PVN tái cơ cấu để phát triển bền vững

0

Thực hiện Đề án tái cơ cấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 2012 – 2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã đạt được những kết quả khích lệ. Hiệu quả cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành và tổ chức lại hoạt động các đơn vị thành viên đã giúp PVN đứng vững trong thời điểm giá dầu thế giới giảm sâu và kéo dài. Đây là cơ sở để PVN thực hiện thành công các giải pháp tái cơ cấu giai đoạn 2016 – 2020, tạo thế và lực để ngành dầu khí vượt qua mọi khó khăn, phát triển bền vững.

Cổ phần hóa và thoái vốn mạnh mẽ

Trên cơ sở Đề án tái cơ cấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 46/QĐ-TTg và thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, PVN đã chỉ đạo sát sao quyết liệt công tác tái cơ cấu như tuyên truyền nâng cao nhận thức, phê duyệt, sửa đổi kịp thời các phương án tái cơ cấu của 18 đơn vị thành viên. Công tác chỉ đạo, đôn đốc thực hiện tái cơ cấu trong toàn tập đoàn được lãnh đạo PVN thực hiện quyết liệt; bám, nắm tình hình thực hiện Đề án và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, ban lãnh đạo PVN thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ và đột xuất với từng đơn vị thành viên, thành lập các ban chỉ đạo cổ phần hóa, tái cơ cấu các cấp nhằm xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Trong giai đoạn 2012 – 2015, PVN đã cổ phần hóa thành công Công ty Đạm Cà Mau (PVCFC) thu về 1.580 tỷ đồng, thặng dư 290 tỷ đồng; khẩn trương tiến hành cổ phần hóa 3 đơn vị chủ lực, có vốn lớn là Tổng Công ty điện lực Dầu khí (PV Power), Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) và dự kiến sẽ tiếp tục cổ phần hóa Công ty đóng tàu Dung Quất (DQS) ngay sau khi Thủ tướng phê duyệt phương án xử lý tồn tại.

Mặc dù thời điểm thoái vốn là lúc các đơn vị thành viên của PVN hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhất là giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu và kéo dài nhưng PVN vẫn đạt được một số kết quả nhất định trong công tác thoái vốn như tổng số vốn đã thoái được 1.165 tỷ đồng, bao gồm 800 tỷ đồng PVN chuyển giao quyền sở hữu tại Oceanbank cho Ngân hàng Nhà nước, giá thoái vốn bình quân khoảng 16.200 đồng/cổ phần.

Từ việc thực hiện quyết liệt công tác tái cơ cấu, mô hình tổ chức của PVN ngày càng hoàn thiện. Công ty mẹ PVN đã trực tiếp tham gia hoạt động trong một số lĩnh vực kinh doanh chính như tiếp nhận và triển khai các lô dầu khí từ các đối tác nước ngoài đi vào khai thác, tham gia trực tiếp vào các lô hợp đồng dầu khí sau khi tuyên bố thương mại. Công ty mẹ PVN từng bước phát huy vai trò là đầu tàu định hướng, mở đường, hỗ trợ, giám sát các đơn vị thành viên hoạt động hiệu quả hơn, chuyên nghiệp và nhanh nhạy với thị trường hơn.

Tiếp tục tái cơ cấu nâng cao sức cạnh tranh

Từ kết quả tái cơ cấu giai đoạn 2012 – 2013, lãnh đạo PVN đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu để triển khai thực hiện thành công nhiệm vụ tái cơ cấu toàn diện tập đoàn giai đoạn 2016 – 2020. Theo PVN, trong giai đoạn tiếp theo, công tác tái cơ cấu phải thực hiện theo thực tế diễn biến thị trường để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong đó, cần đẩy mạnh công tác kiểm soát thoái vốn ngay khi có cơ hội và quyết liệt hơn nữa đối với các doanh nghiệp không có khả năng phát triển, triệt để thực hiện quy trình tài chính, công nợ; mục tiêu tái cơ cấu là nâng cao năng lực cạnh tranh của PVN trên mọi lĩnh vực hoạt động. Hiện Tập đoàn còn vướng các nhóm vấn đề lớn và phức tạp cần được nghiên cứu tháo gỡ là tái cơ cấu các đơn vị, tái cơ cấu các dự án và tài sản. Đây là những vấn đề bao trùm toàn bộ hoạt động của PVN trong giai đoạn tới.

Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn, trong 6 tháng đầu năm 2016, năm bản lề thực hiện kế hoạch tái cơ cấu, mặc dù giá dầu thô tiếp tục ở mức thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt hoạt động; tuy nhiên, trong bối cảnh đó tập thể cán bộ, công nhân viên và người lao động PVN đã không ngừng phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh đặt ra. Đặc biệt, công tác triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp được triển khai thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, bảo đảm tiến độ yêu cầu tại Quyết định 46 và Quyết định số 1011 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Nguyễn Quốc Khánh, đích đến của công tác tái cơ cấu là làm thế nào để cho PVN có một “cơ thể” khỏe mạnh, sẵn sàng bước vào giai đoạn mới đầy khó khăn và thử thách. Chỉ có như vậy ngành dầu khí mới phát triển bền vững xứng đáng là trụ cột bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển ngành dầu khí, PVN cần kiên trì thực hiện công tác tái cơ cấu, nâng cao hơn nữa tính công khai minh bạch từ tài chính đến tổ chức nhân sự. Đặc biệt là chú trọng vào công tác dự báo, phòng ngừa rủi ro, đồng thời nắm bắt cơ hội đầu tư, phát triển PVN.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng sản lượng khai thác quy dầu của PVN đạt 14,57 triệu tấn, vượt 6,8% so với kế hoạch; sản xuất và cung cấp cho lưới điện quốc gia 10,74 tỷ kWh; sản xuất đạm đạt 826,5 nghìn tấn; sản xuất xăng dầu đạt 3,38 triệu tấn, vượt 15,8% kế hoạch. Tổng doanh thu của PVN đạt 215,6 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước đạt 42,2 nghìn tỷ đồng. Hoàn thành tái cơ cấu, PVN dự kiến còn 14 doanh nghiệp cấp 2, các doanh nghiệp sau khi bị thoái vốn sẽ không còn được mang thương hiệu PVN; PVN sẽ tiếp tục quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới sự minh bạch và sẵn sàng chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng.

Thegioibantin.com

Nguồn: Đại Biểu Nhân Dân ngày 21/8, mục kinh tế, tác giả Quang Vũ.

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ