Quảng Ngãi kiến nghị Chính phủ gỡ khó cho Lọc dầu Dung Quất

0

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản gửi Chính phủ, kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Chính phủ không thực hiện thu điều tiết 7% đối với Lọc dầu Dung Quất, đồng thời sớm phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy.

Theo văn bản của UBND tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2018, tình hình thị trường có nhiều bất lợi, bao gồm tình hình cung – cầu thị trường, cũng như các quy định mới của Chính phủ, sẽ khiến lợi nhuận của Lọc dầu Dung Quất giảm đi nhiều.

Do đó, nếu Chính phủ vẫn đồng ý thu điều tiết 7% (từ năm 2018 đến năm 2022), như đề xuất của Bộ Tài chính, mà không tính đến các yếu tố thị trường nêu trên, thì tình hình sản xuất – kinh doanh của Lọc dầu Dung Quất sẽ cực kỳ khó khăn. Theo đó, Lọc dầu Dung Quất sẽ lỗ từ 700 – 3.800 tỷ đồng/ năm.

UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác cổ phần hóa, không thu hút được nhà đầu tư, vì vậy, kế hoạch IPO của Lọc dầu Dung Quất có khả năng không thực hiện được. Đồng thời, cũng không đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng của các cổ đông chiến lược khi Lọc dầu Dung Quất tiếp tục bán cổ phần trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi phương án cổ phần hóa được Chính phủ phê duyệt.

UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng cho rằng, việc thu điều tiết 7% nói trên sẽ khiến dòng tiền của Lọc dầu Dung Quất mất cân đối, việc thu xếp vốn cho kế hoạch mở rộng Lọc dầu Dung Quất sẽ không thực hiện được.

Việc thu điều tiết này cũng sẽ làm hạn chế khả năng cạnh tranh bình đẳng của Lọc dầu Dung Quất. Vì Lọc dầu Nghi Sơn có cam kết của Chính phủ được hưởng ưu đãi 3-5-7% (3% với hóa dầu, 5% với LPG và 7% đối với xăng dầu) và Chính phủ cũng cam kết về tính ổn định chính sách áp dụng đối với Nghi Sơn trong vòng 10 năm.

Trong khi đó, Lọc dầu Dung Quất phải nộp thu điều tiết, mà đây thực chất là khoản thu thuế nhập khẩu đối với hàng hóa sản xuất nội địa. Như vậy, nếu thực hiện thu điều tiết như đề xuất của Bộ Tài chính sẽ tạo sự mất bình đẳng về chính sách và mất cạnh tranh bình đẳng ngay tại thị trường nội địa.

Cũng theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, việc Chính phủ ban hành Quyết định số 1725/QĐ-TTg ngày 3/9/2016 đã giúp sản phẩm xăng dầu của Lọc dầu Dung Quất cạnh tranh ngang bằng với hàng nhập khẩu. Và chính sách này đã được thông báo cho các nhà đầu tư trong các đợt tiếp xúc chiến lược. Nay nếu thực hiện thu điều tiết, thì sẽ khiến nhà đầu tư đánh giá cơ chế của Nhà nước cho Lọc dầu Dung Quất là “không ổn định”, gây mất niềm tin cho nhà đầu tư.

Từ thực tế đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Chính phủ không thực hiện thu điều tiết 7% đối với Lọc dầu Dung Quất, để đảm bảo tính cạnh tranh theo cơ chế thị trường, việc cổ phần hóa thành công, cũng như đảm bảo dòng tiền cho việc nâng cấp, mở rộng nhà máy.

Cùng với đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng lo ngại Chính phủ vì trần nợ công mà sẽ giãn hoặc dừng cấp bảo lãnh cho các dự án và Lọc dầu Dung Quất vì thế sẽ bị ảnh hưởng. Bởi, các ngân hàng lớn trong nước như BIDV, VCB, Vietinbank đều khẳng định điều kiện tiên quyết để cho vay thực hiện dự án mở rộng, nâng cấp Lọc dầu Dung Quất là phải có bảo lãnh Chính phủ.

Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng Lọc dầu Dung Quất, đồng thời cấp Thư bảo lãnh của Chính phủ đối với phần vốn vay dự án.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ