Nga có thể ôm hận vì chính sách năng lượng Hoa Kỳ

0

Trump và dầu mỏ

Một trong những vị trí đáng chú ý trong nội các của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump là Ngoại trưởng Rex Tillerson.

Tillerson là một CEO cực kỳ thành đạt của Exxon Mobil, giúp mang về hàng tỷ USD cho tập đoàn năng lượng lớn nhất thế giới này thông qua những thỏa thuận với những đối tác khó chịu nhất.

Ông cũng rất có tài dẫn dắt giới tài phiệt trong ngành năng lượng thế giới và đã tham gia rất tích cực vào thị trường năng lượng của Nga từ những năm 1990.

Trước đây, Exxon Mobil từng đàm phán thành công thỏa thuận thăm dò dầu khí trị giá 650 triệu USD ở vùng Bắc cực của Nga, nhưng đã buộc phải cho “đắp chiếu” từ năm 2013 sau khi Mỹ quyết định áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến việc sáp nhập bán đảo Crimea.

Đối tác đàm phán khi đó của Tillerson là Igor Sechin, Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Quốc doanh Rosneft và là bạn thân của Tổng thống Putin từ thời cùng làm trong ngành an ninh. Sechin cũng từng nắm giữ một số vị trí chủ chốt trong Chính phủ Nga.

Vài năm trở lại đây, các CEO của cả Nga lẫn Mỹ cùng phải đối mặt với một khó khăn chung về việc suy giảm tài sản và vận may kinh doanh. Các lệnh trừng phạt Nga là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, nhưng không phải là tất cả.

DAu khi Nga 2017

Ông Tillerson là một CEO cực kỳ thành đạt của Exxon Mobil. Nguồn: Newstatesma

Tại Mỹ, các nguồn năng lượng sạch, như quang điện và phong điện, ngày càng có chi phí cạnh tranh hơn do được chính phủ ưu tiên đẩy mạnh. Các ngành khai thác nhiên liệu hóa thạch, nhất là than, gặp rất nhiều khó khăn do Chính quyền Tổng thống Barack Obama áp đặt các quy định bảo vệ môi trường.

Gánh nặng tài chính đè nặng lên các tập đoàn sản xuất năng lượng như Exxon Mobil và tâm điểm của điều này là Thỏa thuận khí hậu Paris đã được nhất trí thông qua tại hội nghị COP tháng 12/2015.

Sự xuất hiện của những sản phẩm năng lượng hóa thạch được khai thác bằng công nghệ mới cũng góp phần khiến thị trường năng lượng càng thêm khốc liệt. Bằng việc đưa vào sử dụng công nghệ sản xuất dầu đá phiến, nhiều công ty khai thác dầu tại Mỹ đã tạo ra một nguồn năng lượng mới dồi dào. Cũng nhờ công nghệ này mà Mỹ đã lấy lại vị thế của nước xuất khẩu dầu mỏ từ cuối năm 2015.

Trong khi đó ở phía bên kia của thế giới, Nga cũng đang phải chật vật đối phó với sự sụt giảm nhu cầu năng lượng từ các khách hàng truyền thống, đặc biệt là Trung Quốc do suy giảm tăng trưởng kinh tế. Việc phương Tây xóa bỏ trừng phạt Iran đã cho phép nước này bơm dầu trở lại thị trường quốc tế, càng làm tăng thêm sức ép với ngành xuất khẩu dầu khí của Nga.

Tuy nhiên, tác động lớn nhất vẫn là các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Vốn đã lao đao vì giá dầu sụt giảm mạnh, Nga càng thêm khốn khó khi phải đối mặt với các lệnh trừng phạt khiến nước này vừa không thể xuất khẩu dầu sang châu Âu, vừa không nhập khẩu được những công nghệ khai thác tân tiến giúp hiện đại hóa và giảm chi phí sản xuất.

Với việc ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và chính thức tiếp quản Nhà Trắng từ ngày 20/1, những khó khăn này dường như sẽ được đẩy lùi. Các nhà tài phiệt năng lượng của Nga và Mỹ đang trông chờ vào cơ hội phục hồi đầy khởi sắc nhờ vào những chính sách thay đổi mạnh mẽ của Chính quyền Trump và sự ấm lên trong quan hệ hai nước.

Nga có thể ôm hận

Có nhiều lý do để chờ đợi việc ông Trump lên làm Tổng thống Mỹ sẽ giúp cải thiện quan hệ với Nga và làm lợi cho ngành khai thác năng lượng truyền thống của Nga. Có ý kiến thậm chí còn cho rằng có thể ông Trump đang mắc nợ tài chính với Nga, hoặc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đang nắm trong tay “kompromat” (tài liệu nhạy cảm) về ông Trump, hoặc cả hai.

Tỷ phú này đã chiến thắng ngoạn mục trước ứng cử viên nặng ký Hillary Clinton. Đáng chú ý, trong chiến dịch tranh cử, bà Hillary ủng hộ mạnh mẽ tiếp tục trừng phạt Nga và duy trì hỗ trợ của chính phủ cho các ngành công nghiệp sản xuất năng lượng sạch. Trong khi đó, ông Trump có vẻ quyết tâm làm ngược lại.

Chiến thắng của ông Trump đã đặt nền móng cho việc tháo gỡ các quy định khắt khe về môi trường. Không loại trừ khả năng Chính quyền Trump sẽ rút khỏi Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris, hay ít nhất là “đóng băng” sự tham gia của Mỹ trong thỏa thuận khí hậu đầy tham vọng này. Một động thái như vậy có thể khiến đầu tư vào năng lượng sạch giảm sút và mất đi lợi thế cạnh tranh với năng lượng hóa thạch.

Những vòng xoáy khủng hoảng ở Trung Đông mà cả Nga và Mỹ đang can dự có thể khiến Iran và Saudi Arabia mất đi năng lực xuất khẩu dầu mỏ và chỉ những nhà xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ và Nga trở thành “ngư ông đắc lợi”.

Tuy nhiên, việc đắc lợi này chỉ mang tính ngắn hạn còn về lâu dài có thể sẽ khiến Nga phải ôm hận.

Sự sa sút về kinh tế những năm qua, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu lao dốc, đã trở thành động lực để Nga thúc đẩy sản xuất trong nước, tập trung thay thế hàng nhập khẩu, đầu tư cho những ngành đầy tiềm năng, tăng tổng hàng hóa xuất khẩu không liên quan tới năng lượng, chẳng hạn lúa mì (nông nghiệp).

Theo các số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tổng lượng xuất khẩu lúa mì của Nga đã tăng tới 23,5 triệu tấn. Nga sẽ vượt cả Mỹ lẫn Canada với tốc độ này.

Nga đã đặt mục tiêu trong vòng 5-7 năm tới, tỷ lệ tăng trưởng GDP tối thiểu hàng năm phải đạt 4%. Giới chuyên gia Nga cho rằng để đạt được mục tiêu này, chính phủ cần đưa ra các giải pháp hiệu quả và không phụ thuộc vào giá dầu. Thay vì chỉ đặt hy vọng vào các nguồn tài nguyên, Nga cần nghĩ về việc thiết lập những giải pháp tăng trưởng dựa vào sự đa dạng và tiến hành những đổi mới.

Thế nhưng khi giá dầu và khí đốt cao, nguồn thu của Nga sẽ dồi dào và dễ dàng hơn. Điều này có thể sẽ làm mất đi những động lực cải cách triệt để và kìm hãm sự phát triển của nước Nga.

Thegioibantin.com

ĐÔNG PHONG/ ĐẤT VIỆT

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ