SCG muốn sở hữu 100% vốn tại Tổ hợp hóa dầu Long Sơn

0

Thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đã có thư gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị được mua lại toàn bộ 29% vốn của PVN tại Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn – Bà Rịa – Vũng Tàu), trong đó kèm theo một số điều kiện để triển khai dự án. Hiện SCG đang nắm giữ 71% vốn tại dự án này.

Dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn được cấp phép đầu tư năm 2008 với vốn đầu tư 3,7 tỷ USD với sự tham gia của ba tập đoàn: Dầu khí Việt Nam, Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và SCG của Thái Lan. Tuy nhiên, sau đó Vinachem rút vốn và thay vào đó là Tập đoàn Qatar Petroleum International (QPI). Nhưng đến đầu tháng 4/2017 QPI cũng quyết định rút toàn bộ vốn tại dự án và chuyển nhượng phần vốn cho SCG. Nâng tổng số vốn của SCG từ 46% lên 71% trong dự án này.

Sau nhiều lần điều chỉnh tổng mức đầu tư, từ 3,7 tỷ USD, điều chỉnh lần 2 lên 4 tỷ USD và hiện là 5,4 tỷ USD.

Theo thiết kế, dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn có khả năng sản xuất 1,6 triệu tấn Olefin/năm tùy thuộc vào hỗn hợp nguyên liệu, với công nghệ nghiền linh hoạt từ các nguyên liệu như ê-than, proban, napta… Ngoài ra, với công nghệ nghiền tích hợp, nhà máy còn có thể sản xuất thêm các sản phẩm đa dạng như polyethylene (PE), polypropylene (PP) và vinyl chloride monomer (VCM). Các sản phẩm này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước.

Dự án cũng bao gồm các công trình phụ trợ khác như cảng, cầu tàu, các kho chứa hàng, nhà máy điện, vv…

Dự án sẽ tạo ra khoảng 15.000 – 20.000 việc làm trong quá trình xây dựng và hơn 1.000 việc làm khi đi vào vận hành thương mại. Cạnh đó, dự án dự kiến đóng góp cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và ngân sách quốc gia ước khoảng 115 triệu USD/năm.

Theo kế hoạch, dự án sẽ xây dựng trong bốn năm rưỡi và bắt đầu hoạt động thương mại vào khoảng nửa đầu năm 2022.

Theo PVN, lý do dự án này chậm tiến độ là do vướng mắc trong thu xếp phần vốn vay của PVN trong liên doanh, thủ tục phê duyệt các gói thầu chậm, dẫn tới ảnh hưởng trực tiếp tiến độ ký kết hợp đồng EPC.

SCG vào Việt Nam từ năm 1992. Lĩnh vực đầu tư chính là xi măng, vật liệu xây dựng, hóa dầu và bao bì. Hiện tại, SCG có 23 công ty đang hoạt động kinh doanh với hơn 8.300 nhân viên tại Việt Nam.

Thegioibantin.com | Vina Aspire  News

Nguồn: NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ