Nâng tầm vị thế ngành cơ khí Việt Nam

0

Mới đây, Công ty cổ phần Chế tạo giàn khoan dầu khí (PV Shipyard) đã hoàn thành việc chế tạo, đóng mới giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 và bàn giao cho chủ đầu tư Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro. Đây là dự án “khổng lồ”, với hàng chục nghìn bản thiết kế chi tiết, thi công; hàng nghìn tấn thép siêu trường, siêu trọng, lắp ráp đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại,… Thành công của Tam Đảo 05 không chỉ đánh dấu sự trưởng thành của ngành cơ khí mà còn nâng tầm vị thế của ngành cơ khí Việt Nam trên trường quốc tế.

Nỗ lực vượt khó

Có mặt tại giàn khoan Tam Đảo 05, chúng tôi bị choáng ngợp bởi hệ thống máy móc, dây cáp, thiết bị điện hiện đại được giăng cao, kéo dài, xuyên suốt từ các căn phòng riêng biệt cho tới các tầng, hầm khác nhau. Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật PV Shipyard Đào Đỗ Khiêm đưa tay chỉ tổ hợp hệ thống đường dây điện, cáp kỹ thuật,… chạy ngang dọc theo các căn phòng: “Để hoàn thành hệ thống dây nhợ lằng nhằng này mà không bị xoắn vặn, gấp khúc, đội ngũ cán bộ, kỹ sư phải thiết kế mô hình 3D trên các bản vẽ thiết kế chi tiết, nhằm bảo đảm lắp đặt xuyên suốt, không xảy ra lỗi kỹ thuật. Chỉ cần một chi tiết dù nhỏ nhất bị lỗi, sẽ khiến tiến độ cả dự án bị chậm theo. Mỗi căn phòng ở các tầng đều tích hợp rất nhiều thiết bị, phụ tùng khác nhau, có những thiết bị nặng hàng trăm tấn, hết sức phức tạp và đòi hỏi yêu cầu xử lý công nghệ rất cao”.

Gian Tam Dao 5
Giàn khoan Tam Đảo 05 có độ lớn, phức tạp hơn nhiều so với Tam Đảo 03, cho nên dù đã tích lũy nhiều kinh nghiệm từ quá trình đóng Tam Đảo 03, khi chế tạo giàn Tam Đảo 05, các cán bộ, kỹ sư vẫn gặp không ít khó khăn, điển hình là việc thi công, chế tạo hệ thống nâng hạ. Hệ thống nâng hạ nặng khoảng 100 tấn, sử dụng thép cường độ cao, thi công đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối. Ban đầu, nhiều bộ phận phải làm đi làm lại mới đạt yêu cầu kỹ thuật chính xác, vận hành trơn tru, hiệu quả. Giám đốc dự án Tam Đảo 05 Nguyễn Quang Thắng cho biết, bên cạnh khó khăn về mặt kỹ thuật, đội ngũ quản lý dự án cũng phải hết sức nỗ lực để dự án hoàn thành tiến độ. Với vai trò là đơn vị tổng thầu, PV Shipyard phải vận hành toàn bộ các khâu thiết kế, mua sắm, thi công ăn khớp nhau. Trước khi thi công chế tạo giàn khoan Tam Đảo 05, PV Shipyard đã được giao làm tổng thầu dự án giàn khoan tự nâng 90 m nước Tam Đảo 03 – công trình cơ khí trọng điểm quốc gia đầu tiên do Việt Nam chế tạo, chất lượng tương đương giàn khoan của Mỹ, Xin-ga-po, Hàn Quốc, đã đưa vào sử dụng, khai thác ổn định, hiệu quả từ tháng 6-2012 đến nay. Nếu như Tam Đảo 03 ghi tên Việt Nam vào một trong số ít nước trên thế giới chế tạo được giàn khoan thì Tam Đảo 05 là bước nhảy vọt về chất, minh chứng cho thấy người Việt Nam đã có thể chế tạo sản phẩm giàn khoan loại phức tạp nhất. Tổng Giám đốc Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro Từ Thành Nghĩa cho biết, việc đóng mới, đưa giàn khoan Tam Đảo 05 vào hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược sản xuất, kinh doanh của Vietsovpetro, giúp tiết giảm ngoại tệ, tăng năng lực và tạo thế chủ động cho Vietsovpetro về khoan thăm dò, khoan khai thác ở các vùng nước sâu, độ nghiêng lớn hơn, khó hơn trong tương lai. Đây là công trình thép lớn nhất từ trước đến nay, công nghệ giàn khoan rất cao, trở thành công trình quan trọng của ngành cơ khí Việt Nam.

Phát huy sức trẻ

Để chế tạo, đóng mới thành công Tam Đảo 05, hơn 70 kỹ sư trẻ của PV Shipyard đã hoàn thành thiết kế 873 bộ bản vẽ chi tiết. Mặc dù chỉ chiếm giá trị 6% dự án, nhưng việc thiết kế chiếm vai trò quan trọng, bởi chỉ một sai sót nhỏ, toàn bộ tiến độ dự án gần như tê liệt. Trước đây, khi triển khai giàn khoan Tam Đảo 03, công ty phải thuê tám chuyên gia nước ngoài hỗ trợ thiết kế chi tiết, đến dự án này, chỉ phải thuê ngắn hạn hai chuyên gia, giúp tiết kiệm chi phí hơn 10 triệu USD. Tam Đảo 05 về đích, đạt tỷ lệ nội địa hóa hơn 46%, một lần nữa khẳng định chủ trương đúng đắn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong việc chú trọng đầu tư phát triển ngành công nghiệp cơ khí chế tạo giàn khoan và công nghiệp hỗ trợ vốn còn rất non trẻ ở Việt Nam. Qua đó, tạo bước đột phá quan trọng đối với ngành công nghiệp cơ khí chế tạo trong nước, tự chủ về công nghệ, nâng cao năng lực của ngành cơ khí Việt Nam trong việc thiết kế, chế tạo các thiết bị công nghệ cao, phức tạp.

Phó Tổng giám đốc Đào Đỗ Khiêm xúc động: “Sau 32 tháng thi công, công sức của hàng nghìn người lao động ngày đêm làm việc đã đem lại thành công viên mãn. Mặc dù chúng tôi đã từng chế tạo hơn 10 giàn khoan khai thác nhưng đến giờ vẫn chưa tin mình có thể làm được giàn khoan tự nâng nặng tới 18 nghìn tấn, tầm hoạt động sâu hơn 120 m”. Còn nhớ, khi lựa chọn nhân lực Giám đốc dự án Tam Đảo 05, đã có tiếng xì xào bàn tán khi để một người trẻ như anh Khiêm (lúc bổ nhiệm mới 39 tuổi) được giao dự án tới hơn 230 triệu USD. Nhưng quyết tâm, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ đã đem lại thành công lớn cho PV Shipyard. Hiện nay, công ty tuyển dụng rất nhiều kỹ sư vừa mới tốt nghiệp đại học. Có những người chưa từng bấm nút điều khiển máy, song với niềm say mê nghề nghiệp, họ đã đối diện mọi thử thách để gặt hái thành công.

Ngành cơ khí có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của ngành. 5 năm qua, ngành cơ khí đã đạt tăng trưởng bình quân 20%/năm, chiếm gần 20% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Tuy nhiên, tại hầu hết các công trình, dự án lớn, nước ta mới chủ yếu dừng ở mức gia công. Thành công trong việc tự thiết kế, chế tạo và thi công giàn khoan Tam Đảo 05 là một mốc son đánh dấu bước phát triển, trưởng thành mang tính lịch sử của ngành cơ khí, nhất là đối với việc chế tạo công trình dầu khí.

Ngành dầu khí Việt Nam đã có thể chủ động trong khoan tìm kiếm, thăm dò và khai thác; giảm tỷ trọng nhập khẩu, cạnh tranh và xuất khẩu ra thị trường khu vực và thế giới. Để ngành cơ khí chế tạo giàn khoan có thể phát triển bền vững, rất cần Chính phủ, các bộ, ngành ban hành kịp thời các chính sách thúc đẩy ngành cơ khí phát triển, bao gồm các ưu đãi về thuế, biện pháp hỗ trợ đầu tư kinh doanh; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của ngành; nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất, kinh doanh tại các nhà máy cơ khí,… để các doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư, phát triển.

Giàn khoan Tam Đảo 05 là giàn khoan hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, trị giá 230 triệu USD. Giàn khoan được thiết kế theo mẫu JU – 2000U của Công ty Friede and Goldman (Mỹ) với tổng khối lượng 18 nghìn tấn, có khả năng khoan tới mỏ dầu khí ở độ sâu 9 km. Thân giàn có kích thước 70,4 x 76 x 9,5 m; chiều dài thân giàn 167 m; khả năng chất tải gần 3.000 tấn; có khả năng chống chịu gió bão hơn cấp 12, chiều cao sóng 22 m, tốc độ dòng chảy 1m/s,…

Thegioibantin.com

Nguồn: Nhân Dân 31/8, tr2, Hoàng Anh

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ