Tương lai dầu mỏ và sự đặt cược của Saudi Arabia

0

Giá dầu lửa từ 110 USD/thùng vào tháng 6/2014 đã giảm xuống còn 50 USD/thùng vào tháng 1/2015 và sau đó dao động trong khoảng trên dưới 55 USD/thùng vào quý I năm nay. Đây là mức giảm giá chưa từng thấy kể từ lần giảm mạnh, diễn ra vào năm 2008 sau sự phá sản của Ngân hàng Lehman Brothers.

KHI OPEC MƠ ƯỚC ĐỘC QUYỀN

Có nhiều lý do dẫn đến việc giảm giá này nhưng lý do quan trọng nhất là sự phát triển dầu đá phiến ở Mỹ. Trước sự giảm giá dầu như vậy, các nhà quan sát về thị trường dầu lửa hy vọng sẽ có một sự điều chỉnh nguồn cung của các nước thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Điều này đã diễn ra vào năm 2001 do sự giảm nhu cầu sau vụ khủng bố 11/9; cuối năm 2006 khi việc tiêu thụ của thế giới đã tạm ổn; hoặc vào quý IV năm 2008, đang trong thời kỳ khủng hoảng, khi các nước OPEC giảm sản lượng hơn 3,5 triệu thùng/ngày để ngăn chặn việc giảm giá sâu hơn nữa. Nhưng lần này các nước OPEC đã không can thiệp vào thị trường và giá vẫn tiếp tục giảm để đạt ngưỡng “biểu tượng” 50 USD/thùng. Ban đầu, một số người đã coi đây là sự thỏa thuận giữa Mỹ và Saudi Arabia nhằm làm cho nền kinh tế Nga và Iran suy yếu. Nhưng thực tế cho thấy dường như là vì lý do kinh tế hơn là địa chính trị.

Thành lập năm 1960, OPEC hiện nay gồm 12 nước, ở khu vực Trung Đông: Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Iran, Iraq, Kuwait và Qatar; ở châu Phi: Algeria, Libya, Angola và Nigeria và ở Mỹ Latinh: Venezuela và Ecuador.

Theo định nghĩa, OPEC là một tổ chức của các nước xuất khẩu dầu lửa để nắm quyền về thị trường, nhất là bằng cách điều tiết sản lượng dầu lửa. Hiện nay, sản lượng của OPEC khoảng 30 triệu thùng/ngày so với 24,4 triệu thùng từ năm 2009 đến 2011, chiếm 30% sản lượng thế giới. Khả năng sản lượng toàn bộ của OPEC ước chừng tới 35,45 triệu thùng/ngày. OPEC chiếm 72,5% trữ lượng dầu thô thế giới, chủ yếu nằm ở Trung Đông và cũng chính ở Trung Đông chi phí sản xuất thấp nhất (10 USD/thùng).

Trong số 5 nước có trữ lượng dầu lớn nhất thì 4 nước nằm trong OPEC, gồm 3 nước nằm ở Trung Đông là Saudi Arabia (17,9%), Iran (9,3%), Iraq (7,8%) và một nước nằm ở Nam Mỹ là Venezuela (14,4%). Việc tập trung trữ lượng tại vài nước này là do sự tập trung các mỏ dầu ở đây: 60% các mỏ “siêu khổng lồ” với trữ lượng trên 700 triệu tấn nằm ở Trung Đông và chiếm 40% trữ lượng trên hành tinh. Trong những điều kiện này, cơ cấu thị trường dầu lửa có thể giống như mô hình “sự song quyền Stackelberg”, tức là một sự cân bằng trong đó một trong hai bên, nhà lãnh đạo sẽ xác định mức sản lượng bằng cách đòi hỏi đối thủ phải quyết định tùy thuộc vào nhà lãnh đạo này.

Như vậy, OPEC (chủ thể lãnh đạo) sẽ lựa chọn một mức sản lượng, xác định mức giá và người tuân theo (các nước không thuộc OPEC) sẽ điều chỉnh sản lượng với mức giá do chủ thể lãnh đạo đưa ra.

Trong một cơ cấu thị trường như vậy, OPEC quan tâm đến việc thông qua những chiến lược sau: thứ nhất, thuyết phục các nước tiêu thụ thực hiện các chương trình nghiên cứu và phát triển nhằm tìm ra những loại năng lượng thay thế dầu lửa; thứ hai, khai thác các trữ lượng của “chủ thể cạnh tranh”, tức là nhóm các nước không thuộc OPEC, để trở thành chủ thể cung cấp duy nhất cho thị trường và được hưởng quy chế độc quyền.

Chiến lược này, OPEC đã áp dụng nhiều lần trong lịch sử của mình. Chẳng hạn, trước cuộc khủng hoảng châu Á dẫn đến việc giảm giá từ năm 1997, ngày 23/3/1999 OPEC đã thông qua kế hoạch của Saudi Arabia và Venezuela dự định giảm sản lượng 2,1 triệu thùng/ngày – điều này cho phép giá dầu tăng tới 24 USD/thùng.

Tháng 3/2000, OPEC đã chính thức định ra giá dao động từ 22 đến 28 USD và lập ra một hệ thống “điều tiết tự động” sản lượng mà không cần phải tiến hành các cuộc họp các nước thành viên. Khi giá dầu giảm xuống dưới 22 USD/thùng trong 10 ngày liên tiếp thì OPEC có thể quyết định giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày.

Ngược lại, nếu giá dầu tăng trên 28 USD/thùng trong 20 ngày liên tiếp thì OPEC có thể quyết định tăng sản lượng. Saudi Arabia hoàn toàn tán thành chiến lược này và trở thành người bảo đảm tôn trọng các quyết định của tổ chức.

Các nghiên cứu về thái độ của Riyadh đối với phần còn lại của tổ chức từ năm 1970 đến 2012 cho thấy rằng khi nhu cầu của thế giới giảm mạnh (như trong các cuộc khủng hoảng 1974-1975 hay 2008-2009), Saudi Arabia và các nước khác thuộc OPEC cũng giảm sản lượng. Thậm chí Saudi Arabia còn điều chỉnh sản lượng của mình hơn một chút so với các nước thành viên OPEC khác để duy trì mức sản lượng đã được thỏa thuận trong các cuộc họp.

Trái lại, nghiên cứu cho thấy rằng khi có một sự ngừng sản lượng ở một trong những nước thành viên OPEC thì Saudi Arabia sẽ tăng một cách có hệ thống xuất khẩu của mình để bù vào việc giảm xuất khẩu của các nước khác. Người ta nhận thấy điều đó từ khi xảy ra cuộc cách mạng Iran năm 1979 đến những biến động ở Libya năm 2011.

Trước sự thay đổi cơ cấu của thị trường dầu lửa, theo chiến lược của mình, OPEC lẽ ra có thể giảm sản lượng để làm cho giá tăng. Tất nhiên, OPEC đã bị mất thị phần trong ngắn hạn nhưng vì dầu đá phiến cạn kiệt nên OPEC sẽ phục hồi về lâu dài.

BIẾN ĐỘNG KHÔN LƯỜNG CỦA THỊ TRƯỜNG

Năm 2004 đánh dấu một sự thay đổi trong cơ cấu thị trường dầu lửa. Nhu cầu chuyển dịch tới các nước mới nổi và thị trường, trước kia dôi thừa, nay trở nên khan hiếm. Các nhu cầu đáng kể về dầu lửa của các nước mới nổi (đứng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ) bảo đảm cho các nước sản xuất một nhu cầu ít nhạy cảm hơn với giá cả.

OPEC không còn lo sợ nhiều về việc các nước tiêu thụ năng lượng tiến hành nghiên cứu các nguyên liệu thay thế hoặc tiết kiệm năng lượng giống như trong thời kỳ chống lại khủng hoảng dầu lửa. Từ nay, chiến lược của OPEC chỉ là làm cho các nước không thuộc OPEC bị cạn kiệt trữ lượng để các nước thuộc OPEC tiến gần tới quy chế độc quyền và tăng giá. Nhưng chiến lược này dựa vào một điều kiện: Việc làm cạn kiệt trữ lượng phải diễn ra nhanh chóng để OPEC chiếm lĩnh các thị phần. Như trường hợp từ năm 2000 đến 2014: phần của OPEC chiếm gần 40%. Theo dự tính của UAE, phần của OPEC sẽ chiếm 47% vào năm 2020 và hơn nữa vào năm 2030. Khi đó OPEC dường như đã thắng cuộc… nhưng đấy là chưa tính đến sự phát triển dầu đá phiến của Mỹ.

Sự kết hợp nhiều yếu tố đã làm rối loạn chiến lược của OPEC. Yếu tố quan trọng nhất rõ ràng là việc phát triển sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ. Từ năm 2006, sản lượng hàng ngày của Mỹ tăng 4 triệu thùng/ngày và đạt 11 triệu thùng vào năm 2014, như vậy là vượt sản lượng của Saudi Arabia. Việc phát triển dầu đá phiến cũng được đánh dấu bằng sự mới nổi của những chủ thể có ảnh hưởng mới trên thị trường dầu mỏ: Các công ty dầu lửa có quy mô trung bình với khả năng tài chính yếu hơn nhưng tỏ ra linh hoạt hơn so với các công ty dầu lửa truyền thống.

Kết quả của sự phát triển khí đốt và dầu đá phiến chủ yếu là công việc của các công ty dầu lửa có quy mô trung bình này. Sự cạn kiệt trữ lượng của các nước không nằm trong OPEC, điều kiện cần thiết cho sự vận hành chiến lược của OPEC, dường như không còn là vấn đề thời sự nữa. Đồng thời, người ta chứng kiến nhu cầu về dầu lửa giảm do sự tăng trưởng kinh tế thế giới giảm. Trung Quốc, đã từng là động lực tăng trưởng từ năm 2004, có tốc độ tăng trưởng 7,4% năm 2014 so với tỷ lệ trung bình trên 10% từ năm 2005 đến 2009, trong khi tăng trưởng kinh tế ở khu vực đồng euro chỉ hơn 0% một chút. Dường như không một động lực nào của nền kinh tế thế giới có thể bù vào được sự giảm sự tăng trưởng của các nước mới nổi.

Cuối cùng, nhân tố thứ ba cũng ảnh hưởng đến giá dầu: Đồng USD tăng giá. Vì các doanh nghiệp của các nước mới nổi mắc nợ bằng đồng USD nên việc đồng USD tăng giá sẽ làm tăng số tiền nợ và ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, điều này đã khiến các nước mới nổi bị giảm tăng trưởng. Thêm vào đó là việc giá dầu lửa được tính bằng đồng USD và được mua ở bên ngoài nước Mỹ bằng một đồng tiền khác. Vì vậy, việc đồng USD lên giá khiến cho dầu lửa đắt lên khi mua bằng một đồng tiền khác, càng góp phần làm giảm nhu cầu.

Tất cả các yếu tố này kết hợp với nhau đã làm cho giá dầu từ chỗ trên 100 USD/thùng vào tháng 6 xuống còn 75 USD/thùng và cứ tiếp tục giảm như thế, đã làm thay đổi căn bản thị trường dầu lửa. Từ năm 2004-2014, đây là một thị trường bị chi phối bởi nhu cầu của các nước mới nổi. Từ năm 2014 đến nay, thị trường dầu lửa trở nên dư thừa nhờ nguồn cung từ dầu đá phiến.

Trước sự thay đổi cơ cấu của thị trường dầu lửa, theo chiến lược của mình, OPEC lẽ ra có thể giảm sản lượng để làm cho giá tăng. Tất nhiên, OPEC đã bị mất thị phần trong ngắn hạn nhưng vì dầu đá phiến cạn kiệt nên OPEC sẽ phục hồi về lâu dài. Vấn đề là việc phát triển dầu đá phiến có hai đặc tính. Thứ nhất, hiện tượng này diễn ra ở Mỹ, nước tiêu thụ hàng đầu dầu lửa và là khách hàng ưu tiên của Saudi Arabia – trong khi theo truyền thống các nước tiêu thụ không phải là nước sản xuất. Thứ hai, một số nước tiêu thụ khác ở châu Âu và châu Á (Trung Quốc) dường như quan tâm đến sự phát triển của loại năng lượng này.

Một trong những điều kiện của chiến lược ban đầu của OPEC là bảo đảm một giá không quá cao để ngăn chặn phát triển những nguồn năng lượng thay thế tại các nước tiêu thụ là thích đáng.

Tại cuộc họp ngày 27/11/2014, các nước OPEC đã bị chia rẽ về chiến lược trước việc giá dầu giảm. Saudi Arabia, cùng với UAE và Qatar, đã đồng ý giữ nguyên sản lượng khi các nước thành viên khác thuộc tổ chức này lại chủ trương giảm sản lượng để bình ổn giá. Tình hình này từng diễn ra vào thời kỳ 1981-1986, khi thị trường lúc bấy giờ trở nên dư thừa nhờ một sự phát triển sản xuất dầu lửa ngoài OPEC và nhờ việc giảm nhu cầu do các chính sách tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng hoặc than để đối phó với cú sốc từ dầu lửa. Một bối cảnh khá giống với tình hình hiện nay.

Bằng cách tuân theo lựa chọn của Saudi Arabia không can thiệp vào thị trường dầu lửa, OPEC để cho giá dầu tiếp tục giảm cho đến dưới ngưỡng 50 USD/thùng. Tình hình này khiến toàn bộ các nước sản xuất dầu phải chịu sức ép. Thu nhập từ dầu lửa chiếm hơn 90% xuất khẩu của các nước thành viên OPEC và chiếm từ 80% đến 90% ngân sách của họ.

LỰA CHỌN CUỘC CHIẾN GIÁ CẢ

Để chống lại việc giá dầu giảm, năm 1983, OPEC đã quyết định thiết lập chỉ tiêu sản lượng và giảm cung. Thị phần của OPEC đã giảm mạnh từ 39% năm 1980 xuống còn 30% năm 1985 trong khi phần lớn các nước thành viên của OPEC không tham gia cuộc chơi và Saudi Arabia gần như một mình phải chịu toàn bộ phần giảm sản lượng của cả nhóm. Chiến lược này đã không làm giá dầu tăng trong khi thị trường vẫn dư thừa: kết quả là Saudi Arabia đã phải chịu một tổn thất đáng kể về tài chính. Vì Saudi Arabia không muốn tái diễn tình hình này nên kiên quyết phản đối giảm sản lượng.

Từ năm 1985, Saudi Arabia đã quyết định tiến hành một cuộc chiến giá cả bằng cách làm cho thị trường tràn ngập dầu mỏ với mục tiêu là làm giá dầu giảm để khiến các nước không phải thành viên OPEC lãi ít hơn. Thị trường ổn định từ năm 1986 và trừ những thời kỳ tình hình căng thẳng địa chính trị gay gắt, giá cả vẫn ở mức thấp cho đến những năm 2000.

Saudi Arabia vẫn giữ một vai trò địa chính trị tương đối quan trọng trên mặt trận năng lượng toàn cầu.

Cuối cùng, trong thời kỳ 1981 – 1986, các chiến lược khác nhau của OPEC (năm 1983 và chiến tranh giá cả năm 1985) đã giữ giá dầu không tăng trở lại và nền kinh tế thế giới đã trải qua giai đoạn giá thấp trong suốt hơn 15 năm. Bằng cách tiến hành một cuộc chiến giá cả, OPEC rõ ràng nhằm vào hoạt động khai thác dầu đá phiến của Mỹ. Với một thùng dầu bán ra dưới 60 USD, phần lớn vốn đầu tư đổ vào không có lãi cho dù các mỏ dầu vẫn tiếp tục được khai thác (giống như trường hợp năm 1986). Vấn đề là liệu lịch sử có lặp lại như trong thời kỳ 1986 – 2000 hay không, tức là liệu giá dầu vẫn thấp (khoảng 60 USD/thùng) và ổn định trong suốt 15 năm hay không?

Bằng cách tuân theo lựa chọn của Saudi Arabia không can thiệp vào thị trường dầu lửa, OPEC để cho giá dầu tiếp tục giảm cho đến dưới ngưỡng 50 USD/thùng. Tình hình này khiến toàn bộ các nước sản xuất dầu phải chịu sức ép. Thu nhập từ dầu lửa chiếm hơn 90% xuất khẩu của các nước thành viên OPEC và chiếm từ 80% đến 90% ngân sách của họ.

Mặc dù phần lớn dầu mỏ của OPEC chỉ cần bán ra ở một mức giá thấp hơn nhiều so với hiện nay là đủ để có lãi, nhưng để cân bằng ngân sách, nhiều nước đòi hỏi giá phải cao hơn nhiều. Ngoài ra, ngay ở trong OPEC, người ta nhận thấy có những sự khác nhau lớn giữa phí tổn khai thác và giá cả cần thiết để cân bằng ngân sách của mỗi nước. Như Saudi Arabia có thể chỉ cần giá 80 USD/thùng trong khi Venezuela cần giá cao hơn, tới 130 USD/thùng.

Chính điều này giải thích cho những bất đồng về mức giá giữa các nước OPEC. Trong thời kỳ năm 1986 – 2000, giá dầu lửa vẫn tương đối thấp bởi vì nhiều mỏ dầu đã được khai thác sau thời kỳ khủng hoảng dầu lửa. Giá dầu cao hơn đã cho phép các mỏ dầu này có lãi. Tình hình hiện nay khá giống như vậy: giá cao, từ năm 2005 đến 2014, đã cho phép phát triển dầu đá phiến ở Mỹ. Sự khác nhau giữa thời kỳ 1986 – 2000 và thời kỳ hiện nay là khi đó tuổi thọ khai thác của các mỏ dầu là từ 20 đến 30 năm với một sản lượng ổn định trong khi hiện nay chu trình sản xuất dầu đá phiến chỉ là 5 năm với sản lượng giảm dần ngay từ năm thứ hai.

Thế nhưng, cuộc chiến giá cả do Saudi Arabia tiến hành từ năm 1985 đã không cho phép giá tăng bởi vì sản lượng dầu mỏ thông thường vẫn ổn định trong hơn 15 năm tới. Dầu đá phiến thì không như vậy: để duy trì tới mức tối thiểu mức ổn định sản lượng, cần phải tiếp tục khai thác với một nhịp độ gần bằng năm trước nếu không sản lượng sẽ giảm ngay từ năm tiếp theo. Và vì với giá khoảng 50 USD/thùng, sản lượng dầu đá phiến không sinh lãi, nên các xí nghiệp đều từ chối đầu tư. Sản lượng dầu đá phiến được khai thác trước khi giá dầu giảm vì vậy sẽ nhanh chóng giảm, trái với tình hình đã diễn ra trong thời kỳ 1986 – 2000, gây ra một sự giảm cung và tình hình căng thẳng về giá cả.

Khả năng can thiệp của OPEC trong cuộc chiến giá cả này vì vậy vẫn tương đối hẹp. Tất nhiên, một số nước như Saudi Arabia có thể chịu đựng được giá 50 USD/thùng trong vài năm, nhất là nhờ nguồn dự trữ của vương quốc này, nhưng không phải tất cả các nước thành viên của OPEC đều như vậy. Nhiều nước trong số họ – nhất là Venezuela, Nigeria hay Iran – muốn giá tối thiểu là 100 USD/thùng. Vì vậy, sự đặt cược của Saudi Arabia là rất rủi ro khi việc giảm giá dầu quá lâu sẽ ngay tức khắc gây ra hậu quả tiêu cực đối với mối quan hệ với các đối tác và có thể làm gia tăng tình hình căng thẳng với đối thủ lớn ở khu vực là Iran.

Nếu tình hình cứ tiếp tục như vậy, và nếu Riyad vẫn khăng khăng không giảm mức sản lượng của mình thì những sự chia rẽ trong các nước thuộc OPEC có thể đi tới chỗ gây tổn hại đến sự tồn tại của tổ chức này. Trong trường hợp này, OPEC có thể chỉ giảm ở các nước vùng Vịnh mà những điều kiện dân số và tài chính khá giống nhau (Saudi Arabia, Qatar, UAE và Kuwait). Các nước thành viên khác không gắn bó với chiến lược của tổ chức và chỉ sản xuất tùy theo nhu cầu của mình trong thời hạn ngắn. Họ có thể tìm cách tăng đáng kể sản lượng của họ bằng cách mở cửa lĩnh vực dầu lửa cho các công ty nước ngoài.

Chiến lược của Saudi Arabia trên thị trường dầu lửa, trước đây được OPEC khuếch trương sẽ suy yếu, nhất là khi liên minh Saudi Arabia – Qatar – UAE – Kuwait chỉ chiếm 17% sản lượng thế giới so với 30% với OPEC. Tuy nhiên, do trữ lượng và khả năng điều chỉnh sản lượng nhanh chóng của mình, Saudi Arabia vẫn giữ một vai trò địa chính trị tương đối quan trọng trên mặt trận năng lượng toàn cầu.

Nguồn: nangluongvietnam, Theo TTK (TTXVN/ Tintuc/ Al – Alam As – Siasiya))

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ