Cách phòng tránh nhiễm virus Zika
Virus Zika lây nhiễm qua muỗi vằn, máu, tình dục. Trong thời gian này, người dân không nên di chuyển đến vùng có dịch và cần áp dụng các biện pháp để phòng tránh nhiễm virus Zika.
Sáng 5/4, Bộ Y tế đã xác nhận Việt Nam có hai người nhiễm virus Zika tại Nha Trang và TP HCM.
Hiện tại, bệnh do virus Zika gây ra chưa có thuốc đặc trị, vắc xin phòng ngừa, để không nhiễm bệnh, người dân cần hạn chế di chuyển tới vùng có dịch và áp dụng một số biện pháp sau:
Phòng tránh muỗi đốt
Theo TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – con đường lây truyền chủ yếu của virus Zika là qua muỗi Aedes. Do đó, cách tốt nhất để phòng tránh nhiễm virus Zika là không bị muỗi đốt.
Muỗi Aedes, loài mang virus Zika, có thể hút máu được 4-5 người trong một bữa ăn, có nghĩa là nó có thể lây lan dịch bệnh nhanh chóng.
Loại muỗi thường sống trong rừng và hút máu các sinh vật máu nóng. Tuy nhiên, gần đây chúng đã phát triển và chuyển sang chỉ hút máu người.
Cần áp dụng các biện pháp phòng muỗi, hạn chế bị muỗi đốt. Ảnh: BBC. |
Biện pháp hạn chế muỗi sinh sôi:
– Nếu trong nhà bạn có nhiều thùng nước mưa, hãy xử lý bằng một sản phẩm không độc hại được sản xuất để tiêu diệt ấu trùng muỗi.
– Khoan lỗ trong thùng rác để tránh đọng nước.
– Tháo nước và rửa sạch các bình chứa nước 5 ngày/lần để ngăn chặn trứng muỗi nở.
– Nếu bạn có chậu cây cảnh, vệ sinh và làm khô chậu ít nhất 1 lần/tuần.
– Muỗi Aedes thích hút máu ở khu vực đầu gối, khuỷu tay, do vậy bạn nên mặc quần áo dài và đi tất.
– Sử dụng thuốc chống muỗi, đặc biệt có chứa các thành phần DEET.
– Mặc quần áo sáng màu, do muỗi thường bị thu hút bởi màu tối.
– Tránh dùng các sản phẩm mỹ phẩm có mùi hương.
– Mắc màn khi ngủ.
– Ghi nhớ, muỗi thường dễ cắn vào ban ngày hơn là ban đêm.
Mẹo phòng tránh muỗi không dùng hóa chấtMuỗi không chỉ gây khó chịu mà còn mang virus và truyền nhiễm nhiều bệnh dịch nguy hiểm như sốt xuất huyết, Zika. Dưới đây là một số cách phòng tránh muỗi đơn giản, hiệu quả. |
Cẩn trọng khi hiến và truyền máu
Theo Reuters, đầu tháng 2, các quan chức y tế Brazil đã xác nhân 2 trường hợp nhiễm bệnh qua đường truyền máu từ người mang virus Zika.
Các chuyên gia khuyến cáo việc hiến máu và truyền máu cần được đảm bảo và xét nghiệm virus cẩn thận.
Tại Mỹ, các ngân hàng máu lớn, bao gồm Hội chữ thập đỏ Mỹ, đã yêu cầu người dân không nên hiến máu nếu họ vừa tới Mexico, vùng Caribbean, Nam hay Trung Mỹ trong vòng 28 ngày.
Sử dụng biện pháp phòng tránh khi quan hệ tình dục
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), virus Zika có thể tồn tại trong tinh dịch của nam giới 10 tuần sau khi bệnh khởi phát. Một số người nhiễm bệnh nhưng lại không có biểu hiện sẽ truyền virus cho các đối tác tình dục.
Vì vậy, những người đàn ông sống hoặc du lịch tới khu vực bị ảnh hưởng bởi virus Zika nên tránh sinh hoạt tình dục, hoặc sử dụng các biện pháp phòng tránh như bao cao su, đặc biệt với phụ nữ mang thai để bảo vệ thai nhi.
Virus Zika được phát hiện đầu tiên từ khỉ Rhesus vào năm 1947 tại Uganda và vào năm 1948 phát hiện trên muỗi Aedes. Muỗi truyền bệnh thuộc nhóm Aedes là loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Thời gian ủ bệnh 3-12 ngày. Người bệnh có biểu hiện sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi và đau đầu.
Đặc biệt, các nhà khoa học nghi ngờ virus Zika có thể gây biến dạng bào thai khiến con sinh ra có não bộ nhỏ hơn bình thường (gọi là tật đầu nhỏ). Vì vậy, đây là đối tượng cần đặc biệt chú ý trong việc phòng tránh dịch bệnh.
Theo thống kê của WHO, 59 nước đã ghi nhận sự xuất hiện của dịch bệnh này.
Thegioibantin.com
Tiểu Uyên (tổng hợp), nguồn: news.zing.vn/cach-phong-tranh-nhiem-virus-zika-post639520.html
——————-
Mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh virus Zika?
Sáng nay, Bộ Y tế đã xác nhận có hai trường hợp nhiễm virus Zika tại Việt Nam. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và đặc biệt là của bé trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần chủ động đề phòng để tránh những trường hợp đáng tiếc nhất.
Zika là một loại virus do muỗi lây truyền. Các triệu chứng chính, theo Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh, là “sốt, xây xát, đau khớp và đỏ mắt”.
Hiện chưa có thuốc chủng ngừa hay phương pháp trị liệu y học nào để ứng phó với virus Zika. Đặc biệt nguy hiểm hơn, virus Zika có thể gây hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, hoặc các dị tật khác nếu mẹ bầu bị nhiễm virus Zika trong bất kỳ quý nào của thai kỳ.
Ảnh minh họa
Để phòng tránh virus Zika, mẹ bầu cần hiểu và nắm rõ những con đường lây lan chính của virus (3 con đường lây lan chính của virus Zika là qua đường muỗi đốt, quan hệ tình dục và truyền máu), và từ đó chủ động làm những việc như sau để phòng tránh:
Không đến các quốc gia đang có dịch bệnh do virus Zika khi không cần thiết.
Nếu phải đến các khu vực có dịch do virus Zika cần phải tư vấn cán bộ y tế để có thông tin đầy đủ về các biện pháp phòng chống lây nhiễm virus Zika.
Mẹ bầu nên sử dụng những sản phẩm chống côn trùng an toàn cho người mang thai. Mẹ bầu cũng nên nhớ mặc áo dài tay, đồng thời xịt thuốc chống côn trùng lên quần áo. Ngủ màn, kể cả thời gian ban ngày khi muỗi Aedes hoạt động. Đóng cửa để tránh muỗi bay vào trong nhà. Phát hiện và loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản bằng cách lật úp, đổ nước trong các vật dụng chứa nước không cần thiết và đậy kín các vật dụng chứa nước sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên thay nước trong các lọ hoa.
Sau khi về từ các khu vực có dịch do virus Zika cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm nhằm phát hiện sớm yếu tố lây nhiễm.
Zika có thể lây qua quan hệ tình dục, vì vậy, khi chồng/bạn trai từng sống, du lịch đến vùng Zika hoạt động phải luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ hoặc kiêng sex trong suốt thai kỳ.
Thegioibantin.com
Nguồn: danviet.vn/gia-dinh/me-bau-can-lam-gi-de-phong-tranh-virus-zika-671711.html
Dấu hiệu nhận biết nhiễm virus Zika và cách phòng tránh
Theo các bác sĩ cho biết, những dấu hiệu để nhận biết nhiễm virus Zika như: Sốt nhẹ 37,8-38,5 độ C, mệt mỏi, mọc ban rát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, và suy nhược…
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố virus Zika là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế bởi những lo ngại ngày càng tăng về khả năng có thể gây dị tật bẩm sinh. Dự đoán khoảng 4 triệu người có thể bị nhiễm cho tới cuối năm nay.
Riêng Việt Nam, do đang lưu hành loại muỗi gây nên dịch sốt xuất huyết (cùng chủng muỗi lan truyền virus Zika) và sự đi lại, giao lưu với các vùng có dịch nên Bộ Y tế nhận định khả năng xuất hiện bệnh do virus Zika hoàn toàn có thể xảy ra.
Biến chứng nguy hiểm của virus Zika là gây teo não và rối loạn hệ thống miễn dịch tácd dộng đến thần kinh.
Nhận biết nhiễm Zika
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian ủ bệnh Zika khoảng 2-12 ngày sau khi bị muỗi đốt. Khoảng 75-80% số bệnh nhân bị nhiễm virus Zika không có biểu hiện lâm sàng.
Bác sĩ Cấp cho biết, những người cần xét nghiệm để phát hiện virus Zika trước hết là người bệnh cư trú hoặc đi du lịch tới khu có lưu hành dịch Zika trong vòng hai tuần trước khi khởi phát bệnh và có ít nhất 2 trong số các triệu chứng lâm sàng.
Biểu hiện để nhận biết Zika:
– Sốt nhẹ 37,8-38,5 độ C, mệt mỏi, mọc ban rát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân.
– Viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, và suy nhược.
– Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa.
Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân nghi ngờ, có các xét nghiệm khẳng định căn nguyên như RT-PCR Zika virus dương tính, hay phản ứng huyết thanh (IgM) dương tính và có hiệu giá kháng thể cao gấp từ 4 lần trở lên so với hiệu giá kháng thể trung hòa virus Dengue tại cùng thời điểm.
Triệu chứng của người nhiễm virus Zika. Ảnh: Hải Minh.
Đối tượng nào dễ mắc virus Zika?
Theo TS. Masaya Kato – đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, lý do WHO nhận định Zika là mối quan ngại đối với y tế cộng đồng không phải do tốc độ lây lan của virus mà do các biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Đối với trẻ sơ sinh, cụ thể là gây teo não và hội chứng Guillain-Barré, một loại rối loạn hệ thống miễn dịch tác động đến thần kinh gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân.
Do đó, phụ nữ có thai, đang có ý định và có nguy cơ mang thai là những đối tượng cần cẩn trọng nhất.
Phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai mỗi 3-4 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi.
Trẻ bị dị tật đầu nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần và vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh.
Điều trị như thế nào khi bị bệnh?
Vẫn theo bác sĩ Cấp, hiện không có điều trị đặc hiệu cho bệnh do virus Zika. Các điều trị hỗ trợ bao gồm nghỉ ngơi, bồi phụ nước, điện giải, hạ sốt nếu có sốt cao. Người bệnh đặc biệt cần thận trọng khi dùng Aspirin hay corticoid khi chưa loại trừ được sốt xuất huyết Dengue.
Theo dõi các biểu hiện yếu, liệt cơ sau khi bị bệnh để phát hiện, xử trí sớm hội chứng Gulain-Barre nếu có.
Cách phòng bệnh
Do chưa có vắc xin phòng bệnh nên cách duy nhất chủ yếu là hạn chế đi đến vùng lưu hành dịch Zika. Các cá nhân trong vùng dịch áp dụng các biện pháp hạn chế muỗi đốt như: Mặc quần áo kín, sáng màu, dùng các thuốc xua đuổi côn trùng, nằm màn.
Tại vùng có dịch cần triển khai các biện pháp diện muỗi như: Đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước như các mảnh vỡ, lốp xe, vỏ lon, vũng nước đọng. Đậy kín các chum, bể hoặc thả cá diệt loăng quăng, diệt muỗi bằng bẫy, vợt,…
Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm virus Zika.
Thegioibantin.com
Theo Tri Thức
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố virus Zika là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế bởi những lo ngại ngày càng tăng về khả năng có thể gây dị tật bẩm sinh. Dự đoán khoảng 4 triệu người có thể bị nhiễm cho tới cuối năm nay.
Riêng Việt Nam, do đang lưu hành loại muỗi gây nên dịch sốt xuất huyết (cùng chủng muỗi lan truyền virus Zika) và sự đi lại, giao lưu với các vùng có dịch nên Bộ Y tế nhận định khả năng xuất hiện bệnh do virus Zika hoàn toàn có thể xảy ra.
Biến chứng nguy hiểm của virus Zika là gây teo não và rối loạn hệ thống miễn dịch tácd dộng đến thần kinh.
Nhận biết nhiễm Zika
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian ủ bệnh Zika khoảng 2-12 ngày sau khi bị muỗi đốt. Khoảng 75-80% số bệnh nhân bị nhiễm virus Zika không có biểu hiện lâm sàng.
Bác sĩ Cấp cho biết, những người cần xét nghiệm để phát hiện virus Zika trước hết là người bệnh cư trú hoặc đi du lịch tới khu có lưu hành dịch Zika trong vòng hai tuần trước khi khởi phát bệnh và có ít nhất 2 trong số các triệu chứng lâm sàng.
Biểu hiện để nhận biết Zika:
– Sốt nhẹ 37,8-38,5 độ C, mệt mỏi, mọc ban rát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân.
– Viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, và suy nhược.
– Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa.
Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân nghi ngờ, có các xét nghiệm khẳng định căn nguyên như RT-PCR Zika virus dương tính, hay phản ứng huyết thanh (IgM) dương tính và có hiệu giá kháng thể cao gấp từ 4 lần trở lên so với hiệu giá kháng thể trung hòa virus Dengue tại cùng thời điểm.
Triệu chứng của người nhiễm virus Zika. Ảnh: Hải Minh.
Đối tượng nào dễ mắc virus Zika?
Theo TS. Masaya Kato – đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, lý do WHO nhận định Zika là mối quan ngại đối với y tế cộng đồng không phải do tốc độ lây lan của virus mà do các biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Đối với trẻ sơ sinh, cụ thể là gây teo não và hội chứng Guillain-Barré, một loại rối loạn hệ thống miễn dịch tác động đến thần kinh gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân.
Do đó, phụ nữ có thai, đang có ý định và có nguy cơ mang thai là những đối tượng cần cẩn trọng nhất.
Phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai mỗi 3-4 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi.
Trẻ bị dị tật đầu nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần và vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh.
Điều trị như thế nào khi bị bệnh?
Vẫn theo bác sĩ Cấp, hiện không có điều trị đặc hiệu cho bệnh do virus Zika. Các điều trị hỗ trợ bao gồm nghỉ ngơi, bồi phụ nước, điện giải, hạ sốt nếu có sốt cao. Người bệnh đặc biệt cần thận trọng khi dùng Aspirin hay corticoid khi chưa loại trừ được sốt xuất huyết Dengue.
Theo dõi các biểu hiện yếu, liệt cơ sau khi bị bệnh để phát hiện, xử trí sớm hội chứng Gulain-Barre nếu có.
Cách phòng bệnh
Do chưa có vắc xin phòng bệnh nên cách duy nhất chủ yếu là hạn chế đi đến vùng lưu hành dịch Zika. Các cá nhân trong vùng dịch áp dụng các biện pháp hạn chế muỗi đốt như: Mặc quần áo kín, sáng màu, dùng các thuốc xua đuổi côn trùng, nằm màn.
Tại vùng có dịch cần triển khai các biện pháp diện muỗi như: Đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước như các mảnh vỡ, lốp xe, vỏ lon, vũng nước đọng. Đậy kín các chum, bể hoặc thả cá diệt loăng quăng, diệt muỗi bằng bẫy, vợt,…
Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm virus Zika.