Có thể “tái lập trình cảm xúc”?

0

Từ năm 2005, nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới đã đầu tư vào công cuộc nghiên cứu bộ não con người với tham vọng “điều khiển” thậm chí “cài đặt” lại toàn bộ não bộ theo ý muốn.

Bạn từng có ấn tượng xấu về đàn ông từ khi còn nhỏ, đến tận lúc trưởng thành, ấn tượng đó vẫn đeo đẳng khiến bạn không thể gần gũi họ. Gặp lại một người từng có tiền án sau nhiều năm, bạn vẫn không thôi có cái nhìn thiếu thiện cảm. Bộ não đã bắt buộc bạn phải có ngay những cảm xúc này cho dù bạn muốn hay không. Ấn tượng là một kiểu cảm xúc khó điều chỉnh nhất vì nó đã tạo ra vết hằn sâu trong não. Liệu con người có thể điều chỉnh những ấn tượng xấu đó cũng như “cài đặt lại” toàn bộ cảm xúc theo ý muốn của mình?

Cuộc đối đầu với tự nhiên

Trong suốt cuộc đời một con người, có rất nhiều ấn tượng và cảm xúc tiêu cực như đau buồn, khiếp sợ… hình thành và đeo đuổi. Điều khủng khiếp hơn là càng những gì muốn quên đi thì dường như chúng càng bám riết lấy trí nhớ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những ký ức tiêu cực bám trụ trong não của chúng ta tốt hơn nhiều các ký ức tích cực. Trong hành trình nghiên cứu và tìm hiểu những bí ẩn của bộ não, các nhà khoa học đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề làm thế nào để giúp con người loại bỏ được nỗi sợ hãi luôn đeo đẳng và những ký ức không muốn nhớ?

Năm 2005, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một loại gen liên quan tới cảm giác sợ hãi. Loại gen này giúp họ nhận ra những người chẳng bao giờ sợ hãi và những người luôn sợ mọi thứ. Ngay sau đó, một nhóm chuyên gia khác lại phát hiện ra rằng beta-catenin (một loại protein) chính là chất keo gắn chặt các ký ức tiêu cực vào trong não. Từ đó, một cuộc đối đầu mới với tự nhiên trong việc giành quyền kiểm soát bộ não lại được châm ngòi. Ở khắp các phòng thí nghiệm trên thế giới, người ta đổ xô vào nghiên cứu bộ não, nhằm tìm ra những cách có thể “điều khiển”, thậm chí có thể “cài đặt lại” toàn bộ bộ não theo ý muốn.

Xóa bỏ và cài đặt lại ký ức

Thoạt nghe cứ ngỡ đang xem phim giả tưởng, nhưng sự thật là các nhà khoa học Hà Lan vừa phát hiện ra một số loại dược phẩm có thể giúp con người xóa bỏ nỗi sợ hãi và những ký ức tiêu cực trong bộ não. Đó là một số loại thuốc giảm huyết áp, chúng có thể khống chế lại quá trình củng cố ký ức. Thực tế cho thấy, mỗi lần người ta có ý thức muốn quên một điều gì đó thì đồng nghĩa với việc thêm một lần ký ức được củng cố về điều đó, dẫn đến nó càng hằn sâu trong trí óc hơn. Nhóm thuốc giảm huyết áp sẽ phong tỏa hệ thần kinh giao cảm trên tim bằng cách ngăn chặn các thụ thể beta–adrenergic, khiến cho các tế bào thần kinh không còn cơ chế tự củng cố. Nhóm nghiên cứu đã cho 60 tình nguyện viên xem một số ảnh về nhện. Cứ mỗi khi tình nguyện viên xem một ảnh, các chuyên gia lại tiến hành gây sốc điện nhẹ trên cơ thể họ. Mục đích là tạo ra mối liên hệ giữa hình ảnh về nhện và sốc điện trong não tình nguyện viên. Tiếp theo, mỗi tình nguyện viên được uống một viên propranolol (thuộc nhóm phong tỏa hệ thần kinh giao cảm) hoặc giả dược rồi kiểm tra phản ứng của họ đối với nhện sau 24 giờ. Kết quả cho thấy cảm giác sợ hãi ở nhóm uống propranolol giảm mạnh khi họ xem lại các ảnh về nhện. Sau đó cảm giác này biến mất. Điều đó cho thấy ký ức sợ hãi của họ đã bị xóa. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với những người từng trải qua một sự kiện khủng khiếp – như bị hãm hiếp hay mưu sát – bởi họ có thể loại bỏ những ký ức đáng sợ chỉ bằng việc uống một loại dược phẩm nào đó! Trước phát hiện này, nhà sinh học thần kinh Joe Tsien của Đại học Georgia (Mỹ) khẳng định: “Nếu như chúng ta hiểu rõ được những hợp chất hóa học trong não bộ đóng vai trò thế nào và tác động của chúng ra sao thì có thể tạo ra những loại dược phẩm có khả năng làm điều chỉnh cảm xúc và hành vi của con người”.

Không cần dùng đến hóa chất hay biệt dược, giáo sư, bác sĩ thần kinh David Scheiber, thuộc Đại học Pittsburgh và Camegie Mellon lại đưa ra một cách “kiểm soát” toàn bộ các cảm xúc của con người chỉ nhờ vào luyện tập! Với hơn 20 năm nghiên cứu bộ não bằng các phương tiện hiện đại nhất, ông khẳng định: “Càng tiến sâu vào não người, tôi càng hiểu rằng nó chứa đựng những rắc rối mà thuốc men không giúp gì được”. Ăn uống là vấn đề đầu tiên mà David đưa ra, vì ông cho rằng nó có thể tái tạo một số hormon tốt và giảm những hormon gây ức chế thần kinh lâu dài. Tuy nhiên theo ông, vấn đề cốt lõi vẫn là làm chủ nhịp tim, điều chỉnh đồng hồ sinh học hay nói cách khác là làm chủ thần kinh.

Theo David, con người không bao giờ có thể yêu cầu não tăng giảm cảm xúc theo ý muốn, chính vì vậy mà những cảm xúc ngoài ý muốn cứ làm hại bản thân. Với liệu pháp “tái lập trình” cảm xúc cho não, ông có tham vọng tìm ra cách giúp con người làm chủ được mọi cảm xúc. Đây quả là một công trình dường như không tưởng nên đã là đề tài đàm tiếu của nhiều người. David và các cộng sự tin rằng sở dĩ não cứ làm việc như thế vì nó bị ràng buộc với quá khứ chứ không phải với thực tại. Nghĩa là “kinh nghiệm nhận thức” đã tạo ra những vết hằn trên não, đến độ nó gây ra sự “ấn tượng”. Để khắc phục nguyên nhân này, David đưa ra những phương pháp để “tái lập trình cảm xúc” gồm ba nhóm liệu pháp đó là điều hòa tim mạch, luyện mắt và sử dụng acid omega-3. Thực tế liệu pháp này đã được sử dụng cho những phụ nữ ở Kosovo bị hãm hiếp hay những quân nhân bị thương nặng đã có những kết quả không ngờ tới. Nhiều người trong số họ đã thấy quên hẳn hoặc không còn bị nỗi sợ hãi thường xuyên đeo đẳng sau khi sử dụng liệu pháp này của David trong khi trước đó họ gần như không có dấu hiệu tiến bộ nào mặc dù đã được sử dụng các loại thuốc chữa stress hay trầm cảm tiên tiến nhất!

Duy Anh (Theo The FirstScience)

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/co-the-tai-lap-trinh-cam-xuc

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ