Người ái kỷ – Nhận diện và Cách đối phó

0

Người ái kỷ (yêu bản thân mình thái quá) là dạng người khiến ta khó giao thiệp. Suy nghĩ của họ bị giới hạn theo cách ngăn họ thực sự nhìn ra bên ngoài bản thân, vì vậy thế giới của những người này cũng bị giới hạn hoàn toàn trong bản thân họ, đồng thời loại trừ những yếu tố từ bên ngoài. Có rất nhiều tình huống có thể khiến ai đó phát triển tính ái kỷ, và có rất nhiều dạng ái kỷ, nhưng cũng có vài cách đối phó mà bạn có thể luyện tập để sử dụng khi giao tiếp với bất kỳ người ái kỷ nào.

PHẦN 1: ĐỐI PHÓ VỚI MỘT NGƯỜI ÁI KỶ TRONG DÀI HẠN

  1. Học cách nhận diện một người ái kỷ.

Trước khi bạn bắt đầu đưa ra lời nhận xét, bạn cần nhớ rằng: rất nhiều người có xu hướng tự yêu bản thân nhưng không nhất thiết phải là người ái kỷ. Bằng cách biết được những yếu tố tạo nên một người ái kỷ, bạn sẽ tránh được họ dễ dàng hơn và biết cách đối phó với những người đã ở gần bạn từ lâu.

Đây là một tiêu chí quan trọng để xác định ai đó là người ái kỷ chứ không chỉ đơn giản là tự kiêu. Một người ái kỷ đơn giản là không thể hiểu được góc nhìn của người khác, và không thể cảm nhận được những gì người khác cảm thấy, điều đó có nghĩa là họ làm gì cũng chỉ để giúp chính bản thân họ. Ví dụ: một người ở chỗ làm nhận được một chương trình khuyến mãi lớn; thay vì chúc mừng anh ta thì người ái kỷ sẽ tìm cách hướng sự chú ý về phía mình, bằng cách giải thích tại sao họ mới là người nên được nhận chương trình khuyến mãi đó, hoặc đơn giản là kể về điều gì đó tuyệt vời đã từng xảy ra với họ.

Một người ái kỷ cũng có ít hoặc không có cái nhìn sâu sắc vào những hành động của mình.

Họ cần phải liên tục được ngưỡng mộ và cảm thấy được có quyền được nhận những sự đối đãi tốt nhất và sự đồng thuận vô điều kiện từ tất cả mọi người trong cuộc sống của họ.

Để biết có phải bạn đang đối phó với một người ái kỷ hay không, hãy tự hỏi những câu hỏi sau: Liệu người mà bạn đang nghi ngờ có cư xử như thể cả thế giới quay quanh họ? Họ có cần phải được khen ngợi trước khi dành cho bạn sự chú ý của họ? Nếu bạn không đồng ý với họ, liệu họ có cố gắng tìm cách hại bạn? Cảm xúc của bạn có bị kìm hãm không? Cuộc nói chuyện của bạn và người đó có luôn chuyển hướng nói về bản thân họ? Nếu câu trả lời cho bất kì câu hỏi nào ở trên là “Có” thì có thể bạn đang phải đối phó với một người ái kỷ.

  1. Nhận ra bản thân bạn cần gì.

Nếu bạn đang cần ai đó có thể hỗ trợ lẫn nhau cũng như cho bạn sự thấu hiểu, thì tốt nhất là bạn dành bớt thời gian với người bạn ái kỷ kia để dành thêm thời gian cho những ai có thể mang lại cho bạn những thứ mà bạn cần. Mặt khác, nếu như người bạn ái kỷ của bạn có những điểm thú vị hay sôi động khác, và bạn không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, thì bạn vẫn có thể duy trì tình bạn hoặc mối quan hệ này trong thời gian tới.

Bạn cần chắc chắn rằng bạn sẽ không làm tổn thương chính mình bằng việc ở gần người ái kỷ. Điều này đặc biệt đúng nếu như bạn có một mối quan hệ gần gũi với họ (chẳng hạn như vợ, chồng hoặc cha mẹ), bởi vì những người như vậy sẽ chiếm nhiều thời gian của bạn hơn.

Nếu bạn cảm thấy mình kiệt sức bởi những nhu cầu của họ (họ cần được liên tục công nhận mình đúng, được khen ngợi, được chú ý, và sự kiên nhẫn không đổi của người khác), thì bạn cần phải xem lại mối quan hệ đó. Nếu bạn đang bị họ quấy nhiễu (thao túng, liên tục bị họ lên giọng, đối xử như thể bạn không có giá trị gì cả) thì bạn cần phải bỏ đi ngay lập tức bởi vì họ sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

  1. Chấp nhận những hạn chế của họ.

Nếu như người này thực sự quan trọng với bạn, bạn sẽ phải chấp nhận tính ái kỷ của người đó. Thôi đòi hỏi hoặc yêu cầu sự hỗ trợ và sự chú ý mà người ái kỷ đó không thể cho bạn. Làm thế sẽ chẳng được gì mà chỉ làm bạn cảm thấy thêm bực bội và thất vọng, những thứ chỉ góp phần phá hoại thêm mối quan hệ của bạn.

Ví dụ, nếu bạn biết anh bạn Quảng của mình là một người ái kỷ, đừng tiếp tục cố gắng kể với anh ta về những rắc rối của bạn, bởi vì anh ta đơn giản là không thể thông cảm với bạn và sẽ nhanh chóng xoay câu chuyện hướng về chính anh ta.

  1. Xác định giá trị bản thân bạn bằng cách khác.

Một cách lý tưởng mà nói, giá trị bản thân được xây dựng từ bên trong hơn là dựa vào những sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng đối với nhiều người, giá trị bản thân được nâng cao lên khi được người khác khẳng định sự tồn tại của họ bằng cách đánh giá cao cá nhân họ. Đừng tìm đến những người ái kỷ để kiếm kiểu giúp đỡ như thế này, mà dù sao, họ cũng không thể cung cấp cho bạn thứ mà họ không có.

Bạn phải hiểu được rằng ngay cả khi bạn chỉ tâm sự với một người ái kỷ, họ cũng sẽ không thể đánh giá đúng được giá trị của những điều bạn chia sẻ. Trong thực tế, họ có thể dùng những điều bạn nói ra để thao túng bạn, vì vậy hãy cẩn thận với những gì bạn kể với một người ái kỷ.

Hãy nhớ phương châm của người ái kỷ là “Tôi trước”. Khi tiếp xúc với họ, bạn sẽ phải hành động theo phương châm của họ.

  1. Hãy cố gắng là người vị tha.

Việc này có thể là nói dễ hơn làm, nhưng hãy nhớ: mặc dù ta có thể cho rằng tất cả những gì mà người ái kỷ thể hiện là sự tự tin, trong thâm tâm, họ thiếu nghiêm trọng sự tự tin thật sự, vì vậy họ cần người khác liên tục công nhận để lấp đầy khoảng trống mình còn thiếu. Hơn nữa, những người ái kỷ không có được cuộc đời bình thường bởi người đó đã bị mất rất nhiều loại cảm xúc.

Điều này không có nghĩa là để họ làm bất cứ điều gì họ muốn với bạn, mà có nghĩa là bạn cần nhớ rằng người ái kỷ chỉ là một người đã bị biến đổi thành người không thể kết nối được với ai. Điều này thường xảy ra bởi những ông bố bà mẹ có tính ái kỷ đã khiến con mình trở nên như vậy.

Cũng cần nhớ rằng người ái kỷ không hiểu về tình yêu vô điều kiện. Mọi việc họ làm đều nhằm mục đích làm thế nào để phục vụ tốt nhất cho họ, đó là một cách sống đơn độc khủng khiếp.

Điều này có thể giúp bạn có được sự cảm thông với họ nếu bạn có thể nhớ là những hành vi tiêu cực đó là những ảnh chiếu của sự thù hận bản thân và cảm giác thiếu tự tin của chính họ.

PHẦN 2: ĐỐI PHÓ VỚI MỘT NGƯỜI ÁI KỶ TRONG NGẮN HẠN

  1. Tránh những trò đấu trí.

Rất nhiều người ái kỷ bày ra những trò đấu trí để buộc bạn luôn ở thế bị động và điều đó khiến họ nâng cao vị trí của mình lên. Cách tốt nhất để đối phó với những trò như thế là nhận ra nó và dừng lại. Để đối phó với một người ái kỷ, bạn phải giữ cho lòng tự tôn của mình không bị khiêu khích.

Thoát ra khỏi việc chơi “trò chơi đổ lỗi”. Một người ái kỷ rõ ràng là không thể chấp nhận rằng mình làm sai bất kỳ việc gì, nghĩa là họ cần ai đó để đổ lỗi. Một lúc nào đó, người ấy sẽ là bạn. Thay vì cố gắng để tranh luận, hoặc giải thích đó là lỗi của họ, hoặc bị ám ảnh bởi việc đó, bạn phải dựng lên một ranh giới. Bạn phải ghi lại những gì họ đang làm, sau đó bạn có thể nói với họ (bằng một giọng không có vẻ trách móc), ví dụ “Thanh này, đây là số liệu ở trong kho, nó cho thấy là chúng ta cần thêm giấy ở đây”.

Những người ái kỷ có xu hướng nói dối rất giỏi. Nếu bạn nhớ về điều gì đó không giống như họ nhớ (đặc biệt nếu điều đó có thể gây hại cho họ) thì đừng tự gây rắc rối cho mình. Đừng tranh cãi với họ, trừ khi bạn có bằng chứng tuyệt đối chính xác để chứng minh bạn đúng. Ngay cả khi đó, một người ái kỷ cũng sẽ tìm cách để xoay chuyển mọi chuyện sao cho có lợi cho mình.

Điều quan trọng nhất cần nhớ là phải tập được thái độ không quan tâm đối với họ. Nếu có một người ái kỷ ở gần bạn thì bạn sẽ phải chịu đựng sự châm chọc, hạ thấp bạn, và những lời dối trá. Đừng phản ứng. Nó giống như trò chơi ném bóng, bạn chỉ cần đừng bắt quả bóng và ném nó trở lại. Trong thực tế, hãy để cho quả bóng (những lời lăng mạ, những trò đấu trí, v.v…) trôi dần vào quá khứ.

  1. Đừng mong chờ gì ở việc làm hài lòng người ái kỷ.

Bởi vì họ có cái tôi quá lớn và chỉ nghĩ quá tốt về bản thân họ, họ có thể thấy bạn như là một kiểu người kém cỏi hơn họ ở một phương diện nào đó. Bạn có thể được lòng họ trong một giai đoạn, nhưng bạn đừng bao giờ mong có thể làm hài lòng hoặc gây ấn tượng với một người ái kỷ về lâu dài.

Hãy chuẩn bị tinh thần để trở thành người ăn hại trong mắt họ, thường là vậy. Bạn sẽ không bao giờ là người có thể sống được như cách mà họ mong muốn, người mà luôn dành toàn bộ sự chú ý cho họ.

Cố gằng đừng để tâm những lời chỉ trích của họ, bằng cách nhắc nhở bản thân rằng những lời đó đến từ một người có thế giới quan hạn hẹp và thiếu cân bằng. Tương tự, đừng cố gắng tranh luận với những người ái kỷ về giá trị của bạn bởi vì họ không thể lắng nghe và thấu hiểu được bạn.

Nếu họ liên tục coi thường bạn (dù đó là vợ, chồng, bố mẹ, hoặc ông chủ của bạn) hãy tìm ai đó mà bạn tin tưởng để tâm sự về những điều họ nói về bạn (một người bạn thân hoặc người tư vấn tâm lý v.v…). Nếu có thể, hãy tránh xa khỏi người ái kỷ để có không gian riêng nhằm mục đích phục hồi lại tâm lý.

  1. Phải lắng nghe thật nhiều.

Nếu bạn phải gắn bó với một người ái kỷ, cách tốt nhất để đối phó với họ đơn giản chỉ là lắng nghe. Người ái kỷ sẽ đòi hỏi sự chú ý của bạn và đôi tai của bạn, và nhiều khả năng họ sẽ nổi giận hoặc lạnh nhạt với bạn nếu bạn hờ hững quá. Tất nhiên mọi thứ đều có giới hạn, nếu như người ái kỷ đòi hỏi sự chú ý của bạn vào lúc bạn không thể, thì bạn cũng không nên chú ý tới họ. Nếu bạn xác định sẽ làm bạn hoặc có một mối quan hệ lâu dài với người ái kỷ thì bạn nên chuẩn bị khả năng lắng nghe một cách thật lòng với những người đó.

Nếu bạn thấy mình đang bị phân tâm khi nghe họ nói, hãy hỏi họ nói thêm về một điều họ nói trước đó mà bạn còn nhớ, rồi tìm cách trở lại với câu chuyện. Ví dụ bạn có thể nói “Tôi đang mải nghĩ tới những gì anh nói về X nên không để ý cái anh vừa nói. Anh có thể nhắc lại được không?”

  1. Hãy chân thành trong những lời khen ngợi của bạn dành cho người ái kỷ.

Có khả năng họ sẽ có một đặc tính nào đó khiến bạn ngưỡng mộ. Hãy xây dựng những lời khen ngợi của bạn dựa trên đặc tính đó. Lời khen sẽ có vẻ chân thành hơn, mà vẫn được lòng người đó. Và đó sẽ là một lời nhắc nhở liên tục cho bạn về lí do mà bạn giữ người đó trong cuộc sống của mình.

Ví dụ, nếu như người ái kỷ của bạn là một nhà văn thực sự giỏi, hãy chắc chắn bạn sẽ nói với họ điều đó. Nói những câu như “Anh viết rất mạch lạc, tôi thích cách mà anh thể hiện những ý tưởng của anh một cách rõ ràng như vậy.” Họ sẽ nhận ra sự chân thành của bạn và sẽ bớt tìm cách tấn công bạn.

Nếu bạn thực sự muốn được họ yêu mến, bạn có thể nói những câu như “Anh viết văn hay hơn tôi nhiều, tôi chẳng bao giờ có thể thể hiện được bản thân mình một cách rõ ràng như vậy”. Việc bạn đặt họ sang vị trí đối diện với bạn (và cả thế giới) sẽ khiến họ cảm thấy tốt hơn về bản thân. Nhưng đừng làm vậy cho đến lúc bạn tin rằng họ làm gì cũng giỏi hơn bạn.

Hãy khen ngợi họ thường xuyên về những điểm mà họ thấy tự hào nhất về bản thân. Những người ái kỷ cần nhiều sự công nhận và sự chú ý từ người khác hơn hầu hết mọi người. Họ sẽ đắm mình trong những lời khen, rồi qua đó đánh giá mối quan hệ với bạn. Tuy nhiên, họ vẫn có khả năng tìm cách để chơi xấu hay kiểm soát bạn, do sự bất an cố hữu của họ. Những cách đó có thể rất tinh vi và phức tạp, vì vậy hãy luôn cảnh giác.

  1. Mỉm cười và gật đầu.

Nếu như người ái kỷ của bạn là một người mà bạn không thể tránh tiếp xúc, và bạn cảm thấy mình không thể chịu được việc phải khen họ thường xuyên như họ muốn, thì lựa chọn tốt nhất tiếp theo của bạn là giữ im lặng. Bạn sẽ không nhận được cảm tình từ người ái kỷ bằng cách im lặng, nhưng không tỏ ra phản đối họ thì bạn đã gián tiếp tạo ra ấn tượng: im lặng là đồng tình.

Bởi vì người ái kỷ đòi hỏi phải có sự chú ý liên tục, mỉm cười và gật đầu là một cách tốt để cho họ những gì họ muốn mà không cần phải bắt bản thân bạn tiếp tục nói chuyện. Phương pháp này đặc biệt tốt khi bạn tiếp xúc với những người ái kỷ không quá gần gũi với bạn trong cuộc sống (như một đồng nghiệp hoặc bạn xã giao).

  1. Thuyết phục người ái kỷ rằng những gì bạn muốn là có lợi cho họ.

Nếu bạn cần thứ gì đó từ người ái kỷ, cách tốt nhất để nhận được nó là biến đổi yêu cầu của bạn thành một lời gợi ý tới người đó rằng nếu làm vậy anh ta hoặc cô ta sẽ nhận được lợi ích nào đó.

Ví dụ, nếu bạn muốn thuyết phục cô bạn thân của mình đi cùng tới một nhà hàng mới, và tính ái kỷ của cô ấy xoay quanh những vấn đề về địa vị xã hội, hãy nói với cô ấy điều gì đó liên quan tới nó, chẳng hạn: “Tớ nghe nói đếm đó là tốt nhất nếu như cậu muốn được tiếp xúc với những người có ảnh hưởng trong cộng đồng đấy.”

Một ví dụ khác, nếu bạn muốn rủ cậu bạn thân của mình đi xem một cuộc triển lãm, và tính ái kỷ của cậu này xoay quanh trí thông minh của cậu ta, bạn có thể nói những câu như “Người ta bảo chỗ ấy đặc biệt hấp dẫn đối với những người thông minh và nhanh trí.”

  1. Đưa ra những lời chỉ trích một cách nhẹ nhàng.

Người ái kỷ sẽ không bao giờ chấp nhận những lời chỉ trích trắng trợn. Có thể họ sẽ ngay lập tức kết tội bạn là đang ghen tỵ hoặc đơn giản là xấu tính, và sẽ hạ thấp giá trị của ý kiến mà bạn đưa ra. Đừng bao giờ sỉ nhục họ mặc dù có thể bạn rất muốn làm điều đó. Hãy biến đổi mọi thứ để làm người ái kỷ cảm thấy như họ vẫn có ưu thế.

Ví dụ, nếu bạn muốn nhắc nhở một khách hàng ái kỷ thanh toán tiền cho bạn, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở cá nhân bằng cách yêu cầu họ nhắc bạn về thời hạn thanh toán đã được quy định thay vì trực tiếp báo với họ về việc thanh toán chậm trễ.

PHẦN 3: BIỆN PHÁP CAN THIỆP

  1. Cân nhắc về một biện pháp can thiệp.

Đôi khi, đặc biệt là khi người ái kỷ là người mà bạn yêu thương (một người quan trọng, bố, mẹ , hoặc con bạn), có thể bạn sẽ muốn xem xét về việc đưa ra một biện pháp can thiệp. Việc này có thể rất khó, bởi rất khó để thuyết phục một người ái kỷ rằng họ đã sai.

Thời gian tốt nhất để đưa ra một biện pháp can thiệp là sau một sự kiện lớn trong đời của người ái kỷ (vị dụ một cơn ốm, hoặc mất việc v.v…) lúc mà những thứ nuôi dưỡng cái tôi của họ bị phá hủy hoặc biến mất.

  1. Tìm sự giúp đỡ của chuyên gia.

Bạn sẽ cần một nhóm người trung lập và có kinh nghiệm, những thứ cần thiết để đối phó với những cảm xúc và xung đột xảy ra trong suốt quá trình can thiệp. Họ cũng giúp bạn lên kế hoạch và dự đoán hướng đi của cuộc can thiệp.

Một chuyên gia có thể thảo luận với bạn những phương pháp trị liệu khác nhau mà bạn có thể cố gắng thuyết phục người ái kỷ của mình thực hiện. Phương pháp điều trị tâm lí cá nhân hay điều trị tâm lý nhóm đều có những lợi thế riêng và đã được chứng minh là có thể giúp người ái kỷ điều chỉnh cá tính của mình và phát triển khả năng nhìn nhận người khác như những cá nhân quan trọng ngang họ.

Tìm quanh nơi bạn ở và hỏi ai đó mà bạn có thể tin tưởng xem liệu họ có thể giới thiệu ai cho bạn không. Bạn cần chắc chắn là bạn tìm đúng người để làm việc này.

  1. Tuyển khoảng 4 hoặc 5 người.

Những người này phải là những người gần gũi với người ái kỷ theo cách nào đó hoặc là người đã bị người ái kỷ làm tổn thương nhưng lại sẵn sàng giúp họ tìm được thứ họ cần.

Hãy chắc chắn là những người này sẽ không báo trước cho người ái kỷ về cuộc can thiệp và không đi kể cho mọi người những gì đang diễn ra.

  1. Lập kế hoạch can thiệp.

Bạn không thể để làm việc này theo kiểu đến đâu hay đến đó. Bạn cần phải tính trước bạn sẽ nói và làm những gì ở đâu và vào lúc nào. Lúc này, người chuyên gia có thể giúp bạn lên kế hoạch một số việc mà bạn mong muốn sẽ thực hiện trong quá trình can thiệp.

Bạn cần phải xây dựng một vài quan điểm. Đây là những điểm chính mà bạn phải bám vào trong suốt quá trình can thiệp. Đó có thể là những điều như: những vấn đề của người ái kỷ đang làm tổn thương đến gia đình như thế nào (cho ví dụ cụ thể) và lí do tại sao bạn lại thực hiện cuộc can thiệp (họ đã trở nên quá đáng, hoặc đã ngừng đóng góp cho gia đình; và một lần nữa, đưa ra những ví dụ cụ thể).

Bạn cần phải đưa ra một vài hậu quả cho hành động của người đó nếu họ định từ chối cuộc can thiệp. Có thể đó là kết thúc mối quan hệ, hay không tham gia vào những hoạt động quan trọng đối với người ái kỷ đó. Việc này sẽ giúp bạn tạo ra một kiểu đòn bẩy khiến họ thay đổi.

  1. Làm người ái kỷ thấy rằng họ đang làm tổn thương bản thân như thế nào.

Việc bạn dùng lòng vị tha của mình trong suốt quá trình can thiệp là rất quan trọng bởi bạn cần nhắc bản thân liên tục rằng lí do bạn làm vậy là để giúp họ có cơ hội trở nên tốt hơn.

Dùng những câu khẳng định bắt đầu bằng chủ ngữ “Tôi”. Ví dụ như: “Tôi cảm thấy không được tôn trọng khi anh cứ liên tục chuyển chủ đề về bản thân anh mỗi khi ta nói chuyện” hoặc “Tôi cảm thấy anh muốn tôi liên tục hỗ trợ anh nhưng anh thì không hề có sự đáp trả xứng đáng.” Và lại đưa ra những ví dụ về những lần họ làm bạn tổn thương.

Lời khuyên

Bạn không thể thắng được một cuộc tranh luận với kiểu người này, kể cả bạn thắng… thì cuối cùng bạn cũng thua. Lời khuyên tốt nhất là hãy giữ cho cuộc nói chuyện rõ ràng và càng ngắn càng tốt.

Cảnh báo

Việc nhận thức được tình trạng sức khỏe tâm lý của mình khi tiếp xúc với một người ái kỷ là rất quan trọng. Nếu chất lượng cuộc sống của bạn đang giảm đi vì họ, bạn cần phải tránh xa ngay cả khi đó là cha mẹ, vợ, chồng hoặc ông chủ của bạn.

Hãy nhớ rằng nếu bạn định làm một cuộc can thiệp, thì không có nghĩa là người ái kỷ sẽ làm những gì bạn muốn họ phải làm để trở nên tốt hơn. Tương tự như vậy, việc điều trị cho người ái kỷ không phải luôn có kết quả tốt. Hãy sẵn sàng cho bất cứ kết quả nào có thể xảy ra.

Nguồn: www.wikihow.vn

 

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/nguoi-ai-ky%C2%A0-nhan-dien-va-cach-doi-pho

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ