Nếu giá dầu dưới 35 USD/thùng, doanh thu PVN giảm 3 tỷ USD

0

Theo tính toán, nếu giá dầu giảm 1 USD, doanh thu xuất bán dầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ giảm tương ứng khoảng 225 nghìn USD/ngày. Như vậy, với mức giá dầu 30 – 35 USD/thùng như hiện tại, PVN sẽ mất khoảng 3 tỷ USD doanh thu trong năm 2020… Thông tin vừa được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến (đột xuất) giữa Tập đoàn và một số đơn vị để ứng phó với tác động kép của dịch Covid-19 và giá dầu sụt giảm đột biến.

Theo Liên doanh Việt Nga (Vietsovpetro), Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP) và Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC), trong bối cảnh giảm sâu của giá dầu, các đơn vị đã xây dựng các kịch bản và giải pháp sản xuất tương ứng với các mức giá dầu.

Cho rằng, nếu giá dầu giảm 1 USD, doanh thu xuất bán dầu của PVN sẽ giảm tương ứng khoảng 225 nghìn USD/ngày. Như vậy, với mức giá dầu chạm ngưỡng 30 – 35 USD/thùng như hiện tại, PVN sẽ mất khoảng 3 tỷ USD doanh thu trong năm 2020, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả sản xuất, kinh doanh của ngành Dầu khí Việt Nam và giảm nguồn thu cho ngân sách quốc gia.

Còn trong lĩnh vực thuộc khâu sau như: Công ty Cổ phần Lọc Hóa Dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Chi nhánh Phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn (PVNDB) cũng bị tác động mạnh. Cụ thể, dịch Covid-19 đã khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xăng, dầu giảm hơn 30%. Hiện lượng hàng tồn kho tại các đơn vị đang ở mức rất cao, kéo theo chi phí lưu kho, chi phí cho tàu chứa sản phẩm phát sinh tăng khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị gặp nhiều khó khăn.

Trước ‘tác động kép’ của đại dịch Covid-19 và giá dầu sụt giảm, trước đó PVN đã ban hành Chỉ thị yêu cầu toàn bộ Tập đoàn và các đơn vị thành viên thực hiện phương án cho ‘cú sốc’ ngắn hạn, cũng như cho tình huống giá dầu thấp kéo dài (từ 30 – 50 USD/thùng), kể cả các kịch bản cho phương án xấu nhất.

Theo đó, PVN yêu cầu thực hiện 6 nhóm giải pháp như sau:

Thứ nhất: Đối với việc giảm mạnh và giảm sâu của giá dầu, từ ngày 9/3/2020, PVN chuẩn bị phương án cho cú sốc ngắn hạn và cho tình huống giá thấp kéo dài ở các mức giá 30, 35, 40, 45, 50 USD/thùng, kể cả các kịch bản cho phương án xấu nhất… để điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh linh hoạt, hiệu quả.

Thứ hai: Các đơn vị khẩn trương báo cáo Tập đoàn các chỉ tiêu tài chính (doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế hợp nhất, công ty mẹ; nộp ngân sách nhà nước) tương ứng với mức giá dầu nêu trên và giải pháp ứng phó chi tiết của đơn vị.

Thứ ba: Toàn ngành tập trung chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, cắt giảm hội họp, giao lưu… tăng cường quản trị chi phí tối ưu, triển khai áp dụng các công cụ, giải pháp nhằm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động (ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sáng kiến, sáng chế, giải pháp cải tiến kỹ thuật …).

Thứ tư: Có biện pháp thích hợp, chặt chẽ nhằm giữ gìn và bảo đảm an toàn, tránh tác động lây nhiễm dịch bệnh đến các khu vực hoạt động khai thác, các nhà máy vận hành sản xuất để duy trì hoạt động liên tục, hiệu quả cao.

Thứ năm: Tích cực phối hợp với các đơn vị trong Tập đoàn để chia sẻ thông tin, nguồn lực, thị trường… nhằm tối ưu hiệu quả trong cả chuỗi giá trị của Tập đoàn.

Thứ sáu: Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong nước có ngành nghề kinh doanh liên quan đến sản phẩm của đơn vị mình cung cấp./.

Thegioibantin.com

Nguồn: NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ