PVN khởi động chuỗi dự án khí Lô B – Ô Môn

0

Ngày 3/4, tại huyện An Biên – tỉnh Kiên Giang, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức lễ khởi động chuỗi dự án khí Lô B- Ô Môn. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Lo B Omon Kien Giang

Lễ khởi động.

Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá PVN trong việc khởi động chuỗi dự án khí Lô B – Ô Môn để đảm bảo cung cấp khí cho các nhà máy điện khu vực Tây Nam Bộ đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, công trình xây dựng chuỗi dự án khí Lô B – Ô Môn sẽ là một bước hoàn thiện hết sức quan trọng cho toàn bộ tổ hợp hạ tầng khí khu vực Tây Nam Bộ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, khi hoàn thành và đi vào vận hành, chuỗi dự án khí Lô B – Ô Môn sẽ có vai trò quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của cho sự phát triển của các tỉnh Tây Nam Bộ, hiện thực hóa “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến 2015, định hướng đến năm 2025” và đáp ứng mục tiêu của “Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu PVN cùng với nhà thầu đề cao trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện các cam kết trong Hợp đồng và thực hiện đúng quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng để đảm bảo công trình được đưa vào vận hành đúng tiến độ, đạt chất lượng tốt…

Theo Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn: Mục tiêu của chuỗi dự án nhằm khai thác và thu gom nguồn khí Lô B, 48/95 & 52/97 với tổng trữ lượng thu hồi dự kiến 3,78 tỷ bộ khối (khoảng 107 tỷ m3) và 12,65 triệu thùng condensate, sản lượng khí đưa về bờ khoảng 5,06 tỷ m3/năm và kéo dài 20 năm từ năm 2020 – 2040 để cấp khí cho các nhà máy điện tại khu vực Kiên Giang và Ô Môn nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng điện cho khu vực Nam Bộ trong giai đoạn sau 2020 nói chung và khu vực Tây Nam Bộ nói riêng.

Chuỗi dự án khí Lô B bao gồm các dự án thành phần: Dự án phát triển mỏ Lô B, 48/95 & 52/97 và Dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn. Theo đó: Dự án phát triển mỏ Lô B có tổng chi phí đầu tư trong 20 năm: 6,8 tỷ USD.; Chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (42.896%); PVEP (26.788%); MOECO (22.575%); PTTEP (7.741%) do Phú Quốc POC – Chi nhánh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm Nhà điều hành; Công trình đưa vào vận hành từ Quý II/2020; gồm các hạng mục công nghệ và thiết bị chính: 01 Giàn Công nghệ trung tâm và 46 giàn khai thác; 01 giàn nhà ở; 01 tầu chứa condensate; khoảng 750 giếng khai thác.

Thứ 2 là Dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn với tổng mức đầu tư: 1,2 tỷ USD; Chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam/PVGas/Nhà thầu MOECO (Nhật) & PTTEP (Thái Lan) làm chủ đầu tư theo hình thức hợp doanh; theo kế hoạch, công trình đưa vào vận hành từ Quý II/2020; Tổng chiều dài tuyến ống là 431 km có công suất thiết kế 20,3 triệu m3, trong đó, tuyến ống biển có chiều dài khoảng 295 km, đường kính 28 inch vận chuyển khí từ Lô B đến Trạm tiếp bờ tại An Minh/Kiên Giang, ống nhánh 37 km 18 inch nối từ KP209 về Trạm tiếp bờ Mũi Tràm để cấp bù khí cho đường ống PM3 – Cà Mau; Tuyến ống bờ có chiều dài khoảng 102 km, đường kính 30 inch chạy qua tỉnh Kiên Giang và Cần Thơ và tuyến để cung cấp khí cho các nhà máy điện tại Trung tâm điện lực Kiên Giang và Trung tâm điện lực Ô Môn tại Cần Thơ; Dọc theo tuyến ống sẽ có Trạm tiếp bờ, Trạm van ngắt tuyến, Trạm phân phối khí Kiên Giang (GDS) và Trung tâm phân phối khí Ô Môn (GDC).

Tổng giám đốc PVN khẳng định: Song song với quá trình thực hiện chuỗi dự án Lô B, theo Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030”, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ đầu tư các nhà máy điện tại Trung tâm điện lực tại Kiên Giang và Tập đoàn Điện lực sẽ đầu tư các nhà máy điện tại Trung Tâm Điện lực Ô Môn.

Công trình là một dấu mốc quan trọng trong việc tiếp tục mở rộng cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp khí tại khu vực Tây Nam Bộ, hiện thực hóa “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến 2015, định hướng đến 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đáp ứng mục tiêu của “Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035”.

Việc phát triển chuỗi dự án sẽ hình thành hạ tầng khí lớn tương tự như hạ tầng khí khu vực Đông Nam Bộ. Khi công trình đi vào vận hành sẽ góp phần vào việc ổn định an ninh năng lượng quốc gia, bổ sung nguồn khí thiếu hụt của hệ thống đường ống PM3-Cà Mau, đảm bảo cung cấp khí cho các nhà máy điện khu vực Kiên Giang và Ô Môn/Cần Thơ theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh đã được phê duyệt và sẽ đóng góp một cách tích cực vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế tại khu vực Tây Nam Bộ nói chung và tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ nói riêng.

Nguồn khí thiên nhiên Lô B cấp cho các nhà máy điện là nguồn nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường so với các nhà máy điện than. Ngoài ra, nguồn khí này sẽ góp phần vào việc giảm sức ép nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các nhiên liệu FO, DO, LPG.

Theo ước tính sơ bộ trong vòng 20 năm hoạt động, các nguồn thu từ dự án: Dự án thượng nguồn: dự kiến nộp ngân sách khoảng 18,3 tỷ USD; Dự án đường ống: dự kiến nộp ngân sách khoảng 930 triệu USD (Thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 330 triệu USD, thuế VAT khoảng 600 triệu USD). Ngoài ra, dự án còn đóng góp cho ngân sách nguồn thu từ thuế nhập khẩu khoảng 400 tỷ đồng trong quá trình xây dựng.

Thegioibantin.com

Nguồn: NangluongVietnam Online

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ