Xăng dầu: Tù mù lỗ, lãi

0

Các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho rằng cách quản lý, điều hành hiện nay của cơ quan chức năng đã làm mặt hàng này mất tính thị trường, phi cạnh tranh.

1316390309-xang-dau-tu-mu-lo-lai
Các doanh nghiệp chưa thể áp dụng trọn vẹn Nghị định 84/CP của Chính phủ về quản lý, kinh doanh xăng dầu

Mấy ngày qua, dư luận không đồng tình về chuyện 3 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu đòi tăng giá xăng. Đề nghị này cũng đã bị Bộ Tài chính bác vì từ ngày 26-8, bộ đã điều chỉnh giảm 300 đồng/lít dầu và 500 đồng/lít xăng do giá xăng dầu thế giới trong tháng 8 giảm đáng kể.

Xin bù lỗ chứ không đòi tăng giá (?!)

Bộ Tài chính cũng đã nêu đích danh các doanh nghiệp đòi tăng giá là Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) và Công ty TNHH một thành viên Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex).

Các doanh nghiệp trên cho rằng họ không hề đòi tăng giá xăng vì mới đây, xăng dầu đã được Bộ Tài chính giảm giá, tức chưa qua 30 ngày thì không thể tăng thêm được. Ông Đặng Vinh Sang, Tổng Giám đốc Saigon Petro, cho biết doanh nghiệp này có văn bản gửi cơ quan chức năng để xin giải pháp bù lỗ cho mặt hàng xăng chứ không đòi tăng giá bán.

Cụ thể là xin cơ quan chức năng cho phép doanh nghiệp được sử dụng quỹ bình ổn đối với mặt hàng xăng để tránh bị thua lỗ. Ông Lê Xuân Trình, Phó Tổng Giám đốc PV Oil, cũng xác nhận là không đòi tăng giá xăng mà chỉ xin sử dụng quỹ bình ổn để tránh lỗ đối với mặt hàng này.

Còn những doanh nghiệp chưa lên tiếng về việc có cần sử dụng quỹ bình ổn hoặc tăng giá xăng hay không đều không bằng lòng với cách điều hành giá xăng dầu của cơ quan chức năng. “Sở dĩ Petrolimex không lên tiếng vì cho dù có đề nghị cũng không được gì, không có ý nghĩa gì” – ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex, nói. Theo ông Dũng, chừng nào Nhà nước điều hành giá xăng dầu theo thị trường thì Petrolimex mới có ý kiến, còn bây giờ giá cả vẫn do Nhà nước quyết định.

Ông Vương Đình Dung, Tổng Giám đốc Công ty Xăng dầu Quân đội, cho rằng cách điều hành như hiện nay chỉ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, mất đi tính cạnh tranh. “Cho dù có làm công văn kiến nghị cũng chẳng được gì” – ông Dung nói.

Theo các doanh nghiệp đầu mối nhập xăng dầu, Nghị định 84/CP của Chính phủ về quản lý, kinh doanh xăng dầu đã có từ năm 2009 nhưng họ vẫn chưa thể áp dụng trọn vẹn được. Cụ thể, Nghị định 84/CP cho phép giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn…

Tuy nhiên, từ khi nghị định có hiệu lực đến nay, họ vẫn phải thực hiện theo sự quản lý, điều hành của Nhà nước, giá cả cũng do Nhà nước quyết định. Thậm chí, có thời điểm doanh nghiệp đầu mối muốn giảm giá bán để cạnh tranh cũng không được cơ quan chức năng chấp thuận. Theo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, việc thực hiện Nghị định 84/CP cho đến thời điểm này chưa thật sự đầy đủ nên khó có thể có giá bán lẻ theo giá thế giới.

Thế giới vừa tăng đã kêu lỗ

Cuối tuần qua, giá dầu thô ngọt nhẹ trên thế giới giao dịch tháng 10 giảm 1,3 USD/thùng, còn từ 88,21 USD – 88,9 USD/thùng. Tại thị trường Singapore, mặt hàng xăng A92 giao dịch 121,79 USD/thùng, tăng gần 4 USD/thùng so với tháng trước. Từ việc giá xăng thế giới tăng vài ba ngày qua, các doanh nghiệp bắt đầu kêu lỗ.

Ông Vương Thái Dũng cho biết giá bán hiện hành như hiện nay so với giá cơ sở thì đang chênh lệch hơn 1.000 đồng/lít đối với xăng và hơn 300 đồng/lít đối với dầu. Như vậy, doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng lỗ. Theo ông Đặng Vinh Sang, Saigon Petro đang bị lỗ từ 200 đồng đến 300 đồng/lít đối với xăng, dầu cũng bị lỗ nhẹ. Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Tổng Giám đốc Petimex, cũng cho biết doanh nghiệp này đang lỗ nặng đối với xăng, đến hơn 1.000 đồng/lít, còn dầu thì lỗ khoảng 200 đồng/lít.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong ngành xăng dầu, giá xăng trên thế giới chỉ mới tăng vài ba ngày qua nên chưa thể ảnh hưởng ngay đến giá bán trong nước vì hầu hết các đầu mối nhập khẩu xăng dầu đều ký hợp đồng mua bán ổn định cho cả tháng.

“Trong tháng 8, giá xăng A92 thế giới giảm còn 114,9 USD/thùng. Với giá này, khi nhập về đến Việt Nam và tính tất cả các chi phí, lợi nhuận doanh nghiệp, thuế thì một lít xăng A92 có giá thành khoảng 20.300 đồng. Như vậy, các doanh nghiệp vẫn có lãi chứ không thể lỗ quá nặng như đã kêu ca” – chuyên gia này phân tích.

Coi chừng gian lận

Các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho rằng mặt hàng xăng đang lỗ nặng nên họ phải cắt giảm hoa hồng cho đại lý từ 500 đồng – 600 đồng/lít, còn 150 đồng – 200 đồng/lít.

Với mức hoa hồng trên, không thể bù đắp chi phí cho đại lý (hoa hồng phải từ 400 đồng/lít mới đủ chi phí bán hàng cho các đại lý) nên khó tránh khỏi việc các cây xăng gian lận như bơm thiếu, bán xăng không đúng chất lượng…


Theo Nguyễn Hải (Người Lao Động)
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ