Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 70]: Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản

0











Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 69]: Chương trình điện hạt nhân Thái Lan, Philippines trên báo Nikkei

Nikkei (Nhật Bản) dẫn nguồn tin từ kế hoạch sơ bộ về chương trình điện hạt nhân của Chính phủ Thái Lan và Philippines cho biết: Thái Lan và Philippines đẩy nhanh kế hoạch đầu tư các dự án nhà máy điện hạt nhân vào thập kỷ tới để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 như đã cam kết trước cộng đồng quốc tế.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 68]: Báo cáo Điện lực 2024 của IEA – Nhìn từ Nhật Bản

Lượng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng carbon thấp trên toàn cầu dự báo sẽ tăng từ khoảng 40% vào năm 2023 lên gần 50% tổng lượng điện trên thế giới vào năm 2026. Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử IEA ghi nhận tỷ lệ nhiên liệu hoá thạch trong tổng lượng điện của thế giới giảm xuống dưới 60%.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 67]: Phân tích về mô hình kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản

Trong bài báo của chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á – Thái Bình Dương dưới đây cho thấy: Mô hình kinh tế carbon tuần hoàn đang áp dụng tại Nhật Bản sẽ là mô hình tham khảo tốt cho các quốc gia để hiện thực hóa các mục tiêu phát thải ròng về “0”, hay trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 66]: Thỏa hiệp quốc tế của Nhật Bản về nhiên liệu hoá thạch

Nhật Bản đã đặt mục tiêu “phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050” và sẽ cần giảm đáng kể vào năm 2035 như một giai đoạn quá độ để hướng tới mục tiêu đó.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 65]: Điện hạt nhân vào quỹ đạo phục hồi

Như chúng ta đều biết, vào ngày thứ 3 của Hội nghị Các bên tham gia công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (lần thứ 28), gọi tắt là COP28 được tổ chức tại Dubai – UAE, các nước ủng hộ điện hạt nhân cùng tuyên bố tăng gấp ba lần công suất điện hạt nhân vào năm 2050.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 64]: Chuyện lỗ, lãi của điện gió ngoài khơi trên báo Nhật

Mặc dù các mục tiêu về điện gió ngoài khơi trên toàn cầu tiếp tục được điều chỉnh tăng, nhưng môi trường kinh doanh suy thoái đang kìm hãm sự phát triển của chuyên ngành này. Vào ngày 1/11 vừa qua, Công ty Ørsted của Đan Mạch – nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đã quyết định hủy bỏ 2 dự án đang được phát triển ở New Jersey, Mỹ và thông báo khoản lỗ lớn.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 63]: Nhật, Hàn thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu hydro, amoniac

Nhật Bản cùng Hàn Quốc đã thống nhất thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu hydro và amoniac. Mục đích của kế hoạch hợp tác là để tăng cường khả năng đàm phán về giá (thông qua mua sắm chung) và đảm bảo sự ổn định nguồn cung nhiên liệu này cho ngành điện hai quốc gia.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 62]: Vấn đề giá điện và mục tiêu Net Zero

Kyushu, cùng với Kansai là khu vực có giá điện thấp nhất ở Nhật Bản. Thời điểm tháng 10/2023, giá điện cho các hộ dân ở khu vực do Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) quản lý cao hơn Công ty Điện lực Kyushu khoảng 24%. Đặc biệt, có lúc chênh lệch giá điện gần 50% trong tháng 6/2023 – khi TEPCO tăng giá, thì Kyushu lại vẫn giữ nguyên giá.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 61]: Ngành công nghiệp điện gió châu Âu – Nhìn từ Nhật Bản

Ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi đang phải đối mặt với hàng loạt trở ngại từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng, các vấn đề về thiết kế với tua bin gió và chi phí gia tăng. Điều này đã làm gián đoạn hàng chục dự án phát triển và có khả năng ảnh hưởng đến các quốc gia trong việc đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu.

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 60]: Góc nhìn khác của Exxon về triển vọng năng lượng thế giới

Cuối tháng 8/2023, Exxon Mobil đã công bố báo cáo “Triển vọng Năng lượng Thế giới năm 2050 (Phiên bản 2023)” của mình. Không giống như chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa chính thống về năng lượng tái tạo của Ủy ban liên Chính phủ về Khí hậu (IPCC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), quan điểm sau đây được công bố dựa trên thực tế, xã hội.

Nhật Bản đặt ra mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính CO2 bằng 0 vào năm 2050. Trái phiếu chuyển đổi kinh tế xanh là nhằm mục đích huy động vốn cho việc thực hiện mục tiêu này. Dự kiến sẽ phát hành 2 loại trái phiếu “kỳ hạn 5 năm” và “kỳ hạn 10 năm” để huy động vốn từ các nhà đầu tư.

Hiện nay, đối tượng được mua trái phiếu không phải là cá nhân mà chủ yếu dành cho các nhà đầu tư là các tổ chức trong và ngoài nước.

Trước khi phát hành trái phiếu chuyển đổi xanh, Chính phủ Nhật Bản đã xác định các lĩnh vực ưu tiên đầu tư. Năm 2030 tập trung cho việc phát triển công nghệ sản xuất thép sử dụng Hydro. Ngoài điện hạt nhân, nguồn vốn từ trái phiếu này sẽ được đầu tư cho các dự án phát thải thấp trong lĩnh vực nhiệt điện. Đây cũng là đặc trưng riêng của Nhật Bản.

Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới phát hành trái phiếu nhằm “chuyển đổi” sang một xã hội không phát thải carbon.

Sự quan tâm của nhà đầu tư:

Bộ Tài chính Nhật Bản đã phát hành vào tháng 2/2024 loại trái phiếu kỳ hạn 10 năm và trái phiếu kỳ hạn 5 năm, với tổng giá trị là khoảng 800 tỷ Yên cho mỗi loại kỳ hạn. Đấu thầu lần đầu đã có số lượng nhà đầu tư lớn gấp 3 lần dự kiến tham gia và nhà đầu tư chào mức giá cao đã trúng thầu lần này.

Trái phiếu có giá càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng thấp. Tỷ suất lợi nhuận của trái phiếu chuyển đổi xanh với mức giá cao thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của trái phiếu Chính phủ thông thường đối với cả 2 loại kỳ hạn. Điều này cho thấy sự quan tâm của nhà đầu tư đối với các vấn đề về môi trường dẫn đến mức tỷ suất lợi nhuận thấp.

Sự khác biệt của trái phiếu xanh Nhật Bản với trái phiếu xanh trên thế giới:

Trái phiếu chính phủ xanh của các nước chủ yếu tập trung cho các dự án năng lượng tái tạo không phát thải CO2 (như điện mặt trời và điện gió). Sau khi được phát hành lần đầu tiên vào năm 2016 tại Ba Lan, ngoài các nước châu Âu, thì việc phát hành trái phiếu xanh cũng bắt đầu được mở rộng sang các nước công nghiệp mới như Ấn Độ. Trái phiếu chuyển đổi xanh của Nhật Bản dành cho cả đối tượng là các dự án chuyển đổi nhiệt điện than sang phát thải thấp thông qua đồng đốt và lưu giữ carbon – một vấn đề hiện nay còn nhiều ý kiến trái chiều.

Việc hoàn trả tiền cho các nhà đầu tư trái phiếu chuyển đổi xanh sẽ áp dụng theo phương thức “Carbon License” để tính chi phí phát thải CO2 của doanh nghiệp. Đây là cơ chế tính thuế đối với các doanh nghiệp nhập khẩu than và dầu, tuy nhiên chi tiết sẽ được quy định sau.

Chính phủ sử dụng trái phiếu chuyển đổi xanh làm đòn bẩy nhằm huy động nguồn vốn đầu tư công và tư hơn 150.000 tỷ Yên trong 10 năm tới. Không thể dự báo được công nghệ mới giúp cho quá trình khử carbon nào sẽ được phổ cập, nhưng sự hỗ trợ của Chính phủ sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong việc đầu tư.

Điều quan trọng là sự đánh giá nghiêm ngặt của nhà đầu tư về các giải pháp môi trường. Sự chỉ trích đối với nhiệt điện than ở châu Âu cho thấy những nghi ngại về công nghệ giảm phát thải. Nếu như có sự chấp thuận của nhà đầu tư thì đây cũng sẽ là lợi thế trong việc phát hành trái phiếu có tỷ suất lợi nhuận thấp. Điều này đòi hỏi phải cung cấp thông tin đầy đủ và tiếp tục trao đổi một cách thận trọng với nhà đầu tư.

(Đón đọc kỳ tới…)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)



Thế giới bản tin
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://nangluongvietnam.vn/nang-luong-nhat-ban-ky-70-su-khac-biet-cua-trai-phieu-xanh-nhat-ban-32380.html

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ