Nhiều giải pháp ứng cứu đã được đưa ra cho vụ tai nạn hàng hải rạng sáng ngày 30 – 9

0

*Đến chiều qua, 30-9, chưa phát hiện xăng tràn vào bờ.

1

 

Ông Trần Ngọc Thới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (đứng) chỉ đạo các sở ngành triển khai các biện pháp ứng phó với sự cố tràn xăng ra biển từ tàu Petrolimex 02. Ảnh: Quang Đạt

Tai nạn hàng hải giữa tàu Petrolimex 02 của Việt Nam và tàu Leweck Penuin quốc tịch Singapore xảy ra rạng sáng ngày 30-9, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 16 hải lý đã làm tràn 343m3 xăng A92 ra biển trong điều kiện thời tiết gió cấp 4, hướng Tây Nam nên có nhiều nguy cơ phát tán xăng vào vùng bờ của Bà Rịa-Vũng Tàu. Trước tình hình này, sáng qua 30-9, UBND tỉnh cùng các cơ quan liên quan đã nhanh chóng đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực như cháy nổ, làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng thủy sản, hoạt động du lịch…

Ông Lê Văn Chiến, Giám đốc Cảng vụ Vũng Tàu cho biết, sự cố xảy ra trên vùng biển gần bờ, trong thời điểm bất lợi như sóng biển mạnh cấp 4, gió Tây Nam thổi mạnh trong khi xăng có mức độ lan tỏa nhanh nên nguy cơ tràn vào vùng bờ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là rất lớn. Đặc biệt, xăng có nguy cơ cháy nổ cao khi tiếp xúc với các tàu, thuyền, do vậy, ngay sau khi sự cố xảy ra, Cảng vụ Vũng Tàu đã thông báo cho cơ quan chức năng liên quan vào cuộc ứng cứu; thông báo cho các phương tiện thủy tránh xa khu vực tai nạn. Sự cố xảy ra lúc 4 giờ 10 phút, đến 6 giờ 30 phút, tàu của Bộ đội Biên phòng tỉnh và 11 cán bộ, chiến sĩ đã có mặt tại hiện trường để tham gia ứng cứu, nhưng tại vị trí này, lực lượng biên phòng không phát hiện lượng xăng dầu tràn ra. Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các đồn Biên phòng tăng cường kiểm soát môi trường biển, nếu có dấu hiệu của xăng xuất hiện thì phải báo cáo để nhanh chóng khắc phục sự cố…

Tại cuộc họp với các cơ quan chức năng về sự cố tràn xăng vào sáng 30-9, ông Trần Ngọc Thới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ, việc ứng cứu môi trường sau sự cố là việc làm cấp bách để tránh tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo và giao cho các địa phương ven biển, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch theo dõi sát môi trường nước ven bờ có lẫn xăng hay không; thông báo cho UBND tỉnh Bình Thuận biết để phối hợp đối phó với nguy cơ xăng tràn vào bờ.

Theo nhận định của các chuyên gia về môi trường, việc thu gom xăng tràn ra biển là rất khó bởi thời tiết không thuận lợi, xăng lại dễ bốc hơi và lan nhanh hơn dầu. Theo báo cáo nhanh của các cơ quan chức năng với UBND tỉnh về biện pháp xử lý sự cố tràn 343m3 xăng A92 ra biển, ngay từ 7 giờ sáng ngày 30-9, Sở Tài nguyên – Môi trường đã có văn bản “hỏa tốc” chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương, doanh nghiệp ven biển theo dõi, và chủ động khắc phục sự cố khi xăng xuất hiện, đồng thời chuẩn bị các phương tiện và nhân lực sẵn sàng ứng cứu. UBND TP. Vũng Tàu cho biết, sau khi nhận được tin xảy ra sự cố, cán bộ chuyên ngành về môi trường đã chuyển thông tin này đến tận các phường, khu phố…. khi phát hiện dấu vết xăng thì tiến hành thu gom để hạn chế loang ra môi trường và thấm vào vùng đất ven bờ. Tuy nhiên, đến chiều ngày 30-9, các địa phương cũng như cơ quan chức năng vẫn chưa phát hiện môi trường ven bờ có xăng. Về nguyên nhân xảy ra tai nạn, lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra.

Theo Quang Nguyễn ( Báo BR – VT )

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ