Giá dầu và cân đối ngân sách
Giá dầu thấp và phục hồi chậm sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách lớn hơn so với kế hoạch.
Đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế & Chính sách (VEPR) mới đây, khi ông thay mặt nhóm nghiên cứu công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2015.
Mức giảm thu ngân sách sẽ giao động từ 45 nghìn tỷ VND với giá dầu thô 60 USD/thùng và 64 nghìn tỷ VND với giá dầu trung bình 40 USD/thùng. Ảnh: Nhandan.com.vn
Giá dầu ngày 27/5 giảm phiên thứ 2, lùi xa mốc 50 USD/thùng, khi giới đầu tư chốt lời sau đợt tăng gần đây và USD mạnh lên.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 7/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 15 cent, tương ứng 0,3%, xuống 49,33 USD/thùng. Cả tuần giá tăng 92 cent, hay 1,9%, ghi nhận tuần thứ 3 tăng liên tiếp.
Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe mất 27 cent, tương đương 0,5%, xuống 49,32 USD/thùng. Cả tuần giá tăng 60 cent, hay 1,2%, ghi nhận tuần thứ 3 tăng liên tiếp.
Theo tính toán của VEPR với các yếu tố khách quan không đổi, mức giảm thu ngân sách sẽ giao động từ 45 nghìn tỷ VND với giá dầu thô 60 USD/thùng và 64 nghìn tỷ VND với giá dầu trung bình 40 USD/thùng.
Ngoài ra, một phần ba giá xăng là các khoản phí, thuế và quỹ bình ổn giá, thì với mức giảm giá xăng trong năm 2014, ngân sách nhà nước sẽ giảm thu gần 2.600 VND mỗi lít xăng.
Ngược lại, người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi từ giá xăng dầu thấp. Nên tiêu dùng, kinh doanh cải thiện sẽ gia tăng và Chính phủ có thể sẽ cân nhắc tăng thuế trong năm sau.
“Tiết chế chi tiêu công là một cách tái cân đối ngân sách mà không làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và tiêu dùng”, ông Thành nói.
Mặt khác, do ảnh hưởng kích thích là khiêm tốn so với tổn thất trong ngắn hạn thâm hụt ngân sách có thể tăng lên 6 đến 6,5% GDP.
Tình thế này có thể buộc Chính phủ giảm chi đầu tư để kìm chế thâm hụt như năm 2014, (nhưng phải hi sinh tăng trưởng trung hạn), hoặc tăng xuất khẩu hàng thô, sơ chế nhưng chấp nhận thiệt về giá, (như dầu thô hay quặng kim loại) hoặc chấp nhận thâm hụt và tăng vay mượn, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới thị trường vốn, theo ông Thành.
Trong khi đó, Báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô trong quý I/2016 của Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cũng ghi nhận, tổng thu Ngân sách Nhà nước trong quý I đạt 230,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ 2015, bằng 22,7% dự toán cả năm 2016 và tương đương 27,1% GDP.
Tuy nhiên, thu từ dầu thô và thu từ xuất nhập khẩu đều giảm đáng kể. Trong quý I, thu từ dầu thô ước đạt 8,9 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 54,1% so với cùng kỳ 2015 và bằng 16,4% dự toán cả năm 2016.
Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng thuế xuất, nhập khẩu hiện đang chiếm tỷ lệ lớn thì cũng không thể tăng do liên quan đến các cam kết quốc tế. Thuế giá trị gia tăng (VAT) cũng không thể điều chỉnh cao hơn so với mức hiện nay là 10%.
Như vậy, “về cơ bản sẽ không có chuyện thắt chặt chính sách tài khóa để tăng thuế cho khoản hụt thu từ dầu thô và bù chi”, TS Ánh nói.
Thegioibantin.com
HẢI VÂN, nangluongdaukhi online