Hai bước đột phá của PVFCCo

0 217

Cùng với việc vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau an toàn, hiệu quả là kế sách nhập khẩu u-rê mềm dẻo, vì thế, thời gian qua, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã đáp ứng phần lớn nhu cầu phân bón trên thị trường, kể cả thời điểm nhu cầu trong nước đang tăng cao do vào chính vụ. Để trở thành đầu tàu, ngoài cơ sở nền móng vững chắc, PVFCCo đã mạnh dạn tạo hai bước đột phá trong sản xuất kinh doanh cũng như sẵn sàng thực hiện chính sách an nông lâu dài…

09_2011_1315896728.gif

Một góc Nhà máy Đạm Phú Mỹ.

Giá bán sát với thị trường

Trả lời câu hỏi của chúng tôi là tại sao PVFCCo có nguồn lực khá dồi dào lại không có biện pháp hiệu quả để bình giữ giá mà thời gian qua giá bán phân đạm cứ phải “chạy” theo thị trường. Ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc PVFCCo đưa ngay ra lời giải, từ đầu năm 2011, giá phân đạm trên thị trường quốc tế luôn diễn biến bất thường, giá (bao gồm cả cước vận chuyển) từ mức 400USD/tấn vào tháng 1-2011 hiện nay đã tăng lên hơn 500 USD/tấn. Bên cạnh đó, do một số bất ổn tại các khu vực thị trường nên nguồn cung không ổn định và lượng hàng lại hạn chế. Tại thị trường trong nước, từ trước tháng 3-2011, giá bán đạm Phú Mỹ được định thấp hơn giá thị trường từ 10-15%. Do có sự chênh lệch giữa giá trong nước và giá quốc tế nên các doanh nghiệp kinh doanh phân bón khó triển khai nhập khẩu, dẫn đến tình trạng thiếu hàng, đầu cơ hàng, trong khi 50% lượng phân đạm sử dụng trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
Trước tình hình trên, được phép của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, từ quý II-2011, PVFCCo đã triển khai áp dụng chính sách bán phân đạm Phú Mỹ theo “giá trần” sát với giá thị trường. Giá bán được công bố giá rộng rãi, nếu tăng giá sẽ có lộ trình, nhằm tránh việc gây sốt giá, đầu cơ, tích trữ tại các đại lý trung gian. Việc đạm Phú Mỹ bán với giá sát giá thị trường còn phát huy tác dụng tích cực, khuyến khích và thúc đẩy các nhà kinh doanh phân bón tăng cường nhập khẩu để bổ sung thêm nguồn cung cho nhu cầu nội địa, giảm thiểu nguy cơ gây sốt giá.
Ông Cao Hoài Dương cho biết thêm: “Trước đây, những khoản chênh lệch giữa giá bán của công ty so với giá thị trường cơ bản chảy vào túi tư thương, nay bán hàng sát giá thị trường, ngoài việc giúp tăng nộp ngân sách Nhà nước và quan trọng hơn, từ lợi nhuận đó, PVFCCo có điều kiện thực hiện các hoạt động nhằm đem lại lợi ích thiết thực trực tiếp hỗ trợ bà con nông dân thông qua các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật và các chương trình an sinh xã hội”.

 “Kiềng ba chân”

Theo kế hoạch, năm 2011, PVFCCo sẽ đóng góp 150 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội, phần lớn số tiền này đã và sẽ được sử dụng để xây trường học, trạm xá cho các xã nghèo, thuần nông. Đặc biệt, vừa qua, PVFCCo đã ký kết hợp đồng nguyên tắc và đang chuẩn bị thực hiện chương trình: “Bảo hiểm an nông Việt”. Theo đó, đối tượng thụ hưởng bảo hiểm (người được bảo hiểm) là người sử dụng phân đạm Phú Mỹ để trồng lúa. Phí bảo hiểm do PVFCCo bỏ tiền mua toàn bộ từ Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI). Trước mắt, chương trình được triển khai thử nghiệm trong 12 tháng, trên phạm vi 6 tỉnh, bao gồm: Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đồng Tháp và An Giang. Sau khi kết thúc giai đoạn thử nghiệm, PVFCCo sẽ cùng đối tác xem xét, đánh giá thực tiễn, rút kinh nghiệm để triển khai chính thức trên phạm vi cả nước trong các năm tiếp theo.
Sự ra đời của “Bảo hiểm An nông Việt” là một bước đột phá sáng tạo không những khẳng định uy tín của PVFCCo của PVI trên thương trường mà còn tạo ra là một thông điệp đi cùng người nông dân trong suốt quá trình lao động sản xuất. Chương trình này được xem như chiếc “kiềng ba chân” (PVFCCo, PVI và những người trồng lúa) để nhà nông càng yên tâm sản xuất, bởi họ sẽ được bồi thường khi có rủi ro xảy ra (thiên tai lũ lụt, sâu bệnh…), được tư vấn hỗ trợ về quản lý cũng như kỹ thuật canh tác sản xuất, nhằm đạt năng suất, chất lượng cao nhất. Đây cũng là hành động thiết thực nhằm hưởng ứng, cụ thể hóa chính sách Tam Nông, chương trình an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011- 2013.

Sẵn sàng xuất khẩu

 Hiện PVFCCo là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón với sản lượng hàng năm gần 1.000.000 tấn u-rê, đáp ứng gần 50% nhu cầu phân đạm của thị trường nội địa. PVFCCo có hệ thống phân phối rộng khắp tại các vùng miền trong cả nước, bao phủ mọi địa bàn của ngành nông nghiệp Việt Nam, gồm hơn 60 đại lý và 36 cửa hàng trực thuộc, hơn 2.500 cửa hàng cấp 2 ở các vùng tiêu thụ trong cả nước. Để tránh hiện tượng sốt hàng, thời gian qua PVFCCo duy trì sản xuất ở mức cao nhất, tìm kiếm nhập khẩu những nguồn hàng bảo đảm chất lượng để bổ sung cho thị trường trong nước. PVFCCo còn triển khai linh hoạt sản phẩm đến các vùng, miền, tăng khả năng cung ứng tại chỗ, sẵn sàng can thiệp nhanh khi nhu cầu phát sinh cục bộ. Đội ngũ cán bộ chuyên trách của Tổng công ty luôn bám sát các đại lý, nắm vững thị trường, nhằm hạn chế tối đa tình trạng găm hàng, đầu cơ trục lợi.
Được biết, khoảng 3 tháng nữa thôi, khi Nhà máy Đạm Cà Mau đi vào vận hành, PVFCCo sẽ giải được bài toán về bình ổn thị trường phân bón. Nhà nông không còn lo thiếu phân đạm và Nhà nước ta sẽ có thêm nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu mặt hàng chiến lược này.

Theo QĐND

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ