người có lỗi: Từ bỏ đi vì họ đang “bóp chết” tương lai của bạn nhanh hơn bất cứ thứ gì

0

Làm việc dưới trướng một người sếp tồi có thể ảnh hưởng đến tương lai của bạn nhiều hơn bạn nghĩ. Tôi cũng từng ở trong tình trạng như vậy. May mắn thay tôi đã kịp nhận ra tất cả những gì mình nhận được từ họ là sự mệt mỏi, chán nản, vô nghĩa và sớm dũng cảm từ bỏ công việc với mức lương nhiều người mơ ước.

Bài viết là những chia sẻ từ tác giả Tim Danning, một trong những nhà tư vấn kinh doanh và phát triển cá nhân hàng đầu nước Mỹ, từng tư vấn cho hàng loạt công ty công nghệ tầm cỡ thế giới, ngoài ra ông còn viết bài cho tạp chí Entrepreneur và trang Addicted2Success.

Sếp của bạn là người như thế nào? Hãy xem xét các đặc điểm dưới đây để xem bạn có đang làm việc cho một người như vậy không:

– Cầu toàn theo kiểu soi mói, kiểm soát đến từng tiểu tiết

– Nói nhiều, làm ít; hay hứa hẹn và thường thất hứa

– Ép nhân viên làm việc quá tải

– Không bao giờ lắng nghe

– Không bao giờ ủng hộ nhân viên

– Không hài lòng trước thành tựu của nhân viên

Nếu nhận thấy cấp trên có những dấu hiệu trên thì xin chia buồn, bạn đang phải chịu đựng một người sếp tồi tệ.

Tôi tự cảm thấy bản thân vẫn còn may mắn vì mới chỉ làm việc dưới một người sếp tồi duy nhất. Ông ta cứ cằn nhằn với mọi người rằng công ty này tồi tệ như thế nào và muốn rời bỏ công việc ra sao. Cách duy nhất để thúc đẩy tinh thần làm việc mà ông ấy dành cho chúng tôi là lời hứa hẹn suông về việc thăng chức, tăng lương, tăng thưởng. Bằng cách nào đó, cái gọi là “phần thưởng” ấy được coi là thứ để lấp liếm đi sự thật là chúng tôi ghét đi làm.

Dường như việc mà ông ta thường xuyên làm nhất là chê bai, khích bác nhân viên khi họ vừa đi khỏi và không bao giờ quan tâm đến đời sống tinh thần ngoài công việc của họ.

Sau khi chịu đựng sự “khủng bố” kéo dài khoảng 6 tháng, không ai trong chúng tôi còn muốn đến công ty làm việc. Điều mà mọi người mong đợi nhất khi đi làm là lúc tan sở, thậm chí đợi chờ đến cuối tuần để không phải tiếp chuyện với ông ta. Các cuộc đối thoại chỉ diễn ra trong cuộc họp giao ban, nơi mà mọi người “trò chuyện” về các dự án trước mắt và chỉ số KPI.

Ông ta thậm chí còn không tin tưởng nhân viên của mình. Tôi đã cố cảnh báo sếp của mình rằng tôi phát hiện một khách hàng lớn đang có ý định rút lui khỏi dự án. Ông ta phớt lờ và cho rằng tôi đã sai. Khi tôi đưa ra bằng chứng rõ ràng thì ông ta lại phủ nhận nó, và rồi vị khách hàng đó đã ra đi thật.

Cảm thấy không được tôn trọng, bị đánh giá thấp và không thể tiếp tục để yên cho gã sếp tồi tệ ấy kìm hãm khả năng phát triển của mình được nữa, tôi quyết định từ bỏ công việc thu nhập cao và vị trí nhiều người tranh giành để theo đuổi công việc mình hằng yêu thích.

Khi chức danh, mức lương, tiền thưởng không còn quan trọng nữa

Chức vụ cao, mức lương hay tiền thưởng giống như “bánh thưởng” được sử dụng để dụ những thú cưng tuân theo mệnh lệnh vậy. Liệu có thể chấp nhận được không khi một người sếp tồi đối xử và “thưởng” cho nhân viên của mình như những con thú cưng được huấn luyện để làm theo những mệnh lệnh của họ?

Tôi đã từng nắm giữ những danh hiệu đáng mơ ước trong sự nghiệp. Giờ đây, danh hiệu tuyệt vời nhất mà tôi có được không phải được trao bởi bất kỳ người cấp trên nào mà bởi một trang mạng xã hội vì những cống hiến truyền cảm hứng cho cộng đồng thông qua phát triển cá nhân và tinh thần kinh doanh.

Tôi cũng từng là nhân viên có đóng góp tích cực, được nhận những khoản tiền thưởng hậu hĩnh, nhưng đối với tôi khoảng thời gian tuyệt vời nhất lại là năm không có một xu tiền thưởng trong tay.

Đối với tôi mà nói, thu nhập bảy con số và tám con số chẳng phải sự khác biệt quá nghiêm trọng. Thực tế là khi kiếm được ít tiền hơn, tôi càng trân trọng những gì mình vất vả có được.

Làm sao để thoát khỏi sếp tồi?

Có một người sếp tồi không phải là lỗi của bạn, nhưng biết thế mà vẫn chịu đựng thì bạn là người có lỗi. Hãy chịu trách nhiệm về cuộc đời và sự nghiệp tương lai của bạn đi, bằng cách thay đổi phòng ban hoặc chuyển công ty, miễn sao tránh xa khỏi những con người tác động tiêu cực đến bạn.

Hãy tự trọng, đừng để sếp tồi chà đạp lên lòng kiêu hãnh trong bạn. Làm việc với họ giống như bạn đang tự cầm tù chính khả năng và tương lai của mình. Đừng lo ngại rằng bạn sẽ kiếm sống bằng cách nào sau khi từ bỏ công việc hiện tại, ngoài kia còn vô vàn cơ hội sẵn sàng mở ra cho bạn, để bạn thỏa sức vẫy vùng, cống hiến, chỉ cần bạn dũng cảm mà thôi.

Không có gì giết chết giấc mơ của bạn nhanh hơn một người sếp tồ

Một người sếp tồi có ảnh hưởng đến bạn nhiều hơn bạn nghĩ. Họ sẽ không bao giờ lắng nghe bất cứ điều gì khác ngoài bản thân họ và chỉ số KPI. Họ làm bạn mệt mỏi, phát ốm, thiếu hụt năng lượng tích cực, từ đó “bóp nghẹt” mọi mục tiêu và ước mơ của bạn.

Thứ bạn cần trong thời gian đầu phát triển sự nghiệp là một người cấp trên có tâm, sẵn sàng cho phép bạn lăn xả vào các dự án, làm tốt công việc và gặp gỡ những người có thể hỗ trợ cho ước mơ của bạn.

Thế nào là một người sếp có tâm?

– Họ tôn trọng bạn trước và bạn cũng tôn trọng họ.

– Họ tin tưởng giao việc cho cấp dưới và luôn khuyến khích nhân viên của mình.

– Họ không đáp ứng câu trả lời cho bạn theo kiểu “ăn sẵn” mà giúp bạn tự tìm ra chúng.

– Họ luôn tỏa ra vẻ đẹp của trí tuệ, sự đồng cảm và lòng trắc ẩn.

– Họ đánh giá cao công việc bạn đang làm và những khó khăn bạn mắc phải.

– Họ sẽ không bao giờ giao cho bạn công việc mà chính họ cũng không thể tự làm được.

– Họ giúp bạn phát triển bằng cách đưa ra những thử thách phù hợp với mục tiêu của riêng bạn.

Hãy sáng suốt đưa ra quyết định: ở lại hay ra đi. Khi tự tin với chính năng lực của mình, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy bến đỗ phù hợp, làm việc với sếp vừa có tài lại có tâm.

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn: cafebiz.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ