4 quy tắc xác định nghề nghiệp

0

Để hạnh phúc, hãy chọn một công việc cho bạn sự thú vị, chứ không chỉ có niềm vui và hơn hết công việc đó cho bạn được cống hiến chứ không chỉ tiền bạc.

Một trong những nỗi hoang mang của người trẻ là không biết xác định nghề nghiệp của cuộc đời như thế nào?

Nhà khoa học, diễn giả Arthur Brooks, tác giả chuyên mục “Làm thế nào xây dựng cuộc sống hạnh phúc” trên The Atlantic, đưa ra 4 quy tắc giúp bạn trẻ định hướng nghề nghiệp cuộc đời.

ảnh: JAN BUCHCZIK

1. Công việc phải là phần thưởng

Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải trong sự nghiệp là coi công việc chủ yếu như một phương tiện để đạt được mục đích. Cho dù mục đích đó là tiền bạc, quyền lực hay uy tín… đều có nguy cơ dẫn đến bất hạnh.

Nhà tâm lý học Elliott Jaques, người nổi tiếng vì đã phát minh ra thuật ngữ “khủng hoảng tuổi trung niên”, từng trích lời một bệnh nhân trung niên rằng: “Cho đến nay, cuộc đời tôi dường như là một con dốc đi lên vô tận, không có gì ngoài chân trời xa xăm phía trước. Bây giờ đột nhiên tôi dường như đã lên đến đỉnh và trước mắt là một con dốc đi xuống trải dài”.

Thực ra, lời than vãn này là của Elliott Jaques, ông đã phấn đấu nhiều năm trong sự nghiệp để nhận ánh hào quang, để rồi cuối cùng nhận ra chẳng có phần thưởng gì phía trước cả, chỉ có tuổi già và cái chết.

Nhưng nếu sự nghiệp chỉ là một phương tiện để đạt mục đích, phần thưởng cũng không khiến bạn hài lòng. Đừng phạm sai lầm đó. Tất nhiên, công việc sẽ không mang lại cho bạn niềm vui và sự thỏa mãn mỗi ngày. Nhiều ngày bạn sẽ gặp cảm giác không hài lòng, chán nản nhưng với những mục tiêu đúng đắn – đạt được thành công song hành với phục vụ người khác – bạn có thể biến công việc thành phần thưởng, sự báo đáp cho mình.

2. Chọn một nghề thú vị hơn một nghề vui vẻ

Trong những bài diễn văn tốt nghiệp, thường có hai loại phát biểu cơ bản. Đầu tiên là “Hãy đi tìm công việc thú vị, ý nghĩa”, thứ hai là “Hãy tìm công việc khiến bạn vui vẻ, để mỗi ngày đi làm mà như đi chơi”.

Cái nào là lời khuyên tốt hơn? Sinh viên tốt nghiệp nên tìm kiếm thú vị hay niềm vui?

Một nhóm học giả người Đức và Mỹ đã tìm câu trả lời trong phỏng vấn 1.500 người tham gia vào năm 2017. Họ đã so sánh mức độ hài lòng trong công việc của những người có mục tiêu thú vị với những người có mục tiêu vui vẻ, qua đó phát hiện những người tìm kiếm vui vẻ ít đam mê với công việc và thường xuyên đổi việc hơn những người tìm kiếm thú vị.

Đây chỉ là một ví dụ về cuộc tranh luận lâu đời về hai loại hạnh phúc là hedonia và eudaimonia. Hedonia là hạnh phúc đến từ sự vui vẻ, khoái lạc, chẳng hạn như được ăn ngon, mặc đẹp, tình dục hoặc đơn giản là xem một bộ phim hay. Eudaimonia là hạnh phúc đến từ ý nghĩa, sự mãn nguyện sâu sắc, chẳng hạn như giúp đỡ một ai đó, sống được là chính mình hoặc đơn giản là được theo đuổi một lý tưởng nào đó.

Mỗi chúng ta đều cần cả hai loại hạnh phúc này, bởi hedonia không có eudaimonia sẽ biến thành niềm vui trống rỗng; eudaimonia không có hedonia có thể trở nên héo tàn.

Trong hành trình tìm kiếm công việc chuyên nghiệp, chúng ta nên tìm kiếm công việc cân bằng giữa thú vị và niềm vui.

3. Sự nghiệp không phải là một đường thẳng

Các học giả tại Đại học Southern California, Mỹ, đã nghiên cứu các mô hình nghề nghiệp và đưa ra bốn loại chính. Đầu tiên là sự nghiệp tuyến tính, thăng tiến đều đặn, đây là hình mẫu của doanh nhân tỷ phú.

Nhưng đó không phải là mô hình nghề nghiệp duy nhất. Vẫn còn ba mô hình khác. Sự nghiệp ở trạng thái ổn định liên quan đến việc duy trì một công việc và phát triển chuyên môn. Sự nghiệp tạm thời là mọi người nhảy từ công việc này sang công việc khác hoặc thậm chí từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, tìm kiếm những thách thức mới. Sự nghiệp xoắn ốc, tức mọi người dành nhiều năm phát triển trong một nghề, sau đó chuyển sang các lĩnh vực mới dựa trên các kỹ năng của nghề nghiệp trước đây.

Vì vậy, cái nào là tốt nhất? Điều đó phụ thuộc vào sở thích, tính cách và mục tiêu của bạn.

4. Thận trọng với những đam mê không lành mạnh

Năm 2003, các nhà nghiên cứu Canada đã phân tích gần 1.000 người tham gia vào các hoạt động khác nhau mà họ đam mê, bao gồm cả công việc. Những người có “niềm đam mê hài hòa” đối mặt với công việc trong tâm trạng tích cực, tập trung tốt và làm việc trôi chảy. Họ cũng cảm thấy ổn khi không tham gia vào hoạt động đó.

Ngược lại, người có “niềm đam mê ám ảnh”, mặc dù cũng được đặc trưng bởi đam mê công việc, lại có tâm trạng tiêu cực, kém tập trung, cũng như không vui khi không tham gia hoạt động.

Theo cách này, công việc giống như tình yêu nam nữ, có mối quan hệ lành mạnh, mối quan hệ ám ảnh. Điểm chung của nhiều mối quan hệ ám ảnh là nhu cầu được ở bên nhau, nhưng lại gây đau khổ cho nhau. Ngược lại, các mối quan hệ lành mạnh tạo ra niềm đam mê hài hòa, hạnh phúc và cải thiện lẫn nhau.

Quy tắc này bổ sung cho quy tắc 3. Đúng vậy, hãy tìm thứ gì đó mà bạn cực kỳ hứng thú. Nhưng hãy đi xa hơn và hỏi “Mối quan tâm của tôi có ám ảnh hay hài hòa không? Công việc hay nghề nghiệp này có mang lại điều tốt nhất cho tôi không? Nó có khiến tôi trở thành một người hạnh phúc hơn, tốt hơn hay khi theo đuổi nó, tôi có đang bỏ qua những điều quan trọng khác mà cuộc sống mang lại không?”.

Bảo Nhiên dịch

https://www.theatlantic.com/family/archive/2020/05/how-choose-fulfilling-career/611920/

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/4-quy-tac-xac-dinh-nghe-nghiep

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ