Đóng băng sản lượng dầu toàn cầu gặp rắc rối lớn

0

Sẽ không có một thỏa thuận đóng băng, hay cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu, ít nhất là đến thời điểm ngày 30/11 tới. Đó là kết quả cuộc họp vừa qua giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa thế giới (OPEC) và các nước xuất khẩu ngoài OPEC tại Vienna, Áo. Một thỏa thuận đóng băng sản lượng toàn cầu đang trở nên gian nan hơn bao giờ hết.

 dong-bang-gia-dau

Có 2 lý do khiến các nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC không đồng ý với đề xuất đóng băng sản lượng toàn cầu của tổ chức này, đó là bản thân các nước thành viên OPEC cũng chưa thể thống nhất được ý kiến về một kế hoạch chung, và sau đó là bản kế hoạch cũng không thể đưa ra những con số cắt giảm cụ thể.

Sẽ không có một thỏa thuận đóng băng hay cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu ít nhất là đến thời điểm ngày 30/11 tới. Đó là kết quả cuộc họp vừa qua giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa thế giới (OPEC) và các nước xuất khẩu ngoài OPEC tại Vienna, Áo.

Cụ thể, các nước thành viên OPEC và 6 nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC bao gồm Azerbaijan, Brazil, Kazakhstan, Mexico, Oman và Nga đã không đạt được một thỏa thuận hay cam kết nào tại cuộc họp vào ngày 29.10, và để ngỏ khả năng đó cho cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh OPEC vào ngày 30.11 tới đây.

Lý do khiến cuộc đàm phán đổ vỡ được đưa ra trên thực tế không phải là ít, và không hề kém phần rắc rối, khiến cho khả năng đạt được một thỏa thuận đóng băng sản lượng toàn cầu đang trở nên gian nan hơn bao giờ hết.

Có 2 lý do khiến các nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC không đồng ý với đề xuất đóng băng sản lượng của tổ chức này, đó là bản thân các nước thành viên OPEC cũng chưa thể thống nhất ý kiến được với nhau về một kế hoạch chung, và sau đó là bản kế hoạch mà OPEC đề xuất cũng không thể đưa ra những con số cụ thể.

Một ngày trước đó, các nước thành viên OPEC đã có một cuộc tranh cãi lớn xung quanh vấn đề con số cắt giảm sản lượng được phân bổ trong nội bộ tổ chức này, dù tổng mức cắt giảm cho toàn khối OPEC là khá khiêm tốn, chỉ khoảng 2 triệu thùng/ngày.

Con số này tính ra còn chưa bằng 1/6 sản lượng khai thác của một mình Ả Rập Saudi.

Ngoài lý do Iran vẫn cương quyết đòi hỏi rằng nước này phải đạt được sản lượng trước thời điểm bị cấm vận mới đồng ý tham gia thỏa thuận, thì một số nước thành viên OPEC khác cũng lên tiếng yêu cầu những hỗ trợ riêng như Iraq, Lybia và Nigeria.

Lý do được các nước này đưa ra đều là vì bất ổn và xung đột chiến sự khiến cho sản lượng khai thác bị ảnh hưởng tiêu cực, vì thế muốn miễn nghĩa vụ phải cắt giảm sản lượng trong OPEC lần này.

Ngoài ra, bản kế hoạch của OPEC cũng không đưa ra được con số cắt giảm cụ thể cho các nước ngoài OPEC.

Thứ trưởng Năng lượng Kazakhstan, Magsum Mirzagaliev, khi trả lời phỏng vấn đã cho biết: “Chúng tôi muốn những con số cụ thể. Điều quan trọng nhất trong cuộc gặp sau một tháng là những con số chi tiết, phải có những con số cụ thể trong thời gian 3-4 tuần sắp tới, vì mỗi quốc gia đều có những đề xuất của riêng mình”.

Sẽ rất khó để các nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC chấp nhận đề xuất cắt giảm sản lượng một khi chưa có một kế hoạch cụ thể và phù hợp.

Cần nhắc lại rằng cuộc họp tại Vienna vào ngày 29.10 vừa qua là do phía OPEC đề xuất và mời các nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC tham gia với hy vọng các nước này sẽ đồng ý tham gia vào kế hoạch mà tổ chức này đã soạn thảo. Chính vì thế, việc các nước thành viên OPEC không thể đồng ý với nhau về một kế hoạch chung gần như đã khiến cho thỏa thuận bị đổ vỡ ngay ở thời điểm đó.

Lần gần nhất mà OPEC mời các nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC tham gia vào một thỏa thuận cắt giảm sản lượng toàn cầu là vào năm 2001, và có vẻ như sau 15 năm tổ chức này đã quên mất cách làm thế nào để thực hiện lại một điều tương tự.

Ngoài việc đề xuất của OPEC cẩu thả và thiếu chi tiết, thì bản thân các nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC cũng có vẻ như không đồng nhất về quan điểm đối với sự kiện lần này. Trong khi Kazakhstan tỏ ra nghi ngờ về khả năng thành công, thì Azerbaijan lại khá sốt sắng với đề xuất này khi Bộ trưởng Năng lượng nước này tuyên bố ông tin rằng thỏa thuận đóng băng sản lượng toàn cầu sẽ thành công.

Brazil thì lại tỏ ra khá thờ ơ khi đại diện của nước này là Marcio Felix cho biết Brazil chỉ tham dự cuộc họp với tư cách quan sát viên mà thôi, và tuyên bố xanh rờn: “Dù kết quả cuộc họp có là gì đi nữa, thì sản lượng khai thác dầu của Brazil cũng sẽ tăng trong vài năm tới”.

Quốc gia xuất khẩu dầu ngoài OPEC quan trọng nhất là Nga thì không bình luận gì về cuộc họp vào ngày thứ Bảy.

Thegioibantin.com

Nguồn: nangluongvietnam online, Theo Motthegioi/ Reuters

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ