Cách giáo dục con tham khảo gia đình hoa hậu Ngô Phương Lan – Đại sứ Ngô Quang Xuân: Không ai dạy con để thành hoa hậu…

0

Qua email, Hoa hậu thế giới người Việt Ngô Phương Lan cho tôi biết hiện giờ cô cùng chồng là Ngô Quang Nhật Minh đang làm việc cho một tổ chức quốc tế về phát triển giáo dục và đào tạo.

Gia đình Đại sứ Ngô Quang Xuân.
.
Lần giở những trang sử về họ Ngô và theo lời kể của Đại sứ Ngô Quang Xuân, thân phụ của Hoa hậu Ngô Phương Lan thì họ Ngô ở Nghệ An là một dòng tộc nhiều đời khoa bảng, từng làm rạng danh lịch sử một vùng quê địa linh nhân kiệt. Có lẽ trong lịch sử nước ta duy nhất chỉ có một phụ tử đồng khoa tiến sỹ đó là ông Ngô Trí Tri và con là Ngô Trí Hòa đều đậu tiến sỹ trong một khoa thi (Khoa thi năm nhâm Thìn – 1592 đời Lê Trung Hưng, lúc đó ông Ngô Trí Tri 56 tuổi và con trai ông là Ngô Trí Hòa 28 tuổi).Rồi ông Ngô Trí Hòa làm Thượng thư Bộ hộ, có con trai là Ngô Trí Vinh cũng đậu tiến sỹ, làm nên tam đại tiến sỹ (Đời ông, đời bố, đời con đều là tiến sỹ).Đại sứ Ngô Quang Xuân nói rằng điều đầu tiên ông dạy các con mình là dạy về truyền thống lịch sử của quê hương, của dòng họ Ngô nhiều đời khoa bảng để các con ông có niềm tự hào mà cố gắng vươn lên.

Ông Ngô Quang Xuân từng là Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp quốc, Phó Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp quốc, Phó Chủ tịch Liên minh nghị viện thế giới. Ông nổi tiếng trong sự kiện tham gia đàm phán để Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới.

Hai con gái của ông sinh ra ở Việt Nam nhưng đã theo vợ chồng ông sinh sống ở nhiều nước, được hưởng các nền giáo dục khác nhau.

Cô con gái đầu là Ngô Thị Hương trên 10 tuổi đã theo bố mẹ sang Nga sống và học tập ở đó nhiều năm. Cô con gái thứ hai sau này trở thành Hoa hậu Thế giới người Việt là Ngô Phương Lan mới hơn 5 tuổi đã theo bố mẹ sang Mỹ. Ông nói rằng, ở xứ người vợ chồng ông lo dạy các con trước hết là tiếng Việt, văn hóa Việt Nam. “Nhiều người Việt Nam sống ở nước ngoài chỉ lo cho con học tiếng Anh, tiếng nước sở tại rồi quên đi tiếng mẹ đẻ. Không thành thạo tiếng Việt thì làm sao thấm nhuần được văn hóa Việt Nam. Mình là người Việt thì dù đi đâu, ở đâu, làm gì cũng phải mang tầm hồn Việt Nam, cốt cách Việt Nam”.

Nghe ông tâm sự tôi mới hiểu vì sao Ngô Phương Lan khi trả lời các câu hỏi ứng xử tại Cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt lần thứ nhất lại rất am hiểu văn hóa Việt Nam, thành thạo tiếng Việt dù Ngô Phương Lan từ khi lên 5 tuổi đã theo bố mẹ sang Mỹ. Tôi cũng được biết rằng Ngô Phương Lan đã được Tổng thống Mỹ Bill Clinton trao Giải Vàng cho thành tích học giỏi trong những năm Lan học tiểu học tại Mỹ. Đại sứ Ngô Quang Xuân bảo tôi rằng Lan trở thành hoa hậu là cái duyên của cháu chứ có ai dạy con để có thể trở thành hoa hậu được đâu!

Nhưng, qua những điều mà tôi biết, chẳng phải vợ chồng ông đã dạy những điều cần dạy để con gái ông trở thành một cô gái Việt Nam phát triển toàn diện… để trở thành một hoa hậu đó sao?!

Bà Lê Thị Hòa, mẹ Hoa hậu Ngô phương Lan vốn quê ở Lục Ngạn (Bắc Giang) nổi tiếng về nhan sắc một thời. Bà học đại học Sư phạm Ngoại ngữ ở Nga, cùng khóa, cùng năm nhưng khác lớp với ông Ngô Quang Xuân. Tôi gặp bà lần đầu ở thủ đô của nước Anh khi bà đưa con gái đi dự thi Hoa hậu thế giới người Việt khu vực Bắc Âu. Bà kể rằng dạo ở New York, thỉnh thoảng có kẻ gọi điện dọa bắt cóc con gái. Bà phải đưa đón con đi học hằng ngày. Nhiều hôm mưa tuyết quất ràn rạt, gió ở đảo Mahattan thổi như bão, bà bảo con gái đi sau nhưng Ngô Phương Lan phăm phăm chạy lên trước như muốn che chở cho mẹ… Bà nói rằng hai cô con gái, nhất là Ngô Phương Lan từ bé đã tỏ ra rất cá tính.

Hoa hậu Ngô Phương Lan không đi theo con đường showbiz như nhiều cô gái có nhan sắc lựa chọn, dù Lan hát hay, biết chơi đàn, nhiều lần dẫn chương trình trên truyền hình rất có duyên. Sau cuộc thi Hoa hậu, Ngô Phương Lan về làm Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh.

Khi tôi hỏi đại sứ Ngô Quang Xuân việc giáo dục con thế nào khi các con ông tiếp xúc nhiều với các nền văn hóa như vậy, ông nói, vợ chồng ông ngoài việc hướng dẫn, nhắc nhở các con làm quen với phong tục tập quán ở các nước sở tại “Nhập gia tùy tục”. Việc quan trọng hơn là chọn lọc, tiếp thu tinh hoa của các nền văn hóa ở các nước phát triển như Mỹ, Nga, Thụy Sỹ… nơi các con ông đã sinh sống, học tập nhiều năm. Tiếp thu tinh hoa chứ quyết không để bị đồng hóa hay chạy theo những biểu hiện lai căng.

Ví như những năm ở Mỹ, ông cho là, người Mỹ ngoài việc đề cao ý thức công dân và sự thượng tôn pháp luật thì việc cạnh tranh lành mạnh là vấn đề số một. Từ người dân thường đến Tổng thống Mỹ có ý thức vươn lên để trở thành “Number one”. Ông nói, ông cũng giáo dục các con làm việc gì cũng cố gắng làm cho tốt nhất.

Vợ chồng ông luôn nhất trí với nhau một phương thức dạy con là không bao giờ dùng chữ “phải”, các con phải làm, phải nói, phải thế này, phải thế khác mà chỉ dùng chữ “nên”, các con nên làm, nên học, nên nói… “Áp đặt, nhồi nhét là hình thức giáo dục lỗi thời, kém hiệu quả nhất mà chúng ta cần tránh” – Đại sứ Ngô Quang Xuân thổ lộ.

Thegioibantin.com

Nguồn: Dương Kỳ Anh, http://vnca.cand.com.vn/doi-song-van-hoa/Dai-su-Ngo-Quang-Xuan-Khong-ai-day-con-de-thanh-hoa-hau-399320/
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ