Tự đóng mới giàn khoan dầu khí: Tiết kiệm ngoại tệ hàng triệu USD

0

Sau thành công chế tạo giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 và tiếp đến triển khai thi công giàn Tam Đảo 05, Việt Nam đã trở thành một trong ít nước chế tạo được giàn khoan dầu khí tự nâng. Việc này đã giúp tiết kiệm một nguồn ngoại tệ đáng kể do không phải mua, thuê của nước ngoài, đồng thời tạo động lực, giải pháp đột phá để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước.

Giàn khoan tự nâng 90m nước - Tam Đảo 03 do Công ty CP Chế tạo giàn khoan dầu khí (PV Shipyard) chế tạo, đây là giàn khoan đầu tiên Việt Nam chế tạo thành công, qua đó khẳng định trình độ, năng lực của các kỹ sư Việt Nam trong ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng chất xám cao.

Giàn khoan tự nâng 90m nước – Tam Đảo 03 do Công ty CP Chế tạo giàn khoan dầu khí (PV Shipyard) chế tạo, đây là giàn khoan đầu tiên Việt Nam chế tạo thành công, qua đó khẳng định trình độ, năng lực của các kỹ sư Việt Nam trong ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng chất xám cao.

Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Cuối tháng 10-2014, chủ đầu tư Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (VSP) đã phối hợp cùng với tổng thầu Công ty CP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) tổ chức lễ đặt ky (Keel laying) cho giàn khoan Tam Đảo 05. Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 được thiết kế theo mẫu JU-2000E của Friede and Goldman (Hoa Kỳ) với tổng khối lượng là 18.000 tấn (lớn hơn 1,5 lần so với giàn Tam Đảo 3); có thể hoạt động ở độ sâu nước biển 120m (400ft), và khả năng khoan với độ sâu 9.000m. Giàn khoan Tam Đảo 5 có giá trị 230 triệu USD, theo dự kiến sẽ được hoàn thành sau 32 tháng thi công. Đây là giàn khoan tự nâng thứ 2 do PV Shipyard thực hiện sau giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 đã được bàn giao cho VSP đưa vào sử dụng thành công hơn 2 năm qua.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Nhưng, Phó ban thường trực Ban Quản lý Dự án KH&CN PV Shipyard cho biết, dự án Tam Đảo 05 sẽ tạo việc làm cho 800 – 1.500 lao động trong thời gian gần 3 năm, lúc cao điểm có thể huy động đến 3.000 nhân công. Dự án đã góp phần vào mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa qua các dự án của PV Shipyard nói riêng và ngành chế tạo giàn khoan dầu khí của Việt Nam nói chung. Nếu như dự án giàn Tam Đảo 03 đã đạt tỷ lệ nội địa hóa 34,6%, thì giàn khoan Tam Đảo 05 có tỷ lệ nội địa hóa cao hơn từ 40% – 45%. “Giá trị một giàn khoan tự nâng hiện nay khoảng 200-250 triệu USD, việc nội địa hóa nhằm mục tiêu hướng tới xuất khẩu các sản phẩm này ra khu vực và thế giới, là động lực, giải pháp đột phá để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Nhưng nhấn mạnh.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Nhưng cũng khẳng định, với cơ sở vật chất, năng lực con người hiện có ,PV Shipyard có thể đóng mới các giàn khai thác cố định, giàn dịch vụ di động, giàn khoan di động hiện đại cũng như cung cấp các dịch vụ hậu cần, sửa chữa, nâng cấp giàn khoan (cầu cảng, thiết bị nâng hạ, tính toán thiết kế, cung cấp vật tư, dịch vụ sửa chữa thân, chân, thiết bị, hệ thống điện, điều khiển trên giàn…) với chất lượng tương đương và chi phí cạnh tranh với các công ty đóng mới, sửa chữa giàn khoan nổi tiếng trên thế giới tại Singapore, Mỹ, Hàn Quốc…

Tiết giảm ngoại tệ

Ông Từ Thành Nghĩa, Tổng Giám đốc Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro cho biết, mỗi năm Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro phải thuê 4 giàn khoan của nước ngoài, tốn phí 250 triệu USD. Do vậy, việc Việt Nam tự đóng mới được giàn khoan đã giúp tiết giảm đáng kể ngoại tệ cho nhà nước. Bên cạnh đó, khi có giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 và tiếp đến là Tam Đảo 05 sẽ góp phần tăng cường năng lực và tạo thế chủ động cho Vietsovpetro trong công tác khoan thăm dò, khoan khai thác không những tại các vùng nước hiện tại, mà còn ở các vùng nước sâu hơn, độ nghiêng lớn hơn, khó hơn trong tương lai.

Theo ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, PVN sẽ đầu tư các giàn khoan tự nâng tiếp theo để đáp ứng hoàn toàn nhu cầu trong nước, không phải đi thuê giàn khoan tự nâng của nước ngoài, đồng thời hướng tới mục tiêu cung cấp các dịch vụ sửa chữa, nâng cấp, đóng mới các loại giàn khoan di động cho các công ty dầu khí hoạt động trong thềm lục địa Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới. Ngành dầu khí hiện có 7 giàn khoan tự nâng di động  (Vietsovpetro có 4, PV Drilling có 3), trong đó có 6 giàn đều mua của nước ngoài. Trong khi nhu cầu hiện nay của Việt Nam là hơn 10 giàn và kế hoạch đến 2025 dự kiến cần từ 15-20 giàn.

Nguồn: baobariavungtau.com.vn, Bài, ảnh: THÀNH HUY

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ