Xuất khẩu giàn khoan dầu khí: Vẫn bí vốn

0

Xuất khẩu sản phẩm cơ khí trọng điểm, ông Phan Tử Giang – Tổng giám đốc Công ty CP chế tạo giàn khoan Dầu khí (PVShipyard) nói: “Kế hoạch này đang bị vướng”.

Ông Phan Tử Giang -Tổng giám đốc Công ty CP chế tạo giàn khoan Dầu khí.

Trong chính sách dành cho d án sn phm cơ khí trng đim, giàn khoan là mt trong nhng d án đưc h tr, trên thc tế cũng đã chng minh đưc hiu qu. Theo ông ti sao doanh nghip vn khó vay vn?

Chính sách hỗ trợ dự án trọng điểm vẫn mang tính cổ vũ, chưa gắn với thực tiễn. Dự án chế tạo giàn khoan dầu khí của chúng tôi được đánh giá là khả thi, nhưng vấn đề là ở lượng tiền có hạn.

Tôi cho rằng, khả năng vốn của Ngân hàng Phát triển có hạn, không thể cho tất cả các dự án cơ khí trọng điểm vay vốn. Một dự án cơ khí trọng điểm đã chiếm tới 3 tỷ đồng, trong khi rất nhiều dự án trọng điểm khác cũng cần lượng vốn như vậy.

Chính sách cần mang tính thực tiễn để thực hiện được, thay vì đề ra chính sách mang tính cổ vũ, ngành công nghiệp không phát triển được mà doanh nghiệp không được hưởng lợi.

Vì vậy, Ngân hàng Phát triển chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ phần lãi suất, còn vốn thì nên vay các tổ chức tín dụng bên ngoài, nguồn vốn bên ngoài dồi dào hơn nhiều.

Chúng ta nên tận dụng nguồn vốn xã hội, còn Ngân hàng Phát triển làm nhiệm vụ hỗ trợ lãi suất. Chẳng hạn, vốn xã hội là 9% thì trong đó Ngân hàng Phát triển hỗ trợ 4-5%, như vậy lượng tiền không quá nhiều, mà doanh nghiệp cũng tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp hơn.

Trin khai các d án cơ khí giàn khoan, các ông huy đng vn như thế nào?

Chúng tôi vẫn đang sử dụng vốn của chủ đầu tư vì không vay được vốn. Chúng tôi hướng tới việc xuất khẩu giàn khoan ra nước ngoài, gần đây là dự án 200 triệu USD cho Ấn Độ, nhưng kế hoạch này đang bị vướng.

Các dự án đóng giàn khoan nước ngoài đều được chủ đầu tư hỗ trợ vốn. Một số chủ đầu tư ở Singaporer vàTrung Quốc đồng ý tài trợ 85-90% trong thời gian đóng giàn để xuất khẩu.

Việt Nam kém hơn cũng phải hỗ trợ được 75-80% mới có thể cạnh tranh được với Trung Quốc và Singapore. Trong cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 4/2014, tôi đã kiến nghị vấn đề này.

Chúng tôi cũng đã kiến nghị về việc có một cơ chế mới cho vay vốn làm giàn khoan xuất khẩu. Đây là mô hình rất mới mà hiện nay các ngân hàng trong nước chưa có cơ chế.

Hin giàn khoan ca các ông ni đa hóa đưc bao nhiêu phn trăm?

Việc sử dụng những sản phẩm trong nước là câu chuyện dài. Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn yếu, nên các sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng của chủ đầu tư.

Giàn khoan đầu tiên có tỷ lệ nội địa hóa khoảng 34,7%, gồm toàn bộ phần nhân công, phần thiết kế chi tiết, phần thi công, lắp đặt hạ thủy, còn lại chỉ được khoảng 0,7% là thiết bị là mua ở trong nước.

Chúng tôi đang làm giàn khoan thứ hai, cố gắng nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 40-45% là rất khó khăn. Đó là mục tiêu chúng tôi đặt ra và sẽ cố gắng vượt qua.

Nhưng bng cách nào, thưa ông?

Có nhiều giải pháp. Giải pháp lớn nhất là tìm được các nhà sản xuất trong nước và làm cùng với họ để đạt được chất lượng, đạt được chứng chỉ.

Chúng tôi phải hỗ trợ các nhà sản xuất làm việc đó, bởi sản phẩm giàn khoan yêu cầu chứng chỉ rất cao, trong khi các nhà sản xuất thiết bị chưa đạt được chất lượng, hoặc đạt được rồi nhưng chưa có chứng chỉ thiết bị.

Hin nay, mt sc trong khu vc cũng sn xut giàn khoan đ xut khu. Các ông làm gì đ gii bài toán cnh tranh v giá?

Giá bán giàn khoan của Việt Nam thấp hơn Singapore và ngang bằng Trung Quốc, nhưng lợi nhuận thu được từ dự án của mình chắc chắn không bằng họ.

Trung Quốc lãi 20% một dự án còn mình chỉ lãi 5%. Nếu mình cũng muốn lãi bằng họ thì giá sẽ cao hơn. Trình độ kỹ thuật đương nhiên phải đạt yêu cầu của chủ đầu tư, nhưng tối ưu sản xuất của Việt Nam vẫn thấp hơn Singapore và Trung Quốc.

Vì vậy, không còn cách nào khác, chúng tôi phải tăng tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành, như vậy mới có thể cạnh tranh được.

Giàn khoan Dầu khí do PVShipyard chế tạo.

Ông nhn đnh thế nào v khâu thiết kế giàn khoan ca Vit Nam?

Ngay từ giàn khoan đầu tiên, chúng tôi đã hoàn toàn sử dụng thiết kế trong nước, mình chỉ mua lại thiết kế cơ sở của nước ngoài thôi.

Giá trị thiết kế không lớn. Giá trị thiết kế chỉ 3-4 triệu đồng, chiếm khoảng hơn 1% giá trị dự án nhưng ý nghĩa của nó rất lớn.

Nếu mình sử dụng thiết kế trong nước, khả năng mua thiết bị trong nước rất cao, tối ưu hóa được quá trình sản xuất trong nước. Nhưng nếu để nước ngoài thiết kế, họ sẽ mua từ nước ngoài vì nguồn thiết bị đã có sẵn.

V h tr ca nhà nưc đi vi các d án khoa hc công ngh đi kèm d án giàn khoan, ông đánh giá thế nào?

Vấn đề này, chúng tôi nhận được nhiều hỗ trợ và đã tận dụng để nâng cao năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ kỹ thuật, đặc biệt là đội ngũ thiết kế.

Chúng tôi đặt mục tiêu là đạt được mục tiêu trình độ quốc tế. Hiện đã đat được tiêu chuẩn quốc tế rồi nhưng quá trình sản xuất chưa hoàn toàn tối ưu, làm cho chi phí sản xuất tăng cao.

Nếu trình độ khoa học công nghệ được nâng cao hơn nữa, sẽ giảm được giá thành, tối ưu hóa được quá trình sản xuất. Tuy nhiên, đó không phải công nghệ lõi của mình nên chúng tôi gặp không ít khó khăn trong quá trình ứng dụng.

Chúng tôi phải đi học, mà đi học thì có nhiều vấn đề, như có người dạy, có người không dạy và mình phải ứng dụng cái đó vào thực tế của mình, chứ không thể áp dựng máy móc 100% công nghệ nước ngoài.

Chi phí cho khoa hc công ngh chiếm t l bao nhiêu trong d án, thưa ông?

Hiện chưa xác định được khoa học công nghệ chiếm bao nhiêu phần trăm giá trị dự án, nhưng hỗ trợ của nhà nước cho các dự án của chúng tôi là từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng cho một dự án.

Chúng tôi được hỗ trợ nhiều từ Bộ Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên, thủ tục phê duyệt các dự án bị kéo dài đang làm “lệch pha” giữa dự án thiết kế dàn khoan và khoa học công nghệ.

Cảm ơn ông!

HẢI VÂN (thực hiện)

Nguồn: nangluongvietnam.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ